Kỹ năng công tác xã hội làm việc với nhóm

Một phần của tài liệu Kỹ năng tổ chức sinh hoạt nhóm trong trường phổ thông (Trang 75 - 77)

II. Giới thiệu một số trò chơi dành cho nhóm nhỏ

3.Kỹ năng công tác xã hội làm việc với nhóm

Khái niệm:

Phương pháp công tác xã hội làm việc với nhóm là một trong những phương pháp nhằm mục đích giúp đỡ, hoặc hỗ trợ cho nhóm nhỏ có khả năng tự giải quyết những vấn đề đang gặp phải. Mục tiêu chính của phương pháp công tác xã hội làm việc nhóm nhỏ là giúp cho toàn nhóm thỏa mãn nhu cầu giải quyết vấn đề, tiến tới tự giúp và thể hiện vai trò xã hội của nhóm.

Tiến tới CTXH làm việc với nhóm:

- Tìm hiểu vấn đề: Với sự giúp đỡ của người lãnh đạo nhóm, nhóm viên cùng nhau tìm hiểu xem những nguyên nhân nào, những yếu tố nào đang tác động đến hoạt động của nhóm

Có 2 phương pháp để tìm hiểu nhóm:

+ Phương pháp chính quy: Thông qua điều tra, nghiên cứu xã hội học.

+ Phương pháp không chính quy: thăm hỏi các thành viên trong nhóm, quan sát môi trường, nếp sống, nếp sống sinh hoạt của nhóm, khơi dậy cho tất cả mọi thành viên trong nhóm tự nói lên vấn đề.

Xác định vấn đề: Dựa trên những dữ kiện thu thập được, lãnh đạo nhóm cùng với các thành viên trong nhóm phân tích vấn đề, xác định nguyên nhân và những nhân tố dẫn đến khó khăn cho các thành viên trong nhóm.

- Cách giải quyết vấn đề: để giải quyết những vấn đề đang gặp phải tất cả mọi thành viên nhóm cùng nhau tham gia tích cực, xác định phương pháp và mục tiêu giúp cho sự phát triển của nhóm. Bên cạnh vai trò của nhóm viên, lãnh đạo nhóm cần xây dựng mối quan hệ hợp tác với cá nhân, với lãnh đạo các nhóm và những tổ chức xã hội khác trên địa bàn dân cư.

Đánh giá kết quả: Đánh giá lại kết quả giải quyết vấn đề, xem xét lại phương pháp giải quyết vấn đề và đề ra phương hướng cho những hoạt động tương lai là những bước cần thiết trong phương pháp CTXH làm việc với nhóm. Điều quan trọng nhất trong phát triển nhóm không chỉ là sự thành công về vật chất mà là sự thay đổi thái độ của nhóm viên, giúp cho nhóm viên tăng cường về mặt kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích giúp cho nhóm phát triển tiềm năng tự giải quyết những vấn đề tương lai.

Cơ cấu tổ chức nhóm:

Cơ cấu hình thức:

Tất cả các nhóm để đạt được đến một mục tiêu đều phải có sự phân công, phân nhiệm. Tùy theo khả năng của từng người trong từng lĩnh vực mà các nhóm viên bầu ra các nhóm trưởng, nhóm phó, người phụ trách ... Cơ cấu này ít nhiều mang tính hình thức hoặc cố định tùy thuộc vào chức năng của nhóm.

Ví dụ:. Các câu lạc bộ, đội, nhóm đều có Ban chủ nhiệm. Đó là các chức vụ chính

thức ai cũng biết và phải thông qua đó để làm việc với nhóm.

Cơ cấu phi hình thức:

Là các mối quan hệ cá nhân và mức độ ảnh hưởng thật sự giữa các nhóm viên. Cơ cấu phi hình thức rất quan trọng đối với bầu không khí nhóm và cả năng suất của nhóm về lâu về dài.

Mối tương tác này rất quan trọng, lý tưởng nhất là sự ăn khớp giữa chúng.

Ví dụ: Trong nhóm là người có đủ uy tín phẩm chất được nhóm viên ưa thích và nể nang thì sự vận động sẽ thuận lợi hơn so với trưởng nhóm tự áp đặt, không được mọi người tín nhiệm.

Chương trình:

Một công cụ của CTXH làm việc với nhóm. Trong CTXH làm việc với nhóm, chương trình là công cụ chủ yếu. Các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, học kỹ năng ... sẽ là điểm thu hút và quy tụ nhóm viên. Chương trình có mục tiêu sẽ là động lực liên kết để vươn lên.

Ví dụ: Tổ chức các hội thi, tổ chức các hoạt động chào mừng ... Qua đó để các nhóm

thi đua với nhau, các nhóm viên thi đua với nhau, đồng thời giao lưu học hỏi lẫn nhau mang lại hiệu quả thiết thực nhất, đó là động lực vươn lên theo mục tiêu và Chương trình đề ra.

Thông qua chương trình các nhóm viên được phát huy tiềm năng học tập, rèn luyện, trau dồi các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Chương trình đối với mỗi nhóm có một ý nghĩa rất to lớn trong sự tồn tại và phát triển của nhóm.

Vì tầm quan trọng của chương trình, do đó chương trình cần được nghiên cứu, chuẩn bị cho phù hợp và mang tính thu hút cao đối với đối tượng.

Tuy nhiên phải hiểu rằng: chương trình chỉ là công cụ chứ không phải là cứu cánh.

Mục đích cuối cùng của CTXH làm việc với nhóm chính là sự duy trì và phát triển nhóm viên, thông qua đó để phát triển nhân cách và giáo dục con người.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tổ chức sinh hoạt nhóm trong trường phổ thông (Trang 75 - 77)