TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ
z Tiểu luận triết học TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: “CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ” Người thực hiện : Trần Thị Mỹ Lai - Số thứ tự : 81 - Lớp : Cao học Đêm 5 - Khóa :21 Giảng viên hướng dẫn Ts. Bùi Văn Mưa Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 02 năm 2012 Trang 1 Tiểu luận triết học MỤC LỤC MỤC LỤC MỤC LỤC 2 NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA 3 DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 3 1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, KHOA HỌC TRIẾT HỌC DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 3 1.2 NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN 4 1.2.1 Siêu hình học: 4 1.2.1.1Nguyên tắc “ Nghi ngờ phổ biến” . 4 1.2.1.2 “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” 6 1.2.1.3 Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người 6 1.2.1.3.1 Về thượng đế 6 1.2.1.3.2 Về giới tự nhiên 6 1.2.1.3.3 Về con người 8 1.2.1.4 Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người 8 1.2.1.5 11 nguyên lý của siêu hình học mới 10 1.2.1.6 Hai nội dung của siêu hình học mới 10 1.2.2 Khoa học 11 1.2.2.1 Trong lĩnh vực vật lý học. 11 1.2.2.2 Trong lĩnh vực toán học 12 1.2.2.3 Trong lĩnh vực sinh học 12 Chương II 13 NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ 13 TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 13 2.1 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 13 2.2 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 PHẦN MỞ ĐẦU Trong chúng ta có lẽ không ai không biết môn hình học giải tích, một trong những môn quan trọng giúp chúng ta có thể ngồi trên giảng đường hôm nay. Hình học giải tích, cũng được gọi là hình học tọa độ hay hình học Descartes, là môn học thuộc hình học sử dụng những nguyên lý của đại số. Và khi nhắc đến hình học giải tích, thì người ta nhắc tới Descartes. Ông là nhà toán học đầu tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các phương trình tạo ra chúng. Và ông cũng là người đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý- tư biện Phương Tây thời cận đại với câu nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”. [1,146]. Trang 2 Tiểu luận triết học Chủ nghĩa duy lý tư biện ra đời đã có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử. Hegel, nhà triết học Đức đã đánh giá vai trò triết học của Descartes là “đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học” Tây Âu thời Cận đại. Có nghĩa là “Ông đã tạo ra một bước rẽ, một bước ngoặt trong hành trình phát triển của triết học Tây Âu.” Sự ảnh hưởng không nhỏ bởi dòng tư tưởng triết học duy lý của René Descartes là một thành tựu tư tưởng lớn không chỉ của nước Pháp thế kỷ XVII mà còn của cả nhân loại, trở thành một phong cách, một lối sống đặc trưng cho xã hội Tây phương. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Chủ nghĩa duy lý- tư biện phương Tây thời cận đại” đế làm bài tiểu luận triết học của mình. Bài nghiên cứu này chủ yếu dựa trên sách giáo trình “Đại cương về lịch sử triết học (phần I), NXB Đại học kinh tế Tp HCM, 2011” và một số giáo trình tham khảo khác. Trong bài tiểu luận này sẽ được trình bày theo thứ tự: chương 1: Những tư tưởng triết học cơ bản của chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại và chương 2: Những giá trị và hạn chế. Chủ nghĩa duy lý tư biện ra đời đã tạo “một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học”[7]. Nó không chỉ giúp con người nâng cao khả năng tư duy lý luận của mình mà còn giúp con người dần hiểu hơn về giới tự nhiên, về khoa học. Từ đó đưa khoa học phục vụ vào đời sống của con người, giúp họ thoát khỏi những cái vô thần, hư ảo cuộc sống. Tuy nhiên do xuất phát từ tầng lớp tư sản nên các nhà triết gia cũng chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, chưa nhìn nhận thế giới bằng phương pháp tư duy biện chứng mà vẫn còn mang tính siêu hình phiến diện. Chương I NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI. DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI. 1.1 1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, KHOA HỌC TRIẾT HỌC SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, KHOA HỌC TRIẾT HỌC DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI. DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI. Vào thế kỷ XVII, XVIII chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Tây Âu, giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến: Cách mạng tư sản Hà Lan (1560-1570); Cách mạng tư sản Anh (1642-1648); Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Trang 3 Tiểu luận triết học Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kỹ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt trình độ cơ sở cổ điển. Thời kỳ cận đại nổi bật 4 trường phái triết học tiêu biểu: trường phái duy vật kinh nghiệm-duy vật, trường phái duy lý –tư biện, trường phái duy tâm-bất khả tri, triết học khai sáng và chủ nghĩa Pháp. Tuy nhiên bài tiểu luận chỉ trình bày về trường phái duy lý-tư biện. “Đây là trường phái triết học-siêu hình học đề cao lý tính, cố gắng hệ thống hóa toàn bộ tri thức mà con người đạt được lúc bấy giờ dựa trên cơ sở phương thức tư duy lý luận, nhằm giúp con người thoát ra khỏi cách nhìn thiển cận về thế giới”.[1, 144]. 1.2 1.2 NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU CỦA CHỦ NGHĨA NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN. DUY LÝ TƯ BIỆN. Đến cuối thế kỷ XVII, chủ nghĩa Aristote mất dần ảnh hưởng và suy tàn. Lúc này nhu cầu xem xét lại toàn bộ hệ tư tưởng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết và René Descartes là người đóng vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng về quan niệm này. “Chủ nghĩa duy lý-tư biện ra đời dựa trên cơ sở phương thức tư duy lý luận, nhằm giúp con người thoát cách nhìn thiển cận về thế giới”[1,144]. Descartes đặt nền móng, xây dựng và đưa chủ nghĩa duy lý Phương Tây lên đỉnh cao. Spinoza và Leibniz phát triển chúng theo khuynh hướng duy vật và duy tâm khác nhau. 1.2.1 Siêu hình học: 1.2.1 Siêu hình học: 1.2.1.1Nguyên tắc “ Nghi ngờ phổ biến” . 1.2.1.1Nguyên tắc “ Nghi ngờ phổ biến” . Theo Descartes, để xây dựng triết học và khoa học mới thì phải dựa trên nguyên tắc nghi ngờ phổ biến. Triết học mới theo ông là “tổng thể tri thức của con người về các lĩnh vực.” hay còn là “siêu hình học-cơ sở thế giới quan của con người”[1,145]. Khi nói đến triết học mới thì ông cho rằng nhiệm vụ trước hết là “khắc phục được chủ nghĩa hoài nghi, xây dựng nguyên tắc để chỉ đạo các ngành khoa học, giúp khám phá ra các quy luật của tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học”[1,145] hay triết học mới phải bàn về khả năng và phương pháp để đạt được những tri thức đúng đắn, triết học mới phải gắn liền với khoa học nhằm làm chủ tư duy, nâng cao Trang 4 Tiểu luận triết học trình độ lý luận của con người. Theo ông toàn bộ thế giới quan khoa học của con người "tương tự như một cái cây, mà bộ rễ của nó là siêu hình học, thân cây là vật lý học, còn toàn bộ các khoa học khác có thể quy thành y học, cơ học và đạo đức học thì như những chiếc cành mọc ra từ thân cây đó".[1,145].Trình độ phát triển của tư duy triết học là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá mức độ văn minh của con người và sự ưu việt của dân tộc này so với dân tộc khác. Bởi vì, "chỉ có triết học là phân biệt chúng ta khác với bọn thổ dân và bọn mọi rợ, và dân tộc nào văn minh hơn, có học thức hơn thì dân tộc đó có triết lí tốt hơn"[7]. "Triết học là sự thể hiện cơ bản nhất sự thông thái của con người không chỉ trong lĩnh vực nhận thức mà cả trong các công việc khác."[7]. Descartes cho rằng nhiệm vụ của triết học là: Thứ nhất, xây dựng nguyên lý, phương pháp luận cơ bản làm cơ sở cho các khoa học khám phá chân lý, đồng thời hoàn thiện và phát triển chúng. Thứ hai, giúp con người thống trị và làm chủ được giới tự nhiên trên cơ sở nhận thức các quy luật của nó. Muốn vậy, "cần phải thay thế thứ triết học tư biện bằng một thứ triết học thực tiễn, theo đó nhận biết được sức mạnh tất cả các sự vật xung quanh chúng ta cũng rõ ràng như chúng ta biết các nghề thủ công khác nhau của những người thợ lành nghề. Từ đó chúng ta có thể ngang tầm với họ, sử dụng những lực lượng đó trong tất cả mọi lĩnh vực, và như vậy trở thành chủ nhân và chúa tể giới tự nhiên". Quan niệm trên là quan niệm mang tính cách mạng. Nó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của sự phát triển của khoa học đối với đời sống xã hội, đồng thời là bước tiếp cận ban đầu cho một quan niệm duy vật về bản chất và nhiệm vụ của triết học.[7]. Descartes cho rằng “mọi chân lý đều bắt nguồn từ lý tính, và nghi ngờ là biện pháp cần thiết để lý tính không mắc sai lầm trong nhận thức và có niềm tin vững chắc hơn trong nhận thức”[2,62]. Với nguyên tắc này ta thấy “Descartes đề cao tư duy lý tính phân tích toàn diện những tri thức do trực giác phát hiện ra hay do suy diễn mang lại, và coi thường kinh nghiệm, hạ thấp năng lực cảm tính tổng kinh nghiệm mà quan sát thí nghiệm đem đến hay tri thức do quy nạp mà có”[2,62]. Vì vậy ông đã xây dựng chủ nghĩa duy lý thời cận đại khá thành công. Ông cho rằng “mọi cái tồn tại chỉ có thể trở thành chân lý khi chúng được đưa ra phán xét dưới tòa án của lý tính nhằm tự bào chữa cho sự tồn tại của chính mình”.[2,62]. Trang 5 Tiểu luận triết học 1.2.1.2 “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. 1.2.1.2 “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. Đây được coi là nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý. Dù dựa trên phương pháp nghi ngờ phổ biến, nhưng “Descartes không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà là bác bỏ nó và xây dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý của mình – nguyên lý “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”[1,146]. Để luận chứng cho nguyên lý này, ông suy luận như sau : “dù tôi nghi ngờ về sự tồn tại của mọi cái nhưng tôi không thể nghi ngờ về sự tồn tại của chính mình, bởi vì , nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có thể nghi ngờ được. Mà nghi ngờ là suy nghĩ, là tư duy, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại. Tôi tồn tại với cương vị là người suy nghĩ, nghĩa là suy nghĩ của tôi là có thật. Nó có sự tồn tại, và sự tồn tại đó là không thể nghi ngờ và cũng không thể bác bỏ được”. [2,62] Dựa trên nguyên lý cơ bản “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”, ông xây dựng hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông siêu hình học phải là “học thuyết chặt chẽ về Thượng Đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con người – hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính”. [1,146]. Với quan niệm này ta thấy Descartes vẫn chưa thoát khỏi quan điểm chủ quan về giới tự nhiên. 1.2.1.3 Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người. 1.2.1.3 Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người. 1.2.1.3.1 Về thượng đế. 1.2.1.3.1 Về thượng đế. Theo Descartes “thượng đế thật sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nghĩ về Thượng đế; hơn nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như của vạn vật sinh tồn trong nó, đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con người”.[1,147]. Tuy nhiên, theo Spinoza thượng đế là toàn bộ trật tự giới tự nhiên, ông coi thượng đế, giới tự nhiên và thực thể là một. “Thượng đế phải là cái độc nhất mà sự giải thích của nó nằm ở nội tại – ngay bên trong nó, mọi cái hữu hạn đều có thể bị gây ra bởi cái gì đó ngoại tại nhưng Thượng đế thì không thể như thế vì không có cái gì ở bên ngoài (ngoại tại) Thượng đế”[1,152] 1.2.1.3.2 Về giới tự nhiên. 1.2.1.3.2 Về giới tự nhiên. René Descartes cho rằng “vạn vật trong giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực thể tồn tại độc lập nhau: thực thể tinh thần phi vật chất với thuộc tính biết Trang 6 Tiểu luận triết học suy nghĩ, tạo thành mọi ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng,… và các thực thể vật chất phi tinh thần với quãng tính, tạo thành các sự vật có thể đo được theo các đặc tính không gian, thời gian”.[1,147]. Còn Spinoza đã đồng nhất thượng đế, giới tự nhiên với thực thể. Thực thể được ông hiểu như là “nguồn gốc, cơ sở, bản chất chung và duy nhất của mọi sự vật, hiện tượng dù đó là vật chất hay tinh thần. Thực thể là cái siêu không gian, siêu vận động, là nguyên nhân của chính nó (đầy đủ, độc lập-tự sản sinh…) Thực thể có thể vô vàn thuộc tính và biểu hiện thành vô vàn nhận thức.[1,151]. Ông cho rằng “thuộc tính là tính chất cố hữu mà qua đó thực thể biểu hiện ra. Mỗi thuộc tính chỉ thể hiện cái toàn bộ của thực thể thống nhất dưới giác độ của mình. Có vô số thuộc tính như thế nhưng chúng ta chỉ biết được hai thuộc tính của thực thể là tư duy (suy nghĩ) và quãng tính (vật chất)”[1,151]. “Do mọi sự vật đều bắt nguồn từ Thực thể có tư duy và quãng tính nên chúng đều cấu thành từ vật chất và biết suy nghĩ”[1,152]. “Thực thể quãng tính thể hiện sự phát triển của Thực thể thông qua sự phát triển cấu trúc vật chất của sự vật. Thuộc tính tư duy thể hiện sự phát triển của Thực thể thông qua sự phát triển khả năng tự suy nghĩ của sự vật nói riêng, của thực thể nói chung về bản thân mình”.[1,152] “Dạng thức và trạng thái là sự biểu hiện đơn lẻ của thực thể. Thực thể là thế giới sản sinh. Còn sự vật hiện tượng là thế giới được sản sinh ra, là dạng thức của thực thể. Dạng thức tồn tại trong không gian, thời gian, luôn vận động và bị chi phối bởi luật nhân quả. Ngẫu nhiên không tồn tại đích thực mà nó chỉ là kết quả của việc xem xét dạng thức một cách cô lập. Khi xem xét dạng thức trong tính chỉnh thể toàn vẹn, đầy đủ (thực thể) thì ngẫu nhiên sẽ mất đi. Thế giới là tât nhiên.”[1,152] Lý luận về thực thể của Spinoza thể hiện thế giới quan duy vật sâu sắc của ông. Bởi vì, khi coi Thượng đế, Giới tự nhiên, Thực thể chỉ là một, Spinoza muốn khẳng định rằng, bản thân Thượng đế cũng chỉ là Giới tự nhiên, vì vậy, Thượng đế cũng mang tính tự nhiên. Còn bản thân Giới tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại độc lập, vĩnh viễn, tự nó sản sinh ra nó; vì vậy, muốn tìm hiểu Giới tự nhiên phải xuất phát từ chính bản thân Giới tự nhiên, xuất phát từ tư duy – một thuộc tính của Thực thể - Giới tự nhiên để nhận thức Giới tự nhiên như một thực thể. Trang 7 Tiểu luận triết học 1.2.1.3.3 Về con người. 1.2.1.3.3 Về con người. Descartes coi con người là “một sự vật đặc biệt được tạo thành từ thực thể tinh thần phi vật chất và thực thể vật chất phi tinh thần, nó vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ thể khả tử; là một sinh vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng đi đến hoàn thiện, là bậc thang trung gian giữa Thượng đế và hư vô, nên con người vừa cao siêu, không mắc sai lầm vừa thấp hèn, có thể mắc sai lầm”.[1,147] Tuy nhiên, Spinoza coi con người là “dạng thức của thực thể, là sản phẩm của giới tự nhiên và là mục đích cuối cùng triết học”[1,153]. Spinoza đã đưa ra lý luận hoàn thiện hơn về con người so với Descartes. Spinoza cho rằng “do con người là một dạng thức của thực thể, nên nó thể hiện ít nhất hai thuộc tính của thực thể (quãng tính và tư duy) dưới dạng thể xác và linh hồn. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ giữa cấu trúc và khả năng, vì vậy chúng tồn tại không thể tách rời nhau, nhưng cũng không quy định nhau”[1,153].Và vì con người là sản phẩm giới tự nhiên, nên nó hoạt động hoàn toàn theo quy luật tự nhiên. “Con người là sự thể hiện khả năng của giới tự nhiên tự nhận thức, tự ý thức về mình. Trong quá trình nhận thức giới tự nhiên, con người khám phá ra các quy luật của nó, và khi tuân theo quy luật này con người có thể hành động một cách tự nhiên để giải quyết một cách hiệu quả mọi tệ nạn xã hội, mọi khó khăn trong cuộc sống của chính mình”.[1,153]. 1.2.1.4 Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người. 1.2.1.4 Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người. Linh hồn: Descartes cho rằng: “linh hồn của con người bao gồm cả lý trí và ý chí. Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn còn ý chí mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết, khả năng tự do giải quyết. Tuy nhiên ý chí cũng có thể dẫn dắt linh hồn sa vào sai lầm. Nghi ngờ, tức suy nghĩ –tư duy, là hoạt động bản chất của linh hồn con người”[1,147]. Và ông cho rằng “Do bắt nguồn từ Thượng đế mà trong linh hồn con người có chứa sẵn một số tư tưởng hoàn thiện mang tính bẩm sinh luôn đúng đắn, được sản sinh ra cùng lúc với sự sinh ra tôi” [1,147]. Ngoài ra, “trong linh hồn con người còn có một số tư tương khác không hoàn thiện có thể mắc sai lầm. Đó là các tư tưởng được linh hồn tự nghĩ ra, hay các tư tưởng được du nhập từ bên ngoài vào khi linh hồn tiếp xúc với thế giới xung quanh”.[1,148]. Còn Leibniz thì cho rằng: “linh hồn con người là những “viên đá trắng” có tiềm ẩn vô số đường vân”. [1,159]. Trang 8 Tiểu luận triết học Nhận thức: xuất phát từ quan niệm coi hoạt động bản chất của linh hồn là nhận thức, và mọi chân lý đều bắt nguồn từ linh hồn lý tính ( trí tuệ), Descarter cho rằng “nhận thức là quá trình linh hồn lý tính xâm nhập vào chính mình để khám phá ra tư tưởng bẩm sinh ( các nguyên lý, quy luật của logic hay của toán học ) chứa đựng trong mình và sử dụng chúng để tiếp cận thế giới, giúp các khoa học lý thuyết xây dựng các định lý, định luật về thế giới xung quanh”[2,62]. “Trực giác – năng lực linh cảm của linh hồn lý tính mang lại những ý niệm rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên là hình thức nhận thức tối cao khám phá ra các tư tưởng bẩm sinh đó. Ông coi lý trí khúc chiết chỉ nhận thức được chân lý khi nó dựa vào trực giác như là điểm khởi đầu và là hình thức hoạt động trí tuệ cao nhất của mình để suy nghĩ một cách rõ ràng, rành mạch những tư tưởng trong nó và do nó tự sinh ra, hay nắm lấy tư tưởng về các sự vật có thể khẳng định hay phủ định. Bản thân lý trí khúc chiết tự nó không khẳng định hay phủ định điều gì cả, nên nó không bao giờ mắc sai lầm”.[1,148]. Theo Descartes, một linh hồn vĩ đại cũng có thể sản sinh ra những điều nhảm nhí, nếu nó không biết dựa vào một phương pháp luận đáng tin cậy. Vì vậy, nhiệm vụ của siêu hình học là xây dựng các nguyên tắc mang tính phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính, giúp hoàn thiện trí tuệ- năng lực tư duy, đồng thời cũng là để giúp cho các ngành khoa học khám phá ra các chân lý. Theo ông, có 4 nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: một là, chỉ coi chân lý là những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một chút nghi ngờ nào cả (nhờ vào trực giác). Hai là, phải chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu. Ba là, quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giản, sơ đẳng nhất, dần dần đến những điều phức tạp hơn. Bốn là, phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một cái gì trong quá trình nhận thức. Như vậy, theo Descartes, quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng lực trực giác của linh hồn lý tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa sẵn trong nó. Sau đó, linh hồn lý tính sử dụng hiệu quả tư duy phân tich một cách toàn diện và phép suy diễn hợp lý ( diễn dịch toán học) để xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết; đồng thời, qua đó mà hoàn chỉnh lý trí khúc chiết để phát triển chủ nghĩa duy lý. Trang 9 Tiểu luận triết học Spinoza coi nhận thức là “hoạt động mang bản chất của con người, nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính và lý tính. Nhận thức cảm tính cho phép cảm thụ được tính đa dạng và sinh động của sự vật đơn lẻ, nhận thức lý tính cho phép nắm bắt những đặc tính tổng quát và căn bản của sự vật”[1,154]. Và cũng giống Descartes, ông cho rằng “trực giác không chỉ là năng lực nhận thức cao nhất của lý tính khám phá ra bản chất của thực thể mà còn là tiêu chuẩn của chân lý”[1,154]. Spinoza đề cao nhận thức lý tính, coi thường nhận thức cảm tính, cũng quy cho cảm tính trách nhiệm gây ra sai lầm trong nhận thức. Leibniz thì cho rằng “nhận thức là một quá trình tương đối đi từ những hiểu biết mơ hồ đến hiểu biết chính xác chứ không phải là hành động trực giác”[1,159], như Descates đã thừa nhận. Ông không thừa nhận sự tồn tại tư tưởng bẩm sinh, mà chỉ thừa nhận sự tồn tại những khả năng bẩm sinh của con người. “Nhận thức là quá trình khai thác những tri thức tiềm ẩn – đường vân có trong linh hồn con người”[1,159] ông đã coi cả hai nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có vai trò quan trọng như nhau. “Nhận thức cảm tính mang lại những chân lý sự kiện, nói về dáng vẻ bên ngoài cũa những sự vật đơn lẻ” và “nhận thức lý tính mang lại những chân lý vĩnh hằng, nói về bản chất bên trong của sự vật”. [1,159]. 1.2.1.5 11 nguyên lý của siêu hình học mới. 1.2.1.5 11 nguyên lý của siêu hình học mới. Leibniz đã thấy được những hạn chế của Descartes và Spinoza, ông ra sức xây dựng một hệ thống triết học mới đóng vai trò nền tảng cho mọi khoa học và cho hoạt động của con người. Vì vậy ông đã dựa trên 11 nguyên lý sau để xây dựng hai nội dung cơ bản của siêu hình học mới: Nguyên lý về sự khác nhau phổ biến, về sự đồng nhất, tính liên tục, tính gián đoạn, tính toàn vẹn, tính hoàn thiện, mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực, tính cần thiết tư duy lôgích, cơ sở đầy đủ, mối liên hệ phổ biến, tính thống nhất giữa cực đại và cực tiểu để xây dựng hai nội dung cơ bản của Siêu hình học mới: [1, 156-157]. 1.2.1.6 Hai nội dung của siêu hình học mới. 1.2.1.6 Hai nội dung của siêu hình học mới. Đơn tử luận: Leibniz cho rằng trong thế giới giữa vật chất và tinh thần có tính đa dạng và thống nhất nhau;còn sự vật đơn nhất thì có tính năng động . Từ đó, ông đưa ra khái niệm về đơn tử-thực thể như là những điểm của Siêu hình học. “Đơn tử là những đơn vị nhỏ nhất của tinh thần thể hiện trong lớp vỏ vật chất; chúng vừa cấu Trang 10 [...]... Tiểu luận triết học Chương II NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 2.1 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI Chủ nghĩa duy lý ra đời đã có ý nghĩa rất to lớn đối với thời đại, nó đã chống lại những đạo lý kinh viện của tôn giáo, góp phần đưa con người thoát khỏi những niềm tin không có căn cứ của giáo lý Các nhà triết gia trong thời. .. mạng của mình là đặt nền móng cho khoa học lý thuyết phát triển sau này Giá trị thứ 1: Đề cao vai trò của lý trí trong lý luận về nhận thức để chống lại những đạo lý kinh viện của tôn giáo, chống lại lòng tin vô căn cứ Descartes đã đề cao vai trò của lý trí trong tư duy “ Tôi tư duy nên tôi tồn tại” Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ nó đề cao vai trò của lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối những. .. định của nhà thờ thông qua những tín niệm trở thành những chân lý bất di bất dịch và sự thống trị của Aristote về mặt học thuật Đến thời cận đại, con người biết dùng lý trí để nhận thức một cách đúng đắn về thế giới Ngoài ra, từ những nguyên lý siêu hình học của mình các triết gia đã đặt nền móng vững chắc cho khoa học lý tuyết Trang 13 Tiểu luận triết học Giá trị thứ 2: Các nhà triết học có những. .. mới -chủ nghĩa dân chủ, mang lại hạnh phúc, tự do cho con người từ khả năng chinh phục tự nhiên, chứ không dừng lại ở lý tư ng như thời kỳ phục hưng “Spinoza là người sáng lập chế độ dân chủ và thúc giục giáo hội phải lệ thuộc vào quốc gia Ông bảo vệ quyền tự do, bày tỏ ý kiến và trên tất cả tìm cách giải phóng con người khỏi sự sợ hãi” [5,374] 2.2 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI... không chỉ là một cơ thể vật Trang 16 Tiểu luận triết học chất mà còn là một thực thể có lý trí Nhưng lý trí, theo ông không phụ thuộc vào qúa trình vật chất”[3,18] PHẦN KẾT LUẬN Chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại ra đời không những có vai trò to lớn trong việc đưa tư duy biện chứng lên đỉnh cao ở thế kỷ XVII-XVIII, mà còn đáp ứng được đơn đặt hàng của lịch sử đặt ra, đó là giúp giải... trị của Thiên chúa giáo Do sự thống trị của Thiên chúa giáo nên con người đã tin những giáo điều vô căn cứ, không những không giải thoát con người vào những tư duy vô thần mà còn khiến con người hiểu sai về thế giới, về giới tự nhiên Chủ nghĩa duy lý tư biện ra đời đã dặt nền móng vững chắc cho khoa học tự nhiên phát triển, với những đóng góp của các triết gia về mặt khoa học như: toán học, vật lý, ... học và đặc biệt trong phương pháp tư duy suy luận của con người Nó được Descatres đặt nền móng, Spinoza và Leibniz xây dựng hoàn thiện hơn Triết gia Descartes qua câu nói bất hủ “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” đã giúp cho nền triết học của Trang 17 Tiểu luận triết học phương Tây nói riêng mà còn cho cả thế giới nói chung phát triển một cách mạnh mẻ Chính vì sự nghi ngờ mà con người không an phận với những. .. TS.Bùi Văn Mưa, Triết học & Bức tranh vật lý học về thế giới, Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Tp HCM, 2008 3 Th.S Trịnh Đình Thanh ,Triết học phương Tây 4 Nguyễn Ước, Đại cương triết học phương Tây, Nxb Tri Thức, 2009 5 Hoàng xuân Việt, Lịch sử triết học phương Tây, Nxb tổng hợp Tp HCM, Tp HCM, 2004 6 Samuel enoch stumpf & Donald C.abel, Nhập môn triết học phương Tây, Lưu Văn Hy biên dịch, Nxb tổng hợp... vì nó thoát ra khỏi tôn giáo cho nên được nhân loại chấp nhận một cách khách quan Còn Spinoza cho rằng “Ý chí là sức mạnh của ý tư ng nên giá trị luân lý của các ước vọng tùy vào giá trị của chân lý, của ý tư ng mà chúng ta gán cho đối tư ng được ước muốn”[5] Đây được coi là một thành tích vượt bậc của các triết gia thời đại Bởi sau thời Trung cổ, ở Tây Âu trí tuệ vẫn tiếp tục phải chịu ảnh hưởng của. .. phán chủ nghĩa kinh viện đã tạo ra một tri thức ít ỏi Ông khẳng định về bản chất hệ thống triết học của ông là “khác với các nhà thần học; tôi với tư cách là nhà triết học đã trình bày một triết thuyết không hề tuân thủ một tôn giáo nào Và do vậy có thể được tiếp nhận khắp nơi ” [8].Thật vậy, vì triết học của ông không tuân thủ một tôn giáo nào nên nó thoát ra tất cả những giáo điều mà các tôn giáo . trước giai cấp phong kiến: Cách mạng tư sản Hà Lan (156 0-1 570); Cách mạng tư sản Anh (164 2-1 648); Cách mạng tư sản Pháp (178 9- 1 794 ). Trang 3 Tiểu luận triết học Đây cũng là thời kỳ phát triển. Người thực hiện : Trần Thị Mỹ Lai - Số thứ tự : 81 - Lớp : Cao học Đêm 5 - Khóa :21 Giảng viên hướng dẫn Ts. Bùi Văn Mưa Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 02 năm 2012 Trang 1 Tiểu luận triết học MỤC. kinh nghiệm-duy vật, trường phái duy lý –tư biện, trường phái duy tâm-bất khả tri, triết học khai sáng và chủ nghĩa Pháp. Tuy nhiên bài tiểu luận chỉ trình bày về trường phái duy lý-tư biện.