TIỂU LUẬN TRIẾT CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
“CH NGHĨA DUY LÝ T BI N PH Ủ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY Ư BIỆN PHƯƠNG TÂY ỆN PHƯƠNG TÂY Ư BIỆN PHƯƠNG TÂYƠNG TÂY NG TÂY
TH I C N Đ I ỜI CẬN ĐẠI ẬN ĐẠI ẠI
& NH NG GIÁ TR , H N CH C A NÓ” ỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ” Ị, HẠN CHẾ CỦA NÓ” ẠI Ế CỦA NÓ” Ủ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY
Giảng viên hướng dẫn Ts Bùi Văn Mưa
Người thực hiện : Đoàn Ngọc Thùy Linh
- Số thứ tự : 87
- Lớp : Cao học Đêm 5
- Khóa :21
Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 2 năm 2012
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: Những tư tưởng triết học cơ bản của chủ nghĩa duy lý tư biện
phương Tây thời cận đại
1.1 Sơ lược về bối cảnh lịch sử, xã hội, khoa học, triết học duy lý – tư biện
phương Tây thời cận đại 2 1.2 Những tư tưởng triết học tiêu biểu của chủ nghĩa duy lý – tư biện 2 1.2.1 Siêu hình học 3
- Nguyên tắc “ Nghi ngờ phổ biến” 3
- Nguyên lý “ Tôi suy nghĩ, tôi tồn tại” 3
- Lý luận về Thượng đế, Giới tự nhiên và con người 4
- Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người 5
- Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức 6
- Trong lĩnh vực vật lý học 8
- Trong lĩnh vực toán học 8
- Trong lĩnh vực sinh học 9
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy lý – tư biện phương
Tây thời cận đại.
2.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại 10 2.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy lý tư biện phương tây thời cận đại 12
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học chính là đơn đặt hàng của lịch sử, do đó nếu muốn tìm hiểu tại sao và như thế nào trong một thời kỳ lại xuất hiện một trường phái triết học này chứ không phải là một trường phái triết học khác ta cần quay ngược bánh xe lịch
sử để có thể nhìn nhận một cách tổng quát tình hình toàn cảnh xã hội lúc bấy giờ Mệnh danh là thời đại của khoa học - kỹ thuật và những thắng lợi về kinh tế
- chính trị, thế kỷ 17 là thế kỷ của các trước tác nổi tiếng về khoa học, văn chương, nghệ thuật và đặc biệt là triết học Bên cạnh đó, thế kỷ 17 còn là thế kỷ của các cuộc chiến tranh kéo dài giữa các tôn giáo phương Tây đầy đau thương
và mất mát Và triết học buộc phải thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình, rất nhiều các triết gia nổi tiếng đã cho ra đời cá trường phái triết học nhằm xây dựng lại nền triết học và khoa học mới Sau khi tham khảo một số tác phẩm, các tiểu luận
và các bài nghiên cứu về thời kỳ này, bản thân cá nhân tôi đặc biệt có ấn tượng sâu sắc với trường phái triết học duy lý-tư biện với câu nói nổi tiếng của triết gia
Descartes “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” – câu nói bất hủ và cũng là nguyên lý
chính trong học thuyết của ông- triết học duy lý với tinh thần hoài nghi- một nguyên lý triết học đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt
là trong lối tư duy lý tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại
Muốn hiểu rõ giá trị của một học thuyết không gì bằng đem học thuyết ấy đặt vào trong tiến trình chung của lịch sử triết học nhân loại, chúng ta sẽ thấy rõ những đóng góp và hạn chế của trường phái triết học duy lý- tư biện Chính vì
thế tôi đã chọn đề tài “ Chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại và
những giá trị, hạn chế của nó” để có thể đào sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ những
tư tưởng, giá trị và hạn chế của trường phái triết học này
Trang 4Chương 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY
THỜI CẬN ĐẠI
1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, KHOA HỌC TRIẾT HỌC DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI
Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu Nó
đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm Đặc trưng
ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình
Thời kỳ cận đại nổi bật 4 trường phái triết học tiêu biểu Tuy nhiên bài tiểu luận chỉ trình bày về trường phái duy lý-tư biện Đây là trường phái triết học-siêu hình học đề cao lý tính, cố gắng hệ thống hóa toàn bộ tri thức mà con người đạt được lúc bấy giờ dựa trên cơ sở phương thức tư duy lý luận, nhằm giúp con người thoát ra khỏi cách nhìn thiển cận về thế giới Nó được Descartes đặt nền móng, Xpinoza và Leibniz phát triển theo khuynh hướng duy vật và duy tâm khác nhau [1,144]
1.2 NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN
Xuất phát từ hiện thực đời sống kinh tế- khoa học- xã hội lúc bấy giờ, triết học tiếp tục đảm nhận thực hiện nhiệm vụ “ đơn đặt hàng lịch sử” của mình – yêu cầu phải xây dựng một nền triết học va khoa học mới Triết học mới phải là siêu hình học – cơ sở thế giới quan, lấy việc xây dựng các nguyên tắc, chỉ đạo lý trí
Trang 5khám phá ra chân lý Nếu khuynh hướng duy vật kinh nghiệm đã tạo ra phương
pháp tư duy siêu hình kinh nghiệm thống trị khoa học thực nghiệm thì khuynh
hướng siêu hình học duy lý tạo ra phương pháp tư duy siêu hình tư biện chi phối
trực tiếp khoa học lý thuyết [2,62]
1.2.1 Siêu hình học:
- “Nghi ngờ phổ biến”- nguyên tắc xuất phát để xây dựng triết học và khoa học mới.
+ Descarter đòi hỏi phải xây dựng triết học mới Triết học mới phải bàn về khả năng và phương pháp đạt được tri thức đúng đắn, vì vậy, nhiệm vụ của nó trước hết là phải khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, và sau đó là xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo các ngành khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học, giúp con người chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho mình
+ Descarter cho rằng, cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng cần phải nghi ngờ phổ biến – nghi ngờ mọi cái, nghi ngờ mang tính phương pháp luận để không mắc sai lầm và có được niềm tin chắc chắn trong nhận thức Với nguyên tắc nghi ngờ trên, Descarter đề cao tư duy lý tính và coi thường kinh nghiệm, cảm tính trong hoạt động nhận thức; vì vậy ông đã xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa duy lý thời cận đại Nghi ngờ phổ biến, vì vậy, là cơ sở phương pháp luận của triết học Descarter [1,145]
- “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” – nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý
+ Để luận chứng cho nguyên lý này, ông suy luận như sau : dù tôi nghi ngờ
về sự tồn tại của mọi cái nhưng tôi không thể nghi ngờ về sự tồn tại của chính mình, bởi vì , nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có thể nghi ngờ được Mà nghi ngờ là suy nghĩ, là tư duy, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại Tôi tồn tại với cương
vị là người suy nghĩ, nghĩa là suy nghĩ của tôi là có thật Nó có sự tồn tại, và sự tồn tại đó là không thể nghi ngờ và cũng không thể bác bỏ được
+ Dựa trên nguyên lý cơ bản “ Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”, ông xây dựng
hệ thống siêu hình học của mình Đối với ông siêu hình học phải là học thuyết
Trang 6chặt chẽ về Thượng Đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con người – hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính [1,145]
- Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người.
+ Thượng đế
Theo Descartes, Thượng đế thật sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nghĩ về Thượng đế; hơn nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như của vạn vật sinh tồn trong
nó, đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con người [1,146]
Theo Spinoza- một nhà vô thần, là nhà tư tưởng Do Thái cấp tiến, ông lập luận rằng Thượng đế là bản thể tuyệt đối và duy nhất Ông coi Thượng đế cũng như Giới tự nhiên, Thực thể là nguồn gốc, cơ sở, bản chất chung và duy nhất của mọi sự vật, hiện tượng dù nó là vật chất hay tinh thần, là cái siêu không gian, siêu thời gian, siêu vận động và cũng là nguyên nhân của chính nó [1,151]
Trong đó, Leibniz lại thừa nhận sự tồn tại của Thượng đế và cho rằng Giới
tự nhiên, con người là kết quả sáng tạo của Thượng đế
+ Giới tự nhiên
Theo Descartes, vạn vật trong Giới tự nhiên được tạo thành từ một trong hai thực thể:
Tinh thần phi vật chất: có thuộc tính biết suy nghĩ, tạo thành mọi ý nghĩ, quan niệm và tư tưởng
Vật chất phi tinh thần: có quãng tình tạo thành các sự vật có đặc tính không gian và thời gian
Trong khi đó, lý luận về thực thể thể hiện thế giới quan duy vật sâu sắc của Xpinoza, khi coi Giới tự nhiên, Thực thể, Thượng đế chỉ là một Vì vậy, Giới
tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại độc lập, vĩnh viễn và tự nó sản sinh
ra nó
Trang 7+ Con người
Descartes cho rằng con người là 1 sự vật đặc biệt được tạo thành từ
2 thực thể Thượng đế và Giới tự nhiên cho nên vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ thể khả tử nhưng hoàn toàn độc lập với nhau, là một sinh vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng vươn đến sự hoàn thiện, là bậc thang trung gian giữa Thượng
đế và Hư vô do đó vừa cao siêu, vừa không mắc sai lầm, vừa thấp hèn, có thể mắc sai lầm [1,147]
Nhà duy vật siêu hình Spinoza cũng cho rằng con người là một dạng thức của thực thể, là sản phẩm của Giới tự nhiên do đó phải tồn tại ít nhất hai thuộc tính của thực thể là quãng tính và tư duy được thể hiện dưới dạng thể xác và linh hồn, thể hiện con người đang suy nghĩ như một thể thống nhất và bản thân con người cũng nằm trong quá trình phát triển và diệt vong như bao sự vật khác Hoạt động bản chất của con người là nhận thức và trong quá trình nhận thức, con người khám phá ra các quy luật của Giới tự nhiên-là mục đích cuối cùng của Triết học [1,153]
- Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người.
+ Linh hồn
Theo quan điểm Descartes, linh hồn bắt nguồn từ Thượng đế, bao gồm cà hai phần là lý trí và ý chí Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn Ý chí mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết, khả năng tự do giải quyết - là cội nguồn dẫn dắt linh hồn sa vào sai lầm, nhầm lẫn do hoạt động cảm tính Do bắt nguồn từ Thượng đế mà trong linh hồn con người có chứa sẵn một số tư tưởng hoàn thiện mang tính bẩm sinh luôn đúng đắn, được sản sinh ra cùng lúc với sự sinh ra tôi Ngoài ra, trong linh hồn con người còn có một số tư tương khác không hoàn thiện có thể mắc sai lầm Đó là các tư tưởng được linh hồn tự nghĩ ra, hay các tư tưởng được du nhập từ bên ngoài vào khi linh hồn tiếp xúc với thế giới xung quanh[ 1,147]
+ Nhận thức
Dercaster cho rằng nhận thức là hoạt động bản chất của linh hồn, là quá trình linh hồn lý tính xâm nhập vào chính mình để khám phá ra các tư tưởng
Trang 8bẩm sinh chứa đựng trong mình và từ đó sử dụng chúng để tiếp cận thế giới Nhận thức là nghi ngờ, suy nghĩ, tư duy là dấu hiệu không hoàn thiện vươn đến
sự hoàn thiện Trong đó, trực giác là hình thức nhận thức tối cao của nhận thức lý tính, trực giác mang lại những tư tưởng rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên (bẩm sinh) và hay nắm lấy tư tưởng về các sự vật có thể khẳng định hay phủ định Là
lý trí khúc chiết – điểm khởi đầu của nhận thức, do bản thân không khẳng định hay phủ định điều gì, nên lý trí khúc chiết không bao giờ mắc sai lầm [1,148]
Spinoza cho rằng nhận thức là hoạt động mang tính bản chất của con người có nhiện vụ là phát hiện ra các nguyên nhân khách quan của sự tồn tại
và quy luật tự nhiên chi phối sự thay đổi của các dạng thức của thực thể Khả năng nhận thức của con người là vô hạn, quá trình nhận thức của con người tuân theo các quy luật tự nhiên Nhận thức bao gồm cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Trong đó, trực giác là năng lực nhận thức cao nhất của lý tính và là tiêu chuẩn của chân lý ( phủ nhận sự tồn tại của tư tưởng bẩm sinh) [1,154]
Nhận thức là quá trình khai thác những tri thức tiềm ẩn – đường vân có trong linh hồn con người Leibniz coi nhận thức là một quá trình tương đối đi từ những hiểu biết mơ hồ đến hiểu biết chính xác chứ không phải là hành động trực giác, như Descartes đã thừa nhận Ông cũng không thừa nhận các tư tưởng tồn tại bẩm sinh mà chỉ thừa nhận những khả năng bẩm sinh của con người Ông đề cao cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính [1,159]
- Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức.
+ Theo Descartes, siêu hình học phải đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo lý trí giúp hoàn thiện trí tuệ - năng lực tư duy và giúp cho các ngành khoa học khác khám phá ra chân lý Có 4 phương pháp luận nhận thức:
Chỉ coi chân lý là những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một chút nghi ngờ nào cả (bằng trực giác)
Phải phân chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu đề cao phân tích
Trang 9 Quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giàn, sơ đẳng nhất, dần dần đến những điều phức tạp hơn đề cao diễn dịch ( toán học)
Phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một cái gì trong quá trình nhận thức toàn diện trong xem xét [1, 148,149] Như vậy, quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng lực trực giác của linh hồn lý tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa sẵn trong nó để xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết, hoàn chỉnh lý trí khúc chiết để phát triển chủ nghĩa duy lý [1,149]
+ Hệ thống siêu hình học mới của Leibniz.
Theo ông hệ thống siêu hình học mới phải khắc phục được cả chủ nghĩa nhị nguyên của Siêu hình học Đềcáttơ và chủ nghĩa nhất nguyên của Siêu hình học Xpinôda [1, 154-155] Và ông đã dựa vào 11 nguyên lý sau để xây dựng hai nội dung cơ bản của Siêu hình học mới:
11 nguyên lý của Siêu hình học mới: Nguyên lý về sự khác nhau phổ biến, về sự đồng nhất, tính liên tục, tính gián đoạn, tính toàn vẹn, tính hoàn thiện, mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực, tính cần thiết tư duy lôgích, cơ sở đầy đủ, mối liên hệ phổ biến, tính thống nhất giữa cực đại và cực tiểu để xây dựng hai nội dung cơ bản của Siêu hình học mới: [1, 156-157]
Hai nội dung của siêu hình học mới:
Đơn tử luận: Ông khẳng định tính đa dạng và thống nhất giữa vật
chất và tinh thần của thế giới; khẳng định tính năng động của sự vật đơn nhất Từ
đó, ông đưa ra khái niệm về đơn tử-thực thể như là những điểm của Siêu hình học Chúng là những đơn vị nhỏ nhất của tinh thần thể hiện trong lớp vỏ vật chất; chúng vừa cấu thành sự vật vừa làm cho sự vật sống động; nhưng chúng không
có bộ phận, không được sinh ra hay bị diệt vong, không phụ thuộc vào thế giới bên ngoài; chúng vừa độc lập vừa liên hệ với nhau tạo thành một chuỗi vô tận kết nối các sự vật trên thế giới lại với nhau thành một khối thống nhất tựa như một
cơ thể sống động Đơn tử không chỉ có năng lực hoạt động mà còn có khả năng nhận thức Ứng với từng cấp độ phát triển của thế giới có từng nhóm đơn tử với
Trang 10một mức độ năng động và khả năng nhận thức riêng Quá trình phát triển của các đơn tử từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện luôn tuân theo nguyên tắc hài hòa tiền định, nghĩa là theo sự sắp đặt cùa Thượng đế [1, 157]
Thần học: Ông cho rằng Thượng đế vừa là đơn tử vừa là đấng sáng tạo ra các đơn tử khác, là đơn tử của mọi đơn tử, là lý tính siêu thế giới Giới tự nhiên, con người chỉ là kết quả sáng tạo của Thượng đế [1, 158]
1.2.2 Khoa học.
- Trong lĩnh vực vật lý học – lý luận về vật chất và hoạt động
Trong lĩnh vực vật lý học, Descarter xây dựng lý luận về vật chất và vận động Vật chất bao gồm các hạt nhỏ, mịn có thể được phân chia đền vô cùng tận Bản chất của vật chất là quãng tính, không gian, thời gian và vận động là những thuộc tính gắn liền với những vật thể vật chất Không có không gian trống rỗng Vận động của vật thể có nguồn gốc sâu xa từ “cái hích ban đầu của Thượng đế”; sau đó, vận động của các vật thể không thể được sinh ra, không thể bị tiêu diệt ( bảo toàn) Vận động của vật thể là vận động cơ giới, nghĩa là sự thay đổi vị trí của vật thể thể trong không gian, theo thời gian dưới sự chi phối bởi các định luật
cơ học Dựa theo quan điểm này, Descarter xây dựng mô hình vũ trụ [1,149]
Vật lý của Leibniz bàn về Giới tự nhiên, không gian và thời gian vận động: Giới tự nhiên là một hệ thống chỉnh thể liên kết vạn vật tồn tại trong tính
đa dạng của mình Vạn vật trong giới tự nhiên đều được cấu thành từ các đơn tử -bản chất của vạn vật Ông đưa ra quan niệm về không gian tương đối và thời gian tương đối, bởi vì chúng chỉ là những quan hệ tương đối của những sự vật với nhau và thể hiện sự vật nằm trong sự vận động và phát triển [1, 158]
- Trong lĩnh vực toán học
Descarter có những tư tưởng biện chứng vượt trước thời đại Ông đã sửa đổi lại đại số, dùng hình chỉ số; dùng chữ để chỉ những đại lượng biến thiên ( x,
y, z ), và đưa các đại lượng biến thiên vào trong toán học bên cạnh những đại lượng không đổi ( a, b, c ) Từ đó, xuất hiện hình học giải tích, hàm số và phương pháp đồ thị Với ý tưởng biện chứng này, Descarter đã đặt nền móng