1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thơ dương khâu luông

91 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 474,43 KB

Nội dung

Chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu toàn diện về thơ Dương Khâu Luông, giới thiệu đầy đủ bức chân dung văn học và những thành công đã đạt được của cây bút thơ Tày này với độc giả

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÝ THỊ VƯƠNG

THƠ DƯƠNG KHÂU LUÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÝ THỊ VƯƠNG

THƠ DƯƠNG KHÂU LUÔNG

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Hồng My

THÁI NGUYÊN - 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự

hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn TS Lê Hồng My Các nội dung nghiên cứu và

kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công

bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây

Tác giả luận văn

Lý Thị Vương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn: Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học – Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Nhà thơ Dương Khâu Luông đã giúp đỡ cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Lê Hồng My, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu hoàn thành luận văn

Xin được gửi lời cảm ơn đến những người thân: gia đình, bạn bè .đã động viên, giúp đỡ tôi để luận văn được hoàn thành

Thái nguyên, tháng 04 năm 2013

Tác giả luận văn

Lý Thị Vương

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

6 Đóng góp của đề tài 8

7 Cấu trúc luận văn 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 DƯƠNG KHÂU LUÔNG - NHÀ THƠ DÂN TỘC TÀY GẮN BÓ VỚI QUÊ HƯƠNG BẮC KẠN 10

1.1 Quê hương và gia đình nhà thơ 10

1.2 Con người 16

1.3 Quan niệm sáng tác và hành trình sáng tác của nhà thơ 17

1.3.1 Quan niệm sáng tác 17

1.3.2 Hành trình sáng tác 18

Chương 2 CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ DƯƠNG KHÂU LUÔNG 27

2.1 Tình yêu đắm say với vẻ đẹp của thiên nhiên miền núi và phong tục, tập quán làng bản quê hương .27

2.2 Tình cảm gắn bó chân thành với những con người miền núi mộc mạc, chân tình 43

2.3 Niềm tự hào, lạc quan trước sự đổi thay của quê hương đất nước 55

Trang 6

Chương 3 THỂ THƠ, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ 63

3.1 Thể thơ linh hoạt 63

3.2 Giọng điệu hồn nhiên, trong sáng 68

3.3 Ngôn ngữ bình dị, gần gũi “lời ăn tiếng nói” của người dân miền núi 73

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thơ ca các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của nền văn học Việt Nam, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng, giàu bản sắc của nền thơ ca đất Việt Hòa trong dòng chảy của thơ ca dân tộc thiểu số có nguồn

mạch không ngừng nghỉ của thơ ca dân tộc Tày – một “dòng riêng giữa

nguồn chung” Cùng với sự vận động của thời gian, thơ dân tộc Tày ngày

càng sung sức, phát triển cả về lực lượng sáng tác, số lượng và chất lượng tác phẩm, hình thành nên những phong cách và giọng điệu nghệ thuật độc đáo Ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, các nhà thơ dân tộc Tày vẫn đang hòa nhịp cùng cuộc sống, say sưa tìm nguồn cảm hứng sáng tác

“Vườn thơ” dân tộc Tày vẫn tiếp tục “đâm chồi nảy lộc”, “đơm hoa kết trái” làm nên những hương sắc mới

Bên cạnh các tác giả dân tộc Tày đã “thành danh” trong nền thơ Việt Nam hiện đại như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên và gần đây là Y Phương, Dương Thuấn còn

có thêm những cây bút mới như: Đinh Thị Mai Lan, Hoàng Chiến Thắng, Dương Khâu Luông, Tuy số lượng tác phẩm chưa nhiều, nhưng những cây bút mới này cũng đã đạt được thành công ban đầu, góp phần làm nên sự tươi mới và phong phú cho diện mạo thơ của dân tộc Tày thời kỳ hiện đại

Dương Khâu Luông là nhà thơ dân tộc Tày thuộc thế hệ thứ ba Trong 10 năm sáng tác (2003 – 2013), nhà thơ đã từng bước khẳng định được vị trí của mình đối với văn học địa phương Bắc Kạn nói riêng và đối với thơ dân tộc Tày nói chung Trong số các tập thơ đã xuất bản của ông có những tập đạt giải thưởng cao của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam Thơ Dương Khâu Luông đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân quê hương; góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền

Trang 8

thống của đồng bào Tày; thúc đẩy sự phát triển của văn học địa phương Bắc Kạn - một vùng quê giàu truyền thống cách mạng và văn hóa Tại Đại hội lần thứ III – Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, cùng với các tác giả Triệu Kim Văn, Nông Văn Kim, Hoàng Chiến Thắng, Dương Khâu Luông được

đánh giá là một trong cây bút tiêu biểu “có tác phẩm tốt, đạt nhiều giải

thưởng về văn học nghệ thuật ở cả Trung ương lẫn địa phương” [24, Tr.10]

Tuy nhiên, đối với giới nghiên cứu phê bình văn học, sáng tác của Dương Khâu Luông mới được khai phá bước đầu Chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu toàn diện về thơ Dương Khâu Luông, giới thiệu đầy đủ bức chân dung văn học và những thành công đã đạt được của cây bút thơ Tày này với độc giả cả nước; để từ đó, người yêu thơ thêm yêu mến thơ Tày, thêm tin tưởng vào sự phát triển về văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Với ý thức nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số qua thực tế sáng tác, đưa đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện hơn về một bức chân dung của thơ

Tày hiện đại, chúng tôi chọn “Thơ Dương Khâu Luông” làm đề tài nghiên

cứu Hy vọng việc lựa chọn đề tài và kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định thành tựu của thơ Tày nói riêng và sự phát triển của văn học các dân tộc thiểu số trong diện mạo chung của nền văn học Việt Nam

Là một người con của dân tộc Tày gắn bó với quê hương miền núi, chọn

đề tài này, người nghiên cứu còn muốn khẳng định và gửi gắm niềm tự hào về quê hương, muốn giới thiệu về thành tựu văn học của dân tộc mình đến với

bạn đọc gần xa, đưa thơ Tày từ “dòng riêng” hòa nhập vào “nguồn chung”

của dòng thơ dân tộc Việt

2 Lịch sử vấn đề

Kể từ khi tập thơ đầu tay được xuất bản đến nay, hành trình sáng tác của Dương Khâu Luông đã tới mười năm Trong mười năm đó, nhà thơ đã đạt

Trang 9

được những thành công đáng ghi nhận Tuy thập niên vừa qua, thơ Dương Khâu Luông được giới thiệu, nghiên cứu chưa nhiều; song cũng đã có một số bài viết thể hiện sự quan tâm tìm hiểu và bước đầu khám phá sáng tác của nhà thơ

Với cảm nhận của người đã có nhiều trải nghiệm trong sáng tác, nhà thơ

Lò Ngân Sủn đã chú ý đến một cây bút mới có triển vọng của thơ Bắc Kạn tham gia trại sáng tác của Hội Liên hiệp các Dân tộc thiểu số Việt Nam năm

2001 Lò Ngân Sủn nhận thấy ngòi bút Dương Khâu Luông:“nhìn chung

đang ở dạng “khao khát”, như hoa chớm nở, như mưa khẽ rơi, như lửa mới bén, như máng nước ngày đêm nhỏ nhẹ chảy vào chum vại nhà sàn .; tuy

nhiên tiếng thơ còn “thiếu sức nặng, sức bật” (Vài nét về thơ Bắc Kạn qua

trại sáng tác năm 2001), [57, tr.15].Đây là nhận xét chính xác nhưng lại hàm

chứa nhiều khích lệ đối với Dương Khâu Luông trong “Cái thuở ban đầu lưu

luyến” với thơ

Hoàng Quảng Uyên – thành viên Hội Văn học Nghệ thuật Cao Bằng, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - một đồng nghiệp và cũng là một trong số những

người cầm bút đầu tiên viết về thơ Dương Khâu Luông Trong cuốn Nhà văn

các dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và văn (2003), Hoàng Quảng Uyên đã

nhận xét:“Đọc Dương Khâu Luông ta cảm được vị ngọt của niềm vui trong

khóe mắt vị đắng nước mắt ở đầu môi Đó là kết quả của sự quan sát chắt lọc, chiêm nghiệm và cao cả hơn là sự hòa đồng của một tấm lòng trong vạn tấm lòng Đây là mặt mạnh trong thơ Dương Khâu Luông: Nói ít, gợi nhiều.”[22,

tr.435] Điều kiện sống và sáng tác gần gũi đã giúp Hoàng Quảng Uyên sớm

nhận ra “mặt mạnh” của ngòi bút Dương Khâu Luông Vào thời điểm đó,

Dương Khâu Luông mới bước vào chặng đầu tiên trên hành trình thơ Nhận xét của Hoàng Quảng Uyên vừa có tính gợi mở, định hướng cho độc giả tìm đọc và đón nhận thơ Dương Khâu Luông; vừa có ý nghĩa động viên đối với một cây bút trẻ của văn học miền núi

Trang 10

Tiếp theo đó, trong một bài viết khác về Dương Khâu Luông - Những

giấc mơ về miền quê cũ (2006) - tác giả Hoàng Quảng Uyên tiếp tục có

nhận xét mới:“Thơ Dương Khâu Luông không nặng về triết lý nhưng nhờ sự

quan sát tinh tế với tấm lòng cảm thông nên từ những cảnh huống bình thường tự nó đã thành những bài học luân lý” [76] Ý kiến này bổ sung cho

nhận xét trước đó của Hoàng Quảng Uyên, giúp người đọc cảm nhận rõ hơn nét riêng của cây bút thơ trẻ này

Thơ Dương Khâu Luông dần thu hút nhiều hơn sự quan tâm của đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu phê bình văn học: Triệu Hữu Định, Nguyễn Đức Thiện, Tạ Văn Sỹ, Hoàng Chiến Thắng, Hữu Tiến, Tuệ Minh, Đỗ Thị Thu Huyền, Triệu Hoàng Giang…Bài viết của các tác giả đã khám phá một số phương diện nổi trội của thơ Dương Khâu Luông; đáng chú ý là mảng thơ viết về thiên nhiên và cuộc sống quê hương, giọng điệu riêng của nhà thơ

Tác giả Triệu Hữu Định trong bài viết Nghĩ về bản sắc dân tộc miền núi

trong tập thơ “Bắt cá ở sông quê” của Dương Khâu Luông (2006) đã nhận

xét: “Đọc tập thơ ta thấy mình như trẻ lại, như thể được trở về với quê hương

trong cách cảm nhận cuộc sống hồn nhiên, chất phác của đồng bào miền núi.”[15].

Nguyễn Đức Thiện khi đọc tập thơ song ngữ Co nghịu hưa căn (Cây gạo

giúp người - xuất bản năm 2006) của Dương Khâu Luông đã “thấy ngay sự

thú vị” Ấn tượng sâu đậm nhất của nhà nghiên cứu đối với tác giả tập thơ là

tâm hồn “hồn nhiên như cây lá” và “tình yêu tha thiết mà anh dành cho quê

hương”[66]

Qua tập thơ “Bắt cá ở sông quê”, Tạ Văn Sỹ đã “nắm bắt” được cách

biểu đạt “kiệm lời nén ý” và giọng điệu riêng của thơ Dương Khâu Luông,

“một giọng thơ tự nhiên,hồn nhiên đến trong trẻo”, “tinh khôi như nước suối

Trang 11

thơ này, Hoàng Chiến Thắng khẳng định: “Với tập thơ Bắt cá ở sông quê,

Dương Khâu Luông đã thật sự ghi dấu trong lòng người đọc bằng những vần thơ giàu xúc cảm mà chân chất đồng rừng Anh đã lựa chọn hướng đi về cội

thơ Dương Khâu Luông - 2008) [64]. Những nhận xét và đánh giá trên đã ghi nhận một bước tiến mới của thơ Dương Khâu Luông Qua tư liệu đã tập

hợp, chúng tôi thấy tập thơ Bắt cá ở sông quê cũng đã trở thành đối tượng tìm

hiểu, nghiên cứu trong đợt thực tế văn học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Với góc nhìn văn hóa, Vũ Thị Hương, sinh viên lớp Văn chất lượng cao K51 của Trường đã bước đầu quan tâm đến

“lối tư duy dân tộc Tày” và nhãn quan “người của bản” trong thơ Dương

Khâu Luông, thể hiện qua những bài thơ viết về cảnh vật, lễ hội, con người của nhà thơ [28]

Trong số những người có “duyên nợ” với văn học miền núi, Đỗ Thị Thu Huyền là người mang nhiều “ám ảnh” về thơ Dương Khâu Luông Chị tìm hiểu thơ Dương Khâu Luông trên cả bình diện khái quát và qua những bài thơ

cụ thể Trong bài viết Dương Khâu Luông – người hát trên đất mẹ (2008),

tác giả đã nhận thấy ở ngòi bút Dương Khâu Luông “một độ chín, một sức bật

cần thiết, một triển vọng lâu dài trong hành trình sáng tạo nghệ thuật” [27].

(Như vậy, điều mà Lò Ngân Sủn hy vọng, tin tưởng trước đó cũng đã được

khẳng định) Đỗ Thị Thu Huyền còn giới thiệu, thẩm bình về các bài thơ: Em

về nhà chồng; Cái áo của bà; Đến Cao Bằng; Nghe tiếng chim ở Tài Hồ Sìn – “những dòng xúc cảm đẹp” trong thơ Dương Khâu Luông

Triệu Hoàng Giang – nhà thơ dân tộc Dao, thành viên Hội Văn học Nghệ

thuật Bắc Kạn - cảm nhận sâu sắc “Hơi ấm từ Bản Hon” qua tập thơ Lửa ấm

Bản Hon của Dương Khâu Luông Năm 2012, ông đã viết bài giới thiệu về

tập thơ này của đồng nghiệp với tình cảm yêu mến và trân trọng: “Tập thơ

Trang 12

đánh dấu thêm một năm thành công của nhà thơ Dương Khâu Luông”; “Ngọn lửa cháy trong tim ông chính là tình yêu Bản Hon, yêu cảnh vật, yêu con

Cũng đến với tập thơ Lửa ấm Bản Hon, Hữu Tiến nhận thấy tình yêu quê

hương chính là cội nguồn của sức lan tỏa trong thơ Dương Khâu Luông:

“Chính cảm xúc về cội nguồn đã làm cho thơ anh chảy từ suối nhỏ ra sông to,

bay từ không gian hẹp đến không gian rộng và đi từ Bản Hon đến với mọi

người” [71] Trong bài Lửa ấm ân tình, Tuệ Minh nêu ấn tượng về vẻ đẹp

của một hồn thơ “trong trẻo, dạt dào đầy tình nghĩa” đối với quê hương và

kết luận: “Tập thơ Lửa ấm Bản Hon là một biểu hiện sâu sắc ân tình của nhà

thơ Dương Khâu Luông với bản nhỏ nơi anh sinh ra và lớn lên nói riêng, với một quê hương tâm hồn nói chung Những bài thơ ấm áp nghĩa tình sẽ thanh lọc và khơi gợi nơi người đọc những tình cảm đẹp đẽ mà có thể cuộc sống với bao hối hả đã làm mòn đi và xa ra” [42]

Tìm hiểu quá trình nghiên cứu về thơ Dương Khâu Luông, qua những bài viết đã sưu tầm, tập hợp được, chúng tôi nhận thấy:

- Thơ Dương Khâu Luông được chú ý ngay từ những bài đầu tiên đăng báo địa phương Từ năm 2001 đến nay, có khoảng gần hai chục bài viết về thơ ông Quan tâm tìm hiểu thơ Dương Khâu Luông không chỉ có đồng nghiệp và độc giả miền núi mà còn có cả những cây bút nghiên cứu phê bình văn học chuyên nghiệp và độc giả miền xuôi

- Các bài viết về thơ Dương Khâu Luông chủ yếu trình bày cảm nhận và giới thiệu từng tập thơ hoặc từng bài thơ cụ thể của ông Khi gắn kết các bài viết đó lại, người ta có thể hình dung được những nét phác thảo về Dương Khâu Luông - Một nhà thơ gắn bó với cuộc sống và con người miền núi - Một giọng thơ hồn nhiên, trong trẻo, chiếm được nhiều thiện cảm của người đọc Một số nét nghệ thuật trong thơ ông cũng đã được đề cập tới nhưng chưa có

sự khảo sát, đánh giá tổng thể, toàn diện

Trang 13

- Để có được bức chân dung văn học đầy đủ hơn về Dương Khâu Luông;

từ đó nhận rõ diện mạo thơ ông trong nền thơ Tày hiện đại, làm cơ sở đánh giá đóng góp của nhà thơ đối với thơ ca các dân tộc thiểu số ở miền núi, cần

có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thơ Dương Khâu Luông

- Khi tìm hiểu đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiếp nhận từ những người đi trước nhiều gợi ý quý báu và những nhận định có giá trị; từ đó, tập trung khảo sát, phân tích để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về thơ Dương Khâu Luông

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sáng tác thơ của Dương Khâu Luông: quê hương, gia đinh, quá trình học hành, nghề nghiệp;

- Xác định và phân tích các luận điểm về cảm hứng chủ đạo, thể thơ, giọng điệu và ngôn ngữ thơ Dương Khâu Luông;

- Đánh giá toàn diện về thơ Dương Khâu Luông và chỉ ra phần hạn chế (nếu có)

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê - phân loại được sử dụng để khảo sát và xác định các đặc điểm về mặt nội dung và hình thức của đối tượng nghiên cứu

Trang 14

- Phương pháp phân tích - tổng hợp là phương pháp cơ bản nhất được sử

dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các luận điểm khoa học về thơ Dương Khâu Luông

- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này giúp người nghiên cứu chỉ ra được nét riêng của thơ Dương Khâu Luông so với với các nhà thơ dân tộc thiểu số khác (nhất là các nhà thơ Tày cùng thế hệ với nhà thơ)

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Xác định đối tượng nghiên cứu là Thơ Dương Khâu Luông, phạm vi

nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các tập thơ đã xuất bản của nhà thơ; sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:

Khỉ con đi hái quả (2013);

Trong đó, phạm vi trọng tâm là các tập thơ viết bằng tiếng Việt của nhà thơ

Trang 15

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1 Dương Khâu Luông – nhà thơ dân tộc tày gắn bó với quê hương Bắc Kạn

Chương 2 Cảm hứng chủ đạo trong thơ Dương Khâu Luông

Chương 3 Thể thơ, giọng điệu và ngôn ngữ

Trang 16

NỘI DUNG

Chương 1 DƯƠNG KHÂU LUÔNG - NHÀ THƠ DÂN TỘC TÀY

GẮN BÓ VỚI QUÊ HƯƠNG BẮC KẠN

1.1 Quê hương và gia đình nhà thơ

Dương Khâu Luông người dân tộc Tày, tên khai sinh là Dương Văn Phong, sinh năm 1964, quê ở bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn quê hương ông là một tỉnh thuộc địa bàn miền núi phía Bắc phong cảnh “sơn thủy hữu tình”, có núi cao hùng vĩ, lại có những dòng sông thơ mộng như sông Cầu, sông Năng đã đi vào trang thơ của nhiều thi sĩ Đặc biệt, nơi đây còn nổi danh bởi cảnh đẹp của hồ trên núi – hồ Ba bể - với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cùng bao sự huyền kỳ, cổ tích, ca dao đã từng làm say đắm lòng người:

Bắc Kạn là nơi hội tụ của nhiều dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán bền vững, mang đậm bản sắc dân tộc Bản sắc ấy được thể hiện đậm đà, phong phú trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây

Bản Hon của Dương Khâu Luông là một bản Tày thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Nơi đây có nhiều phong tục tập quán được lưu giữ từ lâu đời Tiếng

Trang 17

Tày và những điệu hát truyền thống như hát then, hát lượn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Tày bản Hon

Trong cưới hỏi, thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu trước khi đi đến

hôn nhân Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu Trong lễ cưới có tục mang phong bao (tiền) đến mừng họ nội, họ ngoại

để tỏ mối quan hệ và sự trân trọng giữa hai họ

Hàng năm người Tày có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau Tết Nguyên đán mở đầu năm mới; Tết rằm tháng Bẩy cúng các vong hồn là những tết lớn được tổ chức long trọng Ngoài ra còn phải kể đến Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cấy và Tết cơm mới, tổ chức trước khi thu hoạch - những cái tết rất đặc trưng của người Tày Vào dịp đầu xuân, người Tày thường tổ chức lễ hội lồng tồng nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, một năm mùa màng bội thu, gia đình no đủ, yên ấm Trong hội lồng tồng, người Tày tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, chọi gà Người Tày rất coi trọng thờ cúng tổ tiên, thờ các thần (thần nông, thần sông, thần núi, thần bếp ) cầu mùa màng, cầu phúc, cầu lộc mang ý nghĩa tâm linh phồn thực

Hát then, hát lượn cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Tày Người Tày say đắm với những câu lượn, tiếng then trong các cuộc vui, lễ hội, đám cưới hỏi, chúc thọ, mừng tân gia, cầu mùa và hát giao duyên trong

các lễ hội, chợ phiên: “Câu Then/ Tiếng Lượn/ Như mật ong/ Ngọt lịm/ Cả

trẻ, già đều say” (Dương Khâu Luông)

“Dẫu khi buồn, khi vui Trẻ già ai cũng hát Câu Then tình bát ngát Say người hơn say men”

(Điệu hát quê mình - Dương Khâu Luông)

Trang 18

Bắc Kạn còn là mảnh đất hội tụ, gắn bó nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triệu kim Văn, Dương Thuấn.v.v…Nông Quốc Chấn – người mở đầu cho nền thơ Tày hiện đại - đã có một sự nghiệp thơ đáng tự hào: thơ bằng tiếng Việt - 4 tập:

Tiếng ca người Việt Bắc (1959), Dòng Thác, Bài thơ Pác Bó (1971), Suối

và biển (1984); thơ bằng tiếng Tày - 6 tập: Việt Bắc đánh giặc, Dọn về làng, Đi Berlin về, Tiếng lượn cần Việt Bắc, Cần Phja Bjoóc, Dám kha Pác Bó (Bước chân Pác Bó). Thơ Nông Quốc Chấn đã đặt một dấu mốc lịch sử quan trọng, đưa thơ ca dân tộc Tày sang một giai đoạn mới, bước vào quỹ đạo hiện đại của nền thơ Việt Nam Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt

2 - năm 2000) là một ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp của nhà thơ

Nông Viết Toại – cũng là một trong những nhà thơ, nhà văn thuộc thế

hệ đầu của nền văn học Bắc Kạn Các tác phẩm của ông cũng ngợi ca về thiên nhiên, con người miền núi với tình cảm tha thiết, chân tình Đến nay

ông để lại một “gia tài” Văn chương không nhỏ, các tập như: Sloại slóc vứt

pây (thơ,1956), Nam kim thị đan (1957), Hai em bé mồ côi (1957), Kin ngày phuối khát (1962), Đét chang nâu (1976), Boỏng tàng tập éo (1962), Ca dao tục ngữ Tày (in chung, 1996), Ngoảnh đếnh, tuyển tập Nông Viết Toại…

Ngoài ra ông viết tiểu luận, ghi chép…Có thể nói,những sáng tác của ông nổi bật lên hình ảnh về những con người vùng núi rừng Việt Bắc Họ đấu tranh với áp bức, bóc lột để đến với cách mạng và đấu tranh với những tàn dư của

chế độ cũ… Rồi những truyện ngắn như Anh vệ quốc đoàn, chiều 30 tết… về

tấm lòng của người dân miền núi đến với cách mạng Nhìn chung các truyện ngắn của ông có văn phong giản dị, nhẹ nhàng, dí dỏm nhưng cũng đầy quyết

liệt phê phán những thói mê tín dị đoan như trong truyện Cái Pửt và thói tư lợi cá nhân trong truyện Sạn và đặc biệt đọc thơ ông người đọc có thể cảm

nhận được âm hưởng các làn điệu dân ca Tày (tiếng Then, tiếng lượn)

Trang 19

Dương Thuấn là người con của quê hương Bắc Kạn có nhiều đóng góp

cho thơ ca dân tộc Tày: thơ bằng tiếng Việt - 12 tập: Cưỡi ngựa đi săn (1991), Đi tìm bóng núi (1993), Đi ngược mặt trời (1995), Bà lão và

chích chòe (1997), Hát với sông Năng (2001), Mười bảy khúc đảo ca

(2002), Đêm bên sông yên lặng (2004), Thơ với tuổi thơ (2005), Chia

trứng công (2006) Thơ bằng tiếng Tày – 3 tập: Lục pjạ hết lúa (1995), Trăng Mã Pí lèng (2002), Slíp nhỉ tua khoăn (2002) Dương Thuấn luôn

thể hiện ý thức trân trọng, nâng niu, bảo tồn văn hóa truyền thống Thơ Dương Thuấn mang đậm “chất Tày” từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của con người đến tâm hồn, cảm xúc và cách biểu đạt hình tượng,

giọng điệu, ngôn ngữ thơ Tuyển tập Dương Thuấn gồm ba tập, dày hai ngàn

trang, được nhà thơ viết bằng hai thứ tiếng Tày – Việt đã đưa tên tuổi của nhà thơ vào Kỷ lục Guiness Việt Nam (2013) với hai hạng mục: Bộ sách song ngữ Tày – Việt đầu tiên và Bộ Tuyển tập thơ dày nhất Việt Nam Kế tiếp những thế hệ đi trước, Dương Thuấn tiếp tục “vinh danh” thơ Tày trong nền thơ dân tộc và đưa thơ Tày đến với người đọc gần xa

Hoàng Chiến Thắng là một trong những nhà thơ trẻ, hiện đại của thơ ca

Bắc Kạn Anh là tác giả của tập thơ Gọi ngày xuống núi và tập truyện ngắn

Sương mù Lũng Noong Hoàng Chiến Thắng (sinh năm 1980 ở Chợ Đồn,

Bắc Kạn, dân tộc Tày) nổi lên như một tác giả trẻ có nhiều triển vọng trên con đường sáng tác văn học Bộ sưu tập giải thưởng của Hoàng Chiến Thắng khá

đẹp: Giải Nhì cuộc thi thơ Văn nghệ Quân đội năm 2008-2009 với bài Bà tôi;

Giải Trẻ Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2009 cho

tập thơ Gọi ngày xuống núi; Giải C Hội VHNT các DTTS năm 2010 cho tập truyện ngắn Sương mù Lũng Noong; Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn năm

2010 của tạp chí Tiếp thị & Gia đình; Giải Nhì thơ (không có Nhất) và giải Ba

truyện ngắn cuộc thi thơ và truyện ngắn tỉnh Bắc Kạn 2006-2008

Hiện nay, số lượng hội viên văn học của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn (khóa III) đã lên tới 28 người [24]; tiêu biểu như Nông Thị Ngọc

Trang 20

Hòa, Dương Khâu Luông, Nông Thị Tô Hường, Dương Quốc Hải, Lường Văn Thắng, Bàn Văn Vình, Hà Văn Roanh, Phùng Thị Hương Ly, Hoàng Thị Điềm, Hoàng Chiến Thắng Họ đã mang đến cho văn học Bắc Kạn sức sống mới trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống văn học của quê hương Thực tế cho thấy Bắc Kạn là địa phương còn lưu giữ được nhiều nét bản sắc văn hóa truyền thống Một trong những nhân tố góp phần lưu giữ và phát triển truyền thống văn hóa quê hương là sự nỗ lực của các nhà thơ dân tộc Tày Họ được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa giàu tính truyền thống và chính họ đã góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua những trang thơ

Tác giả Triệu Kim Văn trong bài “Thơ phải bắt kịp thời đại” [24] đã

nhận định: “Không đi sâu vào học thuật nhưng có thể thấy thơ Bắc Kạn dẫu

không vượt trội so với thơ trong khu vực song có những nét đặc sắc riêng”

Ông cho rằng thơ Bắc Kạn dù còn “non” nhưng vẫn luôn tạo được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc gần xa

Quê hương có ảnh hưởng sâu sắc đến con người và hồn thơ Dương Khâu Luông Với ông, quê hương là mạch nguồn cảm xúc nuôi dưỡng tâm hồn thơ

Có lẽ vì thế mà tác giả Đỗ Thị Thu Huyền đã định danh hồn thơ ông bằng

những mệnh đề gắn liền với Quê hương – Đất Mẹ: “Dương Khâu Luông –

người nặng lòng với văn hóa quê hương”; “Dương Khâu Luông – người hát trên đất mẹ”

Cùng với quê hương, gia đình là yếu tố chi phối rất lớn đến sự nghiệp sáng tác của Dương Khâu Luông Nhà thơ sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Tày đông anh em; ông bà, cha mẹ là những người nông dân thuần phác, sống bằng trồng trọt nương rẫy nhưng luôn động viên con cháu cố gắng học hành Trong buổi gặp gỡ, trao đổi với Dương Khâu Luông tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn (2012), tác giả luận văn từng được nghe nhà thơ

Trang 21

tâm sự:“Ông nội tôi là một nông dân chính gốc nhưng luôn mong cho con

cháu chăm chỉ học hành để sau này có thể đi xa hơn cái bản nhỏ của mình Đêm đêm bên bếp lửa nhà sàn ông nội tôi lại kể những câu chuyện về những con người học hành tài chí giúp ích cho đời Những lời kể của ông tôi đã thấm vào tôi lúc nào không biết” Qua những câu chuyện cổ từ nếp nhà sàn

xưa, vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Tày thẩm thấu ngày càng sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ

Trong gia đình, người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhà thơ là người mẹ thân yêu Bà là một người phụ nữ Tày hiền hậu, cả đời chỉ biết chăm lo cho gia đình, cho con cái mà không một lời than trách Tuy bà mới chỉ học văn hóa đến lớp 2 đủ để biết đọc, biết viết; nhưng bà có một tâm hồn phong phú,

am hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc Đặc biệt, bà thuộc rất nhiều làn điệu dân ca và nhiều câu chuyện cổ của dân tộc Tày Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng của gia đình nơi vùng cao yên tĩnh, bà vẫn thường hát, kể cho các con nghe những bài ca và câu chuyện cổ với chất giọng ấm áp, ngọt ngào Tiếng nói, câu hát quê hương qua lời của mẹ đã gieo những hạt mầm cảm xúc đầu tiên trong tâm hồn thơ Dương Khâu Luông

Một người trong gia đình có ảnh hưởng tích cực tới sáng tác thơ của Dương Khâu Luông là người anh cả - Nhà thơ Dương Thuấn Từ nhỏ, Dương Khâu Luông đã thích đọc sách văn học, những năm cuối bậc phổ thông lại may mắn được đọc thêm nhiều sách văn học của anh Dương Thuấn - lúc đó đang là sinh viên khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc và cũng

là người “nghiện sách”, “say thơ”, “mê viết” Niềm say mê văn học từ người anh trai đã truyền dẫn sang Dương Khâu Luông một cách tự nhiên Thành công của Dương Thuấn cũng là nguồn động viên Dương Khâu Luông trên hành trình sáng tác

Quê hương, gia đình là những nhân tố quan trọng tạo nên hồn thơ Dương Khâu Luông Gia đình là nơi ươm mầm, vun xới cho niềm say mê và năng

Trang 22

khiếu sáng tác thơ của ông nảy nở, phát triển Quê hương là nguồn cảm hứng

vô cùng phong phú trong tâm hồn nhà thơ

1.2 Con người

Là người dân tộc thiểu số sinh sống ở một bản hẻo lánh, xa xôi; lớn lên trong giai đoạn đất nước và địa phương còn nhiều khó khăn nhưng Dương Khâu Luông được học liền mạch từ thời phổ thông cho đến đại học Để đạt được điều đó, không chỉ có sự cố gắng, nỗ lực hết mình của bản thân nhà thơ

mà còn cần đến sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của những người thân trong gia đình và bạn bè, thầy cô

Dương Khâu Luông tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc năm 1987 Từ năm 1988 – 1992, ông dạy học tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Thời gian từ năm 1993 – 2005, Dương Khâu Luông chuyển về trường Trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Đến năm

2006, ông sang công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn

Ngay từ nhỏ Dương Khâu Luông rất say mê văn chương và yêu thích các làn điệu dân ca Tày, những bài hát lượn, hát then, phong slư, đã thấm đượm trong tâm hồn nhà thơ Mái trường và trang sách giúp tình yêu văn chương của ông được bồi đắp thêm theo thời gian Trong gần 20 năm dạy học, thầy giáo Dương Khâu Luông đã gắn bó với các thế hệ học trò bằng tình cảm chân thành, mang đến cho các em tình yêu văn chương của mình và thường đọc cho các em nghe những bài thơ mới sáng tác Làm thơ với Dương Khâu Luông trước hết là để chia sẻ tâm tư tình cảm với mọi người Nhà thơ khao khát được đến với mọi miền đất nước và mang thơ Tày đến với bạn đọc bốn phương; đến với thơ, Dương Khâu Luông còn mong muốn duy trì và bảo tồn tiếng nói của dân tộc mình

Trong hành trình phấn đấu không ngừng, Dương Khâu Luông đã đạt được những thành công đáng ghi nhận Trên hành trình cuộc sống, đi từ bản làng xa

Trang 23

xôi đến với giảng đường đại học rồi gắn bó nhiều năm với công việc dạy học, ông đã trở thành người trí thức vùng cao mang ánh sáng văn hóa đến với các

em học sinh miền núi, góp phần vào sự phát triển của quê hương Trên hành trình sáng tác, từ chú bé bản Hon hồn nhiên thích làm thơ, ông đã trở thành nhà thơ, được kết nạp vào Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Kạn, Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam Được đồng nghiệp và bạn đọc tin yêu, trân trọng, năm 2010, tại Đại hội lần thứ III Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn, nhà thơ Dương Khâu Luông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Cương vị này giúp ông có điều kiện đóng góp cho sự phát triển của văn học nghệ thuật tỉnh nhà Bên cạnh đó, niềm say mê sáng tác vẫn giúp nhà thơ có thêm những thành công mới Là

người con của bản Tày “sinh ra bên bếp lửa nhà sàn”, Dương Khâu Luông đã mang theo “Lửa ấm bản Hon” trên hành trình cuộc đời và hành trình lao động

nghệ thuật của mình, góp phần làm sáng đẹp quê hương

1.3 Quan niệm sáng tác và hành trình sáng tác của nhà thơ

1.3.1 Quan niệm sáng tác

Trong buổi trao đổi giữa tác giả luận văn với Dương Khâu Luông tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn (2012), nhà thơ đã phát biểu quan niệm về thơ của mình; nhấn mạnh vai trò của tình cảm, cảm xúc, cảm hứng trong thơ:

“Thơ là nhu cầu giải tỏa cảm xúc nên cảm xúc của người làm thơ luôn trung thực và không thể giả tạo Cái tình của người làm thơ phải chân thực thì mới làm nên giá trị của thơ Cái tình của tác phẩm càng lớn thì giá trị của thơ

càng lớn.” (Ghi trực tiếp)

Dương Khâu Luông rất quan tâm đến nét riêng và tính độc đáo trong

thơ Ông coi trọng sự sáng tạo của người cầm bút: mỗi nhà thơ có thể tìm

hiểu rất nhiều các giọng thơ, phong cách thơ của nhiều tác giả khác nhau nhưng không phải tìm hiểu để dập khuôn lại cách viết của họ mà từ sự quan

Trang 24

sát, tìm hiểu ấy phải sáng tạo ra được cái nhìn riêng, lối viết riêng của mình (Ghi trực tiếp)

Dương Khâu Luông là nhà thơ dân tộc Tày, là người con của miền núi

Từ cội nguồn ấy, ông luôn tâm niệm: thơ phải được viết từ tiếng lòng cảm xúc

của mình và từ những gì mình trải nghiệm Và luôn ý thức rằng thơ phải bắt

rễ vào cội nguồn huyết mạch truyền thống của dân tộc mình để đi đến hiện đại (Tác giả luận văn ghi trực tiếp) Quan niệm sáng tác đã chi phối ngòi bút

Dương Khâu Luông Thơ ông không cầu kỳ, chau chuốt về hình ảnh, câu chữ

mà dung dị với “tư duy Tày”, “nhãn quan Tày” – dung dị từ cách cảm, cách nhìn, cách nghĩ đến hình thức biểu đạt

Có thể thấy Dương Khâu Luông có những quan niệm và suy ngẫm về thơ đúng đắn, sâu sắc Quan niệm sáng tác đó đã giúp cho cảm xúc trong thơ ông không bị nhạt, loãng nhờ có độ chín của suy ngẫm Qua bảy tập thơ đã xuất bản, người đọc có thể thấy ngòi bút Dương Khâu Luông luôn thống nhất với quan niệm sáng tác và đã tạo được những nét riêng

Dương Khâu Luông chưa đúc kết quan niệm sáng tác của mình thành

những bài viết mang tính lý luận như Ma Trường Nguyên (cuốn Hiện đại mà

dân tộc); cũng chưa thể hiện quan niệm sáng tác bằng thơ như Võ Sa Hà (Lửa trắng), Dương Thuấn (Những câu thơ còn mãi) Chúng tôi tìm hiểu quan

niệm sáng tác của Dương Khâu Luông qua những lời trao đổi trực tiếp của nhà thơ Hy vọng rồi đây, người đọc có điều kiện tìm hiểu quan niệm sáng tác của ông qua nhiều “kênh” phong phú hơn

1.3.2 Hành trình sáng tác

Dương Khâu Luông bắt đầu làm thơ khi bước vào bậc Trung học cơ sở, ghi lại cảm xúc hồn nhiên về: thầy, cô, mái trường và những sự vật thân quen trên con đường tới lớp, khi đi chăn bò, lúc vào rừng hái quả Đến năm học lớp 11, Dương Khâu Luông tình cờ được đọc báo Văn nghệ Cao Bằng và

Trang 25

mạnh dạn gửi đến tờ báo hai bài thơ: “Mùa xuân đến quê em” và “Chiếc

máy cày” Thật bất ngờ là cả hai bài đều được đăng, trong đó bài thơ “Chiếc máy cày” được đăng cùng số báo với một truyện ngắn của Dương Thuấn Khi

đọc bài thơ và truyện ngắn của hai tác giả họ Dương trên báo, anh em Văn nghệ sĩ Cao Bằng rất tò mò vì cả hai có cùng địa chỉ ở bản Hon nhưng chưa biết là hai anh em Sau đó, nhà thơ Y Phương đã viết thư hỏi thăm và động viên, khuyến khích Dương Khâu Luông tiếp tục sáng tác Đây là bước khởi đầu có ý nghĩa đặc biệt đối với hành trình sáng tác của nhà thơ

Khi trở thành sinh viên trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, trong hoàn cảnh xa quê, xa bản, lại gặp nhiều điều bỡ ngỡ trong môi trường mới, Dương Khâu Luông may mắn được gặp Nhà văn – Nhà giáo Vi Hồng Thầy Vi Hồng

đã động viên Dương Khâu Luông rất nhiều trong sáng tác Thời gian dạy học

ở Cao Bằng, có cơ hội học hỏi những cây bút “đàn anh” như: Cao Duy Sơn, Y Phương, Dương Khâu Luông có thêm nhiệt tình và kinh nghiệm sáng tác Vào thời gian này, ông tập trung viết cho thiếu nhi, số lượng bài đã khá nhiều nhưng mới đăng báo chứ chưa in thành tập

Năm 2001 Hội Liên hiệp Văn học các Dân tộc thiểu số Việt Nam mở trại sáng tác ở Hà Nội, Dương Khâu Luông đã tham gia trại sáng tác Tại đây, ông được học tập các tác giả có tên tuổi, đặc biệt là sự hướng dẫn của nhà thơ Vũ Quần Phương Khi đọc các sáng tác của Dương Khâu Luông, Vũ Quần Phương nhận thấy tính dân tộc đậm đà, chất miền núi trong sáng hồn nhiên

Vũ Quần Phương khuyến khích, động viên Dương Khâu Luông mạnh dạn in một tập thơ Và sau đó, tập thơ đầu tay của Dương Khâu Luông gồm 41 bài

đã ra mắt độc giả với cái tên mộc mạc: Gọi bò về chuồng Tập thơ ghi lại

tiếng lòng trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng, mộc mạc, chân tình, gắn bó với thiên

nhiên và cuộc sống lao động miền núi (Ong rời tổ, Núi chơi bóng, Khỉ con

hái quả, Tiếng hát Then, Then Khảm hải, Mây và núi, Đèo Cao Bắc,

Trang 26

Ruộng bậc thang, Dòng suối, Bản tôi, Gọi bò về chuồng, Tìm trâu.v.v )

Trên chặng đường đầu của hành trình thơ, ngòi bút Dương Khâu Luông tập trung viết cho thiếu nhi Nhà thơ cùng các em tìm niềm vui trong những trò chơi và công việc hàng ngày: thả bò, chăn vịt Nhân vật trữ tình của tập thơ là

em nhỏ miền núi chăm học, chăm làm và rất giàu tình cảm; yêu quê hương, bản làng; yêu cây rừng và các con vật gần gũi: con mèo, con vịt, con ong, con bò.v.v…Tiếng em gọi bò về chuồng lúc chiều muộn nghe thật thân thiết, đáng yêu:

“Về đi bò ơi

Cho chuồng khỏi trống

Về đi cho ấm Chớ ngủ trong rừng Kẻo mưa bị ướt Vắt bám vào chân

(Gọi vịt về chuồng)

Rồi em còn bộc lộ những niềm vui ngây thơ, trong sáng qua nhiều công

việc khác như đan đõ để bẫy cá, đi tìm trâu trong rừng, cùng gia đình chuẩn bị

cho ngày tết v.v…Trong ký ức tuổi thơ, bên cạnh niềm vui, em còn có nỗi buồn vì lớp học vắng một người bạn đã mất khi cơn lũ tràn qua:

Trang 27

“Hôm nay cô lại trả bài Điểm mười không ai vui nữa Gọi tên cô cho vào sổ

Nước mắt đắng ở đầu môi”

(Lớp học sau cơn lũ)

Vì thế, đọc tập thơ đầu tay của Dương Khâu Luông, người ta không chỉ

cảm nhận được vị ngọt của “niềm vui trong khóe mắt” mà còn vị đắng của

“Nước mắt đắng ở đầu môi” Nói như nhà văn Hoàng Quảng Uyên, đó là “sự hòa đồng của một tấm lòng trong vạn tấm lòng” [33, Tr.54 - 55].Tác phẩm

được nhận giải B về thơ năm 2003 (không có giải A) của Hội Văn học nghệ

thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Sau thời gian dự Trại sáng tác năm 2001, Dương Khâu Luông nhận thấy thơ viết cho thiếu nhi khó có thể diễn tả được hết sắc diện phong phú của

cuộc sống Ông mở rộng phạm vi của ngòi bút, viết thơ cho người lớn Cùng

với sự chuyển biến đó là ý thức sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc mình Tập thơ

thứ hai của Dương Khâu Luông - tập đầu tiên viết cho người lớn - là tập

“Dám kha cần ngám điếp” (tạm dịch là “Bước chân người yêu”), gồm 36

bài, bằng tiếng Tày, xuất bản năm 2005 Người đọc gặp ở đây những bài thơ đậm “chất Tày”, từ cảm xúc đến cách thể hiện Tập thơ ghi nhận ý thức và sự

nỗ lực của nhà thơ nhằm duy trì và bảo tồn tiếng nói của dân tộc mình Tập thơ đã đạt giải C của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Tiếp nối dòng tình cảm trong sáng, mộc mạc, đầu xuân 2006, Dương

Khâu Luông gửi đến bạn đọc tập thơ “Bản mùa cốm” gồm 40 bài, hướng đến

bạn đọc thiếu nhi Trong tập thơ có nhiều bài viết về những kỷ niệm của thời

thơ ấu, thể hiện tình cảm trân trọng vẻ đẹp của quê hương, làng bản (Săn ba

ba, Viên phấn, Bản mùa cốm, Bà tôi, Núi và suối, Hươu và khỉ, Đến Cao Bằng, Hội xuân Ba Bể, Thổ cẩm quê ta.v.v…) Cái nhìn của nhà thơ với con

người và cảnh vật thật trong trẻo và tươi sáng

Trang 28

Cuối năm 2006, Dương Khâu Luông in tiếp tập thơ“Bắt cá ở sông quê”

gồm 50 bài Tập thơ ghi nhận “sức bật” và “độ chín” của ngòi bút Dương Khâu Luông Lời nhận xét đó không chỉ căn cứ vào số lượng bài nhiều hơn,

số trang dày hơn các tập thơ trước của ông; và cũng không chỉ căn cứ vào giải thưởng dành cho tập thơ (Giải B - không có giải A) của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2006 Căn cứ chủ yếu để nhận thấy

“Sức bật” và “độ chín” của ngòi bút Dương Khâu Luông là sức hút của nhiều

bài thơ hay trong tập thơ đối với người đọc: Thổ cẩm, Người ở bản, Căn nhà

sàn còn lại, Đứng trước ngã ba đường, Yêu nhau, Đến Bắc Kạn, Hát Lượn, Điệu hát quê minh, Hát trên đất mẹ, Tiếng Tày.v.v Trên hành trình sáng tạo

đầy khó khăn, thử thách, Dương Khâu Luông đã mạnh dạn “Phát chông gai

mở lối cho mình” Đến đây, con đường thơ của ông đã mở rộng hơn Nhiều

người yêu thơ và nghiên cứu thơ đã đón nhận tập thơ này của Dương Khâu

Luông với tất cả tình cảm vui mừng và thái độ trân trọng: “Với tập Bắt cá ở

sông quê, Dương Khâu Luông đã thật sự ghi dấu trong lòng người đọc…”

(Hoàng Chiến Thắng); “Đọc tập thơ Bắt cá ở sông quê ta thấy mình như trẻ

lại” (Triệu Hữu Đinh); “Dương Khâu Luông – Tiếng thơ trong trẻo” (Tạ Văn

Sỹ); “Tập thơ có nhiều bài thơ hay” (Hoàng Quảng Uyên); “Cách đọc từ góc

nhìn văn hóa cho phép chúng ta khám phá ra những đóng góp đáng ghi nhận của Dương Khâu Luông cho dòng văn học các dân tộc nói riêng và văn học nước nhà nói chung” (Vũ Thị Hương).v.v…

Năm 2008 Dương Khâu Luông tiếp tục cho xuất bản tập thơ thứ năm:“Co

nghịu hưa cần” (Cây gạo giúp người) gồm 27 bài thơ song ngữ Tày – Việt

viết cho thiếu nhi Thiên nhiên miền núi và cuộc sống bản làng hiện ra qua tập

thơ thật sinh động, tiêu biểu là các bài thơ: Co mác fầy - Cây dâu da; Co mạy

nghịu - Cây gạo; Co mác khuông - Cây móc; Lẳp chiêng - Đón Tết; Hảng pja - Bẫy cá.v.v… Đọc tập thơ, có thể cảm nhận được vẻ đẹp “Hồn nhiên như

cây lá” của đồng bào Tày, nhất là tâm hồn trong sáng của các em thiếu nhi

Trang 29

Dương Khâu Luông đã giữ được đôi mắt “xanh non” khi quan sát, miêu tả và

đã kỳ công trình bày mỗi cảm xúc thơ bằng cả tiếng Tày và tiếng Việt Viết thơ song ngữ là điểm độc đáo của tác giả trong tập thơ này, tạo thêm một dấu

ấn trên hành trình thơ Dương Khâu Luông

Năm 2012, nhà thơ Dương Khâu Luông đã gửi đến bạn đọc tập thơ mang

hơi ấm của mùa xuân và tình yêu, đó là tập“Lửa ấm Bản Hon” gồm 39 bài

thơ bằng tiếng Việt Tập thơ kết đọng tình cảm sâu nặng của nhà thơ với quê

hương: “Tôi sinh ra bên bếp lửa nhà sàn/ Tiếng khóc đầu tiên tôi cất lên bên

bếp lửa” Hình ảnh bếp lửa, tiếng quay sa của mẹ, lời dặn của cha, tình người

của bản.v.v…tất cả đã thắp sáng ngọn lửa tình yêu quê hương trong trái tim

nhà thơ: “Lớn lên đi chín phương mười ngả/ Vẫn nhớ về lửa ấm Bản Hon/

Tháng ngày xa lửa cháy trong tim” Điểm mới ở tập thơ này so với các tập

thơ trước là bên cạnh những bài thơ đong đầy cảm xúc có những bài thơ mang

nỗi trăn trở, suy tư (Thơ đau, Lời cha dặn, Con đường đi.v.v…)

Năm 2013, nhà thơ tiếp tục tặng bạn đọc và các cháu thiếu nhi tập thơ

“Khỉ con đi hái quả” Đây là tập thơ có số bài nhiều nhất trong số các tập thơ

đã được xuất bản của Dương Khâu Luông - 76 bài (có một số bài hay của các tập thơ trước được tuyển lại) Ngòi bút của nhà thơ đã mở ra cả một thế giới sinh động về loài vật; về cây cối, phong cảnh quê hương và khắc ghi vào đó tình cảm sâu nặng đối với quê hương:

“Mùa thu xa bản

Nhớ sao nhịp chày Nhớ sao mùa cốm Hương đồng quyện say”

(Bản mùa cốm)

Trong tập thơ này, sở trường vốn có về thơ thiếu nhi của Dương Khâu Luông càng được phát huy Nhiều bài thơ có nội dung và hình

Trang 30

thức của đồng dao: Bản tôi, Ở Hà Nội, Cái áo của bà, Cơm lam, Hát

gọi trời hửng, Mùa xuân đi học, Núi quê mình, Núi con, Mây và núi, Ruộng bậc thang, Hát ru em ngủ, Ong rời tổ, Mèo con và hạt nắng, Chim bìm bịp, Chú nhím đeo chuông, Chú ốc, Hươu và khỉ, Chú tê

tê, Đường của ong, Bẫy cá, Gọi vịt về chuồng, Chuyện của mèo con.v.v…Từ những hình ảnh, sự vật, con vật gần gũi với các em nhỏ

nơi thôn bản, nhà thơ đã giúp các em cảm nhận được bao điều mới mẻ, thú vị và giàu ý nghĩa về cuộc sống, có khi là lời thủ thỉ:

“Núi con núi còn bé

Núi con giúp núi bố Chắn gió bão sương sa Cho bốn mùa trên núi Chim hót múa reo ca…”

(Núi con)

Có khi là lời ru ngọt ngào:

“Em ơi ngủ ngoan

Hãy là con suối Mát lòng mẹ cha Hãy là bông hoa

Trang 31

Giữa vườn thơm ngát Lời ru ngọt mát Chị dành cho em”

(Hát ru em ngủ)

Bài thơ nào cũng in đậm cảm xúc của nhà thơ về thiên nhiên, con người

và cuộc sống của quê hương

Dương Khâu Luông bắt đầu làm thơ từ thời học phổ thông, nhưng phải đến năm 2003, khi đã đi dạy học được một số năm, nhà thơ mới xuất bản tập thơ đầu tay Theo hành trình sáng tác, ngòi bút thơ Dương Khâu Luông chắc tay dần lên, dấu ấn thơ ông ngày càng đậm hơn trong lòng người đọc Trong bảy tập thơ của ông đã xuất bản có một số tập đạt giải thưởng cao:

Giải Nhì về thơ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001;

Giải B (không có Giải A) của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu

số Việt Nam dành cho tập thơ cho thiếu nhi“Gọi bò về chuồng” năm 2003;

Giải C của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam trao

cho tập thơ tếng Tày “Dám kha cần ngám điếp” năm 2006;

Giải B (không có giải A) của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số

Việt Nam cho tập thơ “Bắt cá ở sông quê” năm 2007;

Giải Khuyến khích của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt

Nam cho tập thơ Song ngữ Tày - Việt: “Co nghịu hưa cần” (Cây gạo giúp

người) năm 2008

Hành trình thơ Dương Khâu Luông gắn liền với sự phát triển của văn học Cao Bằng, Bắc Kạn - những địa phương nhà thơ đã sống, làm việc và sáng tác Những giải thưởng nhà thơ đã được trao tặng cũng đã góp phần khẳng định sự phát triển về chất lượng của văn học dân tộc thiểu số ở miền núi Tuy

Trang 32

nhiên, Dương Khâu Luông cũng chưa có những bộ tuyển tập thơ lớn; chưa có được tác phẩm đặc biệt xuất sắc, gây tiếng vang trong đời sống văn học Có lẽ đó

là điều người đọc vẫn chờ đợi, hy vọng ở hành trình phía trước của nhà thơ

Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của Dương Khâu Luông, chúng tôi nhận thấy: quê hương, gia đình và sự phát triển của văn học địa phương Cao Bằng, Bắc Kạn đã có những ảnh hưởng lớn đến Dương Khâu Luông từ thời thơ ấu đến quá trình sáng tác; mang lại cảm hứng thơ và góp phần tạo nên chất dân tộc miền núi đậm đà trong thơ ông Với tình yêu, niềm tự hào về quê hương, làng bản; tự hào về những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, bằng tiếng thơ của mình, nhà thơ Dương Khâu Luông đã “chắp cánh” cho thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc và những con người miền núi đến với miền xuôi và bay xa hơn nữa, đến với mọi miền của Tổ quốc Hành trình sáng tạo nghệ thuật là con đường giúp Người con của bản Hon thực hiện khát khao đưa thơ của dân tộc Tày bắt nhịp với thơ hiện đại và vươn tới tầm cao

Trang 33

Chương 2 CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ DƯƠNG KHÂU LUÔNG

Cảm hứng chủ đạo là: “Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt

tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm.” [18,

tr.44-45] Vận dụng khái niệm đó có thể xác định được cảm hứng chủ đạo trong thơ Dương Khâu Luông, là tình yêu tha thiết với thiên nhiên, phong tục tập quán

cùng sự gắn bó chân thành với những người dân bản Tày mộc mạc, chân tình và

niềm tự hào, lạc quan trước sự đổi mới của quê hương, đất nước

2.1 Tình yêu đắm say với vẻ đẹp của thiên nhiên miền núi và phong tục, tập quán làng bản quê hương

Phong cảnh quê hương cùng truyền thống văn hóa của đồng bào miền núi

đã mang lại nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào cho ngòi bút Dương Khâu Luông Quê hương là nguồn cảm hứng xuyên suốt các tập thơ và tạo nên sức

hấp dẫn của nhiều bài thơ: Bản tôi, Tết ở bản, Ngày tết ở bản, Người ở bản,

Lửa ấm Bản Hon, Điệu hát quê mình, Bắt cá ở sông quê, Hát trên đất mẹ, Bản mùa cốm, Núi quê mình, Thổ cẩm quê ta.v.v…Nhà thơ gọi quê hương

bằng những từ ngữ giàu cảm xúc: “quê mình” – “quê ta” – “đất mẹ” và đã say

sưa dệt lên tấm thổ cẩm bằng thơ với sắc màu tươi tắn về quê hương

Viết về quê bản, bên cạnh niềm vui, niềm tự hào, có khi Dương Thuấn ngậm ngùi vì thương quê nghèo khó:

“Quê hương không đủ chỗ để đánh rơi đồng xu

Ba bước chân gặp núi

Ra khỏi cửa là leo là lội”

(Quê hương)

Trang 34

Hay

“Bản Hon muốn đi đâu cũng xa

Con đường nào cũng leo qua núi Mỗi tháng một lần ngắm trăng Con gái hay buồn một mình ra suối”

(Bản Hon)

Còn Dương Khâu Luông rất hiếm khi viết về nỗi nghèo khó, ngòi bút ít

chạm đến nỗi buồn làm “thơ đau” Hình ảnh quê bản của nhà thơ gần gũi và

ấm áp:

“Bản tôi trên núi

Có mấy nhà thôi/(…) Bản tôi nhỏ thế Nhưng rộng lòng người Khách quen khách lạ Đều được đón mời”

(Bản tôi)

Cảm xúc về quê bản là niềm tự hào:

“Tôi sinh ra bên bếp lửa nhà sàn

Tiếng khóc đầu tiên tôi cất bên bếp lửa”

(Lửa ấm Bản Hon)

Là vẻ đẹp và niềm vui:

“Bản nhà bốn mái

Mở xòe cánh vui Cầu thang luôn đợi

Bè bạn đến chơi”

(Bản tôi)

Trang 35

Thơ viết về cảnh vật thiên nhiên quê hương của Dương Khâu Luông hết sức tự nhiên Ông không cố công tìm kiếm sự khác biệt của quê hương mình

để viết thành những bài thơ “lạ” gây ấn tượng mạnh đối với bạn đọc Ông yêu những cảnh vật gần gũi, thân thuộc, gắn bó trong cuộc sống hàng ngày nơi bản làng: chiếc cầu thang, mái nhà sàn, ruộng bậc thang, dòng suối, con đèo,v.v…; Từ những chất liệu bình dị, cảm hứng về quê hương đã giúp nhà thơ viết lên những câu thơ dạt dào cảm xúc

Yêu quê hương, Dương Khâu Luông yêu chiếc cầu thang trong ngôi nhà sàn thân thuộc gắn bó từ thời thơ bé:

“Đi chân trời góc bể

Đến cầu thang nhà mình Ước một thời nhỏ bé Được một lần gọi mẹ Quây quần bên anh em”

(Về nhà)

Yêu: “tiếng gà ở bản/ Gáy lên dưới nhà sàn”; “Tiếng mõ trâu thuở bé/ Đã

gọi tôi trong rừng” mỗi buổi chiều muộn; “Tiếng chim hót trong veo” mỗi

buổi sớm mai Rồi rộng ra, xa hơn là dòng suối, con đèo, ngọn núi.v.v…Nhà thơ say mê khám phá và miêu tả cảm nhận về hình ảnh, đường nét, màu sắc,

âm thanh, hương vị quê hương Âm thanh tiếng chim rừng như có phép màu huyền diệu làm cảnh đẹp nơi đây thêm say đắm lòng người:

“Nghe tiếng chim

Dòng suối như trong hơn Cành lá như xanh hơn

Da trời như xanh thêm”

(Tiếng chim)

Trang 36

“Nghe tiếng khướu

Người già như trẻ lại Trẻ con quên chăn trâu Trai gái muốn gần nhau”

(Nghe chim khướu hót)

Con đường miền núi thường quanh co đèo dốc khiến bao người ngần ngại khi phải vượt qua Còn Dương Khâu Luông thấy con đường đèo dốc lại rất thi vị:

“Qua đèo khi mùa lê chín Con đường, ngọn gió đều thơm”

(Đèo gió)

Có ai đó đã từng coi miền núi là nơi “rừng thiêng nước độc”, nhưng với Dương Khâu Luông thì phong cảnh thiên nhiên rừng núi đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh:

“Cảnh đẹp Hồ Ba Bể vang xa

Có nước xanh trên non thành biển Cưỡi thuyền theo sườn núi hái hoa Nghe reo ca bốn bể chim hót

Đây là cảnh thực hay cõi tiên?”

(Ba Bể tình)

Bức tranh thiên nhiên ấy, nếu có thêm “Làn điệu dân ca thiết tha trầm

bổng/ Những cô gái áo chàm như mộng” thì đúng như cảm nhận của một nhà

thơ Bắc Kạn: “Dẫu là tiên cũng muốn nhập cõi trần” (Ngược miền ca dao –

Triệu Kim Văn) Dương Khâu Luông luôn được sống giữa thiên nhiên Việt Bắc, được hít bầu không khí trong lành của núi rừng Vì thế, trong thơ ông

Trang 37

thiên nhiên thật gần gũi, thân thuộc Đọc thơ ông, người ta được tận hưởng sinh khí của một ngày mới với vẻ đẹp nguyên sơ của rừng núi:

“Trời ơi

Hửng mau/ (…) Cho cóc vào hang

Hổ vằn lang thang

Ra mà phơi nắng Cho đàn cò trắng Liệng bay ngoài đồng Cho dòng suối trong Cho đàn cá lội Nai con lạc lối Tìm lại đường về…”

(Hát gọi trời hửng)

Dương Khâu Luông rất nhạy cảm trước sự hòa hợp của vạn vật nhiên nhiên: “Mùa xuân đến rồi/ Cây lá xanh tươi/ Trời cao đẹp quá” (Mầm

măng); và sự hòa hợp của thiên nhiên với con người:

“Con đèo biết làm ra gió?

Ở đây gió thổi đêm ngày Người đi bước cùng gió mây Phiên chợ bản Mông xuống núi Khèn môi ngây ngất say say ”.

(Đèo Gió)

Nhà thơ nhận thấy vẻ đẹp của cuộc sống trong sự giao hòa giữa thiên nhiên, con người và vạn vật

“Dây tơ nối chiếc đàn then

Chiếc cầu nối với hai miền qua sông

Trang 38

Rừng xanh nối với cánh đồng Lời ru nối với say nồng tuổi thơ Ban mai nối với cánh cò

Bầu trời nối những ước mơ con người”

(Nối)

Cảm xúc đắm say trước vẻ đẹp của quê hương đã giúp Dương Khâu Luông viết lên những dòng thơ đẹp về thiên nhiên miền núi Đọc thơ ông, độc giả như được tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng có hoa thơm, quả ngọt, sắc núi, màu mây cùng tiếng suối reo, chim hót Dương Khâu Luông thích quan sát vẻ đẹp thiên nhiên trong trạng thái vận động tự nhiên, mỗi mùa sắc màu cảnh vật lại tạo nên nét đẹp riêng cho bản làng miền núi Trong thơ ông, cảm hứng đạt đến độ say đắm, dạt dào trong những bài thơ

viết về vẻ đẹp mùa xuân: Mùa xuân, Đón nắng xuân, Đón Tết, Tết ở bản,

Chứ hội xuân nặm pé, Chim lửa trời về báo Tết.v.v…Nhà thơ nhận thấy

mùa xuân như chiếc đũa thần làm bừng lên sức sống của cỏ cây, hoa lá:

“Mùa xuân gọi dậy chồi non Gọi bông hoa nở xòe tròn trên cây Gọi cơn nắng ấm tràn đầy

Gọi con sáo vỗ cánh bay tìm đàn”

Trang 39

Con màu xanh Lút lít…”

(Chim lửa trời về báo Tết)

Ánh nắng xuân làm bừng lên sức sống của miền quê núi:

Đàn chim đón nắng reo ca Dòng sông đón nắng hiền hòa dịu êm Hàng cây đón nắng chồi lên

Vườn hoa đón nắng dậy nghìn sắc hương

thường thấy mà vẫn “thơm nắng”, tươi cây:

“Mùa thu về trên non Gió thơm vàng ngọn nắng Chú ve sầu đi vắng

Gửi áo vào cho cây”

(Mùa thu)

Trong nguồn cảm hứng chung về phong cảnh thiên nhiên miền núi, mỗi nhà thơ lại có đối tượng thẩm mỹ và cung bậc, màu sắc cảm xúc riêng Nhà

Trang 40

thơ Dương Thuấn thường “Nhớ núi”, “Đi tìm bóng núi”, “Hát với sông

Năng”, với nỗi niềm da diết khi phải đứng từ xa vọng về quê núi:

“Mỗi ngày tôi hay đứng nhìn về quê núi

Xa xa kia là bầu trời cao vòi või Hàng nghiến xanh đứng thẳng bên trời”

(Nhớ núi)

Võ Sa Hà say sưa những “Khúc hát về quê hương” với vẻ đẹp huyền

ảo của ánh “Trăng non” hoặc con đường uốn lượn kỳ thú của “Đèo Gió”;

cách biểu hiện cảm xúc thường ở hai thái cực - hoặc rất đỗi mơ màng:

“Trăng uốn vành môi thiếu nữ

Hôn dài mặt núi mờ xanh”

(Trăng non)

hoặc khỏe khoắn, chắc, mạnh:

“Những quả núi cao ngửa mặt nhìn trời

Vẫn vững chãi qua ngút ngàn nắng gió”

(Nắng)

Ngày đăng: 21/11/2014, 07:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Văn An (2007), Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc
Tác giả: Hoàng Văn An
Nhà XB: Nxb. Hội Nhà văn
Năm: 2007
2. Triều Ân, Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin người Tày, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục cưới xin người Tày
Tác giả: Triều Ân, Hoàng Quyết
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
Năm: 1995
3. Nguyễn Tiến Ban (2012), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam - các tỉnh phía Bắc, Nxb. Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam - các tỉnh phía Bắc
Tác giả: Nguyễn Tiến Ban
Nhà XB: Nxb. Thông tin và Truyền thông
Năm: 2012
4. Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2004), Nxb. Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạ
Tác giả: Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
Năm: 2004
5. Nguyễn Duy Bắc (1999), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại 1945 – 1975, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại 1945 – 1975
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1999
6. Lương Bèn (Chủ biên)- Nông Viết Toại- Lương Kim Dung- Lê Hương Giang (2012), Từ điển Tày – Việt, Nxb. Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tày – Việt
Tác giả: Lương Bèn (Chủ biên)- Nông Viết Toại- Lương Kim Dung- Lê Hương Giang
Nhà XB: Nxb. Đại học Thái Nguyên
Năm: 2012
7. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb. Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
8. Nông Quốc Chấn (1959), Tiếng ca người Việt Bắc, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng ca người Việt Bắc
Tác giả: Nông Quốc Chấn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1959
9. Nông Quốc Chấn (1988), Tuyển tập Nông Quốc Chấn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nông Quốc Chấn
Tác giả: Nông Quốc Chấn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1988
10. Trần Trí Dõi (2000), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2000
12. Gia Dũng (2000), Tuyển tập thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Gia Dũng
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
Năm: 2000
13. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc"
Năm: 2004
14. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1996
15. Triệu Hữu Định (2008), “Nghĩ về bản sắc dân tộc miền núi trong tập thơ “Bắt cá ở sông quê”, Tạp chí Văn nghệ Ba Bể, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ về bản sắc dân tộc miền núi trong tập thơ “Bắt cá ở sông quê”, "Tạp chí Văn nghệ Ba Bể
Tác giả: Triệu Hữu Định
Năm: 2008
16. Hà Minh Đức (2007), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2007
17. Triệu Hoàng Giang (2011 ), “Hơi ấm từ bản Hon”, Tạp chí Văn nghệ Ba Bể, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hơi ấm từ bản Hon”, "Tạp chíVăn nghệ Ba Bể
18. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2009
19. Hoàng Đức Hoan, Đỗ Đình Thông, Ma Xuân Thu (chủ biên, 2004), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
20. Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1999), Văn học các dân tộc – Từ một diễn đàn, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học các dân tộc – Từ một diễn đàn
Tác giả: Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
Năm: 1999
21. Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới
Tác giả: Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w