Tình cảm gắn bó chân thành với những con người miền núi mộc mạc,

Một phần của tài liệu thơ dương khâu luông (Trang 49 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Tình cảm gắn bó chân thành với những con người miền núi mộc mạc,

mạc, chân tình.

Là người con của Bản Hon, Dương Khâu Luông, sinh ra và lớn lên trong tiếng lượn, tiếng then của mẹ, lời dặn của cha. Gắn bó tha thiết với quê hương

44

núi rừng Việt Bắc, tâm hồn nhà thơ luôn hướng về nguồn cội: “Nơi quê

hương đất mẹ/ Nơi ta từ tấm bé/ Gắn với mọi buồn vui” (Hát trên đất mẹ).

Mặc dù trên hành trình cuộc đời, Dương Khâu Luông có thời gian ra phố núi

nhưng quê bản vẫn luôn níu giữ tâm hồn và ngòi bút nhà thơ. Khảo sát các tập thơ của Dương Khâu Luông ta thấy nhà thơ đã nhắc đến từ “bản” tới 48 lần – một con số chứa đựng nhiều ý nghĩa. Ngay từ tập thơ đầu tay, nhà thơ đã giới thiệu với bạn bè muôn nơi về tấm lòng rộng mở của người dân bản quê minh:

Bản tôi nhỏ thế

Nhưng rộng lòng người

Khách quen khách lạ

Đều được đón mời

(Bản tôi)

Con người và cuộc sống miền núi hiện lên trong thơ Dương Khâu Luông thật chân tình, cởi mở. Đã gặp nhau, chào nhau, dù quen hay lạ đều có thể trở thành bạn quý:

Ở quê tôi trên miền núi

Chưa một lần biết gọi tên nhau là gì Nhưng gặp nhau là thành bạn quý”

(Người miền núi).

Người miến núi coi trọng tình cảm:

Tình anh em không đi lại

Như con đường hoang Như ngôi nhà hoang Như mảnh vườn hoang

Rậm cỏ

45

Gặp được một người là thêm bạn

Như anh có em mãi kết đôi

(Thêm)

Ở miền núi dân cư thưa thớt, từ bản nọ sang bản kia phải đi cả buổi mới tới. Vì thế mà cái ý thức đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày được hình thành qua nhiều thế hệ và nó trở thành một phẩm chất đáng quý của người miền núi. Phẩm chất đó được Dương Khâu Luông ca ngợi qua bài thơ “Của Pang” - phản ánh một tục lệ đẹp của người Tày: khi thấy người khác gặp khó khăn thì tự nguyện giúp đỡ bằng vật chất:

Người Tày có tục Pang

Đã bao đời truyền lại Để mỗi nhà không lo

Khi gặp những việc to, việc khó

Vì đã có người giúp gánh chung vai

(Của Pang)

Khi một người gặp khó khăn, cả người cho và người nhận, người giúp và người được giúp đều hết sức mộc mạc, chân tình:

“Ngày đầu mới ra ở riêng Đụng đến cái gì cũng thiếu Anh em xóm giềng thương Người cho cái nồi

Người biếu cái chảo

Thứ gì anh em cho cũng quý”

46

Nhà thơ nói về kỷ niệm riêng để ca ngợi phẩm chất chung của người miền núi. Nếu chưa có điều kiện tìm hiểu, hẳn có người nghĩ rằng người miền núi thô mộc, khô khan. Nhưng những người đã cùng sống và gắn bó với người miền núi thì sẽ nhận thấy ở họ nhiều phẩm chất quý giá. Dương Khâu Luông cũng có lần mạnh dạn đối sánh và trình bày cảm nhận của mình:

Ở thành phố

Đường cái thật rộng Nhưng có đèn đỏ

Con người mới dừng lại tránh nhau Có kẻ còn vượt lên, bất chấp”.

Còn ở miền núi thì:

Con đường nối bản thì bé

Nhưng gặp nhau ai cũng nhường lối đi”

(Con đường nối bản)

Yêu mến và trân trọng những con người miền núi chân thật, hiền lành, Dương Khâu Luông đã viết về “Người quê bản” bằng tình cảm tha thiết. Trong thơ ông, hình ảnh con người miền núi hiện lên thật gần gũi, thân thiết qua tình cảm chân thành của nhà thơ.

Mang tâm hồn thi sĩ, Dương Khâu Luông rất yêu Cái Đẹp. Cái Đẹp trong cách nhìn, cách cảm của nhà thơ mang nét riêng đậm chất miền núi. Trong “nhãn quan Tày” của nhà thơ, cô gái Tày “dịu dàng hay xấu hổ” có vẻ đẹp khỏe khoắn, căng tràn sức sống như mùa xuân:

Em – Cô gái Tày

Bắp chân to, má đỏ

47

Vẻ đẹp của thiên nhiên miền núi đã kết tinh nên dáng hình, giọng nói của những người con gái xứ sở hoa đào, hoa mận, hoa mơ:

“Em uống nước nguồn nào Mà giọng nói ngọt ngào Em tắm nước suối nào Mà trắng ngần thịt da Ai cho em ánh mắt

Ngả nghiêng cây Núi Hoa”

(Người đẹp Núi Hoa).

Trong thơ Dương Khâu Luông có hình ảnh người chị “tay lấm lem” sắc chàm mà vẫn đẹp. Vẻ đẹp của người con gái mà nhà thơ ca ngợi gắn liền với một nét đẹp truyền thống của đồng bào Tày ở miền núi:

Sắc chàm quê ta đấy

Sắc chàm trên tay ấy Làm chị càng thêm duyên”

(Sắc chàm)

Qua hình ảnh “Sắc chàm quê ta”, tác giả không chỉ gợi lại những ký ức tuổi thơ mà qua đó còn thể hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương, bản làng - nơi ông đã có những ngày tháng yên bình, những kỷ niệm đẹp; nơi đã bồi đắp tâm hồn nhà thơ.

Có khi, nhà thơ trìu mến ngắm nhìn chú bé chăn bò thả diều trong buổi chiều êm, thấy quê hương thật thanh bình, con người thật đáng yêu:

“Giữa đàn bò chú bé thả diều lên Chiếc diều bay, căng dây, no gió

Chiều biếc xanh chưa bao giờ xanh thế Sáo diều ngân khúc hát thần tiên”

48

Trong hành trang kỉ niệm về con người và cuộc sống quê hương, nhà thơ còn nâng niu những kỷ niệm tuổi thơ trong căn nhà sàn ấm áp:

“Đêm đông giá lạnh Ngồi đốt cơm lam Quây quần bên bếp Chuyện trò râm ran”

(Cơm lam)

Nhớ không khí rộn ràng giã cốm của bản Tày trong những đêm trăng:

Thậm thình, thậm thình/ Tiếng gần, tiếng xa/ Đêm trăng giã cốm/ Bản vui

mọi nhà” (Bản mùa cốm); Nhớ những buổi chiều cùng anh em, bạn bè vui

bắt cá trên sông: “Lúc về ai cũng giỏ cá đầy/ Tiếng cười vang vách đá rung cây” (Bắt cá ở sông quê).

Dương Khâu Luông rất ngưỡng mộ vẻ đẹp tâm hồn của các chàng trai, cô gái miền núi. Khi viết những vần thơ ca ngợi tình yêu lứa đôi, cảm xúc trào dâng, trái tim nhà thơ như bắt nhịp cùng trái tim những lứa đôi đang say sưa, nồng nàn trong tiếng hát tình yêu:

Yêu nhau

Đốt lửa lên

Ta gọi nhau về hát lượn Ta hát cho ngọn lửa tàn đêm

Ta hát cho trăng tròn, trăng khuyết Ta hát cho trăng lặn lại trăng lên Cho tình yêu ta chung một nhịp tim”

49

Tình yêu lứa đôi thật mãnh liệt, nồng nàn. Khi yêu, họ “chung một nhịp tim”. Khi sống bên nhau trong tình cảm gia đình, nếu có giận nhau thì tình yêu cũng sẽ giúp họ làm lành trở lại:

“Vợ chồng giận nhau tựa cơn mưa Mọi bực tức để trôi theo nước Yêu nhau lại làm lành

Thương như ngày mới cưới”.

(Vợ chồng)

Tình cảm gắn bó chân thành của Dương Khâu Luông với con người miền núi quê hương còn được cụ thể hóa qua hình ảnh những người thân trong gia đình. Nhà thơ luôn khao khát được trở về mái ấm gia đình:

“Đến cầu thang nhà mình Ước một thời nhỏ bé Được một lần gọi mẹ Quây quần cùng anh em”

(Về nhà)

Nhà thơ đã dành nhiều trang thơ để bày tỏ tình cảm với những người thân yêu. Trong mạch cảm xúc thiêng liêng về tình cảm gia đình, tác giả đã đưa chúng ta đến với những kỷ niệm về người bà cả đời “nhọc nhằn vất vả”:

“Cái áo của bà Hai vai bạc phếch Một bên nắng táp Một bên mưa sa. Vai áo của bà

Gánh gió gánh mưa Nhọc nhằn vất vả…”

50

Hình ảnh người bà hiện lên thật giản dị nhưng cũng thật lớn lao. Bà không quản nhọc nhằn “gánh gió, gánh mưa”, gánh cả cuộc đời cơ cực, gian nan để nuôi dạy con cháu. Tình thương nỗi nhớ đối với bà của nhà thơ còn gắn liền với hồi ức về tiếng hát lượn, hát then. Từ lời then Khảm hải rưng rưng nước mắt, bà khơi dậy cho cháu tình đời, tình người, dạy cháu biết yêu thương:

“Bà hát then Khảm hải Rưng rưng nước mắt rơi - Tại làm sao bà ơi! Hát mà bà lại khóc Bà rằng thương câu hát Oằn nỗi khổ ngày xưa”

(Then Khảm hải)

Khi bà “khuất núi đi xa mãi rồi”, lòng cháu không nguôi thương nhớ. Tình cảm ấy đi cả vào giấc mơ:

Đêm nằm tôi gọi bà ơi!

Trong mơ tôi thấy bà cười với tôi”

(Bà tôi)

Nhà thơ bày tỏ tình cảm trân trọng đối với người cha đã truyền dạy cho con những kinh nghiệm trong cuộc sống:

“Ngày còn bé

Cha vẫn dặn con rằng:

- Đi đường vắng đừng ngoái lại đằng sau Ngoái đằng sau sẽ có người đuổi bắt”

51

Và trong công việc:

“- Trồng cây chuối đừng để đổ bóng người xuống hố Vì như thế cây sẽ chết héo khô...”

(Lời cha dặn)

Mỗi lời dặn của cha, người con luôn khắc ghi trong lòng:

Lớn lên tôi mê mải việc đời đi xa bản

Nhưng mỗi khi làm việc to, việc nhỏ

Vẫn luôn nhớ lời dặn của cha”

(Lời cha dặn).

Những lời cha dặn, càng trưởng thành con càng thấy thiêng liêng:

Lớn lên rồi

Con mới hiểu

Lời dặn của cha xưa”

(Nhớ lời cha dặn)

Khi viết về gia đình, người mẹ chiếm một vị trí đặc biệt trong tình cảm của Dương Khâu Luông. Những dòng thơ tác giả viết về mẹ thật giản dị mà vẫn gợi được cảm xúc thiêng liêng:

“Tôi sinh ra bên bếp lửa nhà sàn

Tiếng khóc đầu tiên tôi cất lên bên bếp lửa Bên bếp lửa

Mẹ cắt rốn cho tôi”

(Lửa ấm Bản Hon)

Trong tâm tưởng nhà thơ, hình ảnh mẹ gắn liền với những công việc hàng ngày quen thuộc:

52

“Một tay mẹ quay Một tay se chỉ ...

Rồi chỉ theo tay mẹ Nhuộm nên trăm sắc hoa Mẹ dệt trên khung cửi Thành thổ cẩm quê ta”

(Thổ cẩm quê ta)

Hình ảnh mẹ in đậm trong bao kỉ niệm: âm thanh của tiếng quay sa, tấm vải thổ cẩm quê nhà.v.v…Đó là những âm thanh, hình ảnh giản dị của cuộc sống; rất cụ thể, rất hữu hình nhưng chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng:

“Tiếng ống tre xoay Rõ tiếng quay sa của mẹ Tiếng kéo chỉ của mẹ Nghe ấm như hơi thở Nghe như tiếng con tim”

(Tiếng quay sa của mẹ)

Dương Khâu Luông cảm nhận được tình yêu của mẹ dành cho con qua hơi ấm của tấm chăn thổ cẩm do bàn tay mẹ dệt:

“Đắp chăn bông thổ cẩm Quay bên nào cũng ấm Thở bên nào cũng thơm”

(Tiếng quay sa của mẹ)

Nhiều nhà thơ của “bản Tày” đã dành những cảm xúc sâu lắng, xúc động, thiêng liêng nhất khi viết người mẹ: “Mẹ/ Người bạn đầu tiên của tôi/ Kho báu

53

đầu tiên của tôi (Y Phương); “Mẹ còm cõi như quê nghèo ven núi/ Sớm tối ra

vào góc bếp lui cui...” (Mai Liễu); “Những bà mẹ xứ mây mỗi sớm bình minh/

Thơm má con và dặn con rằng/ Mắng quan tham/ Đừng run sợ/ Trước khi

hái quả/ Thì hãy chắp hai tay” (Dương Thuấn). Hòa chung vào dòng cảm

xúc ấy trong thơ Tày, có những dòng thơ chân thành, xúc động của Dương Khâu Luông.

Dù đi hay về gần, dù hạnh phúc hay gian khổ, gia đình luôn là cái nôi che chở, nâng đỡ mỗi con người. Tình cảm chân thành với những con người của quê hương và với những người thân yêu trong gia đình là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Dương Khâu Luông. Thơ viết về những người thân yêu của Dương Khâu Luông đã tạo sự đồng cảm, xúc động đối với người đọc. Từ những vần thơ đó, mỗi người có thể nhận thấy tình yêu, nỗi nhớ cùng niềm tự hào của mình với gia đình và quê hương.

Suốt từ thời ấu thơ đến tuổi trưởng thành được sống gắn bó với người dân miền núi, Dương Khâu Luông thấu hiểu bản tính chân thực, giản dị và nghị lực bền bỉ của người dân quê hương. Viết về “Người ở bản”, thơ ông thường kiệm lời, ít chữ nhưng có sức khái quát sâu xa:

“Người ở bản Sống trên đá Yêu trên đá

Bước lên đá mà đi”

(Người ở bản)

Đây là bốn câu kết của bài thơ với 11 dòng thơ viết về con người quê hương. Mỗi câu thơ như một lời định nghĩa, một lời ngợi ca về người miền núi. Thiên nhiên khắc nghiệt thử thách con người, nhưng “Người của bản” vẫn “sống”, “yêu” và “bước đi” vững vàng, vượt qua mọi thử thách nghiệt ngã. Chỉ

54

sử dụng ba động từ thôi mà nhà thơ khái quát được cả hành trình cuộc đời gian nan và sức sống tiềm tàng của đồng bào Tày trên vùng núi cao Việt Bắc.

Cùng niềm cảm phục như thế, nhà thơ Triệu Kim Văn ca ngợi nghị lực phi thường và vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào Hmông sống trên cao nguyên đá Đồng Văn:

Sinh trên đá

Đợi bạn tình trên đá

Hiếm hoi cây nên khan từng chiếc lá

Đặt lên môi thành tình tứ thành lời

(Đá núi Đồng Văn)

Cũng trong mạch cảm hứng về con người miền núi, nhà thơ Y Phương có những câu thơ giàu niềm tin tưởng, tự hào:

“Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục”.

(Nói với con)

Bài thơ khắc sâu nghị lực của người miền núi – “Người đồng mình” – qua sự đối lập giữa vẻ bên ngoài “thô sơ da thịt” và phẩm chất, ý chí làm chủ cuộc sống của mình.

Cùng với các nhà thơ dân tộc thiểu số, Dương Khâu Luông đã đóng góp vào nền văn học dân tộc – “Viện bảo tàng con người Việt Nam” – những bức chân dung độc đáo. Với mỗi bức chân dung con người miền núi quê hương, dù là nét phác họa hay sâu đậm, nhà thơ cũng gửi gắm vào ngòi bút của mình tất cả tình cảm trân trọng, yêu thương.

55

Một phần của tài liệu thơ dương khâu luông (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)