Niềm tự hào, lạc quan trước sự đổi thay của quê hương đất nước

Một phần của tài liệu thơ dương khâu luông (Trang 61 - 91)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Niềm tự hào, lạc quan trước sự đổi thay của quê hương đất nước

Cùng nguồn cảm hứng viết về quê hương nhưng hai anh em nhà thơ Dương Thuấn và Dương Khâu Luông lại có những quan niệm và trang thái cảm xúc khác nhau. Nhà thơ Dương Thuấn quan niệm: “Em ơi ta ở đâu/ Là

bản ta ở đó” (Ta ở đâu bản ta ở đó). Cho nên, từ nơi “sinh cơ lập nghiệp” ở

đất Hà thành, bàn chân đã từng đi chân trời góc bể, nhà thơ khao khát những cuộc “trở về” với quê hương – trong không gian thực và trong tâm tưởng – Thơ viết về quê hương của ông bên cạnh niềm vui còn có nhiều hoài niệm, suy tư:

Bản Hon ở xa trên rẻo cao

Hà Nội lên đi xe một ngày

Qua mấy núi, mấy đèo sẽ đến…”

(Bản Hon)

Đi xa quê đã lâu

Hôm nay mới lại trở về

Dòng sông quen vẫn rì rào sóng vỗ Kể bao chuyện ngày xưa với gió”

(Ngày còn bé)

Dương Khâu Luông có điều kiện sống và làm việc gần gũi, gắn bó nhiều hơn với quê hương so với anh trai mình. Cho nên, thơ ông thường viết về cuộc sống và con người Bản Hon với tình cảm và tâm trạng “Người của bản” hồn nhiên, nhẹ nhàng; có nhiều dòng thơ vui về sự đổi thay của quê hương làng bản cùng với sự đổi thay của mọi miền đất nước.

Theo thời gian và cùng với sự phát triển của đất nước, bản làng miền núi cũng có nhiều đổi thay. Người dân miền núi không còn phải chứng kiến cảnh đau lòng đã đi vào câu thơ một thuở:

56

Xưa con khóc đòi cơm chấm muối

Mẹ tìm đâu ra muối con ơi

(Muối cụ Hồ - Bàn Tài Đoàn)

Thực hiện chính sách của Đảng và Chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, phấn đấu đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, nhiều công trình mới đã mọc lên, nhiều con đường mới đã mở. Miền núi đã có “đường, trường, trạm”, “Núi rừng có điện thay sao”. Sự thay đổi của quê hương “Bản vùng

cao xây dựng đi lên” đã đi vào thơ Dương Khâu Luông với những hình ảnh

tươi sáng và cảm xúc lạc quan, phấn chấn:

Đến Pắc Nặm trăm lần vượt suối…

Câu ca xưa chỉ còn lại cái tên Pắc Nặm hôm nay đường đã mở

Không còn chuyện tình Kéo Điếp bi thương Con đường nhựa nối bản lại gần nhau

Có rượu ngon gọi bạn bên kia đèo sang uống

Có việc vui mời bạn bên kia núi cùng mừng

Đi thăm anh em không lo tối dọc đường

(Đến Pắc Nặm)

Hình ảnh những con đường mới mở trên miền núi cao xa xôi hẻo lánh cũng gợi niềm cảm hứng cho nhà thơ viết bài thơ “Con đường mới” ca ngợi sự thay đổi của đời sống nhân dân miền núi:

Năm ngoái con đường nhỏ

Đi chợ còn khó sao Năm nay đường to mở

57

Về đến tận bản rồi

Sớm nay đường xuống chợ Ngựa xe đi như suối

Người người mặc áo mới

Đẹp xinh như hoa rừng

(Con đường mới)

Nhà thơ vui vì bản làng mùa xuân tưng bừng không khí phiên chợ vùng cao, thắm sắc hoa đào, tươi vui tiếng bước chân đàn em tới lớp:

Giăng giăng hoa đào

Khèn vang vách núi Người đi xuống chợ Mặc áo hoa mới

Mùa xuân khéo sao Làm ai cũng đẹp Đường vui đi học

Có mùa xuân theo

(Mùa xuân đi học)

Ngòi bút của ông phấn chấn “tô màu” cho bức tranh thơ với sắc lúa óng vàng trên những thửa ruộng bậc thang vào mùa gặt mới, gợi khung cảnh bản làng no ấm: “Mùa gặt chín rồi Lúa vàng trải óng Uốn mình trong nắng Đẹp những bậc thang” (Ruộng bậc thang)

58

Trong các gia đình người dân miền núi hôm nay, trẻ em được vui chơi và đến trường học tập, nhiều em được vào các trường đại học, niềm vui của mỗi mái ấm gia đinh cũng là niềm vui chung. Qua những dòng thơ tác giả viết tặng con thi đỗ đại học, người đọc thấy được niềm tự hào của nhà thơ về sự thay đổi của quê hương và niềm tin tưởng vào sự trưởng thành của tuổi trẻ quê hương:

Hôm nay con thi đỗ đại học

Cha mẹ vui không thể nào tả xiết

Thổ cẩm mẹ dệt thêm lấp lánh hoa văn Mừng nữa

Con đã bước chân qua đèo núi

Đến với mọi người

(Con thi đỗ đại học)

Cuộc sống mới đã giúp cho người dân miền núi có điều kiện học tập, mở mang tầm nhìn, tầm hiểu biết và đưa nền văn hóa Tày, văn hóa Việt đến với “Người muôn phương”. Từ bản Hon nhỏ bé, xa xôi, “Người của bản” đã đến muôn nơi, tới những chântrời mới lạ. Con trai, con gái của bản làng đã mang lại tiếng thơm cho quê hương. Có bài thơ, Dương Khâu Luông viết về niềm vui, niềm tự hào của gia đình mình và cũng là niềm vui chung của dân bản, niềm tự hào của dân tộc:

Ngày mai anh sang thăm nước Mỹ

Bạn bè xuống núi tiễn chân anh Cả bản vui anh đã trưởng thành

Bước chân anh tới nhiều nơi xa nhất Nước Mỹ cách nửa vòng trái đất

59

Ngày mai anh mang sang tiếng Tày ta Anh sẽ hát cùng bạn bè khác màu da Điệu Nàng ới, điệu Then, điệu Cọi Anh sẽ kể trường ca Khảm hải

Ông bà ta thương lắm: CON NGƯỜI Anh sẽ kể về những chàng trai trên núi Từ bản Hon đi khắp bốn phương trời”

(Anh sang nước Mỹ)

Không phải thơ Dương Khâu Luông toàn niềm vui. Có những bài thơ cũng thoáng nỗi buồn hoặc một chút suy tư trước những đổi thay không thuận chiều của cuộc sống như vấn đề làm ăn riêng - chung trong cơ chế mới:

Bây giờ ruộng cấy không chung nữa Đất ruộng nhà ai nhà nấy làm

Mương nước cũng không còn chung nữa Nên chảy qua đồng ít người chăm.

(Cảm tác riêng – chung)

Hay một nét văn hóa truyền thống nào đó không còn nguyên vẹn như xưa nữa. Ví dụ như những “nhà thấp” thay thế căn nhà sàn quen thuộc của người Tày:

Cả bản còn một cái nhà sàn Các nhà khác đã hạ làm nhà thấp (...)

Tôi bỗng hiểu căn nhà sàn còn đó

Như chiếc áo chàm xanh còn cúc áo cuối cùng.

60

Hay “Ngôn ngữ quê” trở nên lạc lõng giữa phố phường:

“Ngày mai ...

Sẽ chẳng còn ai nhận ra anh nữa

Khi anh như con chim đã dần thay tiếng hót Khi ngôn ngữ anh yêu ngày nào theo năm tháng Lãng quên”

(Ngôn ngữ quê)

Có khi, nhà thơ viết lên những vần “Thơ đau” về phê phán sự tha hóa, tham nhũng:

“Thêm một vị quan chức tham nhũng nhiều tỷ đồng Trụy lạc, ăn chơi ...

Đục khoét không tiếc thương máu xương đất nước (...)

Có bà mế già ngóng mờ xa bóng núi chờ con Dù chiến tranh đã kết thức bao năm...”

(Thơ đau)

Tuy nhiên, đó mới chỉ là nỗi buồn chợt đến, thoáng qua. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Dương Khâu vẫn là niềm vui, niềm tự hào về quê hương, đất nước; về thiên nhiên, phong tục, tập quán và con người miền núi trong nét đẹp truyền thống và trong cuộc sống mới đi lên.

Thơ Dương Khâu Luông không chỉ ca ngợi vẻ đẹp, sự đổi thay của quê hương, bản làng mà ông còn hướng ngòi bút của mình đến với những miền đất mến yêu khác của Tổ quốc.

“Có bao nhiêu con đường Bao nhiêu miền đất mến yêu

61

Con đường nào tôi cũng muốn đi Miền đất nào tôi cũng muốn tới Như nước uống rồi tôi lại khát Con tim bao lần yêu vẫn thấy vơi”

(Con tim)

Đến với những địa danh cách mạng, nhà thơ bộc lộ niềm xúc động và tình cảm trân trọng đối với những người chiến sỹ đã hy sinh xương máu để gìn giữ cuộc sống hòa bình hôm nay:

“Cỏ bên đồi giờ đã lên xanh Hàng cây trồng giờ đã vươn cao Lá cờ bay trên tượng đài đỏ thắm Mãi hát về các anh

Những người con chiến thắng”

(Trước tượng đài chiến thắng Phủ Thông)

Dương Khâu Luông còn mong ước và tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp của quê hương đất nước và mỗi con người trong xu thế hội nhập của thế giới:

Thế giới cùng hội nhập rộng, to Tôi và anh chỉ đắp cái bờ ruộng nhỏ Để bản ta dễ bàn chân bước

Cùng đi chăm cho lúa tốt được mùa.

(Cái bờ ruộng)

Để có được những vần thơ vừa giàu tính chân thực vừa chứa đựng tình cảm tha thiết, nhà thơ Dương Khâu Luông đã có sự gắn bó sâu sắc với cuộc sống, với thiên nhiên, con người và cuộc sống nơi quê hương mình. Phong

62

cảnh thiên nhiên nên thơ, núi non kỳ vĩ, suối nguồn mát trong, cuộc sống sinh hoạt ấm áp, bình dị của con người nơi thôn bản, ... tất cả đã đi vào trong thơ Dương Khâu Luông một cách tự nhiên, thân thuộc. Trong thơ Dương Khâu Luông những bức tranh quê thật sinh động, con người quê hương thật gần gũi, ân tình. Thơ Dương Khâu Luông như một tấm gương phản chiếu một cách sinh động tình cảm, tâm hồn nhà thơ với phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống và tập tục của người dân miền núi cao. Từ miền quê của mình, nhà thơ Dương Khâu Luông đã đến với mọi miền Tổ quốc và sung sướng, tự hào trước sự đổi thay của đất nước, quê hương. Qua thơ ông, người ta xúc động nhận thấy: nhà thơ viết về quê hương, về văn hoá dân tộc mình không chỉ đơn thuần là niềm yêu thích, sự tự hào, trân trọng mà trở thành một trách nhiệm vinh quang, một khát vọng, niềm mong mỏi đau đáu của một con người nặng lòng với quê hương xứ sở; đúng như GS. Phan Ngọc đã khẳng định: “Các thời đại sẽ qua đi cùng với những điều cực đoan của nó. Chỉ có văn hoá là tồn tại lâu dài, và

chính nó là cái cầu vững chắc và ổn định cho giao lưu quốc tế” (Bản sắc văn

63

Chương 3

THỂ THƠ, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ 3.1. Thể thơ linh hoạt

Trong thơ Tày thời kỳ hiện đại, các nhà thơ có nhiều tìm tòi, thể nghiệm,về thể thơ. Theo dòng thời gian có thể nhận thấy, các nhà thơ Tày thuộc thế hệ đầu và thế hệ thứ hai như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu... đa phần trung thành với thể thơ bảy chữ truyền thống với lối kết cấu dài mang tính tự sự kết hợp trữ tình (nhiều bài thơ dài của Nông Quốc Chấn giai đoạn trước thể hiện khả năng bao quát và ôm chứa nhiều vấn đề cuộc sống). Đến các nhà thơ Tày thế hệ thứ ba như Dương Khâu Luông, Đinh Thị Mai Lan, Nông Thị Tô Hường, Phạm Văn Vũ... thể thơ có nhiều phá cách.

Cũng như các nhà thơ Tày cùng thế hệ sáng tác, Dương Khâu Luông tìm kiếm và thể hiện sự đa dạng về thể thơ: từ thơ hai tiếng, ba tiếng đến những bài thơ bốn tiếng, năm tiếng, sáu tiếng bên cạnh những bài thơ được viết theo thể thơ truyền thống của dân tộc Tày – thơ bảy tiếng. Khảo sát các tập thơ của ông, chúng tôi có bảng thống kê sau:

Bảng1. Thống kê các thể thơ trong thơ Dương Khâu Luông

Thể thơ Tập thơ Hai tiếng Ba tiếng Bốn tiếng Năm tiếng Sáu tiếng Bảy tiếng Lục bát Tự do Gọi bò về chuồng (2003) 1 22 11 1 3 3 Bản mùa cốm (2006) 1 3 13 13 1 1 3 4 Bắt cá ở sông quê (2006) 7 1 3 1 38 Co nghịu hưa cần (2008) 9 5 1 12 Lửa ấm bản Hon (2012) 1 3 1 34

Khỉ con đi hái quả (2013) 3 34 20 2 4 12

64

Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta thấy, Dương Khâu Luông thể nghiệm ngòi bút qua hầu hết các thể thơ, từ hai chữ đến thơ tự do (không có thơ tám chữ); trong đó, thể thơ tự do có số bài nhiều nhất 103/261 bài, tiếp đến là thơ bốn tiếng 69/261 bài, đứng thứ ba là thơ năm tiếng 56/261 bài, thơ lục bát có 12/261 bài, lần lượt sau đó là các thể thơ bảy tiếng; ba tiếng; sáu tiếng và hai tiếng (8 bài; 7 bài; 5 bài và 1 bài). Chọn thể thơ chủ lực là thơ tự do, nhà thơ có điều kiện bộc lộ một cách thoải mái những gì mình cảm, mình nghĩ mà không bị gò bó về khuôn khổ câu chữ:

“Người ở bản Sống trên đá Yêu trên đá

Bước trên đá mà đi”

(Người ơ bản) “Đến Bắc Kạn

Đi bên núi, bên cây

Câu dân ca gọi em về với bản

Điệu then nào cũng muốn nói lời vui

(Đến Bắc Kạn)

Ở Phan Xi Păng

Một lúc như có cả bốn mùa

Gió ở đây suốt ngày đùa với khách

(Qua đèo Phan Xi Phăng)

“Hà Nội

Đất hẹp, người đông

Đi ra đường không có chỗ để đặt bước chân Ai cũng vội vàng cắm cúi đi

Không kịp cả một lời chào hỏi”.

65

Nhiều bài thơ theo thể thơ tự do của Dương Khâu Luông có lời thơ tự nhiên mà hấp dẫn, đưa lại cho người đọc cảm giác nhà thơ cất tiếng nói là thành thơ.

Thơ bốn tiếng, năm tiếng cũng chiếm ưu thế trong thơ Dương Khâu Luông, nhất là ở những bài thơ viết cho thiếu nhi. Những thể thơ này có nhịp thơ ngắn, dễ tạo cảm giác nhịp nhàng, tươi vui, phù hợp với cảm nhận của các em nhỏ. Đây là hai thể thơ được nhà thơ khai thác tương đối nhiều và thành công. Nhiều bài thơ của Dương Khâu Luông mang dáng dấp của những khúc đồng dao thân thuộc: Ong rời tổ, Mùa xuân, Cơm lam, Núi chơi bóng, Mây và núi, Mèo con và hạt nắng, Chuyện của mèo con, Ngỗng con học vẹt.v.v…;Và những vần thơ có nhịp điệu của câu hát “Dung dăng dung dẻ” ngày xưa:

Con ve nằm ngủ

Suốt những mùa dài

Đợi mùa xuân hoài

Nhưng đâu có thấy…”

(Mèo con và hạt nắng)

Nhà thơ có sự tìm tòi, thể nghiệm với thơ hai tiếng, ba tiếng và sáu tiếng, tuy số lượng không nhiều. Bài thơ hai tiếng duy nhất trong sáng tác của tác giả hiện nay là bài “Hát ru em ngủ” in trong tập Bản mùa cốm (năm 2006):

Ngủ nhé Em ơi Chị ru Em ngủ Tay chị Chao đều Nhịp nghiêng Võng nhỏ…”

66

Lời thơ ngọt ngào, nhịp thơ đều đặn nhịp nhàng…Tuy nhiên với nhịp thơ ngắn chỉ có 2 tiếng trong mỗi nhịp, bài thơ dễ đọc mà khó ngân nga như những câu hát ru trong ca dao theo thể thơ lục bát của người Kinh. Khi tái tuyển trong tập thơ mới “Khỉ con hái quả” in năm 2013, bài thơ “Hát ru em ngủ” đã mang hình thức thơ bốn chữ:

Ngủ nhé em ơi

Chị ru em ngủ

Tay chị chao đều

Nhịp nhàng võng nhỏ…” Thơ ba chữ: Có hạt dẻ Rụng lìa cành Rơi xuống gốc Nhưng không khóc (Có hạt dẻ)

Thể thơ ba chữ cũng được nhà thơ sử dụng trong một số bài thơ dành cho thiếu nhi, số lượng ít hơn thơ bốn tiếng và năm tiếng.

“Cơn gió lộng Quả lặng im Mắt lim dim Như buồn ngủ…”

(Quả nhãn)

Dương Khâu Luông còn tìm đến thể thơ sáu tiếng (Đèo Gió, Con

ve.v.v…) và thơ lục bát (Nhớ Kim Đồng, Mùa xuân, Nổi.v.v…) khiến thể thơ

trong thơ ông khá đa dạng. Thơ lục bát của ông cũng có bài câu chữ, vần nhịp nhuần nhụy (nhưng có lẽ chưa tạo được nét riêng):

67

“Dây tơ nối chiếc đàn Then

Chiếc cầu nối với hai miền qua sông Rừng xanh nối với cánh đồng Lời ru nối với giấc nồng tuổi thơ”

(Nối)

Thơ bảy tiếng là thể thơ truyền thống của dân tộc Tày, được nhiều nhà thơ Tày như Y Phương, Nông Viết Toại, Dương Thuấn, Mai Liễu, Ma Trường Nguyên vận dụng thành công. Dương Khâu Luông cũng vận dụng thể thơ này trong một số bài (Ba Bể tình, Về bản.v.v…); tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, những bài thơ hay của Dương Khâu Luông lại không phải là những bài làm theo thể thơ truyền thống. Cái “tạng” của nhà thơ có lẽ thích hợp hơn với thể thơ tự do. Trong nỗ lực làm mới hình thức thơ, Dương Khâu Luông cũng như các nhà thơ dân tộc Tày đã tìm đến thơ tự do như một lựa chọn phù hợp với sự phát triển của thơ ca hiện đại. Nhà thơ vận dụng linh hoạt thể thơ ngay trong một tập thơ, một bài thơ. Trong một tập thơ ta có thể gặp các thể thơ: hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng, năm tiếng, có khi lại cả lục bát và tự do. Trong một bài thơ có khi cũng có sự kết hợp linh hoạt. Ví dụ như bài thơ sau:

Trời mưa

Gió cuộn mây lên núi Em về nhà chồng Anh đứng dõi theo (…)

Trời mưa

Anh bước theo trông

Hạt mưa to tựa trái bòng nặng rơi

(Em về nhà chồng)

Nhìn hình thức, câu chữ của bài thơ được sắp xếp như thể thơ tự do,

Một phần của tài liệu thơ dương khâu luông (Trang 61 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)