7. Cấu trúc luận văn
3.2. Giọng điệu hồn nhiên, trong sáng
Thơ ca là sản phẩm sáng tạo mang dấu ấn riêng. Mỗi nhà thơ có cách thể hiện và biểu đạt riêng tâm hồn và tình cảm của mình. Bên cạnh ngôn từ, hình ảnh... thì giọng điệu thơ là một yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc trưng của mỗi cây bút thơ. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, giọng điệu là: “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,...”
[18,Tr.134]. Mỗi nhà thơ có thể có nhiều chất giọng khác nhau nhưng bao giờ cũng có giọng điệu chủ đạo xuyên suốt các bài thơ, tập thơ.
Dương Khâu Luông cũng vậy, thơ ông đôi khi có giọng ngậm ngùi của sự trải nghiệm - nhà thơ hình dung một ngày nào đó, tiếng mẹ đẻ bị lãng quên:
“Sẽ chẳng còn ai nhận ra anh nữa
69
Khi ngôn ngữ anh yêu ngày nào theo năm tháng Lãng quên”
(Ngôn ngữ quê)
Hoặc khi hướng về nguồn cội, nhà thơ xót xa thấy hình ảnh những ngôi nhà sàn cứ vắng bóng dần theo thời gian:
“Cả bản còn một cái nhà sàn
Các nhà khác đã hạ làm nhà thấp… …Tôi bỗng hiểu căn nhà sàn còn đó
Như chiếc áo chàm xanh còn chiêc cúc cuối cùng”.
(Căn nhà sàn còn lại)
Thơ Dương Khâu Luông không đi sâu vào những triết lý lớn lao của cuộc sống nhưng ở một số bài thơ của ông ta thấy thấp thoáng những triết lý nho nhỏ, giản dị, lạ mà không xa, triết lý mà không khó hiểu.
“Đứng trước ngã ba đường Biết đi theo lối nào
(...)
Hãy mài dao thật sắc
Phát trông gai mở lối cho mình”
(Đứng trước ngã ba đường)
Chứng kiến sự đối lập giữa những con người miền núi và miền xuôi, giọng thơ Dương Khâu Luông thoáng nỗi trăn trở về sự khác biệt:
“Người bản người phố nào có khác gì Vẫn băn khoăn trước những điều nghịch lí Chẳng biết nên buồn hay vui”
70
Thơ Dương Khâu Luông có sự ngậm ngùi, trăn trở nhưng đó không phải là giọng điệu chính, xuyên suốt trong thơ ông. Giọng điệu chủ đạo xuyên suốt tất cả các tập thơ của Dương Khâu Luông là giọng hồn nhiên, trong sáng.
Với một tâm hồn trong sáng, một tình cảm chan hòa, Dương Khâu Luông đã mang đến cho bạn đọc những cảm xúc hết sức tự nhiên, gần gũi bằng chất giọng hồn nhiên, trong trẻo. Nếu như trong thơ, Dương Thuấn trăn trở “lý sự” bao nhiêu thì Dương Khâu Luông lại “vô tư”, trong trẻo bấy nhiêu - trong trẻo ngay cả khi động vào những nỗi nhớ, nỗi buồn. Nghĩa là nội dung của thơ là đau buồn, tiếc nhớ nhưng hình tượng, ngôn ngữ thơ cứ tuột ra khỏi cái vỏ bọc muộn phiền ấy để câu thơ nhẹ nhàng chứ không hề bi lụy, lên gân: Buồn gì hơn khi người mình yêu đi lấy chồng, thế mà những câu thơ của Dương Khâu Luông đọc lên cứ “như không”, chỉ để lại sau đó một chút dư âm man mác:
“Em về nhà chồng… …Anh bước theo trông
Hạt mưa to tựa trái bòng nặng rơi”
(Em về nhà chồng)
Bài thơ không một từ buồn, thương, tiếc, nhớ, ... giọng điệu không thở than, ảo não. Người đọc chỉ cảm nhận được nỗi buồn của chàng trai qua hai chữ “nặng rơi” kín đáo ở cuối bài. Hay nỗi ngậm ngùi chia biệt bạn bè thân thiết cũng được Dương Khâu Luông thể hiện một cách “ngậm ngùi” rất riêng của mình.
“Tôi về bản cũ Thương mặt yêu tên Giấu trong tim Khi nhớ mở ra xem”
71
Trong những dòng thơ thể hiện tình cảm tự hào về quê hương xứ sở, về cội nguồn dân tộc, Dương Khâu Luông cũng không hề cường điệu hóa vơi từ ngữ “đại ngôn” mà sử dụng ngôn từ, hình ảnh rất gần gũi, tạo nên giọng điệu hồn nhiên, dung dị:
“Bắc Kạn nhớ trong lòng người già Bắc Kạn yêu trong lòng con trẻ Sắc chàm xanh nói lời của mẹ”
(Đến Bắc Kạn)
Dương Khâu Luông có những tứ thơ hay về cội nguồn dân tộc, vừa thể hiện niềm tự hào dân tộc, vừa mang ý nghĩa nhân bản, nhân văn sâu sắc và cao đẹp nhưng hình thức biểu đạt vô cùng trong sáng từ ngôn ngữ đến hình ảnh thơ:
“Dẫu khi buồn khi vui Trẻ già ai cũng hát Câu Then tình bát ngát Say người hơn say men”
(Điệu hát quê mình)
Đọc thơ Dương Khâu Luông đặc biệt là những bài thơ viết cho các em thiếu nhi, ta đều thấy thú vị vì tình cảm trong sáng, hình ảnh tươi vui, cách diễn tả dễ hiểu, sinh động và hồn nhiên:
“Mặt trời làm quả bóng Hai bạn núi cùng chơi Bạn núi đằng Đông đá Quả bóng bay lên trời”
72
Hình ảnh “quả bóng mặt trời” mọc đằng Đông, lặn đằng Tây được nhà thơ hình dung bằng một trí tưởng tượng phong phú, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ thơ.
Viết cho thiếu nhi, Dương Khâu Luông đã nhập vào tâm hồn và giọng nói trẻ thơ để có thể hiểu, nắm bắt và thể hiện được những cung bậc tình cảm của các em. Đó có thể là những câu hát tươi vui gọi mặt trời lên:
“Trời ơi ! Hửng mau Cho chim bói cá Cho bà phơi thóc Cho cóc vào hang Hổ vằn lang thang Ra mà phơi nắng”
(Hát gọi trời hửng)
Có khi là tiếng gọi bò, gọi vịt thân thiết trong buổi chiều về; lời kể cho bé nghe về chuyện núi và suối kết thân.v.v…Dù viết về thiên nhiên hay con người, ký ức hay thực tại, ít tìm thấy trong ngòi bút thơ Dương Khâu Luông những từ ngữ gay gắt, hình ảnh thơ ảm đạm. Chất liệu nghệ thuật trong thơ ông được “chưng cất” từ một tâm hồn tươi sáng, bình dị, ấm áp. Vì thế, giọng điệu thơ ông luôn giữ được sự trong sáng, hồn nhiên.
Chất giọng hồn nhiên, trong sáng trong thơ Dương Khâu Luông không thay đổi dù đối tượng cảm xúc trong các bài thơ có khi đổi thay. Có những bài thơ ông “rời” cảm xúc thơ từ quê bản ra thành phố, nhưng giọng thơ thể hiện cảm xúc về phố phường không có sự “đột biến” mà vẫn trong trẻo, nhẹ nhàng:
“Trưa nồng
73
Bỗng tiếng gà vọng về
Rõ tiếng gà ở bản
Gáy lên dưới sàn nhà…”
(Giữa thành phố nghê tiếng gà gáy)
Khi nghiên cứu về giọng điệu thơ, người ta thường nhận thấy mối quan hệ gắn bó, tương đồng giữa giọng điệu thơ và tâm hồn tác giả. Tìm hiểu thơ Dương Khâu Luông, chúng tôi cũng thấy sự tương đồng, thống nhất: tâm hồn nhà thơ bình dị, trong trẻo, vì thế mà giọng thơ ông cũng hồn nhiên, trong sáng; đúng như lời nhận xét của tác giả Đỗ Thị Thu Huyền: “Những bài thơ của Dương Khâu Luông luôn mang vẻ đẹp trong trẻo nơi suối nguồn, núi rừng thanh sạch, nó là những bông hoa trên đồng nội, không phải thứ hoa
trong chậu cảnh được chăm bẵm, gọt giũa”. (Dương Khâu Luông – Người
hát trên đất mẹ) [27].