Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 106 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
106
Dung lượng
633,75 KB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ VÂN ANH DẠY HỌC THƠ HAI-CƢ THEO THỂ LOẠI Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ VÂN ANH DẠY HỌC THƠ HAI-CƢ THEO THỂ LOẠI Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Anh XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………. i Danh mục chữ viết tắt……………………………………………………………………………………………………………… … … iii PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….…………………………………………….…….…1 PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………………… ………… …………………………… …….…7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC THƠ HAI-CƢ THEO THỂ LOẠI………… ………………………………………………… 7 1.1 Cơ sở lí luận…………………………………………………………………………….……………………………….……… ……… ……7 1.1.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển của thơ hai- cư……………………………… ……… ……………….7 1.1.1.1 Nguồn gốc thơ hai-cư……………………………………………………………… …………………………… ……… ….7 1.1.1.2 Quá trình phát triển của thơ hai-cư…………………………………………………………………… ………….…8 1.1.2 Đặc điểm nội dung…………………………………………………………………………………… ………………… ….……10 1.1.2.1 Thơ hai-cư hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người……… … 11 1.1.2.2 Thơ hai-cư mang đậm yếu tố Thiền……………………… ………………………………………… ………14 1.1.3 Đặc điểm nghệ thuật……………………………………………………………………………………….………… ……… ….19 1.1.3.1 Về hình thức bài thơ……………………………………………………………………… …… ……………… … …… 21 1.1.3.2 Về ngôn ngữ thơ……………………………………………………………………………… …………………………… ….21 1.1.3.3 Về hình ảnh thơ……………………………………………………………………………………………… … …….……… 22 1.2 Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………………… ………………….…………… …….………… 24 1.2.1 Thơ hai-cư trong chương trình và sách giáo khoa Việt Nam….……………………… …… 25 1.2.2 Học sinh Việt Nam với việc học thơ hai-cư………………………………………………… ….…… ….….25 1.2.3 Giáo viên Việt Nam với việc dạy thơ hai-cư…………………………………………………………… ……27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii CHƢƠNG 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ HAI-CƢ TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 …………………………………………………………………………….… … …33 2.1 Giới thiệu khái quát các bài thơ hai-cư được lựa chọn vào chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 bậc THPT………………………………………………………………… …………………………….…33 2.2 Định hướng dạy học các bài thơ hai-cư trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 bậc THPT………………………………………………………………………………………………………… ………38 2.2.1 Định hướng dạy học của sách giáo viên…………………………………………… ……………… …….…… 38 2.2.2 Định hướng dạy học của sách tham khảo…………………………………………………………………….… 48 2.2.3 Định hướng dạy học của luận văn………………………………………………………………………………… …57 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ HAI-CƢ TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10……………………………………….…………………….………………….70 3.1 Thiết kế dạy học các bài thơ hai-cư ở sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ cơ bản)… 70 3.2 Thiết kế dạy học các bài thơ hai-cư ở sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ nâng cao)… 86 PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………………………… 98 THƢ MỤC THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………………….….… 99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở GV : Giáo viên HS : Học sinh SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do lý thuyết Đến với đất nước Nhật Bản là đến với xứ sở huyền bí của Thần đạo với vô số các tập tục và nghi lễ; với vẻ đẹp lãng mạn của những cánh hoa anh đào nở rộ nên còn gọi là “Xứ sở hoa anh đào”; với những “Thiếu nữ duyên dáng trong tà áo Kimônô”. Đây còn là xứ sở dũng mãnh của “Truyền thống võ sĩ đạo” và “Kiếm đạo”, của những môn phái võ thuật nổi tiếng như: Sumo, akido, karate, judo. Trên sân khấu kịch Nô là những gương “Mặt nạ” người trầm lặng không nói và bất động. Chúng ta sẽ bị chìm đắm trong những trang tiểu thuyết dài hàng nghìn trang hay những vần thơ hai-cư cực ngắn. Hiện nay, văn học Nhật Bản đang nở rộ trên thế giới với những tên tuổi lỗi lạc đã mang những giải Nôbel văn học cho đảo quốc Mặt trời mọc như: Kawabata, oe… Nhưng linh hồn thật sự của văn học và văn hóa Nhật Bản là thơ hai-cư. Đây là một thể thơ độc đáo có đặc trưng rất riêng. Với lí do đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường THPT” với hi vọng góp thêm tiếng nói nhỏ bé để tìm hiểu sâu thêm về đặc trưng thể loại thơ hai-cư và lý thuyết về dạy thơ hai-cư. 1.2 Lý do thực tiễn - Thơ hai-cư mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ cơ bản và bộ nâng cao) nên người dạy và người học gặp rất nhiều khó khăn: Sự hạn chế về tư liệu tham khảo, sự cách biệt về phong tục tập quán đến nếp sống, nếp cảm, nếp nghĩ đều khác với thế hệ học sinh Việt Nam hôm nay. Đặc biệt hàng rào ngôn ngữ là một trong những yếu tố làm tăng thêm những trở ngại, khó khăn đối với giáo viên và học sinh khi đến với thơ hai-cư. Bởi thực tế giáo viên và học sinh không biết tiếng Nhật, vì vậy khó có điều kiện hiểu hết ý nghĩa ngôn từ mang độ hàm súc cao của các văn bản thơ. Vậy làm sao để dạy thơ hai-cư có hiệu quả? Xuất phát từ thực tiễn đó đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “Dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường THPT”. - Thơ hai-cư là thể loại thơ cổ của Nhật Bản nên độc giả là học sinh Việt Nam còn rất xa lạ với thể thơ này. Vậy người giáo viên phải làm thế nào để rút ngắn khoảng cách, đưa thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay đến được gần hơn với thế giới nghệ thuật vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 diệu của thơ hai-cư? Đây là một lí do nữa để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn góp thêm một tiếng nói, tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn, trăn trở của giáo viên và học sinh khi đến với thơ hai-cư. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Lịch sử nghiên cứu thơ hai-cƣ ở Việt Nam Lịch sử nghiên cứu về thơ hai-cư ở Việt Nam đang dừng lại ở một mức độ khiêm tốn với lượng sách ít ỏi và một số gương mặt các nhà nghiên cứu, dịch giả tiêu biểu như: Phan Nhật Chiêu, Vĩnh Sính, Thanh Châu, Đoàn Lê Giang, Hữu Ngọc, Lê Thiện Dũng, Nguyễn Thị Mai Liên…Những công trình của các tác giả đã cung cấp cho ta một cái nhìn tương đối toàn diện về thơ hai-cư trên cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Quy mô nghiên cứu thơ hai-cư bao gồm cả ba hình thức: Dịch thuật, viết sách và viết báo. Hai công trình đáng chú ý nhất mang tính chuyên sâu về thơ hai-cư là hai cuốn sách “Ba nghìn thế giới thơm” của Nhật Chiêu (Nxb Văn nghệ, 2007) và “Haikư - Hoa thời gian” của Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung (Nxb Giáo Dục, 2007). Cuốn “Ba nghìn thế giới thơm” của Nhật Chiêu tập hợp gần như đầy đủ các bài báo, tạp chí mà ông đã từng công bố liên quan đến thơ hai-cư và thơ Nhật Bản. Còn cuốn “Haikư - Hoa thời gian” của Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung là một tài liệu quý dành cho giáo viên, học sinh THPT và những ai yêu thể thơ độc đáo này. Cuốn sách được chia làm ba phần với ba nội dung chính: Vài định hướng tiếp cận thơ haikư trong chương trình THPT, Hương sắc Haikư - những nẻo đường góp nhặt và Dạo bước vườn thơ. Bên cạnh nội dung khá phong phú, cách thức trình bày của cuốn sách “Haikư - Hoa thời gian” rất sinh động với nhiều hình ảnh minh họa. Ngoài hai công trình nói trên, nội dung nghiên cứu thơ hai-cư còn được đề cập tới trong những giáo trình về văn học Nhật Bản, các cuốn sách giới thiệu văn hóa văn học Nhật Bản như: “Văn học Nhật Bản, từ khởi thủy đến 1868” - Nhật Chiêu (Nxb Giáo Dục, 2003), “Nhật Bản trong chiếc gương soi” - Nhật Chiêu (Nxb Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, 1997), “Câu chuyện văn chương phương Đông” - Nhật Chiêu (Nxb Giáo dục, 2002), “Xuôi dòng văn học Nhật Bản” - Nguyễn Thị Mai Liên, (Nxb Đại học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 sư phạm, 2003), “Phác thảo những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ: Tuyệt cú, hai-cư và lục bát” - Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn “Văn học so sánh, nghiên cứu và triển vọng” (Nxb Sư phạm Hà Nội, 2005), “Dạo chơi vườn văn Nhật Bản” - Hữu Ngọc (Nxb Giáo dục, 1992)…Thêm vào đó, có khoảng hơn 20 bài viết đăng trên báo, tạp chí, tuy không chuyên sâu nhưng cũng cung cấp cho người đọc một số hiểu biết cơ bản về thơ hai-cư. Tiêu biểu là các bài viết: “Cảm nhận về thơ hai-cư” (Ngô Văn Phú - Tác phẩm mới, số 4/1992), “Một số đặc điểm của thơ hai-cư Nhật Bản” (Hà Văn Lưỡng, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4/2001), “Thế giới trong thơ hai-cư” (Hà Văn Minh, Báo Xuân Điện Bàn, 2000)…Ngoài ra, trên mạng Internet ta cũng thấy có đăng tải nhiều bài viết về thơ hai-cư. Đáng chú ý là loạt bài hai-cư “Một chút lịch sử” của Nguyễn Nam Trân. Cùng với việc giới thiệu thơ hai-cư, một số nhà nghiên cứu đã dịch các công trình, cuốn sách về thơ hai-cư ở nước ngoài. Đại diện cho hướng đi này là Lê Thiện Dũng với bản dịch “Tiếng Việt Hài cú nhập môn” của Haroldg Henderson, Thanh Châu với bản dịch tiếng Việt “Thiền trong hội họa - Một cách cảm nghiệm thơ hai-cư thông qua hội họa” của Chimyo Horioka, Siewart W.Holmes. 2.2 Lịch sử nghiên cứu phƣơng pháp giảng dạy thơ hai-cƣ ở Việt Nam Hai-cư là một thể thơ độc đáo và mới mẻ. Nội dung, nghệ thuật thi pháp thơ hai- cư vô cùng thâm diệu. Để lôi cuốn người đọc vào thế giới vi diệu của thơ hai-cư vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Vì vậy việc dạy và học thơ hai-cư đang trở thành vấn đề gây được sự chú ý cho giới nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước. Ta có thể kể tới cuốn “Bashô và thơ haikư”, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đưa ra phương hướng tiếp cận thơ hai-cư như sau: “Muốn cảm thụ được một bài thơ hai-cư, muốn nhận biết được cái hay, cái đẹp khác thường của nó, cần tới một sự nỗ lực cảm thụ bằng trí tưởng tượng phong phú và phóng khoáng, bằng sự suy tưởng gắn liền với việc khai thác các hình ảnh thị giác, thính giác, kết hợp với sự hiểu biết về văn hoá Nhật Bản. Đối với người nước ngoài thơ hai-cư không dễ tiếp thu song lại rất quen thuộc đối với người Nhật Bản. Vì thế đối với người Nhật, Ba-sô là nhà thơ hai-cư tiêu biểu nhất của đất nước mặt trời mọc”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Trong cuốn “Haikư hoa thời gian” của Lưu Đức Trung. Tác giả đã nêu ra định hướng tiếp cận thơ hai-cư: “Hãy đọc thơ hai-cư bằng đôi mắt của chính mình, gạt bỏ mọi suy lí tạp niệm, tinh lọc cảm quan, nhìn vào bản tính của chính mình, biểu hiện mình, để có được trong đời một nụ cười trong suốt” [12 - 25]. Trên báo “Văn học và tuổi trẻ” (Số tháng 4 (185) /2009), tác giả Lưu Đức Trung tiếp tục đưa ra một số định hướng tiếp cận thơ hai-cư trong chương Ngữ văn THPT theo bốn bước: Tích hợp văn hoá, tiếp cận văn bản, so sánh - đối chiếu, vận dụng - thực hành. Trong các bài “Nghiên cứu văn học” chúng tôi còn tìm thấy những gợi mở về phương hướng tiếp cận thơ hai-cư: “Thơ hai-cư ngắn gọn, hàm súc. Mỗi bài thơ chỉ có ba câu, mười bảy âm tiết thường diễn tả một ấn tượng, một trạng thái tâm hồn thông qua một âm thanh hình ảnh. Thể thơ này ý ở ngoài lời, trọng tâm thơ là cái mà người đọc cảm thấy chứ không phải đọc được, không nằm trong câu chữ mà nằm trong cái nó để trống”. Có thể khẳng định đây là những công trình nghiên cứu có tính chất định hướng, gợi mở, đưa ra nhiều cách hiểu và khám phá thơ hai-cư rất thiết thực trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra những ý kiến của mình về giảng dạy thơ hai-cư, như tác giả Hoàng Hữu Bội trong cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10” (Nxb Giáo dục 2006) cũng đã đề cập tới vấn đề phương pháp giảng dạy một số bài thơ hai-cư theo đúng đặc trưng của nó bằng cách trả lời các câu hỏi như sau: “Bài thơ tả cảnh gì trước mắt?(Mỗi bài thơ hai-cư bao giờ cũng nói về một cảnh vật trước mắt), khoảnh khắc mà cảnh vật miêu tả? Nghệ thuật lựa chọn chi tiết, nét đặc sắc của cảnh vật được biểu hiện như thế nào?, phát hiện quý ngữ (từ chỉ mùa) ở đây là từ nào?, ý nghĩa của những từ ngữ này?, Phát hiện tứ thơ của bài thơ (Mỗi bài thơ bao giờ cũng có một tứ thơ nhất định để thể hiện một cảm xúc hoặc suy tư nhất định). Phát hiện nét thiền tông và nét văn hoá phương Đông thấm đẫm trong bài thơ ở điểm nào? Đồng thời giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy truyền thống như: Diễn giảng, giảng bình với các phương pháp dạy học hiện đại như: đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm. Bùi Thị Nga - tác giả của luận văn “Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 THPT” [...]... 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học thơ hai-cư theo thể loại Chương 2: Định hướng dạy học các bài thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Chương 3: Thiết kế dạy học các bài thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC THƠ HAI-CƢ THEO THỂ LOẠI Ở chương... và sách giáo khoa Việt Nam, học sinh Việt Nam với việc học thơ hai-cư và giáo viên Việt Nam với việc dạy thơ hai-cư * Mục đích khảo sát Nhằm phát hiện những khó khăn, trở ngại của việc dạy học thơ hai-cư ở trường trung học phổ thông Trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân, chúng tôi đề xuất định hướng dạy học thơ hai-cư có hiệu quả hơn * Đối tƣợng khảo sát Giáo viên và học sinh trường THPT Thái Nguyên *... trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Dựa vào các công trình nghiên cứu về thơ hai-cư của các nhà khoa học, chúng tôi sẽ trình bày về: Nguồn gốc, quá trình phát triển, đặc điểm nội dung, nghệ thuật của thơ hai-cư để làm cơ sở lý luận cho đề tài Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế dạy học thơ hai-cư để làm cơ sở thực tiễn cho vấn đề dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường THPT... lý thuyết: Về đặc trưng thể loại thơ ha-cư, về phương pháp dạy học thơ hai-cư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 5.2 Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực tiễn giáo viên với việc dạy thơ hai-cư và học sinh học thơ hai-cư gặp khó khăn gì? Học sinh Việt Nam hiểu biết, tiếp nhận thơ hai-cư như thế nào? 5.3 Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm: Tiến hành thiết kế bài học 6 Phƣơng pháp nghiên...5 (Trường ĐHSPTN/ 2008) cũng nhất trí về phương pháp giảng dạy một số bài thơ haicư theo đặc trưng thể loại của tác giả Hoàng Hữu Bội Qua một số công trình nghiên cứu về thơ hai-cư có thể khẳng định: Các bài nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh rất khác nhau về cách tiếp cận thể thơ hai-cư Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về vấn đề Dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường THPT”... THPT 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển của thơ hai-cƣ 1.1.1.1 Nguồn gốc thơ hai-cƣ Hai-cư là một thể thơ độc đáo của xứ sở Phù tang Cho nên, nói đến văn học Nhật Bản người ta không quên nói đến thơ hai-cư Ngày nay, thơ hai-cư không còn là của riêng dân tộc Nhật Bản mà đã trở thành thể thơ của quốc tế Thơ hai-cư chủ yếu bắt nguồn từ thể thơ đoản ca (Tanka) xuất hiện ở thế kỉ XIII... hàng đầu ở Việt Nam về văn học phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Campuchia) Hiện nay ông là người khởi xướng và thành lập Câu lạc bộ thơ hai-cư Việt Đã từ rất lâu ở nước ta đã tiếp nhận thơ haicư, tìm hiểu thơ hai-cư, nhưng dùng tiếng việt để sáng tác thể thơ này thì phải đến khi thành lập Câu lạc bộ thơ hai-cư Việt của Lưu Đức Trung mới có Ban đầu thơ hai-cư việt còn lạ lẫm bởi tâm lý... những hiểu biết toàn diện về đặc trưng thể loại thơ hai-cư (Về cả nội dung và nghệ thuật) và tìm ra một phương pháp dạy học thơ hai-cư có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Việt Nam 3 Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu đặc trưng thể loại thơ hai-cư về mặt nội dung và nghệ thuật, cách tiếp cận và khám phá văn bản thơ hai-cư vừa phù hợp với đặc trưng thể loại, vừa phù hợp với bạn đọc thế... phương án tối ưu để dạy học thơ hai-cư cho học sinh Việt Nam ở bậc THPT 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động dạy và học của thầy và trò trong giờ học các bài thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 Tổ chức dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các văn bản thơ hai-cư phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của học sinh Việt Nam ngày nay 4.2 Phạm vi nghiên cứu Những bài thơ hai-cư của Ba-sô... khả năng cảm thụ của học sinh đối với việc học các văn bản thơ hai-cư Qua đó nắm được thực trạng việc dạy và học thơ hai-cư đang diễn ra như thế nào ở trường phổ thông hiện nay Từ đó nhằm đề xuất được những hướng khám phá, khai thác thơ hai-cư có hiệu quả 6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sử dụng phương pháp này trong quá trình thiết kế bài học 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận . bản thơ. Vậy làm sao để dạy thơ hai-cư có hiệu quả? Xuất phát từ thực tiễn đó đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài Dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường THPT”. - Thơ hai-cư là thể loại thơ. của thơ hai-cư để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế dạy học thơ hai-cư để làm cơ sở thực tiễn cho vấn đề dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường. 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học thơ hai-cư theo thể loại. Chương 2: Định hướng dạy học các bài thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn 10. Chương 3: Thiết kế dạy học các