Về phương diện nghệ thuật của thơ hai-cư, các nhà nghiên cứu văn học đã xem xét ở các yếu tố sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Trong cuốn “Bashô và thơ haikư” nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã xem xét nghệ thuật của thơ hai-cƣ ở yếu tố: Hình thức và ngôn ngữ [4 - 53].
Về ngôn ngữ: Đặc điểm nghệ thuật đầu tiên của thơ hai-cư là cô đọng. Thơ ca Á
Đông nói chung là cô đọng với các hình thức ngắn gọn của hai-cư, Tứ tuyệt (Trung Quốc), Ca dao (Việt Nam)…Hai-cư tiêu biểu cho phong cách Đông phương hơn cả, cô đọng, ý ở ngoài lời.
Hai-cư không phải là loại thơ thích dùng sự ít lời để nói lên nhiều điều, cái mà trong các nền văn chương khác, người ta gọi là “Tư tưởng phong phú”. Hai-cư chuộng sự nghèo nàn, không cần cái phong phú nào cả, kể cả tư tưởng. Bởi vì hai-cư không cốt nói nhiều. Nó im lặng hơn là nói. Nó trống chứ không đầy. Nó nhỏ nhắn nhưng không bao giờ chật cứng. Trong hội họa thủy mặc có phong cách vẽ tranh “Một góc”. Do đó tranh thường chứa một khoảng trống lớn. Đấy có phải là tinh thần “Bất dục doanh” (Không muốn đầy) của minh triết ngày xưa? Có thể nói rằng Hai-cư cũng chứa một khoảng trống như vậy. Đấy là cái chân không sinh động, cái chân không dào dạt sự sống chứ không phải là hư không của phương Tây.
Về hình thức:Thơ hai-cư với vỏn vẹn 17 âm tiết, tựa như những vỏ ốc kỳ diệu.
Nhỏ nhoi và mỏng manh. Các vỏ ốc ấy chứa cả sóng gió đại dương và niềm tịch tĩnh Niết bàn.
* Trong cuốn “Haikư hoa thời gian” hai nhà nghiên cứu Lê Từ Hiển và Lƣu Đức Trung đã xem xét nghệ thuật của thơ hai-cƣ ở yếu tố: Hình thức và ngôn ngữ [12 - 7].
Về hình thức: Thơ hai-cư cực ngắn, chỉ có 3 câu, dài không quá 12 - 13 từ, bài
thơ không cần chấm câu, thường dùng từ ngắt (keri).
Về ngôn ngữ: Thơ hai-cư là loại thơ có vẻ không trọng lời bên ngoài mà hướng
vào cái bản chất bên trong. Ngôn ngữ dường như tự nhiên, không dụng công theo tinh thần “Trực chỉ nhân tâm”. Ngôn ngữ hai-cư là loại tín hiệu ngôn ngữ phổ biến trong đời sống xung quanh được lọc qua những tâm hồn tinh khiết nên mang tính tín hiệu hằn sâu có sẵn trong tâm thức. Thơ hai-cư ít dùng tính từ, trạng từ với sự can thiệp của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cái tôi chủ quan nhằm cụ thể hóa cảnh vật, mà nó chỉ dùng những từ mang tính chấm phá mà khái quát, giản dị mà hàm súc nhờ mối quan hệ giữa các từ như một dòng trôi chảy lững lờ.
* Trong hiểu biết của ngƣời làm luận văn, thơ hai-cƣ có những đặc điểm về nghệ thuật nhƣ sau:
- Về hình thức bài thơ. - Về ngôn ngữ thơ. - Về hình ảnh thơ.