Về ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 28)

Một đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ thơ hai-cư là sự cô đọng, hàm súc với một sự chế ước cao độ về từ ngữ. Đó là sự cô đọng đi vào chiều sâu, vào chân không chứ không phải là ý muốn dùng sự ít lời để diễn tả nhiều ý nghĩa khác nhau đúng như Barthes đã nhận xét: “Sự ngắn gọn của hai-cư không phải là vấn đề hình thức, hai-cư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không phải là một tư tưởng phong phú rút vào một hình thức ngắn gọn, mà là một sự tình vắn tắt đã tìm ra được hình thức vừa vặn của mình” [11 - 208].

Thơ hai-cư ngắn gọn nên nội dung thơ hai-cư hàm súc cao độ. Vì thế, thơ hai-cư dành nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng sáng tạo của người đọc. Bài thơ sau của Ba-sô là một ví dụ:

“Vầng trăng non dại theo tôi từ độ ấy có ai ngờ đêm nay”.

Bài thơ ngắn gọn vẻn vẹn trong 17 âm tiết tả về một vầng trăng non. Nhưng câu cuối lại vẽ nên vầng trăng đầy đặn, vẽ nên khoảng thời gian dài trôi đi bằng im lặng không đường nét, không màu sắc. Vầng trăng của Ba-sô là vầng trăng đang sống, đang vận động cùng thời gian và du hành cùng nhà thơ. Nó còn là vầng trăng tâm linh trong tâm nhà thiền sư.

Ngôn ngữ thơ hai-cư mơ hồ, chỉ bằng vài nét chấm phá, gợi chứ không tả đã đạt đến sự huyền diệu của thơ ca. Người đọc có thể thoải mái trong cách nhìn nhận, khám phá ý nghĩa của bài thơ mà không có sự ràng buộc nào và đem lại được những phút giây thăng trầm cho người đọc.

Một phần của tài liệu dạy học thơ hai-cư theo thể loại ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 28)