luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn
MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Lời mở đầu 1.2. Nội dung nghiên cứu 1.3. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Khái niệm chất thải 2.1.2. Khái niệm chất thải rắn, chất thải rắn thông thường 2.1.3. Khái niệm về quản lý CTR 2.1.4. Khái niệm về chất thải nguy hại 2.1.5. Khái niệm về quản lý CTNH 2.2. Quan niệm và vai trò của pháp luật về quản lý chất thải rắn và CTNH 2.2.1. Quan niệm pháp luật về quản lý CTR TT và CTNH 2.2.2. Vai trò của pháp luật về quản lý CTR và CTNH 2.2.3. Các yếu tố tác động tới pháp luật quản lý CTR và CTNH CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CTR VÀ CTNH 3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong quản lý chất thải nguy hại 3.1.1. Trung Quốc 3.1.2. Hàn Quốc 3.1.3. Thái Lan 3.1.4. Cộng Hòa Liên Bang Đức 3.1.5. Ấn Độ 3.2. Sự phát triển của pháp luật quản lý chất thải rắn Việt Nam 3.3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam CHƯƠNG 4: LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ CTR VÀ CTNH CỦA NƯỚC TA 4.1. Pháp luật về quản lý CTR và CTNH 4.1.1. Pháp luật về quản lý CTR 4.1.2. Pháp luật về quản lý CTNH 4.2. Chính sách quản lý CTR và CTNH 4.2.1. Chính sách áp dụng cơ chế quản lý 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng, tái chế) 4.2.2. Chính sách về xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt 4.2.3. Chính sách phát triển công nghiệp và công nghệ xử lý CTR 4.2.4. Chính sách về thuế và phí BVMT đối với CTR CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CTR VÀ CTNH CỦA NƯỚC TA 5.1. Hiện trạng luật và chính sách quản lý CTR 1 5.2. Chất thải rắn sinh hoạt 5.2.1. Quản lý CTR ở Đà Nẵng 5.2.2. Quản lý CTR ở Bình Dương 5.2.3. Quản lý chất thải rắn ở TP.HCM 5.2.4. Quản lý chất thải rắn đô thị ở Đồng Bằng sông Hồng 5.3. Chất thải rắn công nghiệp 5.3.1. Phát thải chất thải rắn công nghiệp 5.3.2. Công tác xử lý 5.4. Chất thải rắn y tế 5.4.1. Thống kê mức độ phân loại, thu gom chất thải trong các bệnh viện 5.4.2. Công tác xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 5.4. Nhận xét, đánh giá CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận 6.1.1. Hệ thống pháp luật 6.1.2. Công tác quản lý CTR 6.1.2. Hạn chế trong hệ thống luật và chính sách về công tác quản lý CTR 6.2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC HÌNH 2 DANH MỤC BẢNG 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTR : Chất thải rắn CTR TT : Chất thải rắn thông thường CTNH : Chất thải nguy hại BVMT : Bảo vệ môi trường ĐTM : Đánh giá tác động môi trường BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BKH&ĐT : Bộ Khoa học và Đào tạo KCN : Khu công nghiệp CSSX : Cơ sở sản xuất CSYT : Cơ sở Y tế CTCC : Công trình công cộng CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt BXD : Bộ Xây dựng BCL : Bãi chôn lấp UNEP : United Nations Environment Programme - Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc RCRA : Resource Conservation and Recovery Act - Bảo tồn và Phục hồi tài nguyên Mỹ 4 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Lời mở đầu Tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh chóng và sự bùng nổ dân số thế giới đã khiến cho môi trường sống của nhân loại ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Con người đã và đang đối diện với hàng loạt các sự cố môi trường như động đất, núi lửa, sóng thần, … Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề của toàn cầu mà không phải của từng quốc gia hay lãnh thổ. Biến đổi khí hậu đã và đang có tác động mạnh mẽ tới sản xuất và sinh hoạt của nhiều nước trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ỗ nhiễm môi trường, trong đó nguồn cơ bản là ô nhiễm do chất thải rắn (đặc biệt là chất thải nguy hại). Chất thải nguy hại (CTNH) không chỉ gây tác động xấu tới môi trường mà còn đe dọa tới sức khỏe và tính mạng con người. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người đều phát sinh chất thải rắn và CTNH thải bỏ vào môi trường. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Nước ta cũng đã chủ động hội nhập kinh tế khu vực (khối ASEAN năm 1995) và thế giới (WTO năm 2000). Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ ngày càng cao, sự phát triển theo quy mô ngày càng rộng nhưng hẹp về chiều sâu đã làm cho nguồn tài nguyên vốn được coi là “rừng vàng, biển bạc” bị khai thác triệt để đưa vào sản xuất. Và đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại, Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, văn bản đầu tiên về bảo vệ môi trường là luật BVMT năm 1993, quy chế quản lý chất thải nguy hại ra đời năm 1999 (là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về quản lý CTNH ở Việt Nam). Từ đó tới nay, công tác quản lý chất thải rắn đã nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, thể hiện bằng các chính sách, pháp luật quản lý CTR theo hướng bền vững là một trong bảy chương trình ưu tiên của “Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia 2001-2010 và định hướng đến năm 2020” và là một nội dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển của Chương trình nghị sự 21 - Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011 – chủ đề Chất thải rắn, các chiến lược này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể có ý nghĩa định hướng cho các công tác quản lý CTR hiện nay. Tuy nhiên, kết quả đạt được trên thực tế vẫn còn hạn chế so với yêu cầu của Chiến lược đề ra, các mục tiêu quản lý CTR đặt ra còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện cũng như hoàn thành mục tiêu. Theo đánh giá của Báo cáo môi trường quốc gia hàng năm, hầu hết các chỉ tiêu bảo vệ môi trường về CTR đã được xác định trong Chiến lược và trong Nghị định số 59/2007/NĐ-CP3 đều không đạt. Vậy trong những năm qua ở nước ta công tác quản lý CTR đã đạt được những thành tựu và hạn chế như thế nào trong quá trình thực hiện. Đó chính là lý do nghiên cứu “Luật và chính sách trong chính sách quản lý CTR” ở nước ta. HVTH: Nhóm 1 Trang 5 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại. 1.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản pháp luật và những chính sách trong việc quản lý chất thải rắn và CTNH. - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn và CTNH ở nước ta. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Từ các tài liệu, đề tài,… thu thập được, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu vấn đề. - Sử dụng các phần mềm Microsoft Office trình bày kết quả nghiên cứu. CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Khái niệm chất thải - Theo cách hiểu thông thường, chất thải là những chất mà con người bỏ đi, không tiếp tục sử dụng nữa. Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại trong môi trường dưới những trạng thái nhất định và có thể gây ra rất nhiều tác động bất lợi cho môi trường cũng như sức khoẻ con người. - Dưới góc độ ngữ nghĩa, chất thải được hiểu là những “chất” không còn sử dụng được nữa bị con người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì được gọi với những thuật ngữ khác nhau như: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thì gọi là rác thải; Chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất thì gọi là phế liệu; Chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước thì gọi là nước thải… HVTH: Nhóm 1 Trang 6 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại. - Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là rác thải và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Theo cách hiểu của khái niệm này, chất thải bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vương vãi, làm bẩn và đồ vật không có giá trị, không có tác dụng nên không giữ lại. - Khái niệm chất thải cũng được sử dụng trong pháp luật quốc tế về môi trường, được đề cập tại Công ước Basel. Điều 2 khoản 1 Công ước Basel. Ngoài ra, khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của khối liên kết chính trị - kinh tế. Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Nghị định 259/93 của EU về vận chuyển chất thải ngày 1/2/1993 có hiệu lực từ ngày 6/5/1994 và Điều 3 khoản 1 Luật khuyến khích kinh tế tuần hoàn và đảm bảo xử lý các chất thải phù hợp với môi trường ngày 27/9/1994 được sửa đổi bổ sung ngày 25/8/1998 của CHLB Đức. Cả hai định nghĩa trên đều có một điểm chung là “vật chất được xác định là chất thải khi nó nằm trong Phụ lục I của Luật”. Như vậy, cả hai luật này đều quan tâm đến việc đưa vật chất nào và không đưa vật chất nào vào trong Phụ lục của mình. Giả sử có những vật chất chưa được đưa vào Phụ lục nhưng nó lại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường khi chủ sở hữu thải bỏ thì sẽ được xác định như thế nào, đây là hạn chế mà các nhà làm luật cần phải bổ sung. Hơn nữa, điều này sẽ khó khi áp dụng vào Việt Nam bởi chúng ta chưa đảm bảo được yếu tố về mặt kỹ thuật, công nghệ khi xác định các dạng vật chất nằm trong danh mục chất thải thuộc sở hữu của các chủ thể khác nhau. - Pháp luật Việt Nam có quy định khác so với hai văn bản pháp luật trên, pháp luật Việt Nam đã liệt kê cụ thể các dạng vật chất phát sinh trong các hoạt động của con người và tồn tại dưới các dạng khác nhau: Khí, lỏng, rắn… Điều 2 khoản 2 Luật bảo vệ môi trường (BVMT) 1993 và Điều 3 khoản 10 Luật BVMT 2005 đều đưa ra định nghĩa về chất thải: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Từ các định nghĩa và dựa vào các tiêu chí khác nhau ta có thể phân loại chất thải thành các nhóm loại khác nhau: + Dựa vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải tồn tại dưới dạng rắn (chất thải rắn), lỏng (chất thải lỏng), khí (khí thải), nhiệt lượng, tiếng ồn… + Phụ thuộc vào sự độc hại của chất thải, chất thải bao gồm chất thải độc hại nguy hiểm và chất thải thông thường. + Phụ thuộc vào nguồn sản sinh chất thải, chất thải được chia thành chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế… + Phụ thuộc vào chu trình sản sinh ra chất thải, chất thải bao gồm nguyên liệu thứ phẩm, phế liệu, vật liệu thứ phẩm, sản phẩm, đồ vật hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng. 2.1.2. Khái niệm chất thải rắn, chất thải rắn thông thường - Chất thải rắn (CTR): Theo Điều 3 khoản 2 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn thì “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.” HVTH: Nhóm 1 Trang 7 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại. - Chất thải rắn thông thường (CTR TT): Thuật ngữ Chất thải rắn thông thường được sử dụng nhiều trên thực tế và tại một số văn bản quy phạm pháp luật. Chương VIII, mục 3 Luật BVMT 2005 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn có nhiều điều, khoản đề cập đến đến thuật ngữ CTR TT, nhưng chưa có văn bản nào trực tiếp định nghĩa CTR TT. CTR TT có thể được hiểu là: một dạng vật chất ở thể rắn, không phải là thể lỏng, thể khí, không phải là chất thải nguy hại và được thải ra từ các hoạt động khác nhau của con người như sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…; Phân loại CTRTT: Theo Điều 77 Luật BVMT 2005, CTR TT được phân thành hai nhóm chính: + Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng; + Chất thải phải tiêu huỷ hoặc chôn lấp. 2.1.3. Khái niệm về quản lý CTR - Quản lý: Theo Từ điển Tiếng Việt, “quản lý” được hiểu là việc tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển đồng thời cũng vứt, thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Đã từ lâu, ở các nước phát triển, nhà nước và cộng đồng đã đưa ra các biện pháp xử lý rác thải, đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; xây dựng hệ thống cống ngầm thoát nước, quy định những nơi chôn rác sinh hoạt, những quy chế, phương pháp thu gom, phân loại, tái chế và quản lý rác… - Quản lý chất thải: Để quản lý hiệu quả loại các loại chất thải (bao gồm cả CTR TT), trên thế giới hiện có ba phương thức quản lý, với ba cách tiếp cận không giống nhau. Đó là phương thức quản lý cuối đường ống sản xuất, phương thức quản lý dọc theo đường ống sản xuất và phương thức quản lý nhấn mạnh vào khâu tiêu dung. + Khái niệm về quản lý chất thải được định nghĩa đầu tiên tại Thông tư số 1590/TTLT-BKHCN&MT ngày 17 tháng 10 năm 1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg ngày 3 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. + Ngoài ra trong một số văn bản khác như: Nghị định 175/NĐ-CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993; Quyết định số 152/1999/QĐ- TTg về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến 2020; Chỉ thị số 23/2005/CT- TTg ngày 21 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp; Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT cũng đưa ra các định nghĩa về quản lý chất thải rắn. + Theo Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì “quản lý chất thải” là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Còn theo Công ước Basel (1989) về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng thì “quản lý chất thải” là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy. Như vậy, có thể hiểu quản lý chất thải nói chung là một quy trình khép kín và tuần tự, chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu. Việc quản lý chất thải được thực hiện bởi nhiều hoạt động khác nhau. HVTH: Nhóm 1 Trang 8 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại. Những hoạt động này phải luôn đảm bảo có sự gắn kết, chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát sinh đến giai đoạn xử lý và tiêu hủy hoàn toàn. - Quản lý CTR: Theo Điều 3 khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP thì “Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.” Sau khi đã tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về quản lý chất thải, ta có thể đưa ra định nghĩa phù hợp về quản lý CTR TT như sau: Quản lý chất thải rắn thông thường là một quá trình thực hiện liên tục các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn thông thường. 2.1.4. Khái niệm về chất thải nguy hại - Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP): Chất thải nguy hại (CTNH) là các chất thải (không bao gồm các chất phóng xạ) có khả năng phản ứng hóa học hoặc có khả năng gây độc, gây cháy, ăn mòn, có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe con người hay môi trường khi tồn tại riêng lẻ, hoặc khi tiếp xúc với các chất khác. - Theo luật Bảo tồn và Phục hồi tài nguyên Mỹ (RCRA): CTNH là chất thải rắn hoặc tổ hợp các chất thải rắn do lượng hoặc nồng độ hay do đặc tính vật lý, hoá học hoặc truyền nhiễm mà chúng có thể: (1)Tạo ra hoặc góp phần đáng kể vào việc tăng khả năng tử vong hay là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy kịch không thể cứu chữa; (2)Tạo ra sự nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường trong khi xử lý, bảo quản, vận chuyển. - Philippin: CTNH là các loại vật liệu có khả năng gây nguy hiểm cho con người, động vật, có khả năng gây độc, ngộ độc, ăn mòn, dị ứng, nhạy cảm cao, gây cháy nổ. - Nhìn chung, định nghĩa CTNH ở các nước tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng bản chất đều nhấn mạnh đến tính chất độc hại của loại chất thải này đến môi trường và sức khỏe con người. - Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm CTNH được đề cập đến một cách chính thức tại quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo QĐ 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế quy định: “CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người”. Đến năm 2005, định nghĩa này đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn với cách diễn đạt rất ngắn gọn và súc tích tại Khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005. Theo đó, CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. - Khi đối chiếu khái niệm CTNH ở hai văn bản pháp luật trên, có thể dễ dàng nhận thấy về mặt hình thức thì khái niệm CTNH trong Luật Bảo vệ môi trường (2005) đã rút gọn đi rất nhiều về số lượng câu, chữ, cách diễn đạt cũng rõ ràng hơn và súc tích hơn. Tuy nhiên, điều đó vẫn không làm giảm hay sai lệch phần nội dung mà khái niệm muốn đề cập đến: CTNH là một loại chất thải, có các đặc tính lý, hóa hoặc sinh học có thể gây nguy hại trực tiếp hay gián tiếp khi tương tác với các chất khác. - Có nhiều tiêu chí để phân loại CTNH như: Phân loại theo nguồn thải đặc thù, phi đặc thù; phân loại theo chất thải công nghiệp; phân loại theo loại nguy hại; theo nhóm HVTH: Nhóm 1 Trang 9 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại. hóa học; theo thành phần hóa học ban đầu; theo tình trạng vật lý… Theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh mục CTNH, CTNH được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính như: Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than; chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ, hữu cơ; chất thải từ ngành luyện kim; chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh; chất thải từ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; chất thải từ ngành y tế và thú y; chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp… 2.1.5. Khái niệm về quản lý CTNH - Tại Khoản 3 Điều 3 quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định: quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ CTNH. - Theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 (sau đây gọi tắt là Thông tư 12) quy định tại mục 2.1: quản lý CTNH gồm các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu huỷ CTNH. - Như vậy, khái niệm quản lý CTNH lần đầu tiên được quy định tại quy chế quản lý CTNH, sau đó khái niệm này đã được chỉnh sửa tại Thông tư 12. Tại thông tư này, khái niệm quản lý CTNH được diễn đạt một cách cụ thể, rõ ràng, có nội hàm rộng hơn và đầy đủ hơn so với quy định tại Khoản 3 Điều 3 của quy chế. Các nhà làm luật đã liệt kê hàng loạt hoạt động của việc quản lý CTNH theo một quy trình chặt chẽ hơn, bao gồm cả những hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại CTNH. Như vậy, trách nhiệm quản lý chất thải của cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý CTNH không chỉ có từ khi chất thải đó phát sinh, mà các chủ thể trên còn có trách nhiệm trong việc phòng ngừa, giảm thiểu bằng việc áp dụng mọi biện pháp kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến… nhằm hạn chế lượng CTNH phát sinh trên thực tế. - Theo quy định trên, quản lý CTNH có những đặc điểm sau: i) Trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý CTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý CTNH trong phạm vi chức năng luật định. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý CTNH là những chủ thể có những hoạt động liên quan trực tiếp đến CTNH như: chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ. ii) Nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ thể là: các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý CTNH, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm… các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành những hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý… CTNH. - Quy trình quản lý CTNH được thực hiện theo 5 giai đoạn. Đó là: + Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh CTNH. Đây là việc tiến hành các biện pháp để quản lý CTNH ngay tại chính nguồn phát sinh ra chất thải đó. Kiểm soát CTNH tại nguồn là một công việc khá phức tạp. Cách thông thường nhất được nhiều quốc gia sử dụng để giải quyết những vấn đề trên là tiến hành thủ tục đăng ký cấp giấy phép đối với các chủ nguồn thải CTNH, đặc biệt là trong ngành công nghiệp. HVTH: Nhóm 1 Trang 10 [...]... Trang 26 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại - Tại Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn đưa ra những quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn nguy hại nói riêng - Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Nghị định 59/2007/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm của chính quyền trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn. .. phí trong quá trình quản lý chất thải Bên cạnh đó Trung Quốc cũng rất chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quy HVTH: Nhóm 1 Trang 13 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại định về quản lý CTNH Luật Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn (1995) của Trung Quốc được kết cấu và điều chỉnh theo hai tiêu chí gồm mức độ nguy hại của chất thải và nguồn phát thải. .. giữ chất thải là giai đoạn trung gian trước khi đưa chất thải đi xử lý và tiêu huỷ Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn định nghĩa: “Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý HVTH: Nhóm 1 Trang 25 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và. .. 2011 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại 2 Quy định về CTR và chất thải nguy hại Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp khẩn cấp để quản lý chất thải rắn ở vùng đô thị và khu công nghiệp Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở khu công nghiệp và đô... tổ chức hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn địa phương; công bố, công khai quy hoạch quản lý chất thải rắn; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn - Như vậy, từ quy định trong các văn bản nêu trên ta thấy các văn bản đều đưa ra những qui định về cơ quan nhà nước trong quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn nguy hại nói... Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại - Đối với các loại CTNH đặc thù như chất thải rắn nguy hại, chất thải y tế nguy hại, ngoài việc tuân thủ những quy định chung ở trên, các chủ thể có liên quan phải tuân thủ sự hướng dẫn của những văn bản pháp luật chuyên ngành về vấn đề đó Ví dụ: Nghị định số 59/2007/NĐ–CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn và Quy chế quản lý. .. mục đích đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý CTNH 3.2 Sự phát triển của pháp luật quản lý chất thải rắn Việt Nam Tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện nên công tác bảo vệ môi trường, trong đó có lĩnh vực quản lý CTNH ngày HVTH: Nhóm 1 Trang 15 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại càng được quan tâm Sự... 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn HVTH: Nhóm 1 Trang 21 1997 1999 1999 2002 2007 2009 2011 2004 2001 2008 2006 2007 2008 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn 6 Hệ thống các QCVN và TCVN TCVN... và nguồn phát thải Trong chất thải thông thường lại chia thành chất thải cơ bản, chất thải công nghiệp và chất thải đô thị Năm 1995, luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn do chất thải rắn được ban hành, trong đó quy định các ngành công nghiệp phải đăng ký việc phát sinh chất thải, nước thải, … đồng thời phải đăng ký việc chứa đựng, xử lý và tiêu huỷ chất thải, liệt kê các chất thải từ các ngành công... nhất, để điều chỉnh vấn đề quản lý chất thải rắn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2007/NĐ–CP về quản lý chất thải rắn, trong đó có rất nhiều quy định về chất thải rắn nguy hại Cùng thời gian này, Bộ Y tế đã ký Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế… Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam: - Luật bảo vệ môi trường . thực hiện. Đó chính là lý do nghiên cứu Luật và chính sách trong chính sách quản lý CTR” ở nước ta. HVTH: Nhóm 1 Trang 5 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại. 1.2 4: LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ CTR VÀ CTNH CỦA NƯỚC TA 4.1. Pháp luật về quản lý CTR và CTNH 4.1.1. Pháp luật về quản lý CTR 4.1.2. Pháp luật về quản lý CTNH 4.2. Chính sách quản lý CTR và. chung là chất thải rắn công nghiệp.” HVTH: Nhóm 1 Trang 7 Luật và Chính sách trong Quản lý Chất thải rắn và Chất thải nguy hại. - Chất thải rắn thông thường (CTR TT): Thuật ngữ Chất thải rắn thông