Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý CTNH

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 32 - 34)

6 Hệ thống các QCVN và TCVN

4.1.2.2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý CTNH

Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH

- Theo Thông tư số 12/2006/TT–BTNMT, chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH. Là người được hưởng lợi từ quá trình sản xuất, kinh doanh, chủ nguồn thải cũng chính là người phải chịu trách nhiệm đối với những vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình đó. So với quy chế quản lý CTNH thì Thông tư 12 đã quy định cụ thể và chi tiết hơn rất nhiều về trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH. Ngoài việc phải làm thủ tục để được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, chủ nguồn thải còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

- Một là: Thực hiện đúng các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận (nếu có).

+ Hai là: Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTNH, chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an toàn.

+ Ba là: Phân loại CTNH, không để lẫn CTNH khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; bố trí nơi lưu giữ tạm thời CTNH an toàn; đóng gói, bảo quản CTNH theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường, có dán nhãn. + Bốn là: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoặc các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH gây ra.

+ Năm là: Khi không có đủ khả năng tự vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH của mình thì chủ nguồn thải phải ký hợp đồng với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu hủy CTNH đã được cấp Giấy phép quản lý CTNH có địa bàn hoạt động phù hợp.

+ Sáu là: Chỉ chuyển giao cho chủ vận chuyển số lượng, chủng loại CTNH theo đúng nội dung Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng xử lý, tiêu hủy và chứng từ đã khai.

- Bố trí khu vực lưu giữ tạm thời CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tương tự như quy định từ Điểm 3.1 đến 3.6 Phụ lục 7 và đóng gói, bảo quản CTNH trong các bao bì chuyên dụng hoặc thiết bị lưu chứa CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tương tự như quy định tại Mục 1, 2 Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.

- Thông tư 12 cũng quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu hủy ở nước ngoài. Theo quy định tại mục 1.12 phần IV của Thông tư, chủ nguồn thải phải phối hợp với chủ vận chuyển, chủ xử lý và tiêu hủy (ở nước ngoài) để tuân thủ các quy định của công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc tiêu hủy chúng trong việc đăng ký xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu hủy. Ngoài ra, chủ nguồn thải chỉ được phép xuất khẩu CTNH khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Thông tư.

Trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH

- Theo quy định của Thông tư số 12, chủ vận chuyển là tổ chức, các nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở được cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH để thực hiện việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ tạm thời CTNH.

- Đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001 hoặc Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hoặc tương đương phù hợp với việc vận chuyển CTNH trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực kể cả sau khi chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này.

- Thông tư đã có hẳn một mục riêng quy định về điều kiện hành nghề vận chuyển CTNH. Theo đó, các chủ thể phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì mới được phép tiến hành vận chuyển CTNH.

- Ngoài việc làm thủ tục để được cấp giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH, chủ vận chuyển phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

+ Thứ nhất: Thực hiện đúng các nội dung của Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoặc các hồ sơ giấy tờ tương đương theo luật định; thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ CTNH.

+ Thứ hai: Chỉ thu gom, vận chuyển số lượng, chủng loại CTNH từ chủ nguồn thải hoặc chủ vận chuyển thứ nhất (nếu là chủ vận chuyển thứ 2) và chuyển giao cho chủ vận chuyển thứ 2 (nếu là chủ vận chuyển thứ nhất) hoặc chủ xử lý, tiêu hủy theo đúng nội dung đã khai trong chứng từ bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng và trên địa bàn hoạt động được quy định trong giấy phép quản lý CTNH.

+ Thứ ba: Chỉ vận chuyển theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông.

- Ngoài những trách nhiệm cơ bản trên, trong trường hợp vận chuyển xuyên biên giới CTNH, chủ vận chuyển phải: Phối hợp với chủ nguồn thải và chủ xử lý, tiêu hủy (ở nước ngoài) để tuân thủ quy định của công ước Basel.

Trách nhiệm của chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH

- Theo quy định của Thông tư 12, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở được cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH để thực hiện việc lưu giữ tạm thời, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu hủy CTNH. Ngoài việc phải làm thủ tục để được cấp giấy phép quản lý CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH còn phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

+ Một là: Thực hiện đúng nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ CTNH.

+ Hai là: Chỉ được phép ký hợp đồng xử lý, tiêu hủy CTNH với các chủ nguồn thải trên địa bàn hoạt động được phép theo quy định trong giấy phép quản lý CTNH và chỉ tiếp nhận xử lý, tiêu hủy số lượng, chủng loại CTNH bằng các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng, chứng từ đã thống nhất khai và các quy định trong giấy phép quản lý CTNH.

+ Ba là: Trường hợp chủ xử lý, tiêu hủy đồng thời là chủ nguồn thải và/hoặc có nhu cầu hành nghề vận chuyển thì phải có đủ điều kiện hành nghề vận chuyển theo quy định pháp luật và phải làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải và/hoặc giấy phép hành nghề vận chuyển.

- Để thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý CTNH, pháp luật còn quy định chủ xử lý và tiêu hủy chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường Trung ương, địa phương.

- Đối với các loại CTNH đặc thù như chất thải rắn nguy hại, chất thải y tế nguy hại, ngoài việc tuân thủ những quy định chung ở trên, các chủ thể có liên quan phải tuân thủ sự hướng dẫn của những văn bản pháp luật chuyên ngành về vấn đề đó. Ví dụ: Nghị định số 59/2007/NĐ–CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn và Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ–BYT ngày 30/11/2007.

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w