Hạn chế trong hệ thống luật và chính sách về công tác quản lý CTR

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 51 - 53)

6 Hệ thống các QCVN và TCVN

6.1.2. Hạn chế trong hệ thống luật và chính sách về công tác quản lý CTR

- Giữa các Bộ, ngành, chưa có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, chồng chéo và chưa có 1 đầu mối để kết nối giữa các Bộ ngành khác nhau.

- Quy hoạch quản lý chất thải chưa sát thực tế, còn mang tính lý thuyết, khó thực hiện. Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư công nghệ xử lý theo hình thức, chưa thực sự có hiệu quả, DN tiếp cận với chính sách đó còn gặp nhiều khó khăn, các thủ tục hành chính phiền phức, một số DN lợi dụng chính sách đó để lựa chọn công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng CTR lạc hậu, không phù hợp với điều kiện ở nước ta.

- Công tác xã hội hóa toàn dân bảo vệ môi trường còn mang tính phong trào ở một số địa phương.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa ngăn chặn được tình hình vi phạm pháp luật về hoạt động quản lý CTR.

6.2. Kiến nghị

- Hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về BVMT. Nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường dựa trên cơ sở các điều kiện về kinh tế - xã hội Việt Nam.

- Xây dựng pháp luật về quản lý CTRTT phải phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế, xã hội của từng địa phương; trên cơ sở thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật quản lý chất thải rắn ở Việt Nam. Các văn bản pháp luật cần phải xác định rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý CTR. Có mối liên hệ ràng buộc giữa cơ quan nhà nước, chủ nguồn thải và chủ hành nghề quản lý CTNH.

- Nhà nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chât thải, nâng cao công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ , từng bước hiện đại hoá công nghệ kỹ thuật tuy nhiên cần phải xem xét khía cạnh công nghệ kỹ thuật đó có phù hợp với kinh tế của nước ta hay không?

- Áp dụng công cụ kinh tế, chế tài xử phạt hợp lý, có tính răn đe cao dối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý chất thải.

- Tăng cường hệ thống thanh tra môi trường cả về nhân lực và trình độ chuyên môn, tổ chức đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như pháp luật để đội ngũ cán bộ thanh tra môi trường có đủ năng lực, trình độ thực thi hiệu quả công tác kiểm soát việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải. Kiện toàn tổ chức và tạo điều kiện để Cảnh sát Môi trường các cấp hoạt động có hiệu quả.

- Thực hiện xã hội hóa tàn dân BVMT bằng hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật cho cộng đồng dân cư. Trước hết: Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp; kiện toàn, củng cố và ổn định bộ máy cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở để nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường của địa phương. Thứ hai: Tăng cường và đổi mới

công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác bảo vệ môi trường trong đó có hoạt động quản lý CTR. Thứ ba: Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; tăng đầu tư và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn chi cho công tác bảo vệ môi trường của địa phương.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn vốn, công nghệ hiện đại phù hợp với tình hình nước ta.

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w