6 Hệ thống các QCVN và TCVN
4.1.1.7. Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường
- Xử lý chất thải rắn là một bài toán hóc búa đối với các nhà nghiên cứu bởi đây là giai đoạn cuối của quá trình quản lý chất thải, là giai đoạn đảm bảo cho chất thải được đưa vào môi trường mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của con người.
- Xử lý chất thải, bao gồm các hoạt động tái sử dụng, tái chế, tiêu huỷ. Xử lý, tiêu huỷ chất thải là khâu rất quan trọng có tính quyết định đối với việc tạo lập một hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, để giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ con người.
- Tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP đưa ra định nghĩa về xử lý chất thải rắn như sau: “Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn”.
- Từ thực trạng quy định của pháp luật đối với hoạt động xử lý chất CTRTT ta thấy các chủ thể xử lý CTRTT phải có trách nhiệm lựa chọn công nghệ và chu trình xử lý sao cho phù hợp với từng loại chất thải đã được phân loại.
- Khi thực hiện việc xử lý CTRTT cần tuân thủ các giai đoạn quá trình xử lý. Xử lý chất thải hiện nay thường được áp dụng các công nghệ: Phân loại và xử lý cơ học; công nghệ thiêu đốt; công nghệ xử lý hoá lý; trich ly; chưng cất; kết tủa- trung hoà; ô xy hoá khử; công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.
4.1.1.7. Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường rắn thông thường
- Quản lý CTRTT là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động bảo vệ môi trường. Vì vậy, có thể hiểu trách nhiệm quản lý CTRTT nói riêng nằm trong trách nhiệm BVMT nói chung của các cá nhân, tổ chức. Điều 29 Hiến pháp 1992 quy định: Mọi cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội; mọi công dân đều phải có trách nhiệm BVMT.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành mọi hoạt động liên quan đến quản lý chất thải đều chịu sự quản lý nhà nước về BVMT thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về hướng dẫn Luật BVMT 2005 có đưa ra quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động quản lý chất thải rắn nguy hại trong đó quy định cụ thể trách nhiệm cho hai cơ quan là Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tại Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn đưa ra những quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn nguy hại nói riêng.
- Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Nghị định 59/2007/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm của chính quyền trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn
- Điều 28 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn địa phương; công bố, công khai quy hoạch quản lý chất thải rắn; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
- Như vậy, từ quy định trong các văn bản nêu trên ta thấy các văn bản đều đưa ra những qui định về cơ quan nhà nước trong quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn nguy hại nói riêng còn quy định về quản lý CTRTT hầu như không có. Vì vậy, điều này thường gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý. Do thiếu những chế tài xử lý nên các vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng ra tăng.