Hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 49 - 50)

6 Hệ thống các QCVN và TCVN

6.1.1. Hệ thống pháp luật

- Trong thời gian qua, các văn bản luật và chính sách trong quản lý CTR đã được ban hành cả ở cấp Trung ương và địa phương. Các quy định được điều chỉnh đối với

các vấn đề như quản lý CTR, chất thải nguy hại; quy định về tái chế; nhập khẩu phế liệu; cơ sở hạ tầng quản lý chất thải; quy hoạch quản lý CTR, quy hoạch các công trình xử lý CTR; phí và lệ phí quản lý CTR, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật và các TCVN, QCVN về môi trường.

- Nghị định số 59/2007/NĐ–CP ngày 09/04/2007 quy định về quản lý chất thải rắn.

- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT (thay thế Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006) quy định về quản lý CTNH quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân torng hoạt động quản lý CTNH (chủ nguồn thải, chủ hành nghề quản lý CTNH, chủ tái sử dụng, cơ quan nhà nước); và điều kiện hành nghề quản lý CTNH (sau đây viết tắt là QLCTNH); thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép hành nghề, mã số QLCTNH; vận chuyển xuyên biên giới CTNH. Thông tư này hướng dẫn chi tiết các điều khoản, là thông tư theo hướng mở giúp tổ chức và cá nhân dễ dàng thực hiện.

- Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường, với mức phạt khá cao nhưng khung hình phạt còn chung chung, chưa bao quát hết tất cả các đối tượng trong xã hội. Nghị định 179/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày

30/12/2013 quy định chi tiết và đa dạng về khung hình phạt và mức phạt cũng cao hơn nhiều.

- Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta có nhiều chính sách đầu tư, phát triển trong công tác quản lý CTR, cụ thể như:

+ Chính sách áp dụng cơ chế quản lý 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng, tái chế), ưu tiên khuyến khích hoạt động tái chế phế liệu nhằm giảm lượng CTR phải đưa đi chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là diện tích sử dụng đất để quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp. Tuy nhiên chính sách này chưa được coi là thành công, nó mới chỉ triển khai ở bước đầu và thí điểm ở một số địa phương.

+ Chính sách về xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Xã hội hóa trong công tác quản lý CTR tại các tỉnh/thành phố đã bắt đầu được đưa vào trong các văn bản địa phương về công tác quản lý CTR. Khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư...

+ Chính sách phát triển công nghiệp và công nghệ xử lý CTR: Miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư cơ sở xử lý CTR, lựa chọn công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng.

+ Chính sách về thuế và phí BVMT đối với CTR: Nghị định số 67/2011/NĐ-CP5 ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường (mức thu Thuế BVMT với mặt hàng túi nilon là 40.000 đồng/kg). và Nghị định số 174/2007/NĐ-CP6 ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với CTR.

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w