Quản lý CT Rở Bình Dương

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 42 - 44)

6 Hệ thống các QCVN và TCVN

5.2.2. Quản lý CT Rở Bình Dương

- CTR SH từ hộ gia đình, khu hành chính, thương mại, dịch vụ, công cộng: Đây là các nguồn phát sinh nhỏ chủ yếu trong khu dân cư với khối lượng khoảng 1.334 tấn/ngày, trong đó có 3% từ các khu thương mại, du lịch. CTRSH từ các nguồn này sau khi thu gom được tập trung tại các điểm hẹn, TTC hoặc bãi tập kết rác, sau đó được chuyển sang xe vận chuyển đưa đến Khu liên hợp xử lý CTR Nam Bình Dương (gọi là KLH). Ở một số địa phương (huyện Bến Cát, Dầu Tiếng), CTRSH chỉ được đổ ở các bãi rác của huyện do đoạn đường vận chuyển quá xa. Sơ đồ hiện trạng hệ thống kỹ thuật quản lý CTRSH từ các nguồn này được mô tả trong Hình Ì. Tỷ lệ thu gom ở các huyện còn khá thấp (< 60%), đặc biệt, huyện Phú Giáo (chỉ đạt 16%). TP. Thủ Dầu Một và thị xã Dĩ An đạt tỷ lệ thu gom cao nhất (lần lượt 95% và 86%).

Hình : Sơ đồ hiện trạng hệ thống kỹ thuật quản lý CTR SH

- Toàn tỉnh hiện có 2 TTC (Tân Bình và Thuận Giao) và một bãi tập kết rác tại xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên. Hình thức xử lý tập trung chủ yếu là đưa CTRSH về KLH (diện tích 77 ha, công suất hiện tại 500 - 580 tấn/ngày) để chôn lấp. Lượng CTRSH không chuyển về KLH được đổ tại 4 bãi rác (ở ấp Núi Đất, xã Định Thành; ấp Bến

Tranh, xã Thanh An và xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng và xã Long Nguyên, huyện Bến Cát). Những noi xa trục đường chính, các hộ dân có đất vườn rộng thường chôn hoặc đốt CTRSH cùng vói rác vườn.

- CTRSH từ cơ sở sản xuất (CSSX): Đến năm 2012, toàn tỉnh có 29 KCN và 2 CCN được cấp phép, trong đó, 26 KCN và i CCN đã hoạt động. Kết quả khảo sát cho thấy, lượng CTRSH phát sinh từ 11 KCN/CCN là 130 tấn/ngày. Các cssx trong

KCN/CCN tự lựa chọn và ký họp đồng với các đơn vị thu gom. CTRSH từ các cssx ngoài KCN/CCN được Xí nghiệp/Đội Công trình Công cộng (CTCC) các huyện thu gom nhưng chưa có số liệu thống kê.

- CTRSH từ cơ sở tế: Toàn tỉnh có 123 cơ sở y tế (CS YT) công lập, 405 CSỴT ngoài công lập và 2 CSYT ngành. Tổng lượng CTRSH từ các CSYT khoảng 3,73 tấn/ngày. Theo kết quả khảo sát 15 bệnh viện và 3 trung tâm y tế, công tác thu gom và vận chuyển CTRSH do 5 đơn vị tư nhân, Công ty CTĐT Bình Dương, Xí nghiệp CTCC thực hiện.

- Nhìn chung, hệ thống kỹ thuật quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh hiện nay có những nhược điểm chính sau đây: CTRSH chưa được phân loại tại nguồn nên làm lãng phí nguồn nguyên liệu tái chế, chủ yếu là chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học "sạch"; Chưa bảo đảm thu gom 100% lượng chất thải phát sinh; Chưa được bố trí đủ TTC, dẫn đến tình trạng không chuyển CTRSH sau khi thu gom về KLH; Công nghệ xử lý chỉ tập trung vào chôn lấp nên tốn đất, lãng phí nguồn nguyên liệu hữu cơ và tăng chi phí xử lý. Công nghệ chế biến compost, tái chê nilon, nhựa và cao su thành dầu đốt công nghiệp đang trong giai đoạn chuẩn bị hoạt động.

5.2.3. Quản lý chất thải rắn ở TP.HCM

Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 5.800 - 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (Hoàng Thị Kim Chi, 2009).

: Quan hệ trực tiếp

Hình : Hệ thống quản lý nhà nước về CTR đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh

- Mô hình tổ chức quản lý CTR đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh đã cho thấy những hiệu quả tốt. Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị (gọi tắt là URENCO) trực thuộc UBND Thành phố. Hiện nay, UBND Thành phố thực hiện việc chỉ đạo trực tiếp và điều phối hoạt động cũng như sự phối hợp giữa URENCO, Sở TN&MT (Phòng Quản lý CTR) và các Công ty công ích. Như vậy, có thể thấy công tác vệ sinh môi trường đô thị nói chung và quản lý CTR đô thị nói riêng được đưa về tập trung vào một đầu mối. Vì vậy, công tác điều phối và quản lý CTR được thống nhất và hiệu quả. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ thu gom và xử lý CTR đô thị của Tp. Hồ Chí Minh trong những năm qua luôn đạt 95%. Đây là một trong số ít địa phương có tỷ lệ thu gom và xử lý CTR hợp vệ sinh cao nhất trong cả nước.(Nguồn: Sở TN&MT Tp. Hồ

Chí Minh, 2011.)

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 42 - 44)