Trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý CTNH

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 29 - 32)

6 Hệ thống các QCVN và TCVN

4.1.2.1. Trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý CTNH

Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý CTNH

Để thực hiện tốt công tác quản lý CTNH, việc đầu tiên mà các cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành đó là ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về vấn đề này. Trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước; trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động liên quan đến quản lý CTNH và các chế tài xử lý vi phạm.

Thông tư 12 đã dành cả phần V quy định về vấn đề tổ chức thực hiện. Trong đó, vai trò của các cơ quan Nhà nước về quản lý CTNH được thể hiện rất cụ thể. Ngoài ra, những quy định trên cũng được đề cập khá rõ nét trong Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006. Theo đó, BTNMT chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý CTNH trên phạm vi toàn quốc, ban hành hoặc xây dựng trình Chính phủ ban hành văn bản pháp luật về quản lý CTNH. Điểm a, b Khoản 1 Điều 20 của Nghị định trên có quy định: BTNMT có trách nhiệm ban hành danh mục CTNH và hướng dẫn quy trình giảm thiểu, thống kê, khai báo và quản lý CTNH; hướng dẫn việc vận chuyển CTNH ra nước ngoài xử lý theo Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý phù hợp. Việc ban hành văn bản pháp luật về quản lý CTNH có ý nghĩa rất quan trọng. Đây chính là cơ sở định hướng cho các hoạt động liên quan đến quản lý CTNH. Trên thực tế,

BTNMT đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này như: Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành danh mục CTNH; Thông tư số

12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH…

Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải và giấy phép quản lý CTNH

 Cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải :

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH là hồ sơ cấp cho chủ nguồn thải CTNH, trong đó liệt kê thông tin về chủng loại, số lượng CTNH đăng ký phát sinh và quy định trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ nguồn thải đối với CTNH được đăng ký, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý CTNH tiến hành kiểm tra, giám sát và kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của các chủ nguồn thải.

- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT điều chỉnh thông tư 12/2006/TT-BTNMT giúp cho Chủ nguồn thải linh hoạt trong quá trình thực hiện. Cụ thể như : cho phép Chủ nguồn thải CTNH được lập chung hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh. Hoặc trường hợp cơ sở phát sinh CTNH dưới dạng nguồn thải di động hoặc nguồn thải có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn một cơ sở đầu mối để đại diện lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Đồng thời cho phép Chủ nguồn thải CTNH đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khi có pPhát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH so với thực tế hoạt động.

- Theo quy định của pháp luật, Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải trong tỉnh theo mẫu do Thông tư 12 quy định. Cùng quá trình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải cho các chủ thể nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường còn có trách nhiệm cấp mã số quản lý CTNH và đóng dấu xác nhận vào Sổ đăng ký chủ nguồn thải kèm theo bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

 Cấp giấy phép quản lý CTNH cho chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH:

Giấy phép quản lý CTNH là tên gọi chung cho giấy phép hành nghề quản lý CTNH do cơ quan cấp phép (Cục Bảo vệ môi trường, UBND cấp tỉnh và Sở Tài

nguyên và Môi trường) cấp cho chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ, trong đó quy định cụ thể về địa bàn hoạt động, các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép vận hành, các loại CTNH được phép quản lý cũng như trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH. Cụ thể như sau:

i) Đối với giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH:

Giấy phép này sẽ được cấp khi chủ vận chuyển đáp ứng được các điều kiện luật định. Ngoài giấy đăng ký hành nghề vận chuyển hàng hóa trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ vận chuyển CTNH còn phải thoả mãn những điều kiện khác như:

- Phải có Bản cam kết bảo vệ môi trường, hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận.

- Có phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữu tạm thời CTNH đáp ứng yêu cầu.

- Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở, đặc biệt là khu vực vệ sinh phương tiện, bãi tập kết phương tiện, khu vực trung chuyển, lưu giữ tạm thời hoặc phân loại CTNH (nếu có).

- Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật; có đủ đội ngũ lái xe và nhân viên vận hành được tập huấn để đảm bảo vận hành an toàn các thiết bị, phương tiện.

- Đã xây dựng các chương trình, kế hoạch sau: Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố…

- Có hợp đồng nguyên tắc về việc vận chuyển CTNH với các chủ xử lý, tiêu hủy có Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH do cơ quan cấp phép có thẩm quyền cấp theo luật định. (Thủ tục cấp, điều chỉnh, gia hạn giấy phép quản lý CTNH cho chủ vận chuyển được quy định chi tiết tại mục 2 phần III của Thông tư số 12/2006/TT- BTNMT ngày 26/12/2006)

ii) Đối với giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH

Tổ chức, cá nhân hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH sẽ được cấp phép hành nghề khi thoả mãn các yêu cầu cơ bản sau:

- Phải có Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý, tiêu hủy CTNH được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

- Cơ sở xử lý CTNH phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo vệ môi trường (2005): Phù hợp với quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp CTNH đã được phê duyệt; đã đăng ký danh mục CTNH được xử lý; …

- Trường hợp có khu chôn lấp CTNH thì phải đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2005, cụ thể như sau: Khu chôn lấp phải được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật; có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nước mặt, nước ngầm; Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh, có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường …

- Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ tạm thời, chuyên chở trong nội bộ phải đáp ứng yêu cầu.

- Sáu là: Ngoài việc phải đáp ứng những yêu cầu về thiết bị, phương tiện, chủ thể đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH phải có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương; có đội ngũ nhân viên vận hành được tập huấn để đảm bảo vận hành an toàn các phương tiện và thiết bị .

- Xử lý, tiêu hủy CTNH là một hoạt động rất phức tạp và chứa đựng nhiều khả năng gây rủi ro nên pháp luật bắt buộc các chủ thể tiến hành hoạt động này phải xây dựng một số quy trình,… Ngoài ra, cơ sở xử lý, tiêu hủy CTNH phải lập kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên về: vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng;…

Quy hoạch quản lý CTNH

- Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường (2005) có quy định: Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với BTNMT và UBND cấp tỉnh lập quy hoạc tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp CTNH trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bản quy hoạch này bao gồm những nội dung chính:

+ Điều tra, đánh giá, dự báo nguồn phát sinh CTNH, loại và khối lượng CTNH; + Xác định địa điểm,cơ sở xử lý, khu chôn lấp CTNH;

+ Xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển CTNH, vị trí, quy mô, loại hình, phương thức lưu giữ; xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp CTNH;

+ Xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại CTNH phải được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để.

- Pháp luật còn quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp CTNH theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w