Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý CTNH

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 34 - 36)

6 Hệ thống các QCVN và TCVN

4.1.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý CTNH

Để các quy định pháp luật về quản lý CTNH được đưa vào áp dụng triệt để trên thực tế và thực hiện toàn diện trên phạm vi cả nước rất cần đến những yếu tố: Sự quản lý Nhà nước, ý thức trách nhiệm của các chủ thể liên quan trực tiếp đến quản lý CTNH và những yếu tố khác. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh các công tác xã hội như tuyên truyền, vận động…, Nhà nước còn đặt ra một hệ thống các chế tài xử lý những hành vi vi phạm trên nhằm mục đích đưa hoạt động quản lý CTNH vào khuôn khổ nhất định, bao gồm các chế tài dân sự, hình sự, hành chính. Theo đó, bất cứ chủ thể nào vi phạm quy định pháp luật về quản lý CTNH sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng.

Trách nhiệm hành chính

- Hiện nay, những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2009. Theo đó, trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật quản lý CTNH được quy định trong nhiều điều như sau:

+ Điều 16. Vi phạm các quy định về vận chuyển, chôn lấp, thải chất thải rắn thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này trong trường hợp chất thải có chứa chất phóng xạ vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

+ Điều 17. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phân loại chất thải nguy hại, để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; không bố trí nơi an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường; không dán nhãn theo quy định;

b) Chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện về quản lý, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định;

c) Xuất khẩu chất thải nguy hại khi chưa có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Điều 18. Vi phạm các quy định về vận chuyển chất thải nguy hại: Phạt tiền từ 70.000.000 đến 100.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân khác hoặc bán, cho chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện về quản lý, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại.

+ Điều 19. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy hại: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện về quản lý, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định;

b) Khu xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải nguy hại không được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không có biện pháp ngăn cách hoá chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất;

c) Không có trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

d) Không có các biện pháp bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh;

đ) Không có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất.

+ Điều 30. Vi phạm quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra còn xử phạt các hành vi như xả nước thải, khí thải, bụi có chứa chất thải nguy hại.

- Nghị định 179/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2013 thì quy định khung xử phạt khác nhau ở từng hành vi dù rất nhỏ, mức phạt cũng cao hơn nhiều so với mức phạt ở nghị định 117/2009/NĐ-CP.

- Ngoài chế tài phạt tiền, trong các điều luật trên còn kèm theo hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như: tước giấy phép môi trường, tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra…

Trách nhiệm hình sự

- Bộ Luật Hình sự năm 1999 tuy không có những quy định riêng biệt về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật quản lý CTNH, nhưng đã dành hẳn chương XVII để quy định trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Với 10 điều luật quy định từ Điều 182 đến Điều 191, Bộ Luật Hình sự đã liệt kê ra hàng loạt tội danh có liên quan đến quản lý CTNH như: Tội gây ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm đất, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, tội gây ô nhiễm không khí… trong đó quy định nhiều khung hình phạt khác nhau tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Trách nhiệm dân sự

- Cũng giống như những quy định trong Bộ Luật Hình sự 1999, Bộ Luật Dân sự 2005 không có những quy định cụ thể về trách nhiệm dân sự đối với hành vi vi phạm quản lý CTNH. Tuy nhiên, bộ luật đã dành ra một số điều để quy định về chế tài dân sự đối với hành vi vi phạm môi trường. Ví dụ: Điều 270 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải; Điều 624 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Theo đó, các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm không có lỗi. Như vậy, không phụ thuộc vào việc người gây ô nhiễm môi trường có lỗi hay không, trong mọi trường hợp chủ thể đó đều phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

 Tóm lại, quản lý CTNH là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam và mới chỉ được chú trọng trong những năm gần đây, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được sự nỗ lực hết mình và vai trò to lớn của Nhà nước đối với hoạt động này. Điều đó được thể hiện

ở hàng loạt các văn bản luật, dưới luật đã được ban hành để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn quản lý CTNH. Không chỉ dừng lại ở đó, các văn bản này từng bước được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình mới. Tuy còn nhiều bất cập, song sự ra đời của các văn bản pháp luật đó đã đáp ứng được phần nào nguyện vọng của cộng đồng, góp phần vào quá trình giải quyết những áp lực nặng nề từ môi trường.

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w