Hiện trạng luật và chính sách quản lý CTR

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 38 - 41)

6 Hệ thống các QCVN và TCVN

5.1. Hiện trạng luật và chính sách quản lý CTR

- Công tác quản lý chất thải rắn được thể hiện bằng chính sách, pháp luật quản lý CTR đã được quy định trong Luật BVMT 1994, Luật BVMT 2005, trong Chiến lược

Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Cụ thể là trong Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN ở Việt Nam năm 1999, nay được thay thế bằng Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050.Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Các chiến lược này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể có ý nghĩa định hướng cho các công tác quản lý CTR hiện nay. Tuy nhiên, kết quả đạt được trên thực tế vẫn còn hạn chế so với yêu cầu của Chiến lược đề ra, các mục tiêu quản lý CTR đặt ra còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện cũng như hoàn thành mục tiêu.Theo đánh giá của Báo cáo môi trường quốc gia hàng năm, hầu hết các chỉ tiêu bảo vệ môi trường về CTR đã được xác định trong Chiến lược và trong Nghị định số 59/2007/NĐ- CP đều không đạt.

- Về công tác phân loại, thu gom và vận chuyển CTR. Các thành phố áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chương trình này vẫn chưa được triển khai rộng rãi vì nhiều lý do như: Chưa đủ nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực thực hiện; CTR sau khi được người dân tiến hành phân loại tại nguồn lại bị thu gom và đổ lẫn lộn vào xe vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung; Tỷ lệ người dân tự nguyện tham gia phân loại rác chỉ chiếm khoảng 70%, một số người tham gia cũng thực hiện chưa tốt.

- Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp quan tâm, tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Tuy tỷ lệ thu gom ở các đô thị tăng từ 72% năm 2004 lên 80% - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% năm 2010 nhưng vẫn còn khoảng 15 - 17% CTR đô thị bị thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về quy hoạch xây dựng đưa ra quy chuẩn về tỉ lệ thu gom: Đô thị đặc biệt và loại I là 100%, đô thị loại II> 95%, đô thị loại III - IV > 90%, đô thị loại V > 85%. Tính đến nay, tỷ lệ thu gom của phần lớn các đô thị vẫn chưa đạt được Quy chuẩn này.

Bảng : So sánh mức độ thực hiện các chỉ tiêu về quản lý CTR đã đặt ra đến năm 2010 trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

TT Mục tiêu Mục tiêu đặt ra năm 2010

Mức độ thực hiện đến năm 2009 (%) Theo báo cáo cán bộ ngành Theo khảo sát ở một số địa phương 1

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt, CN và dịch vụ các khu đô thị, các KCN, KCX

90 80 – 82 73,8

2

Tỷ lệ phân loại rác tại nguồn: - Hộ gia đình - Doanh nghiệp 30 70 - - 7,3 56,19

3 Tỷ lệ khu dân cư có thùng đựng

rác tập trung 80 - 54

4 Tỷ lệ khu vực công cộng có thùng gom rác thải 80 64,8 5

CTR tại các khu đô thị, KCN, KCX được xử lý đúng kỹ thuật MT

60 33,17

6 Tỷ lệ chất thải y tế ở các bệnh viện được xử lý đúng kỹ thuật MT 100 90,9 -

7

Tỷ lệ CSSX xây dựng mới có công nghệ sạch hoặc thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn MT

100 - 75,24

8

Tỷ lệ các CSSXKD được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001

50 - 6,65

(Nguồn: Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Viện Chiến lược và Chính sách TN&MT, 2011.)

- Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT nói chung và quản lý, xử lý CTR nói riêng đã được ban hành cả ở cấp Trung ương và địa phương. Các quy định được điều chỉnh đối với các vấn đề như quản lý CTR, chất thải nguy hại; quy định về tái chế; nhập khẩu phế liệu; cơ sở hạ tầng quản lý chất thải; quy hoạch quản lý CTR, quy hoạch các công trình xử lý CTR; phí và lệ phí quản lý CTR, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật và các TCVN, QCVN về môi trường.

- Thể chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý CTR ở nước ta dù đã có những bước tiến bộ đáng ghi nhận, nhưng còn chưa đầy đủ, đồng bộ hoặc còn chồng chéo; chưa có một quy định thống nhất, toàn diện cho công tác quy hoạch quản lý CTR quốc gia.

- Một số chính sách đã được ban hành nhưng cơ chế triển khai, các văn bản hướng dẫn vẫn còn thiếu dẫn đến việc triển khai không hiệu quả hoặc không thể đi vào thực tế. Vấn đề triển khai thực hiện chưa thực sự phát huy hiệu quả, thể hiện ở việc chưa đạt các chỉ tiêu môi trường đã đặt ra. Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định về một số vấn đề có tính then chốt đối với công tác quản lý CTR (bao gồm các vấn đề như nhân lực, bộ máy tổ chức, trình độ, các hướng dẫn kỹ thuật...) vẫn còn thiếu, dẫn đến các hoạt động quản lý CTR khó triển khai trong thực tế, đặc biệt đối với công tác quản lý CTNH.

- Do không có một tổ chức đầu mối chung về quản lý CTR nên các văn bản, quy chuẩn quy phạm, quy định về quản lý CTR do nhiều Bộ ban hành. Hàng loạt các vấn đề chưa có các văn bản quy định cụ thể như: chưa có các quy định về danh mục CTR thông thường; quy định về điều kiện năng lực cho phép các tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy CTR thông thường; quy định thẩm định công nghệ xử lý CTR sinh hoạt do nước ngoài đầu tư. Ngoài ra, hiện nay cũng chưa có cơ quan chịu trách nhiệm tập trung quản lý thông tin, dữ liệu về quản lý CTR ở cấp trung ương, cũng như ở cấp địa phương.

- Thêm vào đó, công tác kiểm tra, thanh tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm về BVMT đối với CTR

còn chưa đủ sức răn đe, mức thi hành cưỡng chế có hiệu lực chưa cao dẫn đến hiệu quả quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Chồng chéo trong hệ thống quản lý CTR dẫn đến chồng chéo khi triển khai thực hiện các chương trình.

- Trong danh mục các chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR, căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được phân công về CTR, các bộ, ngành đều được giao chủ trì thực hiện các chương trình tương ứng, cụ thể:

+ “Chương trình thúc đẩy phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn” và “Thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì;

+ “Chương trình đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn cấp vùng” và “Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị giai đoạn 2009 - 2020” do Bộ Xây dựng chủ trì;

+ “Chương trình tăng cường quản lý chất thải rắn nông thôn, làng nghề” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì.

+ “Chương trình xử lý chất thải rắn y tế trong giai đoạn 2009 - 2025” do Bộ Y tế chủ trì.

(Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, trích từ Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050, 2011.)

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 38 - 41)