Công tác xử lý chất thải rắn ytế nguy hạ

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 47 - 48)

6 Hệ thống các QCVN và TCVN

5.4.2. Công tác xử lý chất thải rắn ytế nguy hạ

- Công tác xử lý CTR y tế nguy hại tại 7 vùng trong cả nướcVùng Đồng bằng sông Hồng có 244 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương trong đó 98 cơ sở có trang bị lò đốt CTR y tế (chiếm 40%), số lò đốt còn hoạt động tốt là 63 (chiếm 64%). Đối với các cơ sở y tế chưa được trang bị lò đốt, hoặc lò đốt không hoạt động, CTR y tế nguy hại xử lý tập trung tại khu xử lý CTR chung. Có 8/11 tỉnh của vùng đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung, số cơ sở y tế cấp địa phương xử lý tại khu xử lý tập trung chiếm 65%. Tại 3 tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam và Vĩnh Phúc 100% CTR y tế xử lý phân tán tại các bệnh viện.

- Vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ có 209 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương 93 cơ sở có trang bị lò đốt CTR ytế (chiếm hơn 44%), số lò đốt còn hoạt động tốt là 42 (chiếm trên 45%). Có 9/15 tỉnh của vùng đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. Chỉ có 31 cơ sở y tế xử lý tại các khu xử lý CTR chung, tương đương gần 15%. Một số tỉnh đã có khu vực xử lý CTR y tế chung nhưng

rất ít cơ sở vận chuyển đến như Cao Bằng, Bắc Kạn… Phần lớn CTR y tế ở các tỉnh như Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La... được xử lý tại chỗ, không đạt yêu cầu.

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 236 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương trong đó 168 cơ sở có trang bị lò đốt CTR y tế (chiếm 50%), số lò đốt còn hoạt động tốt là 79 (chiếm 47%). Có 12/14 tỉnh đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung của tỉnh; 47% số cơ sở y tế xử lý tại khu xử lý tại khu xử lý CTR tập trung. Đối với bệnh viện tuyến Trung ương tập trung tại Đà Nẵng thì 100% CTR y tế nguy hại được đưa về lò đốt CTR tại khu xử lý Khánh Sơn.

- Vùng Tây Nguyên có 32/74 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương trang bị lò đốt CTR y tế (43 %), trong đó 23 lò còn hoạt động tốt (chiếm 72%). Với 4/5 tỉnh đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. 38 cơ sở (51%) xử lý tại khu xử lý CTR tập trung.Vùng Đông Nam Bộ có 34/100 cơ sở khám chữa bệnhcấp địa phương có trang bị lò đốt CTR y tế (chiếm 34%), trong đó có 7 lò đốt hoạt động tốt (20%).

- Tại Tp. Hồ Chí Minh 100% CTR y tế nguy hại được đưa về lò đốt CTR của thành phố. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 110/164 cơ sở khám bệnh cấp địa phương (chiếm 67%), số lò đốt hoạt động tốt là 64 lò (58%). Có 10/13 tỉnh đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. Với 74 cơ sở (45%) số cơ sở xử lý tại khu xử lý CTR tập trung.

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTR y tế nguy hại đến năm 2025 - Bộ Xây dựng, 2010.)

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 47 - 48)