Công tác xử lý

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 45 - 46)

6 Hệ thống các QCVN và TCVN

5.3.2. Công tác xử lý

- Đối với CTR từ các KCN: Có nhiều hình thức tái chế chất thải, phần lớn CTR của KCN được phân loại, làm sạch chế biến thành nguyên liệu cho sản xuất tái chế. Một số hình thức khác là chế biến CTR thành phần hữu cơ thành phân bón vi sinh, sản xuất nhiên liệu và đốt phát điện...

- Trong ngành công nghiệp giấy, phần lớn sử dụng công nghệ tuần hoàn nước để thu hồi bột giấy, giảm lượng thải và tái sử dụng nước tuần hoàn. Trong công nghiệp luyện kim, phần lớn các CTR dưới dạng xỉ được tận thu, tái chế để thu hồi kim loại, làm vật liệu xây dựng. Việt Nam chưa phát triển các công nghệ chế biến các chất thải văn phòng, như máy in, các hộp mực, các loại pin năng lượng...

- Sản phẩm tái chế CTR công nghiệp có nhiều loại. Phần lớn trong số đó là nguyên liệu đầu vào của sản xuất công nghiệp như giấy, hạt nhựa, kim loại (như chì, đồng, vàng, bạc,...), các hóa chất, nguyên liệu đốt (các viên năng lượng, nhiên liệu sinh học). Một số CTR được quay vòng tái sử dụng ngay như chai thủy tinh, chi tiết điện tử. Số khác được chế biến thành sản phẩm mới như phân vi sinh, dầu thải thành dầu đốt, các sản phẩm từ nhựa, các dung môi. CTR còn được sử dụng làm nguồn cung cấp khí mêtan, đốt phát điện.Đối với CTR trong khai thác khoáng sản nói chung: Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đã phê duyệt chương trình hoàn nguyên môi trường các vùng khai thác khoáng sản.

- ThS. Dương Xuân Điệp: Mặc dù đã được đề cập trong nhiều nội dung chiến lược và các quy định pháp luật liên quan, song hoạt động quản lý chất thải rắn công nghiệp vẫn tồn tại không ít bất cập do một số nguyên nhân.

- Nguyên nhân trước tiên thuộc về vấn đề quản lý. Đây là một trong những lĩnh vực có sự tham gia quản lý của nhiều Bộ, ngành, trực tiếp là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng. Điều này dẫn tới phân tán, chồng chéo, làm giảm hiệu quả quản lý. Đặc biệt, ở cấp địa phương, theo Nghị định 81/2007/NĐ-CP, chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung (bao gồm quản lý chất thải) được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường, tuy nhiên theo Nghị định số

13/2008/NĐ-CP, chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn lại được chuyển sang Sở Xây dựng. Vì vậy, ở mỗi địa phương, chức năng quản lý chất thải rắn được giao cho những đơn vị khác nhau.

- Vấn đề thứ hai nằm ở hạn chế về mặt tài chính. Mặc dù nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này khá đa dạng (được trích từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm, nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường và phí vệ sinh môi trường), song mức chi cho hoạt động lại tương đối nhỏ.

- Về công tác thanh, kiểm tra, do lực lượng mỏng, thiếu trang thiết bị nên hiệu quả cũng chưa đạt như mong muốn. Mặc dù hàng năm, các cơ quản quản lý về bảo vệ môi trường từ cấp Trung ương đến địa phương đều tổ chức thanh, kiểm tra tình hình tuân thủ quy định pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng, nhưng không nhiều vi phạm lớn liên quan đến hoạt động này bị phát hiện.

- Ngoài các vấn đề nêu trên, việc nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường cũng là một trong những nhân tố làm gia tăng bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp.

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 45 - 46)