Thống kê mức độ phân loại, thu gom chất thải trong các bệnh viện

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 46 - 47)

6 Hệ thống các QCVN và TCVN

5.4.1. Thống kê mức độ phân loại, thu gom chất thải trong các bệnh viện

- Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất

thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế.

- Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh).Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế.

(Nguồn: Kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường năm 2006 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ 2007-2009)

Hình : Biểu đồ phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại theo các vùng kinh tế

(Nguồn: Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế; Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010)

Một phần của tài liệu luật và chính sách trong chính sách quản lý chất thải rắn (Trang 46 - 47)