1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô hình tổ chức và hoạt động của đảng dân chủ xã hội đức (spd)

40 629 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 267 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trào lưu dân chủ xã hội có lịch sử hình thành từ hơn một thế kỷ nay và phát triển qua các giai đoạn với những thăng trầm, phức tạp. Sự ra đời của trào lưu này có quan hệ nhất định đối với chủ nghĩa Mác và giai cấp công nhân. Từ đầu những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, các đảng dân chủ xã hội ở Tây Âu lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về lý luận và thực tiễn.Đến giữa thập niên 90, tình hình lại thay đổi một cách căn bản. Các đảng dân chủ xã hội ở hầu hết các nước châu Âu lần lượt thắng cử, trở lại cầm quyền với những quan điểm lý luận và đường lối, chính sách mới. Hiện nay, trào lưu dân chủ xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ và các đảng dân chủ xã hội có một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị ở châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Âu. Trong số các đảng dân chủ xã hội cầm quyền hoặc liên minh cầm quyền, có Đảng Dân chủ xã hội Đức là đảng ra đời sớm nhất và trong hoạt động chính trị thực tiễn của mình, đảng đã đạt được những thành công nhất định. Đảng Dân chủ xã hội Đức là Đảng dân chủ xã hội lớn nhất, có đóng góp quan trọng nhất về nhều mặt cho Quốc tế xã hội Chủ nghĩa cả trên phương diện lí thuyết và thưc tiễn. Việc đảng áp dụng tư tưởng của lý luận “Con đường thứ Ba” vào việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước đã thu được nhiều thành tựu khá nổi bật. Những thành công trong quá trình cầm quyền của Đảng Dân chủ xã hội Đức đã đặt ra cho chúng ta yêu cầu cấp thiết là cần phải nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của Đảng Dân chủ xã hội Đức một cách toàn diện và có hệ thống hơn. Trong tình hình hiện nay, nước ta đang trong quá trình thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” 1 . Đảng và Nhà nước 1 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr. 42. 1 ta đã có nhiều quan hệ với nhiều Đảng dân chủ xã hội cầm quyền, trong đó có Đảng Dân chủ xã hội Đức. Đảng , Nhà nước và nhân dân ta luôn coi trong tăng cường đoàn kết thúc đẩy mối quan hê hữu nghị hơp tác Viêt Nam và Công hòa liên bang Đức, giữa Đảng cộng sản Viêt Nam và SPD. Chúng ta không có mong muốn nào hơn là phát triển quan hê hữu nghị, hơp tác bình đẳng cùng có lợi. Chúng ta luôn mong muốn thắt chặt quan hệ với Cộng hòa liên bang Đức, nó chứng tỏ bước đi đa dạng hóa đa phương hóa các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam là đúng đắn. Việc nghiên cứu về mô hình tổ chức của Đảng dân chủ xã hội Đức là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết vì nó liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu lý luận về thế giới hiện đại, về những thay đổi, xu thế của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Qua việc đánh giá tính ưu việt và những hạn chế trong thực tiễn cầm quyền của Đảng Dân chủ xã hội Đức, nhằm cung cấp các căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại và các chính sách phát triển của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế hiện nay của nước ta. Từ những lí do mang tính cấp thiết như trên em đã chọn đề tài Mô hình tổ chức và hoạt động của Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) làm đề tài tiểu luận kết thúc môn Các lý thuyết, mô hình phát triển và mô hình phát triển của Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Trào lưu dân chủ xã hội và Đảng Dân chủ xã hội Đức ở Việt Nam hiện nay đã được nghiên cứu một cách khá đầy đủ, nhất là sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “ Về trào lưu xã hội dân chủ hiện đại” của Trần Nhâm…. Ngoài ra còn có một số bài viết về trào lưu dân chủ xã hội được đăng trên các tạp chí lí luận chuyên ngành như: Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) từ sau khi thống nhất nước Đức đến nay của tác giả An Mạnh Toàn đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 3, tr.17 – 22. Đặc biệt, phải kể 2 đến cuốn Đảng Dân chủ xã hội Đức – Lịch sử, lí luận và kinh nghiệm thực tiễn, cuốn sách là kết quả của một dự án của một nhóm các cán bộ nghiên cứu của Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện từ sự hỗ trợ của Viện Friedrich Ebert - CHLB Đức. Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận và phát triển một số vấn đề lịch sử lí luận và kinh nghiệm thực tiễn của phong trào dân chủ xã hội Đức. Tuy nhiên việc nghiên cứu một cách có hệ thống, cụ thể về mô hình tổ chức và hoạt động của Đảng Dân chủ xã hội Đức thì chưa có ai đề cập đến. Chính vì vậy trong tiểu luận này sẽ đi sâu và giải quyết các vấn đề đã đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở quan điểm mác xít về chủ nghĩa xã hội dân chủ, tiểu luận đi sâu và làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của Đảng Dân chủ xã hội Đức và tổ chức hoạt động lãnh đạo, một số chính sách lớn trong hoạt động cầm quyền của Đảng Dân chủ xã hội Đức. Từ đó đưa ra một số nhận xét về những giá trị thực tiễn mà Đảng đã đạt được trong thời kỳ cầm quyền của mình và những hạn chế, những khó khăn, thách thức trong thời kỳ toàn cầu hóa mà Đảng Dân chủ xã hội Đức phải đối mặt. Làm rõ mô hình tổ chức hoạt động lãnh đạo của Đảng và sự vận dụng lý luận “Con đường thứ Ba” của Đảng Dân chủ xã hội Đức vào hoạt động cầm quyền của mình. Phân tích, đánh giá một số chính sách lớn của Đảng Dân chủ xã hội Đức. Đưa ra những nhận xét về mô hình tổ chức và hoạt động của Đảng. 4. Phạm vi nghiên cứu. Do trào lưu dân chủ xã hội đang phát triển và phổ biến ở nhiều nước phát triển Tây Âu với những hình thức khác nhau. Trong khuôn khổ của một tiểu luận, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trào lưu dân chủ xã hội ở nước Đức – điển hình là Đảng Dân chủ xã hội Đức. 3 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra, tiểu luận quán triệt và tuân thủ hệ quan điểm, nguyên lí phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và những quan điểm lí luận của Đảng cộng sản Việt Nam. Kết hợp phương pháp phân tích - tổng hợp, đánh giá thông tin; phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử và một số phương pháp: phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh… Kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu trong đề tài. 6. Ý nghĩa của đề tài. Là đề tài nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của một Đảng chính trị trên thế giới, nên tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu những nội dung có liên quan tới xu thế chính trị thế giới, về tư tưởng chính trị thế giới đương đại. 7. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia thành 3 chương và 8 tiết. NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1:LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI ĐỨC. 1.1. Khái quát về Đảng Dân chủ xã hội ở châu Âu. Lịch sử trào lưu dân chủ xã hội gắn liền với ra đời của giai cấp công nhân với chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu. Tuy nhiên, không phải trào lưu dân chủ xã hội ra đời đồng thời với chủ nghĩa tư bản và giai cấp công nhân. Trào lưu dân chủ xã hội ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIX – giai đoạn mà giai cấp công nhân đã đạt đến trình độ độc lập về tổ chức và nhận thức về địa vị xã hội của mình. Tổ chức dân chủ xã hội đầu tiên xuất hiện trong phong trào cách mạng Đức vào những năm 1848 – 1849, một quốc gia Châu Âu sớm có phong trào công nhân, mặt khác là một dân tộc giàu tiềm năng về lí luận. Có thể coi hai tổ chức tiền thân của trào lưu dân chủ xã hội là Tổng hội Công nhân Đức (ADAV), thành lập năm 1863 do Ferdinad Lassalle (1825 – 1864) tổ chức và lãnh đạo và Đảng Công nhân dân chủ xã hội Đức( SDAP) ra đời vào năm 1869 (sau khi có bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 21 năm). Đảng này do August Bebel (1840– 1913 ), một người mácxít tổ chức và lãnh đạo.Tháng 9 – 1875 tại Gotha (Đức), đã diễn ra Đại hội hợp nhất ADAV và SDAP thành Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Đức (SPAD). Các nhà nước dân chủ được thiết lập theo tinh thần của dân chủ xã hội ở nhiều nước châu Âu đã thể hiện một trình độ, mức sống chưa từng có trong lịch sử và trên toàn cầu về việc thực hiện những mục tiêu chính trị có tầm quan trọng như là sự tôn trọng quyền con người, bảo đảm dân chủ, an toàn xã hội, mức sống cao và mọi người đều được học hành. Các Đảng dân chủ xã hội ra đời trong nửa cuối thế kỷ XIX, xuất phát từ sự phản kháng chống lại ách bóc lột và áp bức các giai cấp lao động trong hầu hết các nước ở châu Âu. Đến nay, cương lĩnh với những tư tưởng chính trị, đường lối cải cách của các đảng dân chủ xã hội đã trở thành đường lối chính trị chung ở hầu khắp các nước thuộc châu Âu. 5 Trào lưu dân chủ xã hội là một trào lưu tư tưởng và chính trị trong phong trào công nhân, lúc đầu chịu ảnh hưởng tích cực của chủ nghĩa Mác, về sau xa dần mục tiêu đấu tranh phong trào công nhân, thực hiện những thỏa hiệp chính trị với giai cấp tư sản. Lịch sử tồn tại của nó là một quá trình đầy mâu thuẫn và thăng trầm, gắn liền với những cuộc đấu tranh trong nội bộ từng đảng cũng như trong trào lưu nói chung, giữa hai trào lưu dân chủ xã hội và cộng sản trong phong trào công nhân quốc tế. Được hình thành, phát triển trong quá trình phân hóa của phong trào công nhân quốc tế, trào lưu dân chủ xã hội đứng trên lập trường của chủ nghĩa cải lương. Tập hợp trong trào lưu này bao gồm các đảng dân chủ xã hội có tên gọi khác nhau theo từng nước.Hoạt động tại các nước tư bản chủ nghĩa, các tổ chức đảng này là đại diện chính trị trong một bộ phận đáng kể trong giai cấp công nhân và là một lực lượng có vai trò to lớn trong hệ thực hiệnống chính trị các nước tư bản chủ nghĩa. Những nét tiêu biểu của trào lưu dân chủ xã hội là sự thừa nhận các phương thức tác động xã hội thuần túy hòa bình và dần dần, xu hướng thay thế đấu tranh giai cấp bằng hợp tác giai cấp, quan niệm về tính chất “siêu giai cấp” của nhà nước và của dân chủ, quan niệm về chủ nghĩa xã hội như là một phạm trù đạo đức. 1.2. Hoàn cảnh ra đời của Đảng Dân chủ xã hội Đức. Đảng dân chủ xã hội Đức là chính đảng công nhân đầu tiên được thành lập trên thế giới. Tên gọi SPD có từ năm 1891 nhưng bản thân Đảng có cội nguồn lịch sử từ năm 1863, khi F. Lassalle sang lập ra Tổng hội công nhân Đức (ADAV). Đây là đảng có tính chất tiêu biểu nhất và thể hiện được sắc nét nhất những đặc điểm cơ bản trong các đảng dân chủ xã hội ở Tây Âu. SPD là đảng lớn, có truyền thống lý luận và nhiều kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có nhiều đóng góp quan trọng đối với trào lưu dân chủ xã hội thế giới. Trải qua hơn một thế kỷ, Đảng dân chủ xã hội Đức từ một đảng bị coi thường, bị bức hại trở thành đảng được thừa nhận và tham gia chế định thể chế, 6 tư một đảng đối lập trở thành chính đảng luân phiên ở CHLB Đức trong nhiều thập niên qua. Đồng thời, đó cũng là quá trình chuyển đổi của đảng từ đảng cách mạng sang đảng cải lương, từ đảng của giai cấp công nhân sang đảng nhân dân. Đảng dân chủ xã hội Đức ra đời trong hoàn cảnh: 1.2.1. Các quan hệ chính trị và xã hội ở Đức và châu Âu giữa thế kỷ XIX. Vào giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản châu Âu đã có những bước phát triển quan trọng: cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành căn bản ở Anh. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn cách mạng sang giai đoạn độc quyền. Sự bóc lột tàn nhẫn của nó đối với giai cấp công nhân ở hàng loạt các quốc gia châu Âu đã thúc đẩy phong trào công nhân với tính cách là một phong trào độc lập ra đời. Mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản đã gay gắt, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản đã phát triển. Tuy nhiên, lúc đó chủ nghĩa tư bản vẫn đang trên đà phát triển, những mâu thuẫn vốn có của nó tuy đã bộc lộ rõ và ngày càng sâu sắc nhưng vẫn chưa phát triển đến mức cao nhất. Giai cấp thống trị bảo thủ đã tìm mọi cách ngăn chặn chủ nghĩa tự do trong chính trị, nhưng chủ nghĩa xã hội tự do đã phát huy sức mạnh của nó trong kinh tế. Giữa thế kỷ XIX, phong trào vô sản đã có xu hướng tổ chức nhau lại và đã có sự ra đời của các tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập, đấu tranh giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn thể loài người. Cuộc cách mạng công nghiệp làm cho lực lượng sản xuất phát trển mạnh mẽ làm cho hai giai cấp mới nổi bật trên vũ đài chính trị: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản hiện đại. Tình trạng tương phản giữa hai giai cấp ấy bộc lộ rõ ràng hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó. Đằng sau bộ mặt phồn vinh, xa hoa lộng lẫy của chủ nghĩa tư bản là cuộc sống cực khổ của những người lao động làm thuê. Mâu thuẫn giữa tư sản 7 và quý tộc phong kiến chưa được giải quyết triệt để thì mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản đã trở nên gay gắt. Những cuộc đấu tranh quyết liệt của công nhân ở nhiều nước trong những năm 30 và 40 của thế kỷ XIX đã chứng thực tình trạng đó. Ở Đức, tình trạng đối kháng giai cấp cũng phát triển làm bùng nổ ra cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt vùng Silesia vào năm 1844. Cuộc đấu tranh nói trên chứng tỏ rằng, lúc này vai trò của giai cấp vô sản đã nổi đảngần trên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập, đồng thời cũng báo hiệu thời kỳ giai cấp vô sản trực tiếp đánh vào kẻ thù của mình là giai cấp tư sản. Tuy nhiên ở giai đoạn này, giai cấp vô sản cũng chỉ mới bắt đầu bước vào con đường đấu tranh tự giác chống chủ nghĩa tư bản. Vì thế, trong phong trào công nhân ở nhiều nước kể cả trong những người lao động tiên tiến, còn nhiều ảnh hưởng của các học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng tiểu tư sản. 1.2.2. Các lý thuyết giải quyết vấn đề xã hội có bước phát triển mới và nảy sinh các quan điểm rất khác nhau. Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa xã hội không tưởng phát triển đến đỉnh cao. Nó đã phê phán ung nhọt của chủ nghĩa tư bản, phỏng đoán về xã hội tương lai và khẳng định cần thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa.Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã bất lực hoàn toàn vì nó không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử không giải thích đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản; chưa phát hiện đúng quy luật phát triển của xã hội; chưa thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và chủ trương xây dựng xã hội mới chỉ bằng thuyết phục, giáo dục, nêu gương chứ không phải bằng con đường cách mạng. Trong tình hình đó, chủ nghĩa Mác ra đời. Thời kỳ đầu, C. Mác và Ph. Ăngghen tham gia nhóm Hêghen trẻ. Lúc đó, cả hai ông đều đứng trên lập trường của chủ nghĩa dân chủ cách mạng và thế giới quan còn chịu ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức. 8 Về sau, cùng với quá trình nghiên cứu lý luận và thâm nhập đời sống xã hội, trực tiếp hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, hai ông đã chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sàn khoa học. Năm 1848, khi Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời đã đánh dấu cái mốc ra đời của chủ nghĩa Mác. Tuyên ngôn là một trong các tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa xã hội khoa hoc, trung tâm kiến giải sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và vai trò của Đảng cộng sản, là tác phẩm vừa có tính chất lý luận, vừa có tính chất cương lĩnh của Đảng cộng sản. Tuyên ngôn ra đời cũng đánh dấu cái mốc chuyển từ thời kỳ đấu tranh tự phát sang thời kỳ đấu tranh tự giác của giai cấp vô sản. Tuyên ngôn thể hiện tính chiến đấu của học thuyết Mác, là lời tuyên bố của sự cáo chung của các học thuyết trước đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn này cũng đã xuất hiện quan điểm về chủ nghĩa cải lương trong phong trào công nhân, trong đó có quan điểm của Stephan Born (1824 -1898), một người thợ in đã sang lập ra tổ chức “Tình anh em của những người công nhân”. Thông qua tổ chức này, họ muốn trở thành một lực lượng chính trị và đạo đức, tiến hành những cải cách xã hội trong một thực thể nhà nước dân chủ. Tháng 10 – 1848, S. Born và Wilhelm Weitling (1808 – 1871) đã khẳng định chỉ có nền cộng hòa dân chủ xã hội mới giải quyết được vấn đề xã hội. 1.3. Quá trình phát triển của Đảng Dân chủ xã hội Đức. 1.3.1. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1836 đến chiến tranh thế giới thứ 1. Ở giai đoạn đầu, phong trào dân chủ xã hội ở Đức gắn liền với tên tuổi của F. Lassalle và ADAV. F. Lassalle đã thành công trong việc thức tỉnh phong trào lao động ở Đức sau 15 năm, kể từ sau cuộc thất bại của cuộc cách mạng 1848. F. Lassalle đã rút ra được những kinh nghiệm quý từ phong trào thống nhất Italia, từ cuộc xung đột hiến pháp nước Phổ. F. Lassalle cho rằng, tầng lớp trung lưu đã phản bội những ý tưởng của cuộc cách mạng 1848. Những công nhân mà ông muốn lôi kéo đã được tổ chức lại thành những Hiệp hội công nhân 9 và Hiệp hội giáo dục công dân, do những nhà dân chủ thuộc tầng lớp trung lưu sáng lập ra có nhu cầu khao khát thống nhất lại. Điều đó đã dẫn tới sự liên minh giữa các tổ chức. Trong Bức thư ngỏ ngày 1– 3– 1863, F. Lassalle đã trình bày quan điểm của mình trước cuộc họp của Uỷ ban Leipzig về làm thế nào để cải thiện địa vị xã hội và chính trị cho người công nhân. Lời kêu gọi của ông về thành lập một đảng công nhân độc lập với ảnh hưởng của tầng lớp trung lưu đã được đáp lại. Ngày 23– 6– 1863 , đại biểu từ 11 địa phương về họp tại Leipzig đã thành lập ADAV và bầu F. Lassale làm chủ tịch. Số lượng thành viên của tổ chức tính đến cuối năm 1864 mới có 4.600 người. F. Lassale lãnh đạo ADAV sau 15 tháng thì ông chết (31– 8– 1864) trong một cuộc đọ súng. Con đường mà F. Lassale chỉ ra cho những công nhân là tự tổ chức thành một đảng công nhân độc lập, trong đó những khẩu hiệu chính trị về quyền bầu cử bình đẳng, đầy đủ, những hiệp hội của người sản xuất, sự bóc lột và đấu tranh giai cấp luôn chiếm vị trí trọng tâm. Với lý thuyết “quy luật sắt về tiền công”, F. Lassale đã thành công trong việc đánh bại đối thủ chính Schulze Delitzsch (1808 – 1883) trong cuộc chiến giành lấy sự ủng hộ của những người công nhân. Ông cho rằng, chỉ khi nào người công nhân xây dựng được những nghiệp đoàn sản xuất của riêng mình thì tại đó việc chấm dứt sự chênh lệch giữa tiền công và lợi nhuận, việc người công nhân chấp nhận đủ tiền thưởng cho công sức bỏ ra mới trở thành giải pháp có thể khắc phục tình trạng khó khăn. Tính chất hai mặt tiêu biểu cho khuynh hướng dân chủ xã hội thế kỷ XIX, giữa hệ tư tưởng cấp tiến và thực tế theo khuynh hướng cải cách là đặc điểm trong tổ chức của F. Lassale. Giai đoạn hình thành phong trào lao động dân chủ cũng cần phải kể đến Quốc tế I. C. Mác và Ph. Ăngghen đã phê phán kế hoạch đấu tranh phiến diện của F. Lassale là chỉ nhằm vào tầng lớp tư sản tự do. Quan điểm này của C. Mác và Ph. Ăngghen đã được thể hiện rõ từ bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản viết năm 1848. Đó là giai cấp công nhân phải chống lại khuynh hướng tả khuynh 10 [...]... phê phán và sự cảm tình trong việc giúp đỡ đảng thực hiện cương lĩnh của mình 2.2 Phương thức hoạt động và lãnh đạo của Đảng Dân chủ xã hội Đức Phương thức hoạt động và lãnh đạo của SPD dựa trên ba chủ thể trong đảng Ba chủ thể hoạt động đó là: Toàn đảng; Đảng đoàn trong Quốc hội; Lãnh tụ và cố vấn của đảng Truyền thống của các đảng dân chủ xã hội nói chung cũng như SPD nói riêng cho thấy: đảng đoàn... và các khả năng khác nhau của học sinh, khuyến khích chúng một cách có phân biệt và nhờ đó mà thực hiện bình đẳng hơn về các cơ hội cho các em CHƯƠNG 3:MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI ĐỨC 3.1 Những giá trị thực tiễn trong việc cầm quyền của Đảng 32 Đảng Dân chủ xã hội Đức xét từ góc độ lịch sử là tiền than của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa SPD là Đảng dân chủ xã hội. .. 3 – 1983, Đảng Xanh đã có chân trong Quốc hội liên bang Năm 1989, SPD đã xây dựng được cương lĩnh hoạt động riêng của mình Đến tháng 9 – 1998 tại cuộc bầu cử Quốc hội liên bang, SPD đã thắng cử và cùng với Đảng Xanh đứng ra thành lập chính phủ liên minh cầm quyền CHƯƠNG 2:TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH LỚN CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI ĐỨC 2.1 Cương lĩnh hoạt động của Đảng Dân chủ xã hội Đức 16 2.1.1... chúng thuộc các giai tầng xã hội đều thừa nhận và mục tiêu đó phải có tính hiện thực Do vậy, “Con đường thứ Ba” chủ trương đổi mới tên gọi từ Chủ nghĩa xã hội dân chủ thành Chủ nghĩa dân chủ xã hội , trong đó xác định dân chủ là hạt nhân, chủ nghĩa dân chủ là nhiệm vụ trung tâm trước mắt Theo đó, các nhà dân chủ xã hội tuyên bố thay đổi quan niệm về chủ nghĩa xã hội, chấp nhận chủ nghĩa tư bản, nhưng... hạn đó mà lại không gây tổn hại cho mỗi người và xã hội Các đảng chính trị vừa là người khởi động, vừa là lực lượng trung gian giữa xã hội và nhà nước.Tự do, công bằng, đoàn kết là những giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội; dân chủ, chính 19 trị là thước đo đối với một trật tự mới tốt đẹp hơn của xã hội và đồng thời cũng là định hướng cho hành động của mỗi đảng viên dân chủ xã hội Tự do, công bằng, đoàn... Quốc hội gây được ảnh hưởng rất lớn 2.2.1 Phương thức hoat động của SPD Trước những biến động lớn của tình hình chính trị thế giới, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, trào lưu dân chủ xã hội hiện đại đã thay đổi triết lý chính trị và hệ tư tưởng Trong bối cảnh sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa bị giảm sút, trào lưu dân chủ xã hội bị khủng hoảng về cương lĩnh và. .. cử Tổng thống Năm 1945, sau sự sụp đổ của Đức Quốc xã, SPD trở thành niềm hi vọng của tất cả những ai muốn phấn đấu cho một nền dân chủ xã hội, xã hội chủ nghĩa Những người dân chủ xã hội từng đứng vững 12 năm liền trong thời kỳ chế độ độc tài Hitler thống trị đã liên kết với những đảng viên dân chủ xã hội tị nạn chính trị ở nước ngoài trở về Vượt qua những đối lập cũ về tổ chức và lý luận, ngọn cờ của. .. các đảng dân chủ xã hội phải tìm kiếm những khái niệm và phương thức mới để xác định và phát triển chính trị dân chủ xã hội trong một môi trường đang thay đổi bao gồm sự định rõ vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và thế giới và hậu công nghiệp hóa Ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ và tích tụ nhân tố khủng hoảng ngày càng tăng Những khuyết tật của mô hình xã. .. lý luận quan trọng về con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội và tác động sâu sắc đến các đảng dân chủ xã hội cả về tư tưởng và chính sách cụ thể, thúc đẩy các đảng này cần có những nhận thức mới phù hợp với tình hình chính trị toàn cầu đang biến đổi phức tạp Ở các nước tư bản phát triển, do các đảng dân chủ xã hội cầm quyền, mô hình kinh tế thị trường xã hội đạt được một số thành tựu nhất định Tuy... hỗ trợ tính sáng tạo và sáng kiến riêng Dân chủ hóa kinh tế là cần thiết, dân chủ kinh tế đòi hỏi người lao động và các tổ chức công đoàn của họ phải được tham gia một cách bình đẳng và được tham quyết một cách có hiệu quả vào các quyết định kinh tế và xã hội Một trong những yếu tố của dân chủ kinh tế cũng có thể là sự hưởng thụ của người lao động đối với của cải sản xuất Dân chủ kinh tế phải đi đôi . mà Đảng Dân chủ xã hội Đức phải đối mặt. Làm rõ mô hình tổ chức hoạt động lãnh đạo của Đảng và sự vận dụng lý luận “Con đường thứ Ba” của Đảng Dân chủ xã hội Đức vào hoạt động cầm quyền của. có Đảng Dân chủ xã hội Đức là đảng ra đời sớm nhất và trong hoạt động chính trị thực tiễn của mình, đảng đã đạt được những thành công nhất định. Đảng Dân chủ xã hội Đức là Đảng dân chủ xã hội. xít về chủ nghĩa xã hội dân chủ, tiểu luận đi sâu và làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của Đảng Dân chủ xã hội Đức và tổ chức hoạt động lãnh đạo, một số chính sách lớn trong hoạt động cầm

Ngày đăng: 19/11/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w