Những hạn chế, khó khăn và thách thức.

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức và hoạt động của đảng dân chủ xã hội đức (spd) (Trang 34 - 39)

Sau hơn một năm ở nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai liên tiếp (2002 – 2003), chính phủ liên minh Đỏ - Xanh đã làm được một số việc. Tuy nhiên, những hạn chế, khó khăn và thách thức vãn còn rất lớn. Tình trạng trì trệ của nền kinh tế Đức chưa chấm dứt, các cuộc cải cách ì ạch, gây ra rất nhiều tranh cãi. Cơ sở xã hội của Đảng chưa thật rộng lớn và ổn định, nên chính sách của nó thiếu tính nhất quán, luôn luôn phải điều chỉnh theo lợi ích và nhận thức của các nhóm xã hội chủ chốt, mà các nhóm xã hội không ủng hộ cải cách khá đa dạng, các tầng lớp giàu có muốn mở cửa rộng rãi cho thị trường tự do, còn các công đoàn và các tầng lớp nghèo lại muốn bảo vệ và giữ nguyên các công việc cũ. Cộng thêm vào đó là hàng loạt vấn đề mới nảy sinh và nhanh chóng phát triển với quy mô ngày càng trầm trọng: nạn thất nghiệp cao tái phát; chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở nhiều nước phát triển mạnh, nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố đối với Đức và châu Âu ngày càng tăng; tội phạm các loại tiếp tục gia tăng với mức độ nghiêm trọng v.v… Dư luận cho rằng, năng lực điều hành của chính phủ yếu, tư tưởng chính sách lạc hậu, đi ngược lại mục tiêu tăng trưởng. Bởi lẽ, mức điều tiết của nhà nước là cao, nhằm thực thiện một chính sách phân phối lại một cách công bằng, duy trì nhà nước xã hội. Ngay trong nội bộ Đảng SPD cũng đang dấy lên những cuộc tranh cãi gay gắt với tính triệt để, tính đột phá của các cuộc cải cách của liên minh cầm quyền giữa SPD – Đảng Xanh.

Những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện thị trường lao động không mạng lại kết quả như mong đợi. Số người thất nghiệp không những giảm mà còn tiếp tục gia tăng. Đứng trước tình hình đó, chính phủ đã tiến hành những biện pháp cải cách mạnh hơn trên thị trường lao động, ít quan tâm hơn tới những quan điểm bất đồng nên trong nội bộ SPD cũng như quan điểm của các nghiệp đoàn và công đoàn. Chính điều này đã dẫn tới hố ngăn cách giữa Thủ tướng Đức G. Schroeder với SPD và kết quả là G. Schroeder đã thôi giữ chức chủ tịch của Đảng vào tháng 3 – 2004. Tổng thư ký của SPD là F. Muntefering đã lên thay G. Schroerder giữ chức chủ tịch Đảng.

Chính phủ liên minh Đỏ - Xanh rơi vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan: một mặt, đánh mất sự ủng hộ của xã hội do không thành công trên thị trường lao động (số người thất nghiệp đã vượt ngưỡng 5 triệu người) – hệ quả của những cải cách nửa vời; mặt khác, gây ra sự bất đồng với các tổ chức công đoàn, với một bộ phận đảng viên của SPD và một bộ phận cử tri do những chính sách can thiệp của chính phủ vào nhà nước xã hội được họ đánh giá là bất công và “dã man”. Tuy bốn chương trình cải cách trong thời gian này được đánh giá là những chương trình cải cách thị trường lao động lớn nhất trong lịch sử CHLB Đức, nhưng G. Schroeder không những đã không thực hiện được lời hứa giảm thất nghiệp mà chính phủ của ông còn phải dành một khoản tiền lớn cho việc chi trả bảo hiểm và trợ cấp xã hội.

Dưới những điều kiện đã thay đổi của các thị trường liên kết toàn cầu, những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là việc giải quyết nạn thất nghiệp đã không thành công như mong đợi. Trái lại, nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng, kinh tế Đức tăng trưởng kém hơn các nước trong khu vực, ngân sách tiếp tục thâm hụt, phúc lợi xã hội bị giảm sút nghiêm trọng, đời sống người lao động ngày càng thêm khó khăn, khoảng cách giàu nghèo tăng lên… Tất cả những điều này khiến cho uy tín của chính phủ sút giảm nghiêm trọng, SPD liên tiếp bị mất điểm tại các cuộc bầu cử địa phương. Đứng trước tình hình đó, liên minh cầm quyền quyết định tổ chức bầu cử trước thời hạn, nhằm lấy lại lòng tin của cử tri. Trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn 16 tháng (vào ngày 18 – 9 – 2005), SPD đã không giành được đa số phiếu, buộc phải liên minh với CDU – CSU và mất quyền thành lập chính phủ. Thủ tướng G. Schroeder phải nhường vị trí của mình cho lãnh tụ của CDU – CSU là bà Angela Merkel.

Trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, đặc biệt là sự tan rã của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, với đặc tính dễ thích nghi với tình hình, các đảng dân chủ xã hội ở Tây Âu, trong đó có Đảng Dân chủ xã hội Đức đã nhanh chóng chớp thời cơ để tăng cường ảnh hưởng của mình. Dựa trên nền tảng ban đầu là chủ nghĩa Mác, sau này là lý luận “Con đường thứ Ba”, ngày nay các đảng dân chủ xã hội là một lực lượng có ảnh hưởng tương đối cao tại nhiều nước và trong phong trào công nhân quốc tế.

Đối với Đảng Dân chủ xã hội Đức, qua hai nhiệm kỳ liên tiếp thắng cử và nắm quyền lãnh đạo nước Đức đã chứng tỏ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của trào lưu dân chủ xã hội. Trong hoạt động cầm quyền, Đảng đã đưa ra nhiều chính sách nhằm quan tâm đến lợi ích của hầu hết các nhóm xã hội, dung hòa lợi ích giữa giới chủ và lao động, thực hiện chính sách bảo trợ xã hội rộng lớn. Cho nên, về mặt khách quan, với các chính sách đó Đảng SPD đã góp phần nhất định làm dịu đi các mâu thuẫn trong xã hội tư bản ở Đức. Tuy nhiên, những hạn chế trong các quan điểm lý luận chính trị của mình nên Đảng Dân chủ xã hội Đức khó có thể thực hiện triệt để những chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội và văn hóa đáp ứng lợi ích căn bản các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội. Về mặt quốc tế, cho đến nay Đảng Dân chủ xã hội Đức là Đảng Dân chủ xã hội lớn nhất, là lực lượng cốt yếu chi phối phong trào công nhân, là lực lượng nòng cốt của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (SI), Đảng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho Quốc tế Xã hội chủ nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt là về xã hội và dân chủ - những vấn đề có tính chất toàn cầu hiện nay, là nguyện vọng cháy bỏng của đông đảo những người lao động trên thế giới

Trào lưu dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, tổ chức SPD nói riêng trong suốt thế kỉ XX đến nay, mặc dù đã trải qua nhiều bước thăng trầm song đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người lao động

Trong thực tiễn cách mạng nước ta, yêu cầu đổi mới và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học nhằm đưa nó phát triển ngang tầm với những

thay đổi của thời đại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cấp thiết, song song với việc đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Sự đổi mới ấy, một mặt phải dựa trên cơ sở tổng kết thành tựu 20 năm đổi mới của nước ta, mặt khác, cũng cần kế thừa, tiếp thu học hỏi tất cả những kinh nghiệm tích cực trong hoạt động tổ chức và lãnh đạo của Đảng Dân chủ xã hội Đức để vận dụng sáng tạo vào hoạt động cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, thúc đẩy mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ta với các Đảng, Nhà nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc học hỏi kinh nghiệm, cập nhật thông tin từ các quố gia nhất là các quốc gia phát triển có ý nghĩa quan trọng. Việc học hỏi đó phải dưa trên việc phân tích những đăc điểm về môi trường chính trị, trình độ phát triển và đặc điểm văn hóa xã hội của mỗi dân tôc.

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức và hoạt động của đảng dân chủ xã hội đức (spd) (Trang 34 - 39)