Về chính sách kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức và hoạt động của đảng dân chủ xã hội đức (spd) (Trang 28 - 32)

Các đảng dân chủ xã hội nói chung cũng như SPD nói riêng đều thừa nhận kinh tế thị trường. SPD cho rằng, bản thân kinh tế thị trường tự do sẽ dẫn đến bất bình đẳng, sẽ “phá vỡ tinh thần đoàn kết xã hội”. Chính vì vậy, SPD đã đề ra các chính sách để khắc phục những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường tự do. Những đặc trưng chủ yếu của mô hình kinh tế thị trường xã hội thông qua mô hình tiêu biểu của CHLB Đức là:

Vai trò của yếu tố thị trường được bảo đảm bởi một hệ thống cạnh tranh thật sự và theo họ, cạnh tranh thật sự dân chủ trong kinh tế. Nhà nước đóng vai trò quan trọng đẻ bảo đảm các khuôn khổ pháp lý cho cạnh tranh. Mặt khác, bằng các công cụ kiểm tra, nhà nước can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế để duy trì sự phát triển lành mạnh.

Công đoàn và các hiệp hội giữ vai trò điều tiết ở cấp vĩ mô dung hòa mâu thuẫn lợi ích giữa giới chủ và công nhân ở các cơ sở kinh tế. Quyền tham quyết của công đoàn vào hoạt động thương lượng có vai trò quan trọng để duy trì sự

duy trì sản xuất kinh doanh ở các xí nghiệp. Ở đây các quyết định cuối cùng là sự thỏa hiệp giữa công nhân và giới chủ.

Về cơ cấu thành phần, đó là phất triển các hình thức công ty cổ phần bằng cách bán cổ phần cho tập thể và cá nhân người lao động, giúp đỡ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ - một biện pháp chống độc quyền và chống phân cực xã hội. Đặc biệt là khuyến khích kinh tế hợp tác xã.

2.3.2.Về chính sách xã hội.

Đây là chính sách ưu đãi trợ giúp cho một số tầng lớp trong xã hội nhất định. Chính sách đó đã hạn chế một phần những “khuyết tật” của xã hội Đức, bảo vệ lợi ích của người lao động, đó là bảo trợ thất nghiệp, giáo dục, y tế, tuổi già.

Chính sách đối với gia đình là lĩnh vực chính sách có tầm quan trọng đặc biệt trong phong ngừa rủi ro xã hội. Bằng những chính sách như giảm thuế đối với gia đình, tăng trợ cấp và cả những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các ông bố, bà mẹ đi làm vừa phải thực hiện nghĩa vụ đối với con cái và gia đình, chẳng hạn như cung cấp đủ các cơ sở mẫu giáo và trường học bán trú sẽ góp phần nâng cao vai trò xã hội của gia đình, qua đó củng cố sự gắn bó trong toàn xã hội.

2.3.3.Về chính sách thuế và đóng góp.

Thuế đó là khoản phải nộp cho nhà nước theo mức quy định trong sản xuất, kinh doanh đối với dân hoặc các tổ chức. Ở Đức, việc liên minh chính phủ Đỏ - Xanh giảm thuế cho các gia đình và những người có thu nhập thấp là một điều đáng hoan nghênh. Áp dụng một chính sách ưu đãi thuế đối với lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư so với lợi nhuận rút ra cũng sẽ góp phần tích cực khuyến khích tăng trưởng và đổi mới công nghệ. Để thu hút các nguồn lực lớn của tư nhân vào việc đóng góp cho ngân sách nhà nước, phải quan tâm nhiều hơn tới tính trung thực trong nghĩa vụ nộp thuế và vấn đề công bằng thuế.

Khác với các nước, ở CHLB Đức ngồn thu để bảo đảm cho nhà nước xã hội chủ yếu được lấy từ thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, cả trong trường hợp vẫn tiếp tục duy trì phương thức cũ, cụ thể là sử dụng trực tiếp số tiền đóng góp của những người hiện đang làm việc để chi trả bảo hiểm cho các thế hệ đã nghỉ hưu, thì vẫn không thể tránh được đòi hỏi về việc phải cải cách từng phần hệ thống này. Ở đây đảng cần quan tâm tới hai khía cạnh: Một là, những thay đổi về phân phối thời gian lao động trong cuộc đời lao động của mỗi người, đã kéo theo nhu cầu tất yếu về việc nâng một cách tương đối tỷ lệ thuế trong những đóng góp tài chính cho các hệ thống bảo đảm xã hội. Hai là, cần đưa ra thảo luận vấn đề lấy giá trị sáng tạo làm cơ sở để xác định mức mà giới chủ phải tham gia trong những đóng góp xã hội, một khi mục tiêu đặt ra, là giảm gánh nặng cho yếu tố lao động và thêm vào đó là việc phải làm sao để trong bối cảnh hợp hóa và tự động hóa ngày nay, đạt được một sự tham gia hợp lý của tất cả các doanh nghiệp trong các trách nhiệm đóng góp tài chính cho các nhà nước xã hội.

2.3.4.Về chính sách tạo thêm việc làm cho người lao động.

Lao động được coi là một quyền cơ bản của con người. Nghĩa vị của nhà nước dân chủ xã hội là chăm lo cho người lao động có việc làm đầy đủ. Thất nghiệp phải được nhìn nhận không phải là sự rủi ro cá nhân và nhà nước có thể giải quyết được thông qua chính sách bảo hiểm.

Ở CHLB Đức, tình trạng thất nghiệp đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Điều kiện tiên quyết cho vấn đề này là phải thực hiện một chính sách việc làm hữu hiệu. Các biện pháp để thực hiện chính sách là:

Tạo việc làm lâu dài cho tất cả mọi người, đồng thời giảm thiểu một cách nhanh chóng các gánh nặng đới với môi trường, đặc biệt là mức độ sử dụng năng lượng.

Phân phối công bằng về thu nhập sẽ đem lại sự cân bằng xã hội và sẽ tạo ra cầu bổ sung và do đó mà tạo thêm được công ăn, việc làm.

Bảo vệ sinh thái cũng có thể tạo thêm việc làm. Đối với việc xử lý những gánh nặng như chăm lo trước cho môi trường, đối với nông nghiệp, cải tạo ngành giao thông và hệ thống năng lượng cũng vậy.Nơi nào biết tiết kiệm năng lượng, xử lý được rác thải, thay thế các sản phẩm độc hại đối với môi trường bằng những sản phẩm bảo vệ môi trường – nơi đó sẽ xuất hiện nhiều công ăn việc làm. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như nhà ở tại thành thị và nông thôn phải được đổi mới theo hướng hiện đại.

Việc rút ngắn thời gian làm việc cũng là một sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Nó giảm bớt sự căng thẳng của lao động sản xuất và tạo không gian cho các hoạt động cần thiết ngoài lao động sản xuất, giành thời gian cho việc để nghỉ ngơi, giải trí và hoạt động văn hóa, xã hội đồng thời cũng có thể tạo thêm công ăn việc làm.

2.3.5.Chính sách đối với người cao tuổi.

Kinh nghiệm sống và làm việc của thế hệ trước rất quý giá đối với các thế hệ sau. Để có thể tạo ra được một sự phân công nhiệm vụ và hợp tác hợp lý, SPD chủ trương cần phải xóa bỏ tình trạng chia cắt cứng nhắc giữa thời kỳ đào tạo, thời kỳ hành nghề và thời kỳ nghỉ hưu.

Tuổi già luôn luôn có khả năng đi liền với những rủi ro xã hội và cá nhân. Sự hỗ trợ của nhà nước và sự giúp đỡ thêm của tình đoàn kết của xã hội sẽ nâng cao sự bình đẳng về cơ hội ở tuổi già. Lương hưu bảo đảm cho tất cả những người lao động, việc bảo đảm chăm sóc tuổi già, các hình thức nhà ở, các quy hoạch thành phố… những yếu tố đó cho phép người cao tuổi được lựa chon cách sống cho mình một cách độc lập phù hợp với sinh hoạt. Tất cả sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người cao tuổi được tham gia một cách bình đẳng và có trách nhiệm vào đời sống xã hội.

2.3.6.Về Chính sách đối với phát triển ngành giáo dục phổ thông.

Ở CHLB Đức, bình đẳng về cơ hội trong giáo dục trong chính sách là điều không thể bác bỏ.Trong những thập niên gần đây, CHLB Đức đã tiến hành gần hơn đến mục tiêu giáo dục cho tất cả trẻ em. Họ đã tạo điều kiện cho trẻ em thuộc mọi tầng lớp có thể đến với giáo dục ở trình độ cao. Quyền lợi và nghĩa vụ trong giáo dục được kéo dài hơn thời gian. Phụ nữ được thu hút vào các trường lớp đông đảo hơn bao giờ hết.

Chính sách của SPD trong việc giáo dục nói chung, đối với học sinh nam và nữ, trẻ em, người nước ngoài, người khuyết tật… là tạo cơ hội bình đẳng nhằm xóa bỏ mặc cảm và sự thiệt thòi cho nhóm xã hội yếu thế.

Chính sách giáo dục của SPD là khuyến khích học giỏi, chứ không phải là lựa chọn tinh hoa. Ở CHLB Đức có các trường tạo ra những điều kiện giáo dục và thi cử phong phú, quan tâm đến những thiên hướng và các khả năng khác nhau của học sinh, khuyến khích chúng một cách có phân biệt và nhờ đó mà thực hiện bình đẳng hơn về các cơ hội cho các em.

Một phần của tài liệu mô hình tổ chức và hoạt động của đảng dân chủ xã hội đức (spd) (Trang 28 - 32)