Đảng Dân chủ xã hội Đức xét từ góc độ lịch sử là tiền than của Quốc tế Xã hội chủ nghĩa. SPD là Đảng dân chủ xã hội lớn nhất, có đóng ghóp quan trong về nhiều măt cho Đảng Quốc tế xã hội chủ nghĩa trên cả phương diện lý luân và thực tiễn. SPD là Đảng có bề dày lịch sử, khai sinh ra trào lưu dân chủ xã hội, có những lãnh tụ kiệt xuất, có vị trí quốc tế rộng lớn và có sự tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị quốc gia và quốc tế.
SPD sau 16 năm (1982 – 1998) bị mất chính quyền vào tay liên minh CDU – CSD và FDP, tại cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tháng 9 – 1998, SPD đã thắng cử và cùng với Đảng Xanh đứng ra thành lập chính phủ liên minh cầm quyền. Bốn năm sau, tại cuộc bầu cử Quốc hội liên bang năm 2002, SPD lại tiếp tục giành thắng lợi và liên minh với Đảng Xanh cầm quyền nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp. Việc thắng cử trong hai kỳ bầu cử liên tiếp chứng tỏ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của SPD đối với sự phát triển của nước Đức. Trong bảy năm cầm quyền (1998 – 2005) thành công lớn nhất của chính phủ Đỏ - Xanh đó là đã đưa nước Đức thoát ra khỏi tình trạng “đóng băng” về cải cách, chính phủ đã tiến hành nhiều cải cách mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đó thực sự là những biện pháp khả dĩ để đưa nước Đức vượt qua được sự khủng hoảng của nhà nước phúc lợi xã hội.
Qua 7 năm liên minh cầm quyền với Đảng Xanh, Đảng Dân chủ xã hội Đức đã tiếp tục đường lối, chính sách dân chủ xã hội với những chính sách đổi mới và cải cách phù hợp với tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều thay đổi. Một mặt, sự liên kết châu Âu ngày càng đi vào chiều sâu và tiến trình đó không dừng lại ở 15 nước châu Âu, mà liên tục mở rộng. Trong năm 2004 đã nâng số nước thành viên lên 25. Đây là một quá trình tất yếu, không thể đảo ngược. Những xu thế ấy đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ vị thế, vai trò của nhà nước dân tộc, một khi biên giới quốc gia gần như biến mất do sự giao lưu và các dòng chảy về hàng hóa, tài chính, đầu tư, lao động hầu như không bị kiểm soát. Nhiều vấn đề của nhân loại ngày nay phải được thảo luận, đàm phán và giải quyết ở cấp độ toàn cầu như môi trường sinh thái, tài chính quốc tế v.v… Nhưng
mặt khác, trách nhiệm của nhà nước dân tộc cũng lớn hơn nhiều lần đối với những vấn đề xã hội: công bằng xã hội, an sinh xã hội, thị trường lao động…
Mối quan hệ giữa công dân – nhà nước – xã hội cũng biến đổi nhanh chóng. Quá trình cá thể hóa tăng lên, nghĩa là con người nghĩ về mình nhiều hơn; tự chịu trách nhiệm đối với bản thân nhiều hơn; sự tự quản của công dân mạnh hơn; người dân hiểu và yêu cầu nhà nước phải dân chủ, công khai, minh bạch hơn, nhất là dân chủ trong kinh tế và rõ ràng minh bạch trong thu – chi ngân sách và đòi hỏi phải được quyền tham quyết mạnh mẽ hơn. Ngược lại, nhà nước cũng phân quyền mạnh hơn, chia sẻ trách nhiệm với địa phương và công dân nhiều hơn. Quyền và nghĩa vụ của địa phương, của người dân phải được phân định rõ ràng hơn. Quyền gắn liền với nghĩa vụ, quyền càng lớn thì trách nhiệm của công dân đối với xã hội càng phải đòi hỏi cao.
SPD khẳng định và nêu bật những giá trị cơ bản :Tự do, Công bằng, Đoàn kết của dân chủ xã hội. Tư do, công bằng, đoàn kết luôn gắn kết với nhau, không thể hiên thưc hóa giá trị này mà lai bỏ qua giá tri khác. Tư do,công bằng, chỉ có thể trở thành hiện thưc xã hội cho tất cả moi người khi chúng ta biết đoàn kết với nhau trong đời sống hàng ngày cũng như trong cuộc sống xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Trong bốn năm cầm quyền liên mionh Đỏ- Xanh đã thưc hiện đươc một số cải cách quan trọng: Thưc hiên chương trình nhà nươc hiên đại – chính phủ hiện đại, thực hiện công tác xây dựng luật, giải quyết tình hình kinh tế căng thẳng , phấn đấu cân bằng ngân sách, cải cách thị trường lao động…. Những chính cách đó đã góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của SPD, đưa lại những thành quả quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế, duy trì được chế độ an sinh xã hội của Cộng hòa liên bang Đức và trong môt thế giới đang diễn ra những biến đông phức tạp về kinh tế, chính tri mà vẫn đảm bảo thực hiện được các giá trị cơ bản theo quan niệm của những người daan chủ xã hội. SPD sẽ giành được sự tín nhiệm cao trong nhân dân Đức.