Mối quan hệ giữa đảng với nhà nước đương nhiên đảng thuộc khối xã hội, không thuộc khối nhà nước, bởi vì các nghị sỹ quốc hội của đảng thực hiện nhiệm vụ của nhà nước ít nhất là nhiệm kỳ 4 năm, khi đảng lên cầm quyền. Chính thực tế đảng luôn luôn phải ở thế thi đuavà cạnh tranh với các đảng khác, mà họ nghĩ là tiến bộ hơn. Thay đổi chính sách bao giờ cũng phải gắn với việc thay đổi nhân sự để thực hiện chính sách ấy. Đây là một đảm bảo chắc chắn cho sự thay đổi. Công tác tổ chức của đảng luôn phải cân nhắc đến việc bố trí nhân sự.
SPD muốn gây ảnh hưởng lớn của mình cần phải tranh thủ các tổ chức xã hội. Ở Đức có ba tổ chức quần chúng có ảnh hưởng lớn đó là:
Công đoàn: Ở Cộng hòa Liên bang Đức có khoảng 8 triệu đoàn viên, các
công đoàn này, do vị trí của họ trong nền kinh tế và do họ có số lượng đoàn viên đông đảo cho nên họ có ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Hiệp hội giới chủ: Bao gồm hàng ngàn giám đốc các doanh nghiệp họ
được tổ chức trong hiệp hội này, Hiệp hội giới chủ có ảnh hưởng lớn đén chính sách kinh tế.
Phong trào sáng kiến công dân: Chẳng hạn như Phong trào hòa bình xanh. Đây là những tổ chức mà người ta có thể thấy ngay rằng, những người tham gia không phải vì quyền lợi cá nhân, mà vì quyền lợi của cộng đồng. Phong trào hòa bình xanh đã chống lại việc đổ chất phóng xạ xuống biển Bắc. Chính Phong trào sang kiến công dân đó dã gây được sức ép tới công luận, tới các phương tiện thông tin đại chúng, và sức ép này có thể lớn tới mức các doanh nghiệp phải thay đổi chủ trương, chính sách kinh doanh của mình vì họ sợ mất uy tín.
Để cầm quyền, SPD còn phải tranh thủ liên minh với những đảng nhỏ, vì điều này quyết định liên minh chính phủ sẽ nghiêng về phía nào. Ví dụ như liên minh với FDP, Đảng Xanh. Ở Đức, nhiều khi một đảng nhỏ chỉ có 6% số cử tri,
nhưng lại có thể tác dụng đến 50% vì người ta có thể cần nó hoặc là không cần nó vào liên minh chính phủ, những đảng nhỏ trong quốc hội cũng có quyền quyết định, chẳng hạn họ có thể đưa ra câu hỏi buộc Chính phủ phải trả lời bằng văn bản, họ có thể đứng ra thành lập các ủy ban điều tra ở những nơi mà họ cho rằng có thể xảy ra những tiêu cực, tham nhũng… cho nên những đảng nhỏ vẫn có những tác động đáng kể. Do vậy, để cẩm quyền SPD không thể không chú trọng tới việc liên minh với những đảng nhỏ.