1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở hvctqs trong giai đoạn hiện nay

129 531 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Vì vậy, trong nhiều năm qua vấn đềxây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đã được nhiều nhà khoa học,lãnh đạo, quản lý quan tâm nghiên cứu; đã có một số công trình nghiên cứu với

Trang 1

Theo quan điểm của Đảng ta, giáo dục, đào tạo; khoa học, công nghệ làquốc sách hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong điềukiện thời bình, đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo phải được coi trọng đúng mức,trong đó việc chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học là hướng

ưu tiên, khâu then chốt trong phát triển nền giáo dục của quốc gia và của quânđội

Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở HVCTQS là lực lượng có vaitrò quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoahọc của Học viện Họ là những người trực tiếp tham gia đào tạo cán bộ chínhtrị các cấp của quân đội và nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng quân độivững mạnh về chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới

Kết quả giáo dục đào tạo của Học viện phụ thuộc rất lớn vào chất lượngđội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện

Ngày nay, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội có bước phát triểnmới, yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ giảng viên và cán

bộ khoa học ở HVCTQS ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, xứng đáng là lựclượng nòng cốt trong giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học của quân đội

và quốc gia

Trong những năm qua công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộkhoa học của Học viện có nhiều chuyển biến tích cực, thu được nhiều kết quảtốt và nhiều kinh nghiệm quý; chất lượng đội ngũ đội ngũ giảng viên và cán

bộ khoa học từng bước được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêuyêu cầu giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện

Tuy nhiên công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa họccủa Học viện vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế, khuyết điểm, chưa tạo

Trang 2

sự chuyển biến đồng bộ và vững chắc, chưa thực sự ngang tầm với yêu cầunhiệm vụ ngày càng cao của HVCTQS trong giai đoạn mới

Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoahọc của HVCTQS, cần phải đi sâu nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận,thực tiễn, tìm ra những giải pháp khoa học, xây dựng đội ngũ giảng viên vàcán bộ khoa học có số lượng đủ, chất lượng cao, cơ cấu ngày càng cân đối,đồng bộ, có lực lượng kế cận, dự bị ngang tầm với nhiệm vụ Đây là vấn đềhết sức quan trọng và cấp thiết trong tình hình hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học là vấn đề quan trọngtrong sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung cũng như trong xây dựng hệ thốnghọc viện, nhà trường quân đội nói riêng Vì vậy, trong nhiều năm qua vấn đềxây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đã được nhiều nhà khoa học,lãnh đạo, quản lý quan tâm nghiên cứu; đã có một số công trình nghiên cứu

với các cấp độ khác nhau, tiêu biểu như: Trần Danh Bích, "Xây dựng cơ cấu hợp lý đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới", Luận án Phó tiến sĩ khoa học quân sự, Hà Nội 1996; Nguyễn Hồng Tuy, "Nâng cao chất lượng giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị - Quân sự trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng, Hà Nội 2000; Dương Quang Bích, "Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị - Quân sự trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng, Hà Nội 2000; Võ Bá Dương "Xây dựng đội ngũ giảng viên ở Trường Sĩ quan Chỉ huy

kỹ thuật Thông tin" Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Hà Nội 2003.

Các công trình trên đã có những đóng góp nhất định cả về lý luận vàthực tiễn theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu, xung quanh việc xây dựngđội ngũ giảng viên, các nhà sư phạm trong lĩnh vực quân sự Tuy vậy, đến nay

Trang 3

chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, chuyên sâu vấn đề: xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở HVCTQS trong giai đoạn hiện nay.

3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

* Mục tiêu:

Nghiên cứu, luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đềxuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa họccủa HVCTQS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng đội ngũ giảng viên và

cán bộ khoa học ở HVCTQS hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài: hoạt động xây dựng đội ngũ giảng viên

và cán bộ khoa học ở các khoa; cán bộ khoa học có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, cóchức danh khoa học là giáo sư, phó giáo sư Điều tra khảo sát chủ yếu ở cáckhoa, phòng, viện khoa học xã hội nhân văn quân sự Các tư liệu, số liệu điều trakhảo sát được sử dụng chủ yếu từ năm 2000 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

*Cơ sở lý luận: là hệ thống những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa

Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục,đào tạo và khoa học công nghệ, nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương

về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội thời kỳ mới, về công tác đảng, công tác

Trang 4

chính trị trong quân đội, đặc biệt là về cán bộ và công tác cán bộ trong Quânđội nhân dân Việt Nam

* Cơ sở thực tiễn:

Thực tiễn hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tình hình thực

tế đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học và công tác xây dựng đội ngũ giảngviên và cán bộ khoa học thời gian qua; các báo cáo tổng kết về công tác đảng,công tác chính trị, về công tác cán bộ, công tác giáo dục đào tạo của Học viện,của các khoa giáo viên, các cơ quan chức năng là cơ sở thực tiễn để thực hiện

đề tài

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận Mác- lênin, đề tài sử dụng các phươngpháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chútrọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lô gíc, lịch sử, điềutra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia

6 Đóng góp mới của đề tài

Luận giải làm rõ hơn vị trí, vai trò đội ngũ giảng viên và cán bộ khoahọc của Học viện Trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ 4 xu thế, 4mâu thuẫn, xác lập yêu cầu và đề xuất giải pháp có cơ sở khoa học về quyhoạch với từng nhóm đối tượng, về đào tạo bồi dưỡng và tự đào tạo bồidưỡng; tạo động lực cho từng cá nhân và chủ thể trong quá trình xây dựng

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học cholãnh đạo, chỉ huy các cấp và các cơ quan chức năng, chủ yếu và trực tiếp chođảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũgiảng viên và cán bộ khoa học ở HVCTQS

Đề tài có thể được sử dụng phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập

ở HVCTQS

7 Kết cấu của đề tài

Trang 5

Ngoài phần mở đầu đề tài gồm 2 chương (4tiết), kết luận, kiến nghị,danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.

Trang 6

Chương 1 những vấn đề lý luận, thực tiễn về Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của HọC VIệN CHíNH TRị QUÂN Sự 1.1 Đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học và những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của Học viện Chính trị Quân sự

1.1.1 Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của HVCTQS

* Quan niệm đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Hvctqs

Từ điển tiếng Việt định nghĩa “ Giảng viên: 1 Tên gọi chung ngườilàm công tác giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, các lớp đào tạo, huấnluyện, các trường trên bậc học phổ thông 2 Học hàm của người làm côngtác giảng dạy ở trường đại học…”[27, tr 376]

Theo quyết định số 01/ QĐ- QP ngày 3/1/1997 của Bộ trưởng Bộ QuốcPhòng về ban hành tiêu chuẩn và quy chế xét công nhận chức danh của ngànhchuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ trong quân đội, thì những người làm công tácgiảng dạy ở HVCTQS là giảng viên

Hoạt động của giảng viên là lao động sư phạm ở ngành, lĩnh vựcđặc thù Lĩnh vực đào tạo con người với các giá trị xã hội đích thực theongành, chuyên môn đào tạo Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên còn cónhiệm vụ nghiên cứu khoa học Đây là một trong những nhiệm vụ trựctiếp đặt ra ở các trường đại học Với lẽ đó, giảng viên là trí thức, lao độngcủa giảng viên là “lao động trí óc có chuyên sâu cao, có trình độ học vấncao”, “là những người có văn hoá và đạo đức cao, tích cực tham gia vàođời sống xã hội” Đội ngũ giảng viên ở HVCTQS đã qua nhiều bậc học cảtrong và ngoài quân đội, có trình độ học vấn nhất định, là đội ngũ trí thứccủa Đảng trong lĩnh vực quân sự

Về cán bộ khoa học, theo từ điển tiếng Việt “Cán bộ khoa học là ngườilàm công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy trong các trường đại học; nhữngngười làm công tác quản lý khoa học”.[27, tr.457]

Trang 7

Trong hệ thống các nhà trường đại học, cán bộ khoa học cơ bản làgiảng viên ở HVCTQS, cán bộ khoa học là giảng viên và giảng viên kiêmnhiệm, chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hoặc quản lý khoa họctheo chức năng, nhiệm vụ được xác định; có trình độ học vấn cao, là đội ngũcán bộ nghiên cứu chuyên sâu về khoa học xã hội nhân văn quân sự và khoahọc nghệ thuật quân sự.

Mặt khác, theo luật sĩ quan, sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Namđược phân định thành 5 nhóm ngành sau: “1 Sĩ quan chỉ huy, tham mưu: 2

Sĩ quan chính trị; 3 Sĩ quan hậu cần; 4 Sĩ quan kĩ thuật; 5 Sĩ quan chuyênmôn khác”[22, tr.13] Như vậy, theo luật định, đội ngũ giảng viên và cán bộkhoa học ở HVCTQS thuộc 3 nhóm chính, đó là sĩ quan chính trị, sĩ quan chỉhuy, tham mưu và sĩ quan chuyên môn khác

Trong nhóm ngành sĩ quan chính trị ở HVCTQS bao gồm đội ngũ sĩquan đảm nhiệm cương vị chính uỷ, chính trị viên; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm

cơ quan chính trị, trưởng, phó ban ngành và các trợ lý trong cơ quan chính trị;đội ngũ giảng viên và giảng viên kiêm nhiệm nghiên cứu và giảng dạy cácmôn KHXH&NVQS

Trong nhóm ngành sĩ quan chỉ huy, tham mưu là sĩ quan đảm nhiệmcông tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự; bao gồm sĩquan chỉ huy, trực chỉ huy đơn vị, làm công tác tham mưu, huấn luyện, đàotạo và sĩ quan làm công tác nghiên cứu, giảng dạy các môn KHQS

Trong nhóm ngành sĩ quan chuyên môn là sĩ quan đảm nhiệm công táctrong các ngành không thuộc các nhóm ngành sĩ quan chỉ huy, tham mưu, sĩquan chính trị, sĩ quan hậu cần, sĩ quan kĩ thuật

ở HVCTQS, phân định theo nhóm ngành chỉ mang tính tương đối, cácđồng chí giữ trọng trách quản lý, chỉ huy, điều hành từ Ban Giám đốc đến cácphòng, ban, hệ, tiểu đoàn hầu hết đều đào tạo ở Học viện và thường là giảng viênkiêm nhiệm, nghiên cứu và giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn quân sự

Trang 8

Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm về giảng viên và cán bộ khoa

học của Hvctqs: Là một bộ phận cán bộ, sĩ quan, đảng viên của Đảng trong quân đội, đảm nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện, được bổ nhiệm, sắp xếp theo tiêu chuẩn chức danh quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục & Đào tạo, là lực lượng nòng cốt trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học ở HVCTQS, xây dựng Học viện chính quy, mẫu mực.

* Phân loại giảng viên và cán bộ khoa học

Đội ngũ giảng viên HVCTQS hiện có 3 nhóm chính:

Một là, giảng viên khoa học xã hội nhân văn gồm những giảng viên

giảng dạy các môn lý luận cơ bản, cơ sở và chuyên ngành như: Triết họcMác- lênin, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà nước pháp luật,Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lý học, Giáodục học và CTĐ, CTCT trong QĐNDVN Đây là bộ phận chiếm tỉ lệ caotrong đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở Học viện hiện nay

Hai là, giảng viên quân sự gồm những giảng viên giảng dạy các môn

lịch sử nghệ thuật quân sự, đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự, chiến thuậtcấp phân đội, chiến thuật, chiến dịch, pháo binh, xe tăng, thông tin, hậu cần kĩthuật Số giảng viên này chủ yếu ở các khoa K4, K6, K8, K9, K16, K19.Nhóm này tương đối đông sau nhóm giảng viên KHXHNVQS Hiện tại, có sốlượng 119 đ/c (tính đến tháng10/2006 chiếm khoảng 28, 9% trong tổng số độingũ giảng viên)

Ba là, giảng viên văn hoá ngoại ngữ Đây là nhóm giảng viên giảng dạy

văn hoá, ngoại ngữ cho các đối tượng trong Học viện, phổ biến là quân nhânchuyên nghiệp hưởng lương sĩ quan (chiếm khoảng 8, 5% trong tổng số độingũ giảng viên trong Học viện)

Đội ngũ cán bộ khoa học gồm có các đồng chí có học vị thạc sĩ, tiến sĩ,

có chức danh khoa học phó giáo sư, giáo sư với nhiều chuyên ngành khác

Trang 9

nhau, đảm nhiệm nhiều cương vị, chức trách khác nhau Sự phân định giữagiảng viên và cán bộ khoa học chỉ mang tính tương đối, bởi lẽ đội ngũ cán bộkhoa học có nhiều người đồng thời là giảng viên công tác ở các khoa trongHọc viện, một số người là giáo viên kiêm nhiệm, công tác ở cơ quan chứcnăng, Viện KHXHNVQS và Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự (theobáo cáo tổng kết công tác cán bộ 5 năm 2000- 2005, tính đến tháng 12/2006

số lượng đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện có 2 giáo sư, 25 phó giáo sư,

110 tiến sĩ, 163 thạc sĩ, chiếm khoảng 71,8% trong tổng số đội ngũ giảng viên

và cán bộ của Học viện

Như vậy, giữa đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học có mối quan hệgắn bó chặt chẽ Đội ngũ giảng viên vừa làm nhiệm vụ giảng dạy theo cácchuyên ngành, đồng thời vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phấn đấutrở thành nhà khoa học Ngược lại, cán bộ khoa học phải kiêm nhiệm giảngdạy đáp ứng yêu cầu giảng dạy bậc đại học và sau đại học Theo chủ trươngcủa Đảng bộ Học viện, những năm gần đây nhiệm vụ nghiên cứu khoa họcđược nâng lên ngang tầm với nhiệm vụ giáo dục đào tạo Đối với mỗi giảngviên ngoài số giờ giảng theo định mức hàng năm phải có số giờ nghiên cứukhoa học nhất định và được đánh giá bằng các sản phẩm khoa học cụ thể.Đơn cử: một giảng viên có trình độ thạc sĩ, định mức giảng dạy là 280 tiết,phải có thời gian nghiên cứu khoa học là 350 tiết với các đề tài khoa học cánhân, đề tài cấp khoa, cấp Học viện, cấp bộ và các sản phẩm khoa học khác…

Theo quy định của Giám đốc Học viện những cán bộ khoa học khôngnằm trong biên chế các khoa đồng thời là giảng viên kiêm nhiệm (đảm nhiệm25% định mức giảng dạy của giảng viên)

Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở Học viện có quan hệ hữu cơ,

tự nhiên Đại bộ phận giảng viên ngoài nhiệm vụ giảng dạy có nhiệm vụnghiên cứu khoa học và cán bộ khoa học ngoài nhiệm vụ nghiên cứu khoahọc có nhiệm vụ giảng dạy Từ quan hệ này, cần có cách nhìn đầy đủ và đánh

Trang 10

giá toàn diện khả năng của đội ngũ, có chủ trương, biện pháp thống nhất trongxây dựng đội ngũ, từ quy hoạch, tạo nguồn tuyển chọn đến đào tạo, sử dụng,thực hiện luân chuyển và có chính sách sử dụng đúng đắn, phù hợp nhằm pháthuy tốt nhất vai trò, khả năng của đội ngũ này trong thực tiễn.

* Đặc điểm đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học

Ngoài đặc điểm chung của đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học củaquốc gia và quân đội, đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở Học viện cócác đặc điểm sau:

Thứ nhất, đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở Học viện đa dạng

về thành phần, phong phú về nhóm loại, cấp, chức Sự đa dạng về thành phần,

phong phú về nhóm, loại của đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học bắt nguồn

từ sự đa dạng, phong phú về nguồn gốc, thành phần xuất thân, con đườnghình thành phát triển và yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức Đội ngũ này sinh ra vàlớn lên từ nhiều vùng quê, là con em của nhiều tầng lớp gắn với sự phong phú

về môi trường, điều kiện lịch sử, truyền thống quê hương, gia đình, dòng họ.Khi vào bộ đội lại được đào tạo từ nhiều cơ sở khác nhau…Sự phong phú cònthể hiện ở các nhóm ngành chuyên môn khác nhau với cấp bậc, chức vụ, tuổiquân, tuổi đời và tuổi nghề cao thấp khác nhau; cả quân nhân chuyên nghiệphưởng lương sĩ quan, cả sĩ quan, từ cấp uý đến cấp tướng

Thứ hai, đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở Học viện được tuyển

chọn sàng lọc từ các đơn vị, nhà trường trong toàn quân Hiện tại có một bộ

phận giảng viên và cán bộ khoa học đã trải qua các cương vị công tác khácnhau ở đơn vị Trước khi về công tác tại học viện, đại bộ phận được đào tạo

cơ bản, có khả năng và chiều hướng phát triển tốt; có một bộ phận đã là giảngviên giảng dạy ở các nhà trường trong toàn quân, khi về Học viện đã có ítnhiều kinh nghiệm và phương pháp sư phạm; một bộ phận khác được đào tạo

cơ bản ở nước ngoài trước khi được điều về Học viện, nhưng hầu hết là họcviên có thành tích học tập, rèn luyện tốt, có chiều hướng phát triển, được Họcviện giữ lại và tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cao hơn; có một bộ phận sau khi

Trang 11

học tập ở các học viện, nhà trường khác trong và ngoài quân đội, trước khi trởthành giảng viên được Học viện tuyển chọn, đào tạo ở bậc học cao hơn.

Thứ ba, đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở Học viện có trình độ

học vấn và kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy khác nhau Đại bộ phận có

kiến thức hiểu biết tương đối toàn diện, đặc biệt là trình độ hiểu biết về khoahọc xã hội nhân văn quân sự Hiện nay, đội ngũ giảng viên và cán bộ khoahọc của Học viện có 2 giáo sư, 25 phó giáo sư, 110 tiến sĩ và 163 thạc sĩ và

527 cử nhân các chuyên ngành khác nhau, do được đào tạo ở các nhà trường

cả trong và ngoài quân đội, ngoài nước nên trình độ học vấn, văn bằng đượccấp cũng rất đa dạng

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các khoa, phòng, bộ môn cókiến thức tương đối toàn diện, có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy quản lý bộđội, cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống, hoạt động giảng dạy và nghiêncứu khoa học Hiện tại, có 113 đồng chí được rèn luyện, thử thách trong chiếnđấu qua các cuộc kháng chiến chống Mĩ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tâynam và phía Bắc; có bản lĩnh, tâm lý bền vững, dày dạn kinh nghiệm, có độvững vàng, khá nhạy bén trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, trong giảng dạy vànghiên cứu khoa học Đặc biệt trước những biến động phức tạp của tình hình,đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện luôn tỏ rõ sự trung kiên,thực sự là chỗ dựa cho cán bộ, học viên, chiến sĩ công nhân viên trong toànHọc viện Bên cạnh đó, do tuổi quân, tuổi đời ngày càng cao thì sức khoẻngày càng giảm, khả năng nhanh nhạy trong hoạt động cũng như tiếp thu,nắm bắt những tri thức mới, nhất là tri thức khoa học công nghệ hiện đại,ngoại ngữ, tin học… còn nhiều hạn chế Mặt khác, khi trở thành thạc sĩ, đại

bộ phận đã ở tuổi 40; trở thành tiến sĩ với độ tuổi từ 45 đến 50, quỹ thời gian

Trang 12

lao động, cống hiến trong quân đội không nhiều Để thay đổi phong cách làmviệc, phương pháp tác phong công tác của người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn

vị cơ sở trở thành phong cách làm việc, phương pháp tác phong công tác củanhà khoa học là cả một vấn đề lớn, không ít khó khăn, trở ngại Với độ tuổinày, theo quy luật sinh lý của con người thì khả năng tư duy, sáng tạo đãgiảm Rõ ràng, so với các trường đại học bên ngoài và trên thế giới, độ tuổiđào tạo trình độ sau đại học ở Học viện cũng đặt ra nhiều điều đáng suy nghĩ

Vì vậy, nếu tổ chức, cơ quan chức năng không có quy hoạch, kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng cụ thể, phù hợp và bản thân đội ngũ giảng viên và cán bộ khoahọc thoả mãn dừng lại, thiếu tích cực, chủ động trong tự học tập, nghiên cứu,

dễ dẫn đến tụt hậu về kiến thức và rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều.Bên cạnh đó, do độ tuổi trung bình cao (nhất là cán bộ thuộc ViệnKHXHNVQS) theo luật sĩ quan hiện hành, nhiều đồng chí đến tuổi nghỉ chế

độ, nhưng đã phải vận dụng kéo dài đến hết dự bị 1, thậm chí cả dự bị 2, nếukhông có quy hoạch, kế hoạch hợp lý, kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng hẫng hụtđội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, ảnh hưởng trựctiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học củaHọc viện trong thời gian tới

* Vai trò đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở HVCTQS

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- lênin, chủ tịch Hồ Chí Minhthường xuyên quan tâm đến cán bộ và huấn luyện cán bộ V.I- lênin chỉ rõ:

“Trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nókhông đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị,những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phongtrào”[20, tr.473] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là gốc củamọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”

Trang 13

và “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[15, tr.269] Vì vậy, lĩnhvực giáo dục và đào tạo được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu trongchiến lược phát triển của quốc gia, Đảng ta rất chú trọng xây dựng đội ngũcán bộ, giảng viên theo những chuẩn mực phù hợp yêu cầu cách mạng từnggiai đoạn Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính phủ đã xây dựng chiến lượcphát triển giáo dục đào tạo đến năm 2010: “phát triển giáo dục đào tạo là nềntảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để pháttriển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Muốn vậy, phải pháttriển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn vềchất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục.

Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của quân đội là một bộ phậntrong đội ngũ cán bộ, giảng viên của Đảng và Nhà nước hoạt động trong lĩnhvực quân sự, lực lượng nòng cốt trong các Học viện, nhà trường, cơ quannghiên cứu, quản lý khoa học trong quân đội; giữ vai trò rất to lớn trong sựnghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của quân đội, đặc biệt trongđiều kiện thời bình hiện nay Nghị quyết số 93- NQ/ĐUQSTW xác định:

“Thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ giảng viên và tổ chức đào tạo, bồi dưỡngcho giảng viên theo chức danh quy định”

Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến xây dựng đội ngũ cácnhà giáo, coi đó là trọng tâm trong chiến lược phát triển, yếu tố quyết định chấtlượng giáo dục và đào tạo Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) khẳng định

“Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tônvinh”[ 4, tr.38] Điều 15, Luật giáo dục đã xác định “Nhà giáo giữ vai trò quyếtđịnh trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [ , tr.15] Trải qua 55 xây dựng

và trưởng thành, Học viện CTQS đã thực sự trở thành một trung tâm đào tạocán bộ chính trị, bồi dưỡng cán bộ cao cấp và nghiên cứu khoa học lớn củaquân đội và cả nước, vị thế của Học viện ngày càng được nâng cao Sở dĩ có

Trang 14

được những thành tựu đó là do công lao đóng góp của các thế hệ cán bộ, giảngviên, học viên, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, chiến sĩ trongtoàn Học viện, trong đó có vai trò rất quan trọng của thế hệ đội ngũ các nhàgiáo và cán bộ khoa học của Học viện Điều đó thể hiện trên các nội dung sau:

Một là, đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học giữ vai trò trực tiếp

quyết định chất lượng thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện Chấtlượng giáo dục và đào tạo của Học viện được quy định bởi nhiều yếu tố, cảkhách quan, chủ quan, trong đó đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học, yếu tốsuy cho cùng giữ vai trò quyết định nhất Hiện nay cho dù các phương tiện,trang bị kĩ thuật dạy học hiện đại, dạy học từ xa rất phát triển, song cũngkhông thể thay thế người giảng viên Trái lại, càng khẳng định vai trò to lớncủa đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo

và nghiên cứu khoa học của Học viện

Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học giữ vai trò rất quan trọng tronggiáo dục phẩm chất nhân cách cho học viên Thông qua quá trình giải quyếtmối quan hệ giữa dạy và học, mà truyền thụ, trang bị kiến thức, bồi dưỡng kĩxảo, kĩ năng nghề nghiệp, xây dựng niềm tin, bản lĩnh chính trị và các phẩmchất cần thiết khác cho người học theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo Đồng thời,định hướng, dẫn dắt việc tìm tòi nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng khả năng tưduy khoa học, kĩ năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụtheo cương vị, chức trách được giao

Hai là, Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học là những người trực

tiếp nghiên cứu khoa học ở Học viện, góp phần phát triển khoa học xã hộinhân văn quân sự Việt Nam Học viện CTQS là trung tâm nghiên cứuKHXHNVQS của quân đội và của quốc gia Đội ngũ giảng viên và cán bộkhoa học là lực lượng trực tiếp tham gia và thực hiện nghiên cứu các đề tàikhoa học của Nhà nước, quân đội giao và của Học viện Sự phát triển củaKHXHNVQS phụ thuộc một cách quyết định vào trình độ trí tuệ và vai trò,

Trang 15

trách nhiệm của đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học trong Học viện Thực

tế thời gian qua cho thấy, các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ Quốcphòng, cấp ngành, cấp Học viện, cấp khoa, các công trình nghiên cứu khoahọc, biên soạn giáo khoa, giáo trình, tài liệu về KHXHNVQS đều do đội ngũgiảng viên và cán bộ khoa học trực tiếp tham gia thực hiện Kết quả đó có giátrị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần thiết thực vào quá trình đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ trong quân đội và sự phát triển khoa học nói chung,KHXHNVQS nói riêng

Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học còn là lực lượng trực tiếp giáodục, huấn luyện, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học viên tham gia hoạt động vànghiên cứu khoa học, đưa hoạt động nghiên cứu KHXHNVQS của Học việnphát triển mạnh, nhất là những năm gần đây Hiện nay, do yêu cầu của sựnghiệp cách mạng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu xây dựng quân đội,đặc biệt là việc thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội đã vàđang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết

Ba là, đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học giữ vai trò to lớn trong

xây dựng các khoa giáo viên, cơ quan, đơn vị, xây dựng Đảng bộ Học việntrong sạch vững mạnh, xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện

Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đều là cán bộ, đảng viên củaĐảng giữ vai trò hạt nhân, nòng cốt trong xây dựng các khoa giáo viên, là lựclượng có vai trò và uy tín lớn trong Đảng bộ Học viện Vì vậy việc xây dựngđội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện có chất lượng cao, sốlượng và cơ cấu hợp lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng đảng bộ,chi bộ cơ sở các khoa giáo viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trongĐảng bộ Học viện

Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học là những người trực tiếp quántriệt, thực hiện thắng lợi đường lối, nghị quyết của Đảng, nghị quyết củaĐảng uỷ quân sự Trung ương, nghị quyết của Đảng uỷ Học viện và nghịquyết của đảng bộ, chi bộ các khoa, cơ quan, đơn vị trong Đảng bộ Học viện.Với tính đảng, tính cách mạng cao, sự tận tâm, tận lực, trách nhiệm cao với

Trang 16

nghề nghiệp, sự trong sáng về đạo đức, lối sống, họ là những tấm gương cótính giáo dục, thuyết phục, sức lôi cuốn, cảm hoá đối với các đảng viên kháctrong toàn Đảng bộ Học viện Đội ngũ này là lực lượng nòng cốt, chủ thể trựctiếp xây dựng các khoa, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; đồng thời còn

là lực lượng thực hiện việc luân chuyển cán bộ, sẵn sàng bổ sung cho các cơquan chiến lược và học viện, nhà trường trong toàn quân

Hiện nay, trước yêu cầu cao của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quânđội và của từng khoa, cơ quan, đơn vị trong toàn học viện, thì vai trò, tráchnhiệm của các lực lượng trong toàn Học viện ngày càng tăng lên, đòi hỏi cáccấp uỷ đảng, cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa đến mọi mặt hoạtđộng của Học viện, trong đó chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ,trước hết là đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học, để họ thực sự ngang tầmnhiệm vụ của Học viện và của quân đội

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ giảng viên và cán

bộ khoa học ở HVCTQS

Học viện CTQS là một trung tâm lớn của quân đội và quốc gia, giữ vaitrò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học đápứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kì mới Để hoàn thành nhiệm

vụ đào tạo cán bộ chính trị, đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong toàn quân,góp phần xây dựng quân đội mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chấtlượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội và từng đơn vị, đòi hỏiphải có sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các cơ quan, nhà trường, đơn vị trongtoàn quân trực tiếp là HVCTQS với tổng thể các chủ trương, biện pháp côngtác tư tưởng, tổ chức, chính sách và sự kết hợp chặt chẽ các mặt công tác đó,làm cho đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học có đủ số lượng, cơ cấu hợp lý,chất lượng tốt, ngang tầm đòi hỏi nhiệm vụ trong tình hình mới

Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện đượctiến hành trên cơ sở những nguyên tắc công tác cán bộ của Đảng, xuất phát từmục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện, khả năng cụ thể của Học viện Quátrình xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện phải huy

Trang 17

động sự tham gia của nhiều lực lượng, tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, biệnpháp từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đánh giá, bố trí sắp xếp, sửdụng đến bảo đảm chính sách…nhằm tạo được cơ chế tác động tổng hợp,mang lại hiệu quả cao trong xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học.

Từ những vấn đề trên, có thể thống nhất quan niệm: Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách nhằm tạo ra một đội ngũ giảng viên

và cán bộ khoa học có đủ phẩm chất năng lực, có số lượng dồi dào, chất lượng ngày càng cao, cơ cấu hợp lý, cân đối, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Học viện, của quân đội trong thời kì mới.

- Mục đích xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học có cơ cấu

hợp lý, số lượng phù hợp, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiêncứu khoa học của Học viện cả trước mắt và lâu dài

Về số lượng giảng viên và cán bộ khoa học cần đủ theo yêu cầu, đúngtheo biểu biên chế, đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học trongtừng giai đoạn của Học viện, đồng thời có nguồn kế cận và dự trữ để sẵn sàng

bổ sung thay thế khi cần thiết

Về cơ cấu nhằm tạo ra cơ cấu hợp lý về chuyên ngành, về cấp quânhàm, về tuổi quân, tuổi đời, thâm niên giảng dạy, nghiên cứu, trình độ họcvấn phù hợp, bảo đảm tính cân đối, đồng bộ sự chuyển tiếp vững chắc giữacác thế hệ cán bộ, giảng viên, giữa các khoa và từng bộ môn; khắc phục sựmất cân đối, hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ ở một số khoa và ViệnKHXH&NVQS trong Học viện hiện nay

Về chất lượng, tập trung đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giảngviên và cán bộ khoa học có đầy đủ phẩm chất, năng lực theo tiêu chuẩn, chứcdanh quy định của Nhà nước và của quân đội trong thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá hiện nay

Trang 18

- Chủ thể và lực lượng xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học ở

Học viện CTQS là Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện, cấp uỷ, tổ chức đảng,

cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ chủ trì, cán bộ, đảng viên trong toàn Họcviện, trực tiếp là ở các khoa, cơ quan, Viện KHXH&NVQS, Tạp chí Giáo dục

độ, chính sách, quyền lợi của đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, để họ hoànthành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao

Tham gia xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học là mọi cán

bộ, đảng viên, học viên, nhân viên của tất cả các tổ chức, các lực lượng, trong

đó, Hội đồng khoa học của Học viện và từng khoa giữ vai trò quan trọng Hộiđồng khoa học và giáo dục đào tạo Học viện và Hội đồng khoa học Khoagiảng viên, viện KHXH&NVQS với vai trò là cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn,bảo đảm các điều kiện cho công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảngviên, cán bộ khoa học trong toàn Học viện và ở các khoa giảng viên

- Nội dung, biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học

được tiến hành trên tất cả các khâu từ quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng,quản lý, bố trí sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách Trong mỗi khâu, mỗibước phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức và côngtác chính sách

+ Quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học là tổng thể các

chủ trương, biện pháp nghiên cứu, hoạch định, xây dựng đề án, thiết lập hệ

Trang 19

thống kế hoạch tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng đội ngũ giảng viên

và cán bộ khoa học, bảo đảm cho toàn bộ hoạt động xây dựng đội ngũ này cótính chủ động, có tầm nhìn xa, đi vào nề nếp

Quy hoạch là nội dung rất quan trọng trong xây dựng đội ngũ giảngviên và cán bộ khoa học của Học viện, thể hiện được tính kế hoạch, chủ động

và khoa học, bảo đảm cho quá trình xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộkhoa học đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài Xây dựng quyhoạch bảo đảm cho công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học

đi đúng đường lối, chủ trương của Đảng, nghị quyết của các cấp uỷ đảng, sátvới mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của Học viện và nhiệm vụ của các đơn vị cơsở; thể hiện được những yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ, chức danh đội ngũgiảng viên, cán bộ khoa học, đồng thời xác định đúng lộ trình phù hợp vớihoàn cảnh, thực trạng của đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học hiện nay

Quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học trước hết phải bảo

đảm được quy hoạch tổng thể đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học; xác địnhhướng vào, con đường hình thành, phát triển của từng loại nhóm trong đội ngũgiảng viên và cán bộ khoa học; định hướng sử dụng và hướng ra cho từng bộphận, từng đối tượng; chú trọng quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ trì các khoa,các cơ quan, viện nghiên cứu (phải bảo đảm tính kế thừa, phát triển, hìnhthành các thế hệ kế tiếp nhau); trên cơ sở xây dựng đội ngũ sư phạm bảo đảm

về chất lượng, cơ cấu và số lượng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và phươnghướng phát triển của Học viện, thể hiện được tính chủ động trong xây dựngđội ngũ cán bộ đầu ngành, đội ngũ chuyên gia giỏi trên từng lĩnh vực; quyhoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học phải thể hiện trên tất cả cáckhâu từ tạo nguồn, đào tạo, đào tạo lại, phân hướng sử dụng, dự kiến sắp xếp,

bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, điều động đến hoàn thiện chế độ chính sách,tạo động lực thúc đẩy đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học phấn đấu vươnlên

Trang 20

Quá trình quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học phải đượctiến hành chặt chẽ, chủ động, kiên quyết với các bước đi thích hợp Đồngthời, thường xuyên bám sát thực tiễn để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sát với

sự phát triển của yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm, khả năng của Học viện trongtừng giai đoạn

+ Đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học là quá trình tiến hành huấn luyện, giáo dục, bồi dưỡng có tổ chức chặt chẽ

tại các cơ sở đào tạo và đơn vị nhằm hình thành, hoàn thiện, phát triển nhữngphẩm chất và năng lực cần thiết cho đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học,

bảo đảm cho họ hoàn thành mọi nhiệm vụ, chức trách được giao

Đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyêncủa công tác xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, là quá trình kếthợp giữa sự quan tâm, tổ chức của đơn vị với phát huy tinh thần tích cực, chủđộng của bản thân đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học

Quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện sẽ trực tiếp trang bị tri thức chođội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học, giúp họ hình thành và phát triển kỹnăng kỹ xảo nghề nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ, hoàn thiệnnhân cách để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ Việc kết hợp đào tạo với bồidưỡng, đào tạo với tự đào tạo, đào tạo chính quy với bồi dưỡng thường xuyên,đào tạo đi đôi với rèn luyện sẽ giúp đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa họckhông ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, khảnăng, trình độ nghiên cứu khoa học, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xây dựngquân đội, xây dựng Học viện trong thời kỳ mới

Quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện thường xuyên sẽ giúp cho độingũ giảng viên và cán bộ khoa học không bị “lão hoá” về trí tuệ Đây là conđường trực tiếp xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học trở thànhnhững chuyên gia giỏi trên lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học

Trang 21

Kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện còn là cơ sở giúpcho đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học có thể tiếp tục học tập suốt đời.

Để có thể thực hiện được phương hướng: “Đổi mới chương trình, nộidung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăngcường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lậpsuy nghĩ của học sinh, sinh viên” [10, tr.207], quá trình đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện phải được tiến hànhthường xuyên, liên tục bảo đảm sự kế thừa, chuyển tiếp giữa các lớp giảngviên, cán bộ nghiên cứu khoa học của Học viện Trên cơ sở hướng tới nộidung đào tạo, bồi dưỡng toàn diện, phải bảo đảm sát với chức danh, nhiệm vụ

và đặc thù môi trường, điều kiện, khả năng công tác của đội ngũ giảng viên vàcán bộ khoa học của Học viện hiện nay

+ Công tác quản lý, đánh giá đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học

là vấn đề hết sức quan trọng bảo đảm cho quá trình xây dựng đội ngũ giảngviên và cán bộ khoa học của Học viện có tính chủ động, sát hợp với điều kiện,thực trạng của đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học Đội ngũ giảng viên vàcán bộ khoa học của Học viện đa dạng về cương vị, chức trách, trình độchuyên môn cũng như hoàn cảnh cá nhân Việc quản lý, đánh giá thườngxuyên, chặt chẽ, chính xác sẽ khơi dậy và phát huy được tinh thần tráchnhiệm, tiềm năng, thế mạnh của từng người, kịp thời phát hiện và ngăn chặnnhững biểu hiện lệch lạc, tiêu cực nảy sinh trong đội ngũ giảng viên và cán bộkhoa học

Công tác quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học phải có sự kếthợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, quản lý phải toàn diện, cả số lượng,chất lượng, cả phẩm chất, năng lực chuyên môn, sức khoẻ, lai lịch chính trị,quan hệ xã hội, hậu phương gia đình của đội ngũ giảng viên và cán bộ khoahọc Để quản lý có hiệu quả cần làm tốt việc phân công, phân cấp quản lý;thực hiện quản lý theo công việc, chất lượng công việc; trên cơ sở làm tốt

Trang 22

công tác giáo dục, phát huy vai trò tự quản lý của từng cán bộ, giảng viênđồng thời kết hợp chặt chẽ các biện pháp quản lý hành chính quân sự

+ Công tác bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học thể hiện tính khoa học, là hệ quả tổng hợp của các mặt công tác trong quy

trình công tác cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ việc dùng người nhưdùng mộc và phải “khéo dùng cán bộ”, để phát huy sở trường, khắc phục sởđoản của từng người Quản lý tốt, đào tạo bồi dưỡng công phu nhưng bố trí sửdụng không đúng đắn, phù hợp sẽ gây ra những tác động tâm lý, tư tưởngtheo chiều hướng tiêu cực, làm giảm sút nhiệt tình, trách nhiệm, không pháthuy được sở trường, thậm chí làm mai một kiến thức đã được đào tạo, khôngđáp ứng được cương vị, chức trách, dễ đẫn đến mất cán bộ, giảng viên Vìvậy, bố trí, sử dụng phải trên cơ sở quy hoạch giảng viên và cán bộ khoa họccủa Học viện nói chung và quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học

ở từng khoa, bộ môn, cơ quan, viện KHXH& NVQS nói riêng Phải bảo đảmtính dân chủ, công khai, rõ ràng, minh bạch, phải có tính kế thừa, phát triển.Cấp uỷ đảng các cấp, nhất là ở các khoa, viện, cơ quan chức năng và thường

vụ, đảng uỷ Học viện khi xem xét, bổ nhiệm cán bộ bộ môn, khoa, các banthuộc viện nên tham khảo ý kiến của cán bộ, đảng viên trong phạm vi đơn vị,

cơ quan Bố trí, sử dụng phải bảo đảm cơ cấu, kết hợp chặt chẽ giữa các lớpgiảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, bảo đảm tính kế thừa, liên tục, ổnđịnh và phát triển

+ Thực hiện chính sách với đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học là

mặt công tác quan trọng không thể thiếu trong công tác cán bộ và xây dựngđội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của Học viện Làm tốt công tác nàynhằm khích lệ, động viên đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ra sức họctập, nâng cao trình độ, năng lực công tác, yên tâm, gắn bó lâu dài với Họcviện, say mê, nhiệt tình với công việc; đồng thời thể hiện được sự tôn vinhcủa xã hội, của quân đội với đội ngũ nhà giáo và cán bộ khoa học

Trang 23

Chính sách hiện tại trong quân đội, bao gồm: chính sách đào tạo, bồidưỡng, chính sách bố trí, sử dụng, chính sách chuyển vùng, chuyển ngành,chính sách bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chính sách hậu phương, giađình Thực hiện chính sách cán bộ luôn gắn liền với lợi ích thiết thực của cán

bộ, giảng viên và gia đình họ Ngoài những chính sách chung của Đảng, Nhànước và của quân đội, Học viện cần có chủ trương, chính sách đãi ngộ phùhợp với khả năng thực tế của Học viện, như công tác bảo đảm cho đời sốnggiảng viên, cán bộ khoa học, điều kiện ăn ở sinh hoạt hàng ngày, chính sáchnhà ở, đất ở, thực hiện chủ trương hợp lý hoá gia đình, chính sách khenthưởng, kỷ luật sẽ tạo điều kiện khuyến khích đội ngũ giảng viên và cán bộkhoa học tự học tập, rèn luyện phấn đấu vươn lên, thiết tha, gắn bó lâu dài vớiHọc viện Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu làm tốt sẽ có sức cổ vũ, tạođộng lực rất lớn Nếu làm không tốt sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu Nhiềutrường hợp xin chuyển vùng, chuyển ngành, mà nguyên nhân sâu sa, mộtphần cũng chính bắt nguồn từ những vấn đề vướng mắc từ cuộc sống thườngnhật liên quan trực tiếp đến lợi ích thiết thân của từng giảng viên, cán bộ khoahọc và hậu phương gia đình họ

Để làm tốt công tác chính sách, phải dựa vào sức mạnh tổng hợp củacác tổ chức, các lực lượng, các cấp, các ngành cả trong và ngoài quân đội,trong đó Học viện giữ vai trò là trung tâm, chủ động trong vận dụng sáng tạoquan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước vào tình hình cụ thể, bảo đảm vừađúng đường lối, chính sách, vừa bảo đảm lợi ích thiết thực của giảng viên vàcán bộ khoa học; kết hợp chặt chẽ với công tác tư tưởng, công tác tổ chức,bảo đảm thực hiện chính sách một cách dân chủ, công khai, công bằng, nhằmphát huy cao nhất khả năng cống hiến của họ trong thực hiện nhiệm vụ chínhtrị trung tâm, xây dựng Học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực

Trang 24

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ giảng viên

và cán bộ khoa học ở Học viện Chính trị Quân sự

1.2.1 Thực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học

Trong hơn nửa thế kỷ xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, HVCTQS đãxây dựng được một đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đủ khả năng đảmđương, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học ngàycàng phát triển, từng bước khẳng định uy tín và vị thế của một trung tâm đàotạo và nghiên cứu khoa học lớn của quân đội và quốc gia Có thể đánh giáthực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở Học viện trênnhững vấn đề cơ bản sau:

* Về ưu điểm:

Một là, Lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã nghiêm túc quán triệt và vận

dụng cụ thể, đúng đắn các quan điểm, nguyên tắc của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ vào xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện.

Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: công tác cán

bộ là công việc gốc của Đảng; nhận thức việc xây dựng đội ngũ giảng viên vàcán bộ khoa học thật sự có chất lượng không chỉ là yếu tố quyết định đến chấtlượng hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học củaHọc viện, mà còn là yêu cầu mang tính khách quan cấp thiết, là vấn đề quantrọng hàng đầu đảm bảo xây dựng Học viện thực sự trở thành một trung tâmgiáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội mạnh của quân đội và quốcgia Vì thế, Đảng uỷ, Ban giám đốc Học viện cũng như lãnh đạo, chỉ huy cácđơn vị trong toàn Học viện đã nghiêm túc quán triệt và chấp hành, nghiên cứuvận dụng một cách cụ thể các nghị quyết về công tác cán bộ của Đảng, củaQuân đội Việc tổ chức nghiên cứu, học tập và triển khai nghiêm túc các chỉthị, nghị quyết của Đảng, của Quân đội như: “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy

Trang 25

mạnh CNH, HĐH đất nước” (NQTW3 Khoá VIII), “Xây dựng đội ngũ cán bộquân đội thời kỳ mới” (Nghị quyết 94 của ĐWQSTW ngày 29/4/1998), “Nghịquyết 93 của ĐUQSTW về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhânviên chuyên môn kỹ thuật và xây dựng nhà trường chính quy”, “Luật sĩ quanQuân đội nhân dân Việt Nam năm 1999” đã thật sự tạo ra bước chuyển vềnhận thức đối với công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ởHọc viện Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong toàn Học viện đã có những chủtrương, biện pháp quy hoạch tổng thể đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa họctrong đơn vị mình, đặt ra nhiều giải pháp vừa bảo đảm củng cố đội ngũ giảngviên và cán bộ khoa học cho việc hoàn thành nhiệm vụ trước mắt, vừa hoạchđịnh kế hoạch phát triển lâu dài đáp ứng cho mục tiêu, yêu cầu xây dựng Họcviện trong thời kỳ mới

Trong các nghị quyết của Đảng bộ Học viện cũng như nghị quyết củacác đảng bộ, chi bộ cơ sở đều đặt ra những yêu cầu, mục tiêu và chỉ tiêu rất cụthể cho nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học trong toànHọc viện cũng như cho từng đơn vị, cơ quan, khoa giáo viên (Thường vụ Họcviện có Nghị quyết 51/ NQTV về công tác cán bộ giai đoạn 2000 - 2005 vànhững năm tiếp theo; các đảng bộ, chi bộ cơ sở đều có nghị quyết về công táccán bộ, xây dựng đội ngũ của đơn vị mình)

Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị đã chú trọng làm tốt việc giáo dục, xâydựng động cơ tinh thần phấn đấu cho mỗi cán bộ, giảng viên, đặt chỉ tiêu,giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí; kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng, đàotạo cũng như sử dụng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học trong từng đơn

vị được bàn bạc dân chủ và công khai hoá; việc gắn kiện toàn, phát triển độingũ giảng viên và cán bộ khoa học với kiện toàn cấp uỷ, gắn điều động, bổnhiệm với điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn đi đào tạo và bồi dưỡng nguồn kếcận đã được các đơn vị thực hiện khá tốt, nhờ vậy đã phát huy được dân chủ,tạo được sự thống nhất, đồng thuận từ trên xuống dưới, đề cao được vai trò

Trang 26

trách nhiệm, tinh thần nỗ lực cố gắng của từng con người; hiệu quả phối hợpgiữa cơ quan chức năng và đơn vị cơ sở trong công tác xây dựng đội ngũgiảng viên và cán bộ khoa học ở Học viện được nâng lên Qua khảo sát 500cán bộ giảng viên trong Học viện có 410 đ/c (82%) nhất trí đánh giá công tácxây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện thời gian quađược quan tâm, chú trọng và bảo đảm đúng về nguyên tắc, quan điểm củaĐảng

Hai là: Nội dung, hình thức và phương pháp xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở Học viện đã có nhiều tiến bộ và đạt kết quả khá tốt.

Từ những chủ trương, phương hướng đúng đắn, sát hợp; cơ quan

nghiệp vụ làm tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn; từng đơn vị cá nhân đãnghiêm túc và quyết tâm thực hiện, nhờ thế, công tác xây dựng đội ngũ giảngviên và cán bộ khoa học ở Học viện đã có những bước tiến bộ rõ nét cả về nộidung, hình thức và phương pháp, có thể thấy rõ trên từng mặt như sau;

- Công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học.

Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đã đượctiến hành từ cơ sở và ngày càng đi vào nề nếp, bảo đảm theo hướng vừa bảođảm giải quyết số lượng cán bộ đáp ứng kịp sự phát triển của nhiệm vụ chínhtrị, vừa đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển của Học viện trong tươnglai, đã kết hợp tính ngắn hạn với dài hạn một cách hài hoà trong công tác quyhoạch, kết hợp quy hoạch tại chỗ với bổ sung từ các nguồn bên ngoài (chỉ tính

từ 2001- 2005 Học viện đã được bổ sung 329 cán bộ từ các nguồn bên ngoài).Học viện đã xây dựng được quy hoạch cán bộ chủ trì các đơn vị theo các kếhoạch 5 năm Hàng năm đều tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạchkịp thời, đáp ứng với biến động về tình hình nhiệm vụ và tổ chức biên chếmới của Học viện Nhờ vậy mà trong điều kiện nhiệm vụ của Học viện khôngngừng tăng lên, khi thực hiện đề án tổ chức biên chế mới, đội ngũ giảng viên

Trang 27

và cán bộ khoa học của Học viện vẫn đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàndiện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và tham giadấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng

Điều đáng chú ý trong công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên

và cán bộ khoa học của các đơn vị trong toàn Học viện đó là: thực hiện khátốt tính dân chủ, công khai trong công tác quy hoạch Tất cả các bước, cáckhâu quy hoạch đều được bàn bạc thống nhất trong cấp uỷ, được dân chủđóng góp ý kiến trong toàn đơn vị Nhờ vậy mà công tác quy hoạch đã chọnđúng người, xắp sếp đúng chỗ, công tác quy hoạch có tính khả thi và tạo được

sự đoàn kết nhất trí cao trong các đơn vị

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa họccủa Học viện được triển khai theo hướng nâng cao chất lượng toàn diện, kếthợp đào tạo theo cương vị, gắn với trình độ học vấn, thực hiện đào tạo đitrước một bước, đào tạo gắn với sử dụng Trong điều kiện nhiệm vụ nặng nề,lực lượng thiếu mỏng, nhưng các đơn vị đã quyết tâm cử người đi đào tạo, bồidưỡng theo kế hoạch đã định Trong khi hầu hết các khoa giảng viên đều cònthiếu lực lượng thì chỉ trong 5 năm qua (2001 - 2005) toàn Học viện đã cửgần 250 cán bộ giảng viên đi bồi dưỡng, đào tạo các loại hình, trong đó điNCS và CH là 129 đồng chí) Hình thức bồi dưỡng, đào tạo được đa dạnghoá, kết hợp giữa trên và dưới, trong và ngoài để tăng khả năng, dung lượngbồi dưỡng, đào tạo Học viện đã chủ động mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồidưỡng nâng cao năng lực công tác cũng như chuẩn bị các yếu tố để đội ngũgiảng viên và cán bộ khoa học của các đơn vị đi học sau đại học và làm chứcdanh giáo sư, phó giáo sư (từ năm 2000 - 2005 toàn Học viện đã tổ chức bồidưỡng lý luận và nghiệp vụ cho 71 đồng chí và bồi dưỡng ngoại ngữ cho 268đồng chí) Hướng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thông qua đi dự nhiệm được tiếnhành thường xuyên và có nề nếp, trong 5 năm qua đã cử 86 đồng chí đi dựnhiệm trên nhiều cương vị khác nhau Nhờ công tác bồi dưỡng, đào tạo đội

Trang 28

ngũ giảng viên và cán bộ khoa học được tiến hành tích cực nên chất lượng độingũ giảng viên và cán bộ khoa học trong toàn Học viện những năm qua đã cóbước phát triển, tiến bộ đáng ghi nhận, nếu năm 2000 toàn Học viện chỉ có 01giáo sư, …phó giáo sư, … tiến sĩ và …thạc sĩ, đến nay toàn Học viện đã có

02 giáo sư, 25 phó giáo sư, 110 tiến sĩ và 163 thạc sĩ, 527 cử nhân đại học.Nhiều khoa giảng viên đã có tỉ lệ cán bộ, giảng viên có trình độ sau đại học vàhọc hàm học vị khá cao như Khoa Kinh tế- chính trị, Khoa CNXHKH, KhoaTriết học, Khoa Tâm lý học quân sự, Khoa Lịch sử Đảng

- Công tác quản lý, bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học

Kết hợp với nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng, những năm quacông tác quản lý, bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học củaHọc viện đã được lãnh đạo và chỉ huy các đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạochặt chẽ, quá trình tổ chức thực hiện có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất khátốt Việc triển khai Quyết định 64/ ĐUQSTW về phân cấp quản lý cán bộ đãđược Đảng uỷ Học viện và các đơn vị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, đãtừng bước thống nhất về nội dung, phương pháp nắm và quản lý cán bộ, thựchiện việc kết hợp giữa các cơ quan chức năng như: cán bộ, tổ chức, kiểm tra,thanh tra, các tổ chức đoàn thể quần chúng cùng tham gia công tác quản lýcán bộ

Từng cấp uỷ cơ sở đều nắm tương đối chắc đội ngũ giảng viên và cán

bộ khoa học do mình phụ trách (cả về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu);công tác quản lý cán bộ được kết hợp chặt chẽ với công tác quản lý đảng viên;việc quản lý tư tưởng được các đơn vị coi trọng và kết hợp chặt chẽ với quản

lý công việc, quản lý sinh hoạt cũng như quản lý các mối quan hệ xã hội củađội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học Thực hiện tốt nguyên tắc tập trungdân chủ trong đánh giá, nhận xét, sắp xếp, điều động, bổ nhiệm, đề bạt vàthuyên chuyển cán bộ, quy trình tiến hành trong công tác cán bộ được giữvững; thực hiện tốt chế độ tham khảo tín nhiệm cán bộ khi xét đề bạt, bổ

Trang 29

nhiệm, quy hoạch; thực hiện tương đối tốt việc luân chuyển cán bộ giữa cơquan, đơn vị theo yêu cầu nhiệm vụ và chức danh, từng bước khắc phục tìnhtrạng cục bộ, khép kín, tuần tự trong bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ Các khoagiảng viên cũng như các đơn vị quản lý cán bộ khoa học đã kết hợp chặt chẽgiữa điều động, bổ nhiệm cán bộ với kiện toàn cấp uỷ, tạo sự đoàn kết thốngnhất trong đơn vị cũng như phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu của cán

bộ, giảng viên chủ trì, đầu ngành

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã được xây dựng, các đơn vị đã mạnhdạn giao nhiệm vụ, bổ nhiệm các cán bộ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực; gắnđiều động, bổ nhiệm với điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, hình thành được cácthế hệ có khả năng kế tiếp với chất lượng, cơ cấu ngày càng tiến bộ, vữngchắc Việc phân hướng sử dụng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đượccác đơn vị làm nề nếp và chặt chẽ, nhờ đó tránh được những xáo trộn, biếnđộng không cần thiết

Công tác kiểm tra cán bộ kết hợp với công tác kiểm tra đảng viênđược các đơn vị duy trì nghiêm túc và nề nếp đã góp phần chấm dứt hiệntượng vi phạm kỷ luật của đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học (hai năm2004-2005 không có giảng viên và cán bộ khoa học nào vi phạm kỷ luật phải

xử lý) Tổ chức xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ,thực hiện thủ tục hành chính trong công tác cán bộ; các chế độ thống kê, báocáo, bổ sung tiểu sử, kiện toàn hồ sơ cho đội ngũ giảng viên và cán bộ khoahọc được tiến hành nề nếp và ngày càng hoàn chỉnh

Do các mặt của công tác quy hoạch và quản lý đội ngũ giảng viên vàcán bộ khoa học làm tốt nên từ năm 2001 đến 2005 Học viện đã bổ nhiệm

437 cán bộ, điều động 781 cán bộ, đề nghị cấp trên bổ nhiệm 21 cán bộ, điềuđộng 308 cán bộ, kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ cho 36 cán bộ, tuyệt đại đa

số bảo đảm chính xác, và tạo được sự nhất trí, phấn khởi trong Học viện

Trang 30

Phần lớn các cán bộ được bổ nhiệm, điều động đều khẳng định và phát triểnkhá tốt trên các cương vị mới.

- Công tác chính sách đối với đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học.

Trang 31

Công tác chính sách đối với đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa họcđược lãnh đạo, chỉ huy các cấp hết sức quan tâm, coi trọng Với khả năng,điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Học viện đã thực hiện tốt các chế độ đãingộ, chăm sóc cán bộ và gia đình cán bộ Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và

có chính sách khuyến khích để cán bộ được học tập, nâng cao trình độ, nănglực chuyên môn nghiệp vụ Có quan điểm và cách làm cụ thể nhằm giữ gìn sốgiảng viên và cán bộ khoa học đã qua chiến đấu, có học hàm, học vị cao, coiđây là vốn quý của Học viện Trong điều kiện, khả năng cho phép, Học viện

đã tích cực triển khai việc giải quyết chỗ ở cho cán bộ bằng nhiều phươngthức khác nhau (từ năm 2001- 2006 Học viện đã thực hiện bán nhà theo Nghịđịnh 61 của Chính phủ cho cán bộ, giảng viên của Học viện là 98 hộ = 2697

m2, xác lập quyền sử dụng đất cho 160 hộ = 11000 m2, thực hiện tham gia dự

án xây dựng nhà ở của Bộ Quốc phòng cho 5 hộ với tổng diện tích = 407 m2.Tính đến thời điểm tháng 9/2006 các khoa giảng viên đều có từ 50 - 80 % sốgiảng viên và cán bộ khoa học đã được chia nhà hoặc đất, trong đó khoa có tỉ

lệ cao nhất là 81,8% Cùng với chính sách về nhà ở, Học viện còn tạo điềukiện về việc làm, về hợp lý hoá gia đình cho đội ngũ giảng viên và cán bộkhoa học, từ 2001 - 2006 Học viện đã tiếp nhận, tuyển dụng hàng trăm vợ, concán bộ (trong đó có vợ, con giảng viên và cán bộ khoa học) vào lao động hợpđồng dài hạn tại Học viện

Trang 32

Những cố gắng về chính sách chỗ ở và tạo công ăn, việc làm cho vợ, conđội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện đã có ý nghĩa rất quantrọng, giúp đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học sớm ổn định tình hình hậuphương, gia đình, xác định an cư lạc nghiệp, gắn bó, phục vụ lâu dài cùng Họcviện (trong số 412 giảng viên và cán bộ khoa học ở viện và các khoa hiện nay có

151 đ/c đã gắn bó với Học viện từ 7 - 15 năm và 160 đ/c đã gắn bó với Học việntrên 15 năm) Là nhà trường, không có điều kiện làm kinh tế, Học viện đã quản

lý, sử dụng nguồn kinh phí trên cấp vào việc chăm lo, bồi dưỡng và giải quyếtchính sách cho đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học một cách hiệu quả, thiếtthực Từ 2001 - 2006 Học viện đã trợ cấp khó khăn 65 triệu đồng và hỗ trợ tang

lễ 67 triệu đồng cho đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học trong toàn Học viện

Tổ chức an, bồi dưỡng cho 6158 lượt cán bộ, nghỉ dưỡng cho 580 lượt cán bộ,giao 65 quyết định nghỉ hưu và 42 sổ hưu cho cán bộ bảo đảm đúng quy định,chu đáo, thấu tình đạt lý

Thứ ba là: Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện có sự trưởng thành, phát triển về số lượng và chất lượng, ngày càng hợp lý về cơ cấu, đại bộ phận hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quân sự lần thứ XIII đã

đánh giá: "Đội ngũ nhà giáo tiếp tục được kiện toàn và phát triển Đa số giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực giảng dạy khá và tốt, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo" Đội ngũ cán bộ khoa học phát triển cả về số lượng và chất lượng”[13, tr.24]. Trong những năm qua, do côngtác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học được toàn Học viện quantâm và triển khai thực hiện có hiệu quả nên đội ngũ giảng viên và cán bộ khoahọc của Học viện đã thực sự có những bước phát triển một cách toàn diện,vững chắc:

- Về số lượng: So với nhu cầu nhiệm vụ không ngừng mở rộng và biến

động nhanh chóng, lãnh đạo, chỉ huy Học viện cũng như các đơn vị đã bổsung lực lượng bằng nhiều nguồn, nhiều hướng, nhằm đáp ứng kịp thời yêu

Trang 33

cầu cơ bản cho nhiệm vụ trước mắt, đồng thời chú trọng đúng mức tới chiếnlược xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học theo hướng cơ bản, lâudài Tập trung đảm bảo đáp ứng từng bước số lượng giảng viên và cán bộkhoa học cho các khoa chuyên ngành, các khoa mới thành lập Hàng năm Họcviện đều bám sát quy hoạch, tích cực xin giảng viên và cán bộ khoa học từcác lớp đào tạo trong và ngoài Học viện, từ đơn vị cơ sở để bổ sung cho độingũ giảng viên và cán bộ khoa học trong Học viện Từ năm 2001- 2006 đã có

336 cán bộ từ các lớp đào tạo và từ đơn vị cơ sở được bổ sung về Học việnnâng tổng số cán bộ trong Học viện lên 780 đồng chí (trong đó đội ngũ giảngviên và cán bộ khoa học ở tại các khoa và viện là 412 đ/c chiếm 52%), nhờvậy, số lượng giảng viên và cán bộ khoa học đã cơ bản đủ sức đáp ứng vớiyêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng của Học viện

- Về cơ cấu: Đã có sự chuyển biến tương đối toàn diện cả về cơ cấu

nhóm ngành, cấp bậc quân hàm, độ tuổi, trình độ học vấn, tạo được sự cân đối

về tỷ lệ giữa các nhóm ngành: đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học nhóm lýluận cơ bản và cơ sở (38%), đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học nhómchuyên ngành (42%) và đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học nhóm văn hoá,ngoại ngữ (10%) Tỷ lệ đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học trẻ ngày càngtăng dần (số cán bộ, giảng viên có độ tuổi dưới 40 là 30%, tuổi 41 - 50 là41%, độ tuổi từ 51 - 55 là 26% và độ tuổi trên 55 là 4%) Mức độ cân đối vềtuổi quân, tuổi đời, cấp bậc quân hàm, thâm niên giảng dạy có sự chuyển biếntương đối toàn diện và ngày càng hợp lý hơn (số giảng viên và cán bộ khoahọc có thâm niên công tác giảng dạy dưới 10 năm là 50%, từ 11- 15 năm là17% và trên 15 năm là 38%, số giảng viên và cán bộ khoa học có cấp quânhàm từ 2// trở xuống là 33%, cấp 3// là 34% và cấp 4// là 33%

Trang 34

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức: Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa

học là những người được tuyển chọn kỹ lưỡng, được giáo dục, rèn luyệnthường xuyên nên tuyệt đại đa số có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tintưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên CNXH củanước ta Trước những khó khăn thách thức, đặc biệt là trước những diễn biếnphức tạp của tình hình thế giới và trong nước, đội ngũ giảng viên và cán bộkhoa học của Học viện vẫn luôn kiên định, nhất quán, nói và làm theo nghịquyết, giữ đúng nguyên tắc trong phát ngôn, bảo đảm tính định hướng, tínhchiến đấu cao trong mỗi bài giảng, mỗi công trình nghiên cứu; luôn gươngmẫu, vận động gia đình và quần chúng nhân dân chấp hành và bảo vệ đườnglối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không có bất

kỳ một trường hợp nào có biểu hiện suy thoái về chính trị Có thể nói, đội ngũgiảng viên và cán bộ khoa học của Học viện thực sự là lực lượng nòng cốt

trong việc tạo nên “sự nhất trí cao, ổn định vững chắc về tư tưởng chính trị, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng trong toàn Học viện” [13, tr 28]

Trang 35

Trong điều kiện phải chịu sự tác động ghê gớm của mặt trái cơ chế thịtrường, hầu hết đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện vẫn giữđược phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, có lối sống trong sáng,lành mạnh, không bị cuốn theo tư tưởng, lối sống thực dụng Việc rèn luyệnđạo đức, tác phong nghề nghiệp được chú trọng, tôn vinh; những biểu hiệnlệch lạc được nhắc nhở, đấu tranh kịp thời Tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp

đỡ lẫn nhau trong đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ngày càng đượccủng cố; các mối quan hệ trong và ngoài đơn vị được giải quyết hài hoà đúngmực Phẩm chất uy tín của đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học được ngườihọc và đồng đội đánh giá cao Qua kết quả khảo sát cho thấy có 455/ 500 ýkiến (91%) đánh giá đạo đức, kỷ luật và lối sống của đội ngũ giảng viên vàcán bộ khoa học ở mức tốt, chỉ có 45/500 ý kiến (9%) đánh giá ở mức khá,không có ý kiến đánh giá yếu

Trang 36

- Về trình độ học vấn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của

đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ngày càng được nâng lên Sau 5 nămthực hiện đề án xây dựng lực lượng mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộHọc viện lần thứ XII đề ra, được sự quan tâm đầu tư đúng mức của Đảng uỷHọc viện và cấp uỷ các khoa, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân độingũ giảng viên và cán bộ khoa học, đến nay toàn Học viện đã có 100% giảngviên, cán bộ khoa học có trình độ đại học và sau đại học, trong đó số có họcvấn sau đại học và có học hàm, học vị là 294 đ/c = 35,8%, riêng giáo sư vàphó giáo sư là 27 đ/c = 2,5 % Sự phát triển về trình độ, năng lực của đội ngũgiảng viên và cán bộ khoa học đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới mộtbước quan trọng nội dung, chương trình, quy trình và phương pháp đào tạocủa Học viện Đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học là lực lượng chủ côngquyết định trong việc biên soạn hàng trăm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo

và hỏi đáp, bảo đảm cho các bài giảng giữ đúng tính Đảng, tính khoa học,ngày càng chuẩn hoá được sự liên thông kiến thức giữa các cấp học, bậc học,

tỷ lệ bài giảng đạt chất lượng tốt và khá thường chiếm trên 80%, không có bàigiảng yếu

Trang 37

Cùng với sự phát triển, hoàn thiện về trình độ học vấn, năng lực giảngdạy, khả năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên và cán bộ khoahọc cũng được khẳng định Với hàng chục đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấpngành, hàng trăm đề tài cấp cơ sở được đội ngũ giảng viên và cán bộ khoahọc nghiên cứu thành công đã góp phần quan trọng vào việc cung cấp luận cứkhoa học phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Đảng uỷ Quân sựTrung ương, Bộ Quốc phòng đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổquốc trong thời kỳ mới, trực tiếp phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáodục đào tạo của Học viện và các trường trong quân đội, đồng thời, tham giatích cực và có hiệu quả vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, bảo

vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước

Những kết quả nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên và cán bộkhoa học của Học viện không chỉ bảo đảm đáp ứng cho việc hoàn thànhnhiệm vụ chính trị của Học viện mà còn góp phần quyết định trong việckhẳng định vị thế khoa học của Học viện thực sự là một trung tâm nghiên cứukhoa học XHNV mạnh của quốc gia Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của độingũ giảng viên và cán bộ khoa học hàng năm đều được đánh giá cao, riêngnăm 2005 số giảng viên và cán bộ khoa học được đánh giá hoàn thành tốtnhiệm vụ chiếm 89%, hoàn thành nhiệm vụ ở mức khá là 10% và chỉ có 1 đ/choàn thành nhiệm vụ mức trung bình Tỷ lệ bình xét, phân loại đảng viênhàng năm của đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học có trên 19% đạt mứchoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng, trên 79% đạt mức hoànthành tốt nhiệm vụ và 1% đạt mức hoàn thành nhiệm vụ, không có đ/c nào bịphân loại hoàn thành nhiệm vụ yếu

Trang 38

Có thể nói, trong hoàn cảnh nhiệm vụ nặng nề, yêu cầu phát triển ngàycàng cao nhưng các mặt công tác của công tác xây dựng đội ngũ giảng viên

và cán bộ khoa học của Học viện đã có sự tiến bộ trên nhiều mặt, thu đượcnhiều kết quả tốt, góp phần đáp ứng kịp thời giảng viên và cán bộ khoa họccho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học không ngừng được mởrộng và phát triển của Học viện, đảm bảo cho Học viện hoàn thành mọi nhiệm

vụ được giao

* Khuyết điểm:

Mặc dù đã giành được nhiều kết quả tích cực, những tiến bộ đáng ghinhận, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ của Học viện cũng như yêu cầu nângcao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đáp ứng tình hìnhnhiệm vụ trong giai đoạn mới thì công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán

bộ khoa học của Học viện còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, đó là:

Nhận thức của một số lãnh đạo, chỉ huy còn chưa theo kịp sự phát triển của tình hình, chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của đơn vị, công tác quy hoạch đội ngũ ở một số cơ sở còn bị động Trong khi tình hình nhiệm vụ của Học viện

phát triển với tốc độ rất nhanh thì cấp uỷ, chỉ huy ở một số khoa vẫn còn cóquan niệm giản đơn, còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ, dựa dẫm vào Đảng uỷHọc viện và cơ quan chức năng, chưa phát huy được tinh thần chủ động và ýthức trách nhiệm trong công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoahọc của đơn vị mình, vì thế, chưa quán triệt sâu sắc các quan điểm và nguyêntắc của Đảng vào công tác xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học.Việc xây dựng quy hoặc đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học ở một số khoagiảng viên còn mang tính hình thức, chưa thể hiện được tính chiến lược, dàihơi trong quy hoạch; việc kết hợp giữa quy hoạch với bồi dưỡng, xây dựngcòn chưa đồng bộ Một số cấp uỷ, chỉ huy còn thiếu nhạy bén, trong chỉ đạo,kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện quy hoạch tại đơn vị, cá biệt còn có biểuhiện hữu khuynh, ngại va chạm, thiếu kiên quyết trong thực hiện kế hoạch

Trang 39

Vai trò tham mưu của cơ quan chức năng trong công tác xây dựng độingũ giảng viên và cán bộ khoa học còn chưa được phát huy mạnh mẽ, sự phốikết hợp giữa các cơ quan, đơn vị còn chưa đồng bộ Trong khi công tác quyhoạch chung của cấp Học viện làm tốt thì việc xây dựng các tiêu chí cho từngcấp, từng đơn vị cơ sở, từng chức danh chưa được cụ thể hoá, vì thế, chưa tạođược cơ sở pháp lý, không có căn cứ để kiểm tra đôn đốc, đánh giá theo lộtrình cụ thể, làm cho tính chủ động, tích cực và tinh thần kiên quyết của lãnhđạo, chỉ huy một số đơn vị chưa được phát huy, kết quả là một số chỉ tiêu vềxây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học chưa đạt được so với kếhoạch và nghị quyết đề ra như: học vị tiến sĩ của chủ nhiệm, phó chủ nhiệmkhoa, chủ nhiệm bộ môn các khoa KHXHNV chỉ đạt 70,73%; học vị thạc sĩ,tiến sĩ của chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các khoa Khoa học quân sự, Khoa học

cơ bản và Ngoại ngữ chỉ đạt 42,85% Chức danh giáo sư chỉ đạt 2 trên chỉ tiêu

đề ra là 5 - 7 người

Việc đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học hiện

có tại các đơn vị tiến hành chưa thật nề nếp, thường xuyên, tính dân chủ trongđánh giá, nhận xét cán bộ ở một số đơn vị chưa được chú ý đúng mức Quakhảo sát về trình độ quản lý, đánh giá, nhận xét cấp dưới của lãnh đạo, chỉhuy các khoa giảng viên và đơn vị trong Học viện, có 36% ý kiến đánh giátốt, 61% đánh giá khá và 3% đánh giá trung bình Khi được hỏi: các nguyênnhân cản trở đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên và cán

bộ khoa học thì có 115 ý kiến (= 23%) chọn nguyên nhân do những biểu hiện

vị phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong đơn vị Trong Văn kiện Đại hộiđại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ XIII khi đánh giá về nguyên nhân củanhững khuyết điểm, tồn tại trong xây dựng đội ngũ, xây dựng Học viện đã chỉ

rõ: “Việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện ở một số cấp uỷ, chỉ huy chưa nhạy bén, cá biệt có biểu hiện hữu khuynh, ngại va chạm, thiếu kiên quyết trong tổ chức thực hiện”[13, tr 36].

Trang 40

Công tác tuyển chọn, tạo nguồn có lúc, có đối tượng còn chưa chủ động, chất lượng tuyển chọn có chuyên ngành chưa cao, còn có biểu hiện cảm tính, mùa vụ trong công tác tạo nguồn và tuyển chọn Mặc dù công tác

tuyển chọn, tạo nguồn đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học việnnhững năm gần đây đã có nhiều cố gắng và dần đi vào nề nếp, song ở một sốđơn vị vẫn còn biểu hiện đơn giản, chưa dành nhiều công sức cho mặt hoạtđộng này Do yêu cầu của tình hình nhiệm vụ, công tác tuyển chọn, tạo nguồnmới tập trung chú ý nhiều đến nguồn kế cận nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrước mắt, chưa quan tâm đúng mức đến tạo nguồn kế tiếp, nguồn dự bị lâudài Một số khoa chưa tạo được tính kế tiếp của các thế hệ trong quy hoạch,tạo nguồn, vì thế tính hợp lý về độ tuổi, về thâm niên công tác của đội ngũgiảng viên và cán bộ khoa học trong đơn vị có nhiều bất cập (Một số khoa cótới 72% đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học đang ở độ tuổi từ 46 - 55, chỉ

có 18% đang ở độ tuổi 35 - 45) Việc lựa chọn, cử cán bộ, giảng viên đi bồidưỡng, đào tạo ở một số đơn vị tiến hành chưa bảo đảm chất lượng, còn cóbiểu hiện cảm tính trong việc lựa chọn, cử đi học tạo nguồn ở một số đơn vị Công tác dự báo và đôn đốc chuẩn bị nguồn đào tạo ở một số đơn vị cònthiếu chủ động, chưa có nhiều biện pháp đồng bộ để chuẩn bị, kết hợp tuyểnchọn từ cơ sở; việc theo dõi đánh giá thái độ trách nhiệm, kết quả của cácđồng chí được cử đi học ngoại ngữ chưa được các đơn vị coi trọng dẫn đếntình trạng thiếu cố gắng, đánh trống ghi tên còn xảy ra trong các lớp bồidưỡng do Học viện tổ chức Sự kết hợp giữa cơ quan chức năng và cấp uỷ cơ

sở trong quá trình tuyển chọn và tạo nguồn chưa chặt chẽ và nề nếp, việc điềuchỉnh, bổ sung quy hoạch tạo nguồn ở các đơn vị làm chưa thường xuyên.Trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ XIII, Đảng uỷ

Học viện đã nghiêm túc nhận rõ: "Đảng uỷ Học viện mà trước hết là Ban Thường vụ trong lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có việc chưa kịp thời, chưa sát với

sự phát triển của tình hình thực tiễn, nên một số mặt yếu kém chậm được khắc phục” [13,tr.36]

Ngày đăng: 19/11/2014, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w