1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI

20 602 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 401,04 KB

Nội dung

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn, được hình thành và phát triển trong thời Xuân thu - Chiến quốc, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nhiều học thuyết, tư tưởng triết học ở Trung Quốc. Hai trường phái triết học này có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau này, không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa, trong đó có Việt Nam.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VI ỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài số 3: “SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRI ẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI ” GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA SVTH : HUỲNH QUANG SƠN Lớp : Cao học Ngày 4 K22 STT : 57 – Nhóm 6 Tp. H ồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn, được hình thành và phát tri ển trong thời Xuân thu - Chiến quốc, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nhiều h ọc thuyết, tư tưởng triết học ở Trung Quốc. Hai trường phái triết học này có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau này, không những của người Trung Hoa mà c ả những nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu hai trường phái triết học này là cần thiết, vì v ậy em đã chọn đề tài “Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và tri ết học Đạo gia” để hiểu rõ thêm những cơ sở lý luận của hai trường phái triết h ọc này và vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống, công việc. 2. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu bối cảnh ra đời, những nội dung cơ bản hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia, những điểm tương đồng và khác biệt của hai trường phái tri ết học này. 3. Phạm vi nghiên cứu Phân tích những nội dung cơ bản và những nét tương đồng, khác biệt giữa hai trường phái triết học Nho gia và triết học Đạo gia ờ Trung Quốc trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc. 4. Phương Pháp Nghiên Cứu Chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin k ết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lôgic và lịch sử; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp đối chiếu – so sánh. GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 2 CHƯƠNG I: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRI ẾT HỌC ĐẠO GIA 1. B ối cảnh lịch sử ra đời của hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, triết học, hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia ra đời cùng một thời kỳ, vào cuối thời Xuân Thu bởi hai nhà tư tưở ng nổi tiếng của Trung Quốc là Khổng Tử và Lão Tử. Kh ổng Tử (551 – 479 TCN) tên Khâu, hiệu Trọng Ni, người nước Lỗ (Sơn Đông) là nhà tư tưở ng, nhà giáo dục lớn và đầu tiên của Trung Quốc. Dù có làm m ột số chức quan ở nước Lỗ trong mấy năm, nhưng phần lớn thời gian trong cu ộc đời mình, ông chu du nhiều nước để trình bày chủ trương chính trị của mình, và sau đó mở trường dạy học. 1 Lão Tử (khoảng thế kỷ VI TCN), còn gọi là Lão Đam, tên Lỹ Nhĩ, người nước Sở, có thời gian làm quan sử giữ kho sách ở Lạc Ấp. 2 Về kinh tế: đây là thời kỳ nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát tri ển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao. S ự phát triển của lực lượng sản xuất có tác động mạnh đến hình thức s ở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội. Về chính trị: đây là thời kỳ tranh giành địa vị của các thế lực cát cứ, đẩy xã h ội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh liên miên, xã hội chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Về tư tưởng triết học: triết học tư duy trực giác; nhấn mạnh tinh thần nhân văn; tập trung vào lĩnh vực luân lý đạo đức; nhấn mạnh sự hài hòa, thống nhất gi ữa các mặt đối lập. S ự biến chuyển sôi động của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điể m, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra nh ững hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ 1 Nguồn: Trang 52, Triết học phần I - Đại cương về lịch sử triết học, Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa. 2 Nguồn: Trang 64, Triết học phần I - Đại cương về lịch sử triết học, Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa. GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 3 “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh, trong đó có Nho gia và Đạo gia. 2. Những nội dung cơ bản của triết học Nho gia a. Quan điểm triết học Nho gia về đạo đức xã hội Nho gia lấy nền tảng của gia đình - xã hội là những quan hệ đạo đức - chính tr ị, đặc biệt là ba quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Các quan hệ này được Nho gia g ọi là đạo. Khi các quan hệ này chính danh thì xã hội ổn định, gia đình yên vui. Xã h ội thời Xuân thu loạn lạc, kỷ cương lỏng lẻo. Vì vậy, Khổng Tử cho r ằng, muốn cải loạn thành trị, muốn thực hiện xã hội đại đồng thì phải chấn chỉnh l ại ba mối quan hệ đó, Nho gia nguyên thủy lấy giáo dục đạo đức làm tư tưởng ch ủ đạo. Quan ni ệm về lễ: Theo Khổng Tử để đạt được nhân, để lập lại trật tự, khôi ph ục kỷ cương cho xã hội Khổng Tử chủ trương phải dùng lễ. Khổng Tử cho r ằng: lễ trước hết là lễ giáo phong kiến như phong tục tập quán, những quy tắc, quy định về trật tự xã hội; sau đó là luân lý đạo đức như ý thức, thái độ, hành vi ứng xử. b. Quan điểm triết học Nho gia về con người Dựa trên thuyết thiên mệnh, Khổng Tử cho rằng: “Thiên mệnh chi vị tính, xu ất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo và tính tương cận, tập tương viễn” 3 . Theo Kh ổng Tử, do điều kiện sống, hoàn cảnh, môi trường khác nhau, do những tập quán khác nhau mà người này khác người kia. Vậy, tập là điều kiện, hoàn cảnh, là nguyên n hân làm thay đổi tính tình ở mỗi con người, làm cho con người không gi ữ được tính do trời phú cho, làm cho con người trở nên vô đạo. Vì vậy, muốn gi ữ được tính cho con người phải lập đạo; nghĩa là phải làm giáo dục cho cả nướ c, cả thiên hạ hữu đạo. Hữu đạo là thể hiện được mối quan hệ giữa người và người, giữa người và trời đất - vạn vật một cách đúng đắn, nghĩa là phù hợp với thiên m ệnh, mà thực chất là làm theo các nguyên tắc, phương châm cơ bản của 3 Nguồn: Trang 57, Triết học phần I - Đại cương về lịch sử triết học, Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa. GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 4 Nho gia. Khổng Tử cho rằng, nếu lập đạo của trời, nói về âm và dương; lập đạo c ủa đất, nói về cương và nhu; thì lập đạo của người, phải nói về nhân và nghĩa. Quan niệm về nhân và nghĩa: là quan niệm trung tâm của đạo đức Nho gia, chúng h ợp với các quan niệm khác tạo thành hệ thống phạm trù đạo đức của phái này: nhân, ngh ĩa, lễ, trí, tín, dũng… - Quan niệm về nhân: Khổng Tử cho rằng, nhân là lòng thương người (ái nhân); còn M ạnh Tử thì cho rằng, nhân là lòng trắc ẩn. Nói chung, nhân là cách đối xử của con người với con người, tức muốn thực hiện đức nhân cần phải: Điều gì mà mình không mu ốn thì cũng đừng đem áp dụng cho người khác; mình muốn l ập thân thì cũng giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạ t; khống chế mình theo đúng lễ…Người có đức nhân thì bên ngoài xã h ội luôn cung, khoan, tín, mẫn, huệ (cung kính, khoan hòa, tín nhiệm, nh ạy bén, rộng rãi)…, bên trong gia đình luôn hiếu, đễ (hiếu thảo, nhường nh ịn)… - Quan niệm về lễ: Theo Nho gia, nghĩa là dạ thủy chung, đức nghĩa dùng để đối xử với chính mình và tạo ra ta. Đức nhân thể hiện trong quan hệ với người khác; còn đức nghĩa thể hiện trong quan hệ với mình. Khi nói một điều gì đó hay khi làm một việc gì đó mà ta cảm thấy thoải mái, thảnh thơi, hứng thú trong lương tâm thì đó là ta nói điều nghĩa, ta làm việc nghĩa. - Quan niệm về trí: Trí là sự sáng suốt nhận thức thấu đáo mọi vấn đề, hi ểu thấu đạo trời, đạo người, hiểu cả thiên hạ, biết sống hợp với nhân. Khổng Tử coi trí là điề u kiện để có nhân. Muốn có trí thì phải học. - Quan niệm về tín: Tín là lòng dạ ngay thẳng, lời nói và việc làm nhất trí v ới nhau. Tín là đức trong mối quan hệ bạn bè và rất quan trọng với mọi người. Sách Đại học chỉ rõ rằng “ Giao kết với người, cốt ở chữ tín”. Tín củng cố sự tin c ậy giữa người với người, củng cố lòng tin với đạo lý thánh hiền, tin vào sự tốt đẹp. - Quan niệm về dũng: Dũng là sức mạnh tinh thần, lòng can đảm, biết x ấu hổ vì cái sai, cái xấu để vứt bỏ chúng mà làm theo nhân nghĩa…Là đức nói lên tinh th ần hăng hái, quyết tâm khắc phục khó khăn, dũng cảm biểu hiện sức GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 5 mạnh và ý chí thực hiện mục đích của mình. Khổng Tử rất quan tâm tới chữ dũng, nhưng ông vừa cổ vũ vừa dè dặt. Ông cổ vũ tinh thần quả cảm, khí phách anh hùng c ủa những nhân dân đối với vua chúa phong kiến. Mặt khác, ông lại dè d ặt đối với dũng vì người dũng là người không sợ sệt. Ông thường hay gắn dũng với nghĩa để kết luận người quân tử coi trọng điều nghĩa, gắn dũng với lễ cho th ấy rằng quân tử ghét những kẻ có dũng mà không có lễ… c. Quan điểm triết học Nho gia về giáo dục đạo đức Các nguyên tắc đạo đức cơ bản của Nho giáo là đạo đức hướng đến xây d ựng mẫu người quân tử. Khổng Tử cho rằng, người quân tử là người có đủ tam đức (trí, nhân, dũng); do có trí nên người quân tử không nhầm lẫn, do có nhân nên người quân tử không buồn phiền, do có dũng nên người quân tử không có gì ph ải kinh sợ. Khổng Tử chú trọng đến tam đức. Đến thời Chiến quốc, Mạnh Tử bỏ dũng thay vào đó là lễ và nghĩa thành tứ đức (nhân, lễ, nghĩa, trí). Khổng Tử và Mạnh Tử đều nhất trí coi chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn c ủa người quân tử, và muốn trở thành người quân tử cần phải tu thân. Để tu thân c ần phải đạt đạo (con đường phải theo, quan hệ mà con người phải biết giữ để ứ ng xử trong cuộc sống) mà trước hết là đạo quân - thần, phụ - tử, phu - phụ và c ần phải đạt đức (phẩm chất tốt đẹp của con người cần phải thể hiện trong cuộc s ống), đồng thời phải biết thi, thư, lễ, nhạc. d. Quan điểm triết học Nho gia về xây dựng nhà nước Xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh nên lý tưởng của Nho gia là xây d ựng một "xã hội đại đồng". Đó là một xã hội có trật tự trên - dưới, có vua sáng - tôi hi ền, cha từ - con thảo, trong ấm - ngoài êm trên cơ sở địa vị và thân phận của m ỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Quan điểm của Khổng Tử về xây dựng nhà nước là lý tưởng của tầng lớp quý tộc cũ cũng như của giai cấp địa ch ủ phong kiến đang lên trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc. 3. Những nội dung cơ bản của triết học Đạo gia a. Quan điểm triết học Đạo gia về đạo và đức GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 6 Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn t ừ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung c ủa mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới. Đức là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là cái hình th ức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau, là cái lý sâu s ắc để nhận biế vạn vật, Cái Đạo “phi thường Đạo” được Lão Tử nói đến là thiên nhiên, năng lượng s ức sống và sự vận hành của thiên nhiên. Cũng có thể gọi là tự nhiên hoặc thiên lý. Và Đức là cứ theo tự nhiên mà sống, thuận theo thiên lý mà lưu hành. Trong cái Đạ o của vũ trụ ấy, thiên nhiên và những qui luật của chúng tập hợp thành cái tr ụ cốt, cái bản thể, còn đất trời và sinh linh, v.v. là những thực thể có vị trí thích h ợp và chức năng thích hợp, thao tác theo một thể thức tự nhiên. Đạo ấy chỉ được bi ết bằng trực quan, không bằng lý trí. Theo Lão T ử, đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự vật, nhưng khi có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa. Ông viết: có m ột vật hỗn mang thành tựu trước trời đất, yên lặng, mênh mông, một mình độc lập, tản mác khắp nơi, không ngừng ở đâu, coi như mẹ của thế gian Cái hỗn mang chưa có tên nên tạm gọi là đạo Đạo mà ta có thể gọi được không phải là đạo; Danh mà ta có thể gọi được không phải là danh. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của vạn vật Đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn v ật. Vạn vật nhờ đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với đạo. Đạo sinh ra Một (khí thống nhất), Một sinh ra Hai (âm, dương đối lập), Hai sinh ra Ba (trời, đất, người), Ba sinh ra vạn vật. Lão Tử đế m vài con số rồi phán như thế và ta hiểu ý của ông cho rằng không thể định ngh ĩa Đạo, nhưng Đạo có trước vũ trụ và Đạo là nguồn gốc của vũ trụ. Tóm l ại, đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới. Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên lý thống nhất – vận hành của vạn vật – nguyên lý Đạo pháp tự nhiên (Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên). Đạo vừa mang tính khách GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 7 quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến; vì vậy, trong thế giới, không đâu không có đạo, không ai không có đạ o b. Quan điểm biện chứng về thế giới Trong triết học của Lão Tử, quan niệm biện chứng về thế giới gắn liền với quan ni ệm về đạo – đức. Nhờ đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo là cái vô. Cái vô sinh ra cái h ữu. Cái hữu sinh ra vạn vật. Mọi hiện hữu đều biến d ịch theo nguyên tắc “bình quân” và “phản phục” (cân bằng và quay trở lại cái ban đầu). Lão T ử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập, chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. Ông còn nhận ra luật phản phục ở bên trong vũ trụ, “vật gì phát tới cực điểm thì phản hồi, hễ tăng rồi thì phải hao gi ảm - trăng tròn rồi khuyết, hết mùa đông tới mùa xuân Cùng tắc biến, biến tắc thông ”. Trong cùng m ột lúc, sự vật bị chi phối bởi luật mâu thuẫn và luật phản ph ục, vũ trụ vận hành với Đạo, vạn vật đều nương tựa vào nhau mà sinh tồn và tương tác tạo điều kiện cho nhau “có và không cùng sinh; khó và dễ cùng thành, dài và ng ắn cùng hình, cao và thấp cùng nghiêng, thanh và âm cùng họa, trước và sau cùng theo”. Trong v ạn vật, các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà chúng còn xung đột, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự thay đổi, biến hóa không ng ừng của vạn vật trong vũ trụ. Tuy nhiên, theo Lão Tử, sự đấu tranh, chuyển hóa c ủa các mặt đối lập này không làm xuất hiện cái mới, mà là theo vòng tuần hoàn khép kín. Ông nói, h ọa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa; cái gì cong thì l ại thẳng, trũng lại đầy, cũ thì lại mới Lão T ử khẳng định càng tách xa đạo, xã hội càng chứa nhiều mâu thuẫn. Mâu thu ẫn là tai họa của xã hội. Ông viết: Khi đạo lớn bị phá bỏ thì xuất hiện nhân – ngh ĩa; khi trí tuệ ra đời thì sinh ra giả dối; khi nước loạn mới xuất hiện tôi trung Vì v ậy, để xóa bỏ tai họa cho xã hội, phải thủ tiêu mâu thuẫn trong xã hội. Theo Lão t ử, mâu thuẫn trong xã hội được thủ tiêu bằng cách đẩy mạnh một trong hai m ặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa theo quy luật phản phục (quay trở GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 8 lại cái ban đầu), hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để là cho mặt đối lập kia tự mất đi theo quy luật quy bình (cân bằng nhau). c. Thuyết vô vi Khi xuất phát từ nguyên lý Đạo pháp tự nhiên và mở rộng quan niệm về đạo và l ĩnh vực đời sống xã hội, Lão Tử xây dựng thuyết vô vi để trình bày quan điểm của mình về các vấn đề nhân sinh và chính trị xã hội. Mặc dù Lão Tử đề cao mặt tự nhiên của con người, phủ nhận mặt xã hội, nhưng quan điểm “vô vi” c ủa Lão Tử vẫn biểu hiện sâu sắc nghệ thuật sống, thái độ ứng xử của con người, phương pháp trị nước của vua chúa hay bộ máy nhà nước, và đây cũng chính là ch ỗ tập trung giá trị hệ thống triết học của ông. “Vô vi” là s ống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không gò ép trái v ới bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì m ới nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy đạo thì mới có thể vô vi được. “Vô vi” trong “Đạo Đức kinh” có ba ý nghĩa chính: + Một là vạn vật đều có bản tính tự nhiên của mình, chúng tồn tại, vận động, biến hoá theo lẽ tự nhiên, không cần biết đến ý nghĩa, mục đích của bản thân chúng. Ngh ĩa là sống với cái vốn có tự nhiên, không can thiệp vào quá trình v ận hành của các vật khác, biết chấp nhận và thích ứng với mọi hoàn cảnh, môi trường. + Hai là “Vô vi” còn có ngh ĩa tự do “tuyệt đối”, không bị ràng buộc bởi b ất cứ ý tưởng, dục vọng, đam mê, ham muốn nào. Lão Tử viết : “Ngũ sắc làm cho m ắt mờ, ngũ âm làm cho tai điếc, ngũ vị làm cho miệng chán. Cưỡi ngựa săn bắn làm cho phát cuồng, vật khó kiếm khiến cho lòng tà vậy”. + Ba là “Vô vi” còn có ngh ĩa là luôn bảo vệ, giữ kín bản tính tự nhiên của v ạn vật mà trước hết là chống lại mọi hành động của con người xã hội. Theo đạo vô vi người ta “có ba của báu hòng nắm giữ và bảo vệ : một là tự ái, hai là tiết ki ệm và ba là không dám đứng trước thiên hạ”. GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 9 d. Quan điểm triết học Đạo gia về cách thức xây dựng nhà nước Lão Tử sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền miên cho nên rất ưu tư về vấn đề quốc trị. Ông thấy là “dân đói vì người trên lấy thuế nhiều cho nên dân đói, dân khó trị vì người trên theo hữu vi cho nên dân khó trị”, “thiên hạ nhiều kiêng k ỵ thì dân càng nghèo; dân nhiều lợi khí thì quốc gia thêm mờ tối, người càng nhi ều xảo thuật thì vật kỳ lạ càng xuất hiện, pháp luật càng sáng tỏ thì trộm cướp càng nhiều.”. Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp đến vi ệc đời; nhưng nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cách kín đáo, khéo léo. Ông coi đây là giải pháp an bang tế thế. Qu ốc gia lý tưởng trong nhãn quan của Lão Tử là một quốc gia nhỏ mà trong đó nhân dân sống thuận với thiên nhiên, biết vừa đủ mà không ham biết nhi ều, không muốn tư dục, không ganh đua bề ngoài, mà chỉ sống theo đạo vô vi. CHƯƠNG II: NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRI ẾT HỌC ĐẠO GIA 1. Kh ởi nguyên vũ trụ a. Nét tương đồng Cả hai trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ Đạo. Đạo để chỉ cái nguyên lý tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Đạo có thể quan niệm dưới 2 phương diện: vô và hữu. Vô thì Đạo là nguyên lí của trời đất, nguyên lí vô hình. H ữu thì Đạo là nguyên lí hữu hình, là mẹ sinh ra vạn vật “Vô danh thiên địa chi th ủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”. C ả hai trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ âm dương. Âm và dương là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thu ẫn thống nhất, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. [...]... (dịch), Tư tưởng Đạo gia, Nhà xuất bản Tam giáo đồng nguyên, 2008 SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 18 GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA 2 1 Bối cảnh lịch sử ra đời của hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia …………………………………………………………………………….2 2 Những nội dung cơ bản của triết học Nho gia 3... tưởng vượt thời đại làm nền tảng cho rất nhiều môn khoa học hiện đại ngày nay Thông qua tìm hiểu Nho gia và Đạo gia, chúng ta cần phải biết chắc lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng của hai trường phái Triết học này để giải quyết những vấn đề về gia đình, về mối quan hệ cá nhân và xã hội, về quản lý đất nước, về phát triển kinh tế, giáo dục… trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại. .. mở cho hai trường phái Triết học kinh điển cũng như các nhà tư tưởng tiêu biểu khác SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 17 GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tiểu ban Triết học, Triết học (Phần I & II, dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) , LHNB Trường ĐH Kinh tế TPHCM, 2012 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học. .. rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là Trời và Người tương quan với nhau 4 Quan điểm chính trị xã hội a Nét tương đồng Quan điểm chính trị và xã hội của Đạo gia và Nho gia hoàn toàn khác xa nhau Trong khi Đạo gia khuyên con người phải sống theo lẽ tự nhiên thì Nho gia khuyên con người phải sống theo lễ và mệnh trời Tuy nhiên cũng có một nét tương đồng nhỏ về phong cách sống, đó là Đạo gia khuyên con người... …………………………………………………………………………….2 2 Những nội dung cơ bản của triết học Nho gia 3 3 Những nội dung cơ bản của triết học Đạo gia 5 CHƯƠNG II: NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA 9 1 Khởi nguyên vũ trụ 9 2 Thế giới quan – Nhân sinh quan 10 3 Tư tưởng thực chứng luận .12 4 Quan điểm chính trị xã hội 14 5 Về phương châm xử thế ... GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học KẾT LUẬN Những tư tưởng triết học cơ bản của Nho gia và Đạo gia tuy đã được xây dựng cách đây hơn hai nghìn năm, và tất nhiên có không ít hạn chế, nhưng đến nay vẫn còn ý nghĩa thiết thực về mặt phương pháp luận, gợi mở cho chúng ta nhiều điều cả trong hoạt động nhận thức lẫn trong hoạt động thực tiễn Tư tưởng triết học của Nho gia và Đạo gia đã để lại những tinh... gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội xung quanh và ít quan tâm đến khoa học tự nhiên Tư tưởng của hai trường phái có hai đặc điểm cá biệt: hòa hợp và trọng truyền thống Trong cả Nho gia lẫn Ðạo gia, ta đều thấy ý tưởng về hòa hợp tự nhiên cùng tính tương liên của mọi sự vật, và minh triết đến từ sự thừa nhận trạng thái đó, đồng thời sống hòa hợp dưới ánh sáng khôn... luận Triết học b Nét khác biệt Nho gia Khổng Tử đứng trên quan điểm triết học của Kinh Dịch Theo tư tưởng này thì uyên nguyên của vũ trụ, của vạn vật là thái cực Thái cực chứa đựng một năng lực nội tại mà phân thành lưỡng nghi Sự tương tác giữa hai thế lực âmdương mà sinh ra tứ tượng Tứ tượng tương thôi sinh ra bát quái và bát quái sinh ra vạn vật Vậy là sự biến đổi có gốc rễ ở sự biến đổi âm -dương Sự. .. với quan niệm của Lão Tử về đạo: Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi), vừa mang tính phổ biến SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 12 GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học Cả hai trường phái đều theo chủ nghĩa duy tâm: Nho gia: Mạnh Tử hệ thống hóa triết học duy tâm của Nho gia trên phương diện thế giới quan và nhận thức luận Tư tưởng triết học của Tuân Tử thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ Đạo Gia: đề cao tư duy trừu tượng,... chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp luật, vì coi đó là sự áp đặt, cưỡng chế, can thiệp vào bản tính tự nhiên của con người  Vấn đề giai cấp Nho gia Nho gia đề cao chính danh, là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình Quan niệm về giai cấp rõ ràng, đạo nhân chỉ là đạo của người quân tử là của giai cấp thống trị Quan niệm hữu vi: Phải có sự tác động của giai cấp . HỌC Đề tài số 3: “SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRI ẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI ” GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA SVTH : HUỲNH QUANG SƠN Lớp : Cao học Ngày 4 K22 STT. Cao học Ngày 4 K22 STT : 57 – Nhóm 6 Tp. H ồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nho gia và Đạo gia là. châm cơ bản của 3 Nguồn: Trang 57, Triết học phần I - Đại cương về lịch sử triết học, Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa. GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 4 Nho gia. Khổng

Ngày đăng: 18/11/2014, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w