TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC PHÁP GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI Xuất phát từ quan niệm coi Triết học chỉ là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, là một hình thức nhận thức tổng quát và dựa theo sự phân chia tiến trình lịch sử nhân loại ra thành các hình thái kinh tế - xã hội, ta có th ể phân chia lịch sử Triết học ra thành Triết học Phương Đông và Triết học Phương Tây.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài số 5:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC PHÁP GIA Ở TRUNG QUỐC
THỜI CỔ ĐẠI
SVTH : PHẠM THỊ THÙY THANH
STT : 60 NHÓM : 07 LỚP : CHKT NGÀY 4 K22 GVHD : TS BÙI VĂN MƯA
TP HCM, tháng 12/2012
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
-
Trang 3Sự tương đồng và khác biệt của Nho gia và Pháp gia ở Trung Quốc thời cổ đại
Ph m Th Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 ạm Thị Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 ị Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 Page 3
PHẦN MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Triết học Nho gia thời Trung Quốc cổ đại 5
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời và phát triển 5
1.1.2 Những luận điểm cơ bản 6
1.2 Triết học Pháp gia thời Trung Quốc cổ đại 7
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời và phát triển 7
1.2.2 Những luận điểm cơ bản
8 CHƯƠNG II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ PHÁP GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI 2.1 Sự tương đồng 10
2.2 Sự khác biệt 11
2.2.1 Thuyết trị quốc và công cụ trị quốc
11 2.2.2 Bản tính của con người và giáo dục 13
2.2.3 Ý thức về sự vận động của xã hội 14
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 3.1Kết luận chung 16
3.2 Ảnh hưởng của triết học Pháp gia đến lịch sử Việt Nam
16 3.3 Ảnh hưởng của triết học Nho gia đến nền văn hóa Việt Nam 17
Trang 4MỞ ĐẦU
Xuất phát từ quan niệm coi Triết học chỉ là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt,
là một hình thức nhận thức tổng quát và dựa theo sự phân chia tiến trình lịch sử
nhân loại ra thành các hình thái kinh tế - xã hội, ta có thể phân chia lịch sử Triết
học ra thành Triết học Phương Đông và Triết học Phương Tây Trong Triết học
vấn đề Triết học Tư tưởng Triết học có hệ thống hình thành từ thời Đông Chu,
có hàng trăm học giả với hàng trăm tác phẩm và được gọi là thời “Bách gia chư
tử” Thời này có sáu phái lớn là Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp
gia, Danh gia. Trong đó, Nho gia là một trường phái Triết học lớn được hoàn
thiện liên tục và có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến văn hóa tinh thần của Trung
Quốc nói riêng và của nhiều nước phương Đông nói chung Bên cạnh đó, Pháp
gia là trường phái triết học có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thống nhất về tư
tưởng và chính trị trong xã hội Trung Hoa cổ đại
Do đó, nghiên cứu đề tài “Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Nho gia
và Triết học Pháp gia ở Trung Quốc thời cổ đại” có ý nghĩa to lớn trong việc
giúp cho sự am hiểu đúng đắn và sâu sắc về hai trường phái này, từ đó vận dụng
những tinh hoa của hai hệ tư tưởng đó vào chuyên môn công việc cũng như công
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội
Dựa trên những kiến thức cơ bản trong giáo trình Triết học của Trường Đại học
Kinh Tế Tp HCM và tham khảo thêm các tài liệu có liên quan, người viết đề tài
đi sâu vào giải quyết hai vấn đề chính:
- Sự tương đồng của Triết học Nho gia và Pháp gia ở Trung Quốc thời cổ đại
- Sự khác biệt của Triết học Nho gia và Pháp gia ở Trung Quốc thời cổ đại
Do sự hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm, đề tài không tránh khỏi thiếu
sót Tôi rất mong nhận được phê bình, góp ý đề hoàn thiện hơn đề tài của mình
Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Bùi Văn Mưa đã giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu đề tài này
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Triết học Nho gia thời Trung Quốc cổ đại
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời và phát triển
Nho gia được Khổng Tử sáng lập vào cuối thời Xuân Thu Đến thời Chiến Quốc,
do bất đồng về bản tính con người mà Nho gia bị chia thành tám phái, trong đó mạnh nhất là phái của Tuân Tử và phái của Mạnh Tử Trong giai đoạn này,
Khổng tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục Kinh Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời ông dạy thành cuốn Luận Ngữ Ngoài ra, đáng chú ý còn có tác phẩm Đại học của Tăng Sâm và Trung Dung của Khổng Cấp Thời Chiến Quốc có sách Mạnh Tử ghi các tư tưởng của Mạnh Tử do học trò của ông viết lại
Sang thời Tây Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp và Lễ Ký Hán Vũ Đế nghe theo Đổng Trọng Thư đưa Nho giáo lên hàng Quốc giáo Đổng Trọng Thư
đã hệ thống hóa kinh điển Nho gia thành Tứ thư và Ngũ Kinh, đưa ra quan niệm
trở thành tiêu chuẩn đạo đức và nền tảng tư tưởng xã hội Trung Quốc Khổng Tử được suy tôn là Giáo chủ của Nho giáo
Sang thời nhà Tống, Nho giáo phát triển mạnh mẽ Đại học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận Ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư Tứ Thư và Ngũ Kinh là kinh điển của Nho giáo Trong giai đoạn này, Chu Hy, Trình Hạo, Trình Di đã bổ sung các yếu tố tâm linh (Phật giáo) và siêu hình (Đạo giáo)
để đào tạo quan lại và cai trị nhân dân
Sang thời Minh – Thanh, Nho giáo không có phát triển mới mà càng ngày càng khắc khe và bảo thủ Sang thế kỷ XIX, Nho giáo thật sự trở nên già cỗi, không còn sức sống Sự phục cổ, bảo thủ của Nho giáo đã tạo ra tình trạng trì trệ kéo dài
Trang 6của xã hội Trung Quốc vào cuối thời phong kiến, làm cho Trung Quốc không bắt
kịp các trào lưu văn minh của thế giới
1.1.2 Những luận điểm cơ bản
Nho giáo nguyên thủy là triết lý của Khổng Tử và Mạnh Tử về đạo làm người
Nho gia nguyên thủy cho rằng nền tảng của xã hội – gia đình là những quan hệ
đạo đức, chính trị, đặc biệt là ba quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ - chồng Khi các
quan hệ này chính danh: vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, chồng ra
chồng, vợ ra vợ thì xã hội ổn định, gia đình yên vui, và ngược lại Vì vậy muổn
cải loạn thành tri, thực hiện xã hội đại đồng thì phải chấn chỉnh lại ba quan hệ
đó
Khổng Tử và Mạnh Tử xây dựng thuyết Thiên Mệnh, cho rằng vạn vật không
ngừng biến hóa theo một trực tự không gì cưỡng lại được mà tận cùng của trật tự
đó là Thiên mệnh Dựa trên thuyết Thiên mệnh, Khổng Tử cho rằng tính người là
do trời phú, nhưng do điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống khác nhau mà gây
biến tính ở con người, làm cho con người trở nên vô đạo, rồi cả nước, thiên hạ vô
đạo Do vậy, phải lập đạo, tức là giáo dục để giữ được tính cho con người
Trung tâm của đạo đức Nho gia là quan niệm về nhân và nghĩa cùa với các quan
niệm khác trở thành hệ thống phạm trù đạo đức của Nho gia: Nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín Đây là Ngũ thường mà con người mà con người thường xuyên phải trau dồi
Theo Nho gia, con người phải xác định và làm tròn trách nhiệm của mình trong
năm mối quan hệ, gọi là Ngũ luân, trong đó có ba quan hệ chính: Tam cương: là
vua tôi, cha con, chồng vợ Đối với vua phải trung, đối với cha phải hiếu Giữa
vượng thì người cầm quyền phải thực hiện được ba việc lớn là Thực túc, Binh
cường và Dân tín Nhà cầm quyền phải tu dưỡng đạo đức cá nhân và dùng Đức
trị Người trị dân phải có đức thì dân mới theo Vua phải lấy đức để trị dân, làm
Trang 7Sự tương đồng và khác biệt của Nho gia và Pháp gia ở Trung Quốc thời cổ đại
Ph m Th Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 ạm Thị Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 ị Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 Page 7
cho xã hội ổn định, làm cho dân giàu nước mạnh chứ không dùng cưỡng chế,
trừng phạt
1.2 Triết học Pháp gia thời Trung Quốc cổ đại
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời và phát triển
Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử là trường phái triết học với nội dung
đề cao vai trò của pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước
Pháp gia có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thống nhất về tư tưởng và chính trị
trong xã hội Trung Hoa cổ đại
Người được coi là đã khởi xướng Pháp Gia là Quản Trọng Vào thời Xuân Thu,
ông được coi là người đầu tiên bàn đến pháp luật như một cách để trị nước và
chủ trương công bố pháp luật rộng rãi trong dân chúng Quản Trọng đã hiện đại
hóa nước Tề thông qua nhiều cải cách trong chính trị và kinh tế Đối với ông,
người trị nước phải coi trọng luật, lệnh, hành, chính Luật là để định danh phận
cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việt mà làm, Hình là để trừng trị những
kẻ làm trái lệnh và luật, Chính là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải Quản
Trọng được đánh giá là thủy tổ của Pháp gia đồng thời là cầu nối của Nho gia và
Pháp gia
Sang nữa đầu thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị tiếp tục được phát triển Để cai
trị đất nước, Thận Đáo chủ trương dùng thế, Thân Bất Hại chủ trương dùng thuật,
Ngô Khởi cho rằng muốn làm cho nước mạnh phải biết đạo nuôi quân, trả lương
hậu cho quân thì họ mới vì nước liều mình, còn Thương Ưởng được vua Tần tin
dùng, áp dụng chính sách pháp trị của mình, coi trọng hiến pháp, chủ trương
“pháp trị” thay “đức trị”, sử dụng các chính sách khuyến khích dân chúng lao
động, binh sĩ chiến đấu
Sang cuối thời Chiến quốc, Hàn Phi là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời
Chiến Quốc theo trường phái pháp gia Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là
Tuân Tử, cho rằng con người bẩm sinh vốn đại ác, do đó ông không bàn đến
Trang 8nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử mà đề cao phương pháp dùng thế,
dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước Ông là người đã tổng hợp ba quan
điểm về pháp, thế, thuật của ba nhà triết học trên thành một học thuyết có tính hệ
thống và đã trình bày trong sách Hàn Phi Bên cạnh đó, Hàn Phi còn kết hợp ba
học thuyết Nho, Lão, Pháp với nhau, coi Nho gia là “vật liệu để xây dựng xã
hội”, Đạo gia là “Kỹ thuật thi công”, Pháp gia là “bản thiết kế”.
1.2.2 Những luận điểm cơ bản
Quan điểm của Pháp gia trước hết là quan điểm về đường lối xây dựng đất nước
và tư tưởng biện chứng của nó
Phép trị quốc của Hàn Phi là một học thuyết có nội dung hoàn chỉnh được tổng
hợp từ Pháp, thế và thuật, trong đó pháp là nội dung của chính sách cai trị còn
thế và thuật là phương tiện để thực hiện chính sách đó Trong Pháp, ông đòi hỏi
bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không ban ơn trong pháp,
không hành động trái pháp Thế là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu
chính thể Địa vị, thế lực, quyền uy đó phải là độc tôn Muốn thi hành được pháp
phải có thế Pháp và thế không tách rời nhau Thuật là phương pháp, thủ thuật,
cách thức, mưu lược khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà
không hiểu người sai dùng họ thế nào Thuật gồm ba mặt là bổ nhiệm, khỏa hạch
và thưởng phạt Phải dùng pháp như trời, dùng thuật như quỷ Nếu pháp được
công bố rộng rãi trong quần chúng nhân dân thì thuật là cơ trí ngầm , là thủ đoạn
của vua được giấu kín Nhờ thuật mà vua chọn được người tài năng, trao đúng
chực vụ, quyền hạn và loại được kẻ bất tài
Pháp gia chủ trương dùng thưởng, phạt để điều khiển hành vi của dân chúng
Theo Hàn Phi thì hình phạt nghiêm khắc sẽ loại bỏ được sáu hạng người: bọn
hàng giặc, sợ chết; bọn lìa xa pháp luật; bọn ăn chơi xa xỉ; bọn bạo ngược, ngạo
mạn; bọn dung thứ lũ giặc, che giấu kẻ gian và bọn nói khéo, khoe khôn, dối trá
Pháp gia chủ trương xay dựng pháp luật theo bốn nguyên tắc:
Trang 9Sự tương đồng và khác biệt của Nho gia và Pháp gia ở Trung Quốc thời cổ đại
Ph m Th Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 ạm Thị Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 ị Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 Page 9
- Nguyên tắc 1: thiên thời, địa lợi, nhân hòa
- Nguyên tắc 2: luật pháp phải minh bạch, phải được cân nhắc rõ ràng
- Nguyên tắc 3: Pháp luật phải soạn thảo sao cho dân dễ hiểu, dễ thi
hành, phải được áp dụng nhất loạt với mọi người
- Nguyên tắc 4: Pháp luật phải công bằng và mang tính phổ biến
Cơ sở của thuyết pháp trị của Hàn Phi căn cứ trên ba điểm chính Thứ nhất là ông
thừa nhận sự tồn tại của lý –tính quy luật hay những lực lượng khách quan trong
xã hội Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội Con người phải nắm
lấy cái lý của vạn vật luôn biến hóa mà hành động cho phù hợp Bên cạnh đó,
Hàn Phi thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội Ông cho rằng không có chế
độ xã hội nào là bất di bất dịch do đó không có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội
Người thống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử và dựa vào đặc
điểm của thời thế để lập ra chế độ, đặt ra chính sách, vạch ra cách trị nước sao
cho thích hợp Ông cho rằng không có một thứ pháp luật nào luôn luôn đúng với
mọi thời đại Cuối cùng, Hàn Phi thừa nhận bản tính con người là ác Xã hội có ít
người tốt nhưng kẻ ác rất nhiều do đó không thể dựa vào người tốt mà phải ngăn
chặn kẻ ác không cho họ làm điều ác
Trang 10CHƯƠNG II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ PHÁP GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
2.1 Sự tương đồng
Trong các quan điểm Triết học của Nho gia và Pháp gia, bên cạnh các khác biệt
cũng có những nét tương đồng Đây đều là những trường phái Triết học mang tư
tưởng trị quốc, hướng đến xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, những tư tưởng
này có tầm ảnh hưởng lớn và có giá trị cho đến ngày nay Cả hai trường phải đều
đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền, cùng thừa nhận bản chất xã hội với những
bất bình đẳng của nó như một thực tế và đó là môi trường cho cá nhân suy ngẫm
và hành động
Cả Nho gia và Pháp gia đều chú coi trọng việc phát triển nông nghiệp, xây dựng
thực túc, binh cường
Bên cạnh đó, cả hai trường phái đều đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền Nếu
như tư tưởng Nho gia cho rằng nhà cầm quyền phải có những tốt chất để vừa làm
gương cho dân, vừa dùng đức trị để dưỡng dân, giáo dân Để dân tin tưởng, nhà
cầm quyền phải là tấm gương sáng cho dân noi theo, phải sáng suốt, hiểu cam
biết rộng, nhân từ, độ lượng, biết cách trị nước an dân Về phía Pháp gia, mặc dù
dùng phương pháp trị nước khác với Nho gia nhưng trong quan điểm của mình,
Pháp gia cũng chủ trương cần một đấng minh quân , một nhà cầm quyền am hiểu
các quy tắc để cai trị đất nước Pháp gia suy cho cùng cũng là một hình thức cụ
thể của nhân trị mà thôi
Mục đích của các hai trường phái này đều là tìm phương cách giải quyết những
vấn đề trong thực tiễn liên quan đến chính trị - đạo đức – xã hội mà thời đại đặt
ra Với những hiện thực trong đời sống, các Nho gia và Pháp gia đều cố lý giải và
tìm cách giải đáp nhằm tìm ra phương cách giải quyết, xây dựng xã hội, xây
dựng đất nước Khổng Tử hướng tới việc xây dựng một xã hội “đại đồng”, là xã
hội có đời sống vật chất đầy đủ, quan hệ giữa người và người tốt đẹp Hàn Phi
đưa ra thuyết Pháp trị cũng hướng tới xây dựng một xã hội ổn định, tiến tối xây
Trang 11Sự tương đồng và khác biệt của Nho gia và Pháp gia ở Trung Quốc thời cổ đại
Ph m Th Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 ạm Thị Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 ị Thùy Thanh – N4K22 – STT 60 Page 11
dựng đất nước có dân giàu nước mạnh, làm cho nhân dân được sống yên bình
hạnh phúc
Tuy vậy, cả hai luồng tư tưởng này đều có những mặt hạn chế, yếu kém của nó
Kết cục của cả hai tư tưởng này đều là đưa xã hội lâm vào bế tắc Do những quan
điểm quá khắt khe và bảo thủ, Nho giáo phát triển đến thời nhà Minh – Thanh thì
trở nên già cỗi, khắt khe, ngăn cản sự phát triển của đất nước Trong khi đó, Pháp
gia quá coi trọng trừng phạt nặng nề, phủ nhận tình cảm đọa đức, thủ tiêu văn
hóa giáo dục Nhà Tần là một minh chứng cho việc thực hiện triệt để tư tưởng
Pháp gia để cuối cùng dẫn đến mất nước
2.2 Sự khác biệt
2.2.1 Thuyết trị quốc và công cụ trị quốc
Thuyết trị quốc của Nho gia thể hiện chủ yếu qua tư tưởng của Khổng Tử và
Mạnh Tử Là người sáng lập ra Nho gia, Khổng Tử cho rằng trước hết phải thực
hiện chính danh Chính danh nghĩa là một vật trong thực tại cần phải cho phù
nhiệm và bổn phận mà những cá nhân mang danh ấy phải có những trách nhiệm
và bổn phận phù hợp với cái danh ấy Ông cho rằng nền tảng của việc cai trị đất
nước là tự ước chế bản thân, “Bản thân mà chính đáng, dù không cần mệnh lệnh thì người khác cũng thi hành; còn nếu bản thân không chính đáng, dù có mệnh
phạt để cai trị dân mà theo ông, cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn
phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sĩ và thật lòng quy phục
Nho gia kiên trì vương đạo và chủ trương lễ trị để trị nước an dân Lễ là những
nghi thức, quy chế, kỷ cương, trật tự của cuộc sống, đảm bảo sự phân định rõ
ràng, trên dưới không bị xáo trộn, ngăn ngừa những hành vi và tình cảm cá nhân
thái quá Lễ là cơ sở, công cụ chính trị và cũng là vũ khí của một phương pháp trị
nước, trị dân lâu đời của Nho giáo