1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)

117 2,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG : 1. Kiến thức: S+Trình bày được vai trò của nước ở TV: Đảm bảo hình dạng nhất định của TB và tham gia vào qtrình sinh lý của cây. TV pbố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước đối với TB và cơ thể. +Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng ( thụ động và chủ động)ở thực vật. 2.Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn . II. Trọng tâm: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. IIIPhương pháp: Đàm thoại tìm tòi.

Trang 1

PHẦN IV: SINH HỌC CƠ THỂ Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A.CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

* CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG :

-Phân biệt TĐC giữa cơ thể với MT và chuyển hóa NL trong TB

-Trình bày được cơ chế TĐC ở TV gồm 3 quá trình liên tiếp: hấp thụ nước – muối khoáng ở rễ,v/chuyển nước –các chất trong cây và thoát hơi nước; ý nghĩa của thoát hơi nước vào đ/sống của TV

I CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG :

1 Kiến thức:

S+Trình bày được vai trò của nước ở TV: Đảm bảo hình dạng nhất định của TB và tham gia vàoq/trình sinh lý của cây TV p/bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước đối với TB và cơ thể.+Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng ( thụ động và chủ động)ở thực vật 2.Kỹ năng: - Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn

II Trọng tâm: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

III-Phương pháp:- Đàm thoại tìm tòi.

IV-Phương tiện: -Hình vẽ 1.1,2.1,3.1 SGK

V- CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1 Ổn định lớp :1’

2 Kiểm tra bài cũ: bài mới ko kiểm tra

3 Vào bài mới :

-Hoạt động 1: +GV giới thiệu sơ qua chương trình 11 và nội dung chương 1

+HS lắng nghe

-Hoạt động 2: -Vào bài mới: Mọi sinh vật muốn tồn tại, sinh trưởng và phát triển đòi hỏi phải

thường xuyên trao đổi chất với môi trường Vậy sự trao đổi chất đó diễn ra như thế nào? Chúng ta cùngtìm hiểu bài đầu tiên của chương " Bài 1 Sự hấp thụ nuớc và muối khoáng ở rễ "

* NỘI DUNG 1: I Vai trò của nước đối với TB và cơ thể: (8’):

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiểu kết

-GV: Lấy VD: Nếu ko có nước,

cây có lấy được muối khoáng

hay ko? Tại sao khi khô hạn,

tốc độ lớn của cây chậm lại?

Buổi trưa nắng gắt tại sao cây

lý của cây (thoát hơi nước làmgiảm TO của cây, giúp quá trìnhTĐC diễn ra bình thường, ),ảnh hưởng đến sự phân bố củathực vật

*NỘI DUNG 2: II Hấp thụ nước ở rễ:

Ngày dạy: / /201

Tuần: , Tiết:

Trang 2

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

1 Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng :(7’)

-Gv yêu cầu học sinh quan

quan sát hình 1.1 sgk kết hợp

với một số mẫu rễ sống ở

trong các môi trường khác

nhau, hãy mô tả đặc điểm hình

thái của hệ rễ cây trên cạn

thích nghi với chức năng hấp

thụ nước và ion khoáng của

cây?

Quan sát hình 1.2 có nhận xét

gì về sự phát triển của hệ rễ ?

- Môi trường ảnh hưởng đến

sự tồn tại và phát triển của

lông hút như thế nào?

- Tại sao cây ở cạn bị ngập

-Ô nhiễm môi trường đất và

nước, gây tổn thương lông hút

ở rễ cây, ảnh hưởng đến sự hút

nước và khoáng của TV

-Tham gia bảo vệ môi trường

và ion khoáng chủ yếu quamiền lông hút

+Rễ sinh trưởng nhanh chiềusâu, phân nhánh chiếm chiềurộng và tăng nhanh số lượnglông hút

+Cấu tạo của lông hút thích hợpvới khả năng hút nước của cây

- HS nghiên cứu SGK trả lời

2 Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây :(15’)

-Đưa một tế bào vào một trong

các môi trường có nồng độ

khác nhau thì tế bào có sự biến

đổi như thế nào?

-HS nghiên cứ SGK trả lời

-Mỗi cá nhân Hs nghiên cứuSGK để làm bài tập 1 trongphiếu học tập

từ thế nước cao (đất MT nhượctrương)-> thấp (TB lông hút

Trang 3

- Yêu cầu học sinh quan sát

hình 1.3 sgk, phân tích và tìm

ra các con đường vận chuyển

nước và các ion khoáng

Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào? Sự khác nhau giữa các con đường đó? -GV: chỉ dạy cho HS giỏi =>Vai trò của đai caspari: chặn cuối con đường qua thành TB – gian bào ,các chất ko được chọn lọc chuyển sang con đường qua nguyên sinh chất –ko bào Tại đây, đai caspari điêu chỉnh, chọn lọc các chất vào các TB (mạch gỗ) của cây - Hs hoàn thành phiếu -Hs nghiên cứu SGK trả lời +Cơ chế thụ động : di chuyển cùng chiều gradien nồng độ (đi từ cao (đất) -> thấp (TB long hút) , ko cần năng lượng, có thể cần chất mang +Cơ chế chủ động: di chuyển ngược chiều gradien nồng độ ( đi từ thấp (đất) -> cao (TB lông hút)), vì vậy cần năng lượng và cần chất mang b Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào TB lông hút, rồi xuyên qua TB vỏ rễ vào mạch gỗ của rễ : theo 2 con đường: +Con đường qua thành TB -gian bào vào mạch gỗ: v/ch nhanh, ko được chọn lọc + Con đường qua chất nguyên sinh ( TBC) – ko bào vào mạch gỗ: v/ch chậm, được chọn lọc *NỘI DUNG 3 III Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây: (5’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiểu kết Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây? Học sinh nghiên cứu trả lời (SGK) 4 Củng cố: ( bài tập 2 trong phiếu học tập) 5 Dặn dò: HS về trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 và xem trước bài 2 " Vận chuyển các chất trong cây" PHIẾU HỌC TẬP Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Họ và tên:

Lớp

Bài tập 1: Dịch tế bào biểu bì rễ ưu trương so với dịch đất do những nguyên nhân nào? -

.

-

.

Nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo những con đường và các cơ chế nào?

Nước

Trang 4

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

(Do )

(Do chênh lệch građien nồng độ)

(Ngược chiều građien nồng độ và cần ATP)

Bài tập 2 Trắc nghiệm

Câu 1: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:

Câu 2: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:

Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?

PHỤ LỤC Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

Họ và tên: Lớp

Bài tập 1:

Dịch tế bàobiểu bì rễ ưu trương so với dịch đất do những nguyên nhân nào?

- Quá trình thoát hơi nước của lá

Câu 1: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:

Câu 2: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:

Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?

4

Các ion khoáng Các ion khoáng

Nước Các ion khoáng Các ion khoáng

Trang 5

BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

I/ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1 Kiến thức:

Mô tả được dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm:

-Con đường vận chuyển

- Thành phần của dịch vận chuyển

- Động lực đẩy dòng vật chất vận chuyển

2 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

II/ TRỌNG TÂM BÀI DẠY:

Các dòng vận chuyển các chất trong cây (Dòng mạch gỗ, dòng mạch rây)

III.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp + Thảo luận nhóm

IV CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.Giáo viên: -Tranh phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3, 2 4, 2.5 sách giáo khoa - Bảng phụ

2 Học sinh:

- Ôn tập lại sự vận chuyển các chất trong cây ở lớp 6

- Bút lông, giấy lịch cũ, dùng phiếu học tập để củng cố

V/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1/Ổn định lớp: (1’)

2/ Kiểm tra bài cũ: (7’)

Câu 1 Trình bày cơ chế hấp thụ nước, ion khoáng ở rễ cây ?

Câu 2 Giải thích vì sao các cây sống trên cạn không sống được trên đất ngập mặn ?

Câu 3 Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:

A Hoạt động trao đổi chất B Chênh lệch nồng độ ion

4 Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:

5 Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ

3 / Bài mới:

GV :Hãy cho biết quá trình vận chuyển các chất trong cây nhờ vào hệ thống nào?

HS :liên hệ lại kiến thức đã học để trả lời, giáo viên dẫn qua bài mới: vậy mạch gỗ, mạch rây có cấutạo thế nào? Thành phần của dịch mạch gỗ, mạch rây ra sao? Vận chuyển các chất nhờ động lực nào?

Để trả lời câu hỏi tiếp mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài 2: Vân chuyển các chất trong cây

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiểu kết

GV: giới thiệu cho HS 2 con

đường (dòng) v/chuyển các chất

trong cây:

HS: Lắng nghe, ghi chép *Dòng vận chuyển các chất

trong cây: theo 2 con đường:

-Dòng mạch gỗ: v/ch nước vàmuối khoáng từ rễ lên lá

-Dòng mạch rây: v/ch nước

Ngày soạn: / /201

Ngày dạy: / /201

Tuần: , Tiết:

Trang 6

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

và các chất hữu cơ chủ yếu từ láxuống rễ

-Ngoài ra, nước có thể v/chngang từ mạch gỗ sang mạch râyhoặc ngược lại

*Cơ chế:

-Nước v/chuyển trong mạch(gỗ - rây) theo cơ chế thụ động(k/tán) ->do sự CLASTT

-Muối khoáng và các chất hữu

cơ v/chuyển trong mạch (gỗ rây) theo cơ chế thụ động(k/tán),và có thể là chủ động(hoạt tải – v/chuyển ngược chiềunồng độ)

*NỘI DUNG 1: I/ DÒNG MẠCH GỖ ( dòng đi lên ):(8’)

*NỘI DUNG 2:II/ DÒNG MẠCH RÂY (dòng đi xuống):(8’)

4 CỦNG CỐ: - Dựa vào bài để củng cố

-.Tìm điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và mạch rây theo phiếu học tập sau

GV: Chỉnh sửa và đưa ra :

6

Trang 7

Bảng phụ

chết (ống rỗng) là :quản bào và mạchống

+Quản bào: Nhỏ,Dài +Mạch ống:Lớn, Ngắn

- Các tế bào cùng loại nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoán từ rễ lên thân, lá

-Mạch rây (libe), Gồm các tếbào sống là: ống rây và tế bàokèm

-Các ống rây nối đầu với nhauthành ống dài đi từ lá xuống rễ

Thành phần của

dịch

-chủ yếu : nước, các ion khoáng,ngoài ra còn có các chất hữu cơ( a.a, vtm, hoocmôn xitokinin,

ancaloit )

-Gồm các SP đồng hoá ở lá như:

+Sacarozơ, axit amin, vitamin, hoocmôn TV,ATP

+1 số ion khoáng được S/dụng lại

nhờ: lực hút do thoát hơi nước của lá(động lực đầu trên), lực đẩy của rễ(động lực đầu dưới), lực lk giữa cácphân tử nước với nhau và với thànhmạch

Do sự chênh lệch áp suất thẩmthấu giữa cơ quan nguồn (lá ),

và cơ quan chứa ( rễ ,củ, quả )

-Hãy chọn câu đúng nhất sau:

1/ Mạch gỗ được cấu tạo như thế nào

B / Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu

C / Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa

D / Áp suất của lá

DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài

- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau

Trang 8

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

BÀI 3 THOÁT HƠI NƯỚC

I CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1 Kiến thức:

- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật

- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước

-Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trìnhthoát hơi nước

-Trình bày được sự trao đổi nước ở TV phụ thuộc vào ĐKMT

-Nêu được sự cân bằng nước được duy trì bằng tưới tiêu hợp lý mới đảm bảo cho ST của cây trồng

2 Kỹ năng:

- Biết được cách xác định cường độ thoát hơi nước

- Vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn sản xuất - tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:

-Cơ chế thoát hơi nước và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

III PHƯƠNG PHÁP: -Quan sát tranh kết hợp đàm thoại gợi mở, đàm thoại tái hiện

IV CHUẨN BỊ:

1 Giáo viên: -Tranh hình 3.1, , 3.3, 3.4 (SGK)

2 Học sinh: - Học bài cũ (bài 2) và đọc trước bài 3

V CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài:

Câu 1: Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ionkhoáng từ rễ lên lá?

Câu 2: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở nhữngcây gỗ lớn hàng chục mét?

GV: Gọi học sinh kiểm tra bài cũ

HS: Trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét và đánh giá

3 Vào bài mới:

Một trong 3 động lực giúp dòng nước trong mạch gỗ di chuyển ngược chiều trọng lực là : lựchút do thoát hơi nước ở lá Chúng ta cùng tìm hiểu quá trình thoát hơi nước qua bài này

* NỘI DUNG 1: I VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC : (10’)

GV:Cho HS nghiên cứu SGK

mục I và trả lời câu hỏi:

?So sánh tỉ lệ giữa lượng nước

cây sử dụng để trao đổi tạo

chất hữu cơ và lượng nước cây

Trang 9

-GV nêu vấn đề: Lượng nước

cây thoát vào không khí là rất

lớn,vậy sự thoát hơi nước của

cây có vai trò gì?

? Vai trò của thoát hơi nước

đối với vận chuyển các chất

trong cây?( Bài cũ)

-GV: Nêu vấn đề: ngô thoát

250 kg nước để tổng hợp 1 kg

chất khô, lúa mì hay khoai tây

thoát 600kg nước mới tổng

hợp được 1kg chất khô Vậy

sự thoát hơi nước liên quan với

quá trình tổng hợp chất hữu cơ

của thực vật như thế nào?

-GV:Treo, giới thiệu tranh

H3.2 (SGK),cho HS quan sát

và dẫn dắt bằng các câu hỏi:

? Nhận xét về con đường

khuếch tán của CO2 từ môi

trường vào lá và khuếch tán

hơi nước từ lá ra ngoài?Từ đây

rút ra vai trò của thoát hơi

nước?Tại sao những ngày TO

môi trường cao cây thoát hơi

nước mạnh, phản ứng này có

lợi gì cho cây?

- Nhớ lại bài học trước

để trả lời

Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi

Quan sát tranh,nghiên cứu SGK để trả lời

-98% lượng nước cây hấp thụ thoát rangoài

-2% lượng nước cây hấp thụ được sửdụng cho các hoạt động sống của cây.-Thoát hơi nước có vai trò:

* NỘI DUNG 2: II THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ: (15’)

? Nghiên cứu SGK và cho

biết thí nghiệm nào chứng tỏ lá

là cơ quan thoát hơi nước?

-GV:Cho HS xem bảng3: kết

quả thực nghiệm của Garô,đặt

câu hỏi:

?Số lượng khí khổng ở mặt lá

cây có vai trò quan trọng

trong sự thoát hơi nước của lá

cây như thế nào?

?Lá cây đoạn và lá cây thường

xuân đều không có lỗ khí ở

mặt trên lá nhưng lá cây đoạn

thì có thoát hơi nước còn lá

cây thường xuân thì không?

?Vậy những cấu trúc nào của

lá tham gia vào quá trình thoát

Nghiên cứu hình3.2(SGK) để trả lời

Trang 10

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)hơi nước

?So sánh lượng hơi nước thoát

ra ở mặt trên và mặt dưới của

khổng? Tại sao buổi trưa 1 số

cây héo trong khi cây khác vẫn

bình thường?

?Tại sao khí khổng không bao

giờ đóng hoàn toàn?

?Lá non và lá già,loại lá nào

thoát hơi nước qua cutin mạnh

hơn?Vì sao?

-Quan sát tranhH3.4 đểtrả lời

-Nghiên cứu Sgk phần 2

để trả lời

-Nghiên cứu SGK để trảlời

2.Có hai con đường thoát hơi nước:

Qua khí khổng và qua cutin-Tế bào khí khổng và lớp cutin bao phủtoàn bộ bề mặt của lá

-Thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng(90%) ,phân bố ở mặt dưới của lá; cònlớp cutin không đáng kể, phân bố ở mặttrên của lá

a-Qua khí khổng:

-Cấu tạo TB khí khổng: (H 3.4 SGK)

Hình hạt đậu, gồm thành mỏng vàthành dày

-Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào

hàm lượng nước trong tế bào:

+Khi no nước: thành mỏng căng ra làmcho thành dày cong theo khí khổngmởthoát hơi nước mạnh

+Khi mất nước:thành mỏng hếtcăng,thành dày duỗi thẳngkhí khổngkhép lạithoát hơi nước yếu

=>Thoát hơi nước qua khí khổng: vậntốc lớn, được điểu chỉnh

b-Qua cutin : Lớp cutin càng dày thoát

hơi nước càng giảm và ngược lại

=>Thoát hơi nước qua cutin:vận tốcnhỏ, ko được điều chỉnh

* NỘI DUNG 3 :III.CÁC TÁC NHÂN A/HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC: (5’)

GV:Cho HS nghiên cứu

phầIII (SGK), đặt câu hỏi:

?Những yếu tố nào ảnh hưởng

đến thoát hơi nước?

-Qua nghiên cứu thấy cây cải

bắp thoát hơi nước khá mạnh;

cây lúa thời kì làm đòng thoát

hơi nước mạnh nhất

?Vậy sự thoát hơi nước còn

chịu ảnh hưởng những yếu tố

nào?

*Nội dung GDMT: (lồng

ghép và liên hệ vào mục III)

-Nước có vai trò sống còn đối

với đời sống TV

-Khi thoát hơi nước, khí khổng

mở, CO2 khuếch tán vào bên

trong cung cấp nguyên liệu

-Nghiên cứu SGK phầnIII

để trả lời

-Vận dụng những kiến thức đã học để trả lời

Nước, ánh sáng, TO, ,độ ẩm, các ion khoáng, gió

-Nước, ánh sáng: tác nhân gây đóng

mở khí khổng ->ảnh hưởng đến thoát hơi nước

-TO :ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến ST và hô hấp ở rễ)

và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm ko khí)

-Độ ẩm: độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước càng tăng, độ ẩm

ko khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm

-Dinh dưỡng khoáng: hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao -> hấp thụ nước càng giảm

10

Trang 11

trường xung quanh, tăng độ

ẩm không khí…

-Có ý thức bảo vệ cây xanh,

bảo vệ rừng, trồng cây ở vườn

trường, nơi công cộng

-Sử dụng hợp lí, tiết kiệm

nguồn tài nguyên nước

* NỘI DUNG 4: IV CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG :(3’)

?Nêu khái niệm sự cân bằng

nước của cây trồng?

?Muốn cây phát triển bình

thường, cần tưới nước hợp lí

*Cân bằng nước tương quan giữa quá

trình hấp thụ nước và thoát hơi nước, đảm bảo cho cây PT bình thường Cânbằng nước được duy trì bởi tưới tiêu hợp : Tưới tiêu hợp lý tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách

*Lưu ý: cây có cơ chế tự điều hòa về

nhu cầu nước, cơ chế này điều hòa việc hút vào và thải ra Khi cơ chế điều hòa không thực hiện được cây không phát triển bình thường

4-Củng cố:

+Những cấu trúc nào tham gia quá trình thoát hơi nước? Cấu trúc nào đóng vai trò chủ yếu?

+Vì sao khi trồng cây người ta thường ngắt bớt lá?

5-Dặn dò: +Trả lời các câu hỏi và bài tập (SGK) trang 19

+Đọc trước bài 4 (SGK)

Trang 12

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

KHOÁNG

I CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1 Kiến thức:

- Nêu được KN: ng/tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

- Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng

- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng

- Nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ở TV

-Trình bày được sự hấp thụ và v/chuyển ng/tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúccủa đất và điều kiện MT

-Liệt kê các nguồn c/cấp d/dưỡng khoáng cho cây, dạng p/bón (muối khoáng) cây hấp thụ được -T/bày được ý nghĩa của l/lượng p/bón hợp lý đ/với cây trồng, MT, và sức khỏe của con người

2.Kỹ năng: - Quan sát, phân tích tranh vẽ -Thảo luận nhóm.

II Trọng tâm của bài: Vai trò của nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

III Phương pháp: Vấn đáp, nghiên cứu SGK + thảo luận nhóm + trực quan.

IV Chuẩn bị của GV và HS:

2 Kiểm tra bài cũ :(7’)

Câu 1: -Trình bày vai trò của QT thoát hơi nước?.

-Thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua con đường nào?

Câu 2:-Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

- Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là tác nhân nào?

3 Vào bài mới:

* NỘI DUNG 1 : I/ Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây:(8’)

(?) Kể tên những nguyên tố

dinh dưỡng khoáng thiết yếu

đối với sự sinh trưởng của cây

GV:Cho HS quan sát tranh

HS: Nghiên cứu SGKtrả lời

- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiếtyếu là:

+Nguyên tố mà thiếu nó cây khônghoàn thành được chu trình sống

12

Ngày soạn: / /201

Ngày dạy: / /201

Tuần: , Tiết:

Trang 13

(?) So sánh sự sinh trưởng và

phát triển của lúa trong 3 chậu

thí nghiệm?

(?) Thế nào là nguyên tố

dinh dưỡng khoáng thiết yếu?

(?) Dựa vào nhu cầu cần của

cây nguyên tố dinh dưỡng

khoáng thiết yếu được phân

GV: Vậy dinh dưỡng khoáng

thiết yếu có vai trò gì trong

cây chúng ta sang phần II

HS: Trả lời

HS khác: bổ sung

HS: nghiên cứu SGK trảlời

HS: Nghiên cứu SGKtrả lời

HS: Nghiên cứu SGKtrả lời

B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni

-Dấu hiệu thiếu ng/tố dd thiết yếu:+Thiếu ng/tố N: lá úa vàng, cây còicọc, chết sớm

+Thiếu ng/tố P: lá có màu lục sẫm,các gân lá có màu huyết tụ, cây còicọc

+Thiếu ng/tố Mg, Ca: phiến lá có vệtmàu đỏ, da cam, vàng, tím

* NỘI DUNG 2: II/Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây: (10’)

( Nghiên cứu cá nhân: HS nghiên cứu bảng 4 trang 22)

-GV: Yêu cầu HS trình bày

Cu, Mo, Ni

-Các ng/tố đại lượng : chủ yếu đóngvai trò cấu trúc của TB, cơ thể, điềutiết các quá trình sinh lý

-Các ng/tố vi lượng gồm: chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim

-Vai trò của 1 số ng/tố chủ yếu: (Xem bảng 4 trang 22 SGK)

* NỘI DUNG 3: III/ Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây (10’):

(?) Các nguyên tố khoáng

trong đất tồn tại ở mấy dạng?

(?) Rễ cây hấp thụ muối

khoáng ở dạng nào?

(?) Sự chuyển hóa muối

khoáng từ dạng không tan

HS: Nghiên cứu SGK vàliên hệ thực tế trả lời

1 Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây:

- Muối khoáng trong đất tồn tạidưới 2 dạng:

+ Hòa tan (dạng ion)

Trang 14

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)thành dạng hòa tan chịu ảnh

hưởng của nhân tố nào?

(?) Những nhân tố trên chịu

ảnh hưởng của yếu tố nào?

(?) Trong kinh nghiệm chăm

sóc cây trồng nhân dân ta có

câu ca dao gì?

"Nhất nước, nhì phân, tam

cần, tứ giống" Vậy phân bón

giữ vai trò rất quan trọng đối

với đời sống của cây

GV: Cho HS quan sát hình

4.3 SGK và nhận xét

(?) Vì sao tưới nước giải trực

tiếp vào cây sẽ bị héo?

(?) Khi bón phân cần chú ý

điều gì?

GV: Yêu cầu HS cho vài ví

dụ thực tiễn để thấy được tác

hại của việc bón phân không

đúng liều lượng

*Nội dung GDMT: (lồng

ghép vào mục III-2):

Bón phân cho cây trồng

không hợp lí, dư thừa, gây ô

nhiễm nông sản, ảnh hưởng

xấu đến môi trường đất, nước,

không khí, đến sức khỏe của

con người và ĐV, giảm năng

suất cây trồng

HS: Trả lời

HS: nghiên cứu SGK trảlời

HS: trả lời

HS: Hiểu biết từ cá nhântrả lời

HS: Vận dụng kiến thức ởbài 1 để giải thích

HS: Nghiên cứu SGK trảlời

+ Không hòa tan

- Cây hấp thụ muối khoáng ở dạnghòa tan

- Muối khoáng không tan chuyểnhóa thành dạng hòa tan chịu sự tácđộng của các nhân tố môi trường:lượng nước, lượng oxi, độ PH, nhiệt

độ, VSV đất Những nhân tố nàychịu ảnh hưởng của cấu trúc đất và

hệ rễ

2 Phân bón cho cây trồng:

- Bón phân là nguồn cung cấp chấtdinh dưỡng quan trọng cho cây trồng

để đảm bảo NS và CLSP

- Bón với liều lượng hợp lý

-Nếu bón thếu, cây sẽ ST, PT kém,

NS và CLSP giảm

- Nếu bón thừa, có thể gây độc hạicho cây, gây ô nhiễm nông sản vàMT

4 Củng cố: GV sử dụng bảng phụ các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:

Câu 1: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng?

Trang 15

B Cần cho sự trao đổi nitơ, hoạt hóa E.

C Thành phần của Xitôcrôm.

D A và C

5 Hoạt động về nhà:

- Trả lời các câu hỏi SGK

- Xem trước bài 5

PHỤ LỤCCác nguyên tố

-4, PO43- Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim

enzim

Bo B4O72- và BO33- Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh

Ngày soạn: / /201

Ngày dạy: / /201

Tuần: , Tiết:

Trang 16

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

Bài 5 & 6 DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT

I.CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1.Kiến thức:

- Trình bày được vai trò sinh lý của ng/tố nitơ ,sự đồng hoá nitơ trong và Nitơ trong k/quyển

- Ý nghĩa của quá trình hình thành amit trong đời sống thực vật

- Nêu được các nguồn Nitơ cung cấp cho cây và các dạng Nitơ cây hấp thụ từ đất

- Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân bón hợp lý với sinh trưởng và môi trường

-Giải thích được sự bón phân hợp lý tạo năng suất cao của cây trồng

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích và sử dụng sách giáo khoa

II Trọng tâm:

- Vai trò của nitơ

-Qúa trình đường đồng hoá nitơ ở mô thực vật

- Quá trình chuyển hoá Nitơ trong đất và cố định Nitơ

III Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, giảng giải

IV Chuẩn bị:

- Giáo viên: Hình vẽ H5.1, H5.2(SGK); sơ đồ quá trình khử nitrat

- Học sinh: Nghiên cứu bài mới

V CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ: (8’)

Câu hỏi: 1/ Thế nào là ng/tố dd thiết yếu trong cây?.Các ng/tố khoáng trong đất tồn tại ở dạngnào?.Sự chuyển hóa từ muôi khoáng không tan -> dạng tan chịu ảnh hưởng của nhân tố nào?

Câu 2:Trình bày vai trò của ng/tố dd khoáng thiết yếu trong cây?

- Hs: trả lời câu hỏi

- Gv: Nhận xét và đánh giá

2 Mở bài: GV cho học sinh nhận xét câu tục ngữ: “Nhất nước, Nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Từ nhận xét của học sinh, GV xác định, hiện nay giống có vai trò quan trọng nhất để dẫn dắt HS đi vàovai trò của phân bón; một trong những loại phân bón quan trọng nhất là phân đạm trong phân đạmchứa nguyên tố dinh dưỡng nào? (Nitơ) Như vậy, nitơ có vai trò như thế nào đối thực vật và thực vậtđồng hoá nitơ như thế nào? Vào bài mới

3 Bài mới:

* NỘI DUNG 1:I/Tìm hiểu vai trò của nitơ : (12’)

?1 Hãy cho biết nitơ là

nguyên tố đa lượng hay vi

lượng? Tại sao?

?4 Hãy nêu các hợp chất hưu

cơ quan trọng của sự sống và

HS1 trả lờiHS2 trả lờiHS3 trả lời

2 Vai trò của nitơ:

-Vai trò chung: Nitơ là ng/tố khoáng thiết yếu của TV, không thể thay thế được bởi bất kỳ ng/tố nào khác

- Vai trò cấu trúc : Nitơ là thành phần

của hầu hết các hợp chất trong cây (protein ,ezim,coenzim,axitnucleic,

16

Trang 17

?5 Để xúc tiến quá trình trao

đổi chất trong cơ thể TV thì

cần những hợp chất nào?

HS5 trả lời

và cơ thể

- Vai trò điều tiết: Nitơ là thành

phần cấu tạo nên (protein - enzim, coenzim,hoocmon và ATP ), tham gia điều tiết các quá trình sinh lí, hóasinh trong tế bào

* NỘI DUNG 2: II/Tìm hiểu đồng hoá nitơ ở thực vật : (17’)

?6 Nêu bản chất, sơ đồ và vị

trí xảy ra quá trình khử nitrat?

?7 Tại sao phải có quá trình

khử nitrat hoá?

GV Trong các hợp chất hữu

cơ cấu thành cơ thể TV chỉ tồn

tại ở dạng khử

?8 Nêu các quá trình đồng hoá

amoniac ở TV, viết phương

trình và cho ví dụ minh hoạ?

- Hãy nêu các dạng Nitơ

chủ yếu trong tự nhiên

Nitơ vô cơ

Nitơ hữu cơ

- HS thảo luận theo nhóm và điền vảo phiếu số 1

Đại diện nhóm trả lời

- HS nhận xét bổ sung

HS trả lời:

III Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây (10’)

1 Nitơ trong không khí : gồm:

- N2 (nitơ p/tử) cây ko hấp thụ được

2

N nhờ VSV đất cố định ch/hóa thành NH 3

cây mới đồng hóa được

- NO, NO2 :độc hại đối với cơ thể TV

2 Nitơ trong đất: Gồm:

-Nitơ vô cơ trong các muối khoáng gồm:NO3−

, NH 4+

+NO dễ rửa trôi 3−

+NH hạt keo giữ lại nên ít rửa trôi.4+

-Nitơ hữu cơ trong xác SV: có kích thước lớn, nhờ VSV đất phân giải thành NO ,3− +

Trang 18

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)khuẩn đất trong quá trình

chuyển hoá Nitơ trong tự

GV đặt câu hỏi: Hãy trình

bày các con đường cố định

Phân bón có quan hệ với

năng suất và môi trường

như thế nào?

*Nội dung GDMT:(lồng

ghép vào mục V)

-Thói quen sử dụng phân

bón dựa trên cơ sở khoa

- Đại diện nhóm trình bày

HS lấy ví dụ :Trồng cây họ đậu để cải tạo đất

-> TB long hút Trong cây, NO được khử 3−

thành NH , 4+ NH tổng hợp axit amin vào 4+

NO N (nitơ bay vào khí quyển cho 2

nên gây mất Nitơ đ/với dd của TV)

2 Quá trình cố định Nitơ trong khí quyển (Nitơ phân tử):

- Là Q/T : N2 +3H2 2NH3, xảy ra trong các

đk sau:

+ Con đường sinh học nhờ vk, gồm: vk sống

tự do (Azotobacter, Anabaena ) và vk sống cộng sinh (Rhizobium, Anabaena azollae ) +Con đường hóa học thực hiện trong đk : có các lực khử mạnh (TO 200OC và 200 atm trongtia chớp lửa điện hay trong công nghiệp, được cung cấp ATP, có sự tham gia của enzim Nitrogenaza, thực hiện trong đk kị khí

- Nitrogenaza có khả năng bẻ gẩy 3 LKCHT giữa 2 ng/tử nitơ để nitơ LK hiđrô tạo ra NH3

, sơ đồ:

2H 2H 2H

N≡N NH = NH NH2 – NH2 NH

3 trong nước NH3 -> NH4+

V/ Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường: (8'):

18

Trang 19

- ?10 Vì sao thiếu nitơ TV sinh trưởng còi cọc, vàng lá?

- HS trả lời

- GV nhận xét và chính xác hoá

5/ Dặn dò -Bài tập về nhà:

- Trả lời các câu hỏi SGK

- Nghiên cứu bài 6 SGK

- Hướng dẫn về nhà:

- Nắm vững phần in nghiêng trong SGK

- Chuẩn bị câu hỏi 1, 2, 3 trang 31 SGK

Bài 7: THỰC HÀNH: THOÁT HƠI NƯỚC VÀ

THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN I/ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG: 1/ KIẾN THỨC : -Biết sử dụng giấy coban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá -Biết bố trí TN về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng 2/ KỸ NĂNG: biết bố trí 1 TN về phân bón II/ Phương pháp: IV Chuẩn bị: - Giáo viên: - Học sinh (SGK/32) V CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1 ổn định lớp: 2 Kiểm tra bài cũ : (TH ko kiểm tra) 3 Bài thực hành: GV: Hướng dẫn cho HS :NỘI DUNG1: I/ TN 1 TH và trình bày tại lớp:NỘI DUNG 2: II/ TN 2 : Trồng cây ngoài vườn (trồng trong chậu), bón 3 loại phân hóa học chính: đạm, lân, kali NỘI DUNG 3: III/ NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH: (SGK)/32, 33)NỘI DUNG 4: IV/ THU HOẠCH: GV: chia lớp thành nhiều nhóm (2 đến 4 nhóm), mỗi nhóm làm việc với 1 cây ở TN hoặc các chậu cây ở TN 2 HS: - TH theo nhóm, mỗi nhóm báo cáo kết quả TN 1 tại lớp. -Mỗi HS làm 1 bảng tường trình về TN xác định tốc độ thoái hơi nước ở 2 mặt lá, ghi kết quả TN vào vở (Theo bảng 7.1 SGK/ 34) - TN2 tự làm ở nhà và báo cáo kết quả sau ( theo bảng 7.2 SGK/ 45)  Nội dung GDMT: (lồng ghép và liên hệ cả bài): Trồng cây trong dung dịch: có thể trồng rau sạch Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học kO hợp lí -Trồng cây trong chậu: tiết kiệm đất, làm đẹp cảnh quan môi trường 4/CỦNG CỐ: -GV đánh giá kết quả TN1 và quá trình tiến hành TN của nhóm lớp -GV báo cáo điểm của nhóm 5/ DẶN DÒ: -GV yêu cầu HS làm TN2 và tiết sau nộp. - Soạn bài mới ( Bài 8)

Ngày soạn: / /201 Ngày dạy: / /201

Tuần: , Tiết:

Ngày soạn: / /201

Ngày dạy: / /201

Tuần: :Tiết:

Trang 20

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

I CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1 Kiến thức: Sau khi học xong bài này, hs cần:

- Phát biểu được khái niệm quang hợp

- Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp ở cây xanh

- Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp

- Nêu được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp mang hệ sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêuchức năng chủ yếu các sắc tố quang hợp

2 Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức từ hình vẽ

II Chuẩn bị của giáo viên - học sinh:

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh vẽ: Sơ đồ quang hợp của cây xanh (H8.1), cấu trúc của lá (H8.2), cấu trúc của lục lạp (H8.3)

- Phiếu học tập, đặc điểm cấu tạo, chức năng của lá và lục lạp

2 Chuẩn bị của học sinh :Tìm hiểu trước Bài 8 theo phân công của GV.

III Phương pháp: Quan sát + Vấn đáp + Sử dụng phiếu học tập và thảo luận nhóm

IV Nội dung trọng tâm: Lá là cơ quan QH (mục II)

V Tiến trình lên lớp:

1 Thông báo kết quả thực hành:

2 Bài mới: Nguồn thức ăn và năng lượng cần để duy trì sự sống trên trái đất bắt nguồn từ đâu? Trả lời:

Từ quang hợp Vậy quang hợp là gì, bộ phận nào tham gia vào quá trình quang hợp, chúng ta tìm hiểutrong bài 8

3 Nội dung:

*Hoạt động 1

GV: Treo tranh hình 8.1, giới

thiệu tổng quát và cho học sinh

quan sát

-CH 1: Em hãy cho biết quang

hợp là gì?

CH 2:Yêu cầu học sinh viết

phương trình tổng quát của

quá trình quang hợp

*Hoạt động 2

GV: Cho học sinh nghiên cứu

mục I.2, kết hợp với kiến thức

đã học Gọi HS nêu vai trò của

-Chuyển hóa năng lượng, tạo

nguồn hữu cơ cung cấp cho

toàn bộ sinh giới, góp phần giữ

- Quan sát tranh

HS1 trả lời, HS2 lên bảng viết PTTQ

- HS nghiên cứu và trả lời

I KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở CÂY XANH.

1 Quang hợp là gì?

-Là quá trình sử dụng NL ánh sáng mặttrời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước

-Phương trình tổng quát của quá trình QH:

6CO 2 +12H 2 O C 6 H 12 O 6

+ 6O 2 + 6H 2 O

2.Vai trò quang hợp của cây xanh:

-Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên Trái Đất (Cung cấp ng/liệu cho sx công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người)

-Biến đổi và tích lũy năng lượng (NL vật lý thành NL hóa học)

-Điều hòa không khí (hấp thụ CO2 , giảiphóng O2 ) góp phần ngăn chặn hiệu

20 ánh sáng MT

Diệp lục

Trang 21

phiếu số 2.Yêu cầu mỗi học

sinh thực hiện bài tập số 2

_ Gọi một số học sinh trả lời

câu hỏi: hãy nêu những đặc

điểm cấu tạo của lục lạp thích

nghi với chức năng quang hợp

- Gọi học sinh bổ sung

- Nhận xét rút ra tiểu kết

*Hoạt động 5

GV: Cho học sinh nghiên cứu

mục II.3

CH:Nêu các loại sắc tố của

cây, và vai trò của chúng trong

quang hợp?

- Làm bài tập 1 trong phiếu học tập:

+ Nhóm trưởng điều hành thảo luận

+ Cử một học sinh ghi lại kiến thức vào giấy Crôki theo mẫu+Đại diện nhóm trình bày

+ Thảo luận chung toàn lớp

+ So sánh và hoàn thiện lại phiếu học tập

- Trả lời

- Bổ sung

- Mỗi học sinh hoạt động độc lập theo yêu cầu của bài tập 2

II.LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP

-Lá TV chứa các TB mô giậu (lá TV C3, C4, CAM), và TB bao bó mạch (ở

+Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng->giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp

+Phiến lá mỏng->thuận lợi cho khí khuếch tán vào ra dễ dàng

-Đặc điểm giải phẫu hình thái bên trong:

+Lớp TB mô giậu xếp phía trên chứa nhiều lục lạp ->để hấp thụ NLAS

+TB mô xốp có nhiều khoảng trống->thuận lợi cho khí khuếch tán+Hệ gân lá có mạch dẫn (mạch gỗ - rây)->giúp v/ch nước và muối khoáng đến các TB để thực hiện QH và dẫn cácsản phẩm QH đến nơi cần

2.Lục lạp là bào quan quang hợp.

-Cấu tạo:

+Bên ngoài có 2 lớp màng bao bọc.+Bên trong có chất nền (stroma), tilacoit(grana), hạt tinh bộtCác tilacôit xếp chồng lên nhau như chồng đĩa và nối với nhau tạo nên hệ thống các tilacoit(grana)

-Chức năng:

+ Trên màng tilacoit (grana) chứa sắc

tố QH-> là nơi diễn ra các phản ứng của pha sáng (hấp thụ và ch/ hóa quangnăng thành hóa năng)

+ Xoang tilacoit là bể chứa H+

(proton)-> Là nơi diễn ra phản ứng quang phân ly nước, tổng hợp ATP.+ Chất nền (strôma) chứa các enzim-> tham gia các phản ứng pha tối (đồng hóa CO2 )

3 Hệ sắc tố quang hợp

- Thành phần:

Có 2 nhóm: sắc tố chính (Diệp lục a

và DL b), và sắc tố phụ: carôtenôit (Carôten và xantôphyl)

Trang 22

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

- Vai trò:

+Chất diệp lục: hấp thụ và chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP,NADPH

+Các sắc tố (carôtenôit) QH: hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng QH theo sơ đồ: carôtenôit DLb

DL a DL a ở trung tâm phản ứng

Sau đó, quang năng được chuyển cho quá trình quang phân ly nước và phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH

=>Lưu ý: chỉ có DL a (P680 và P 700) ở trung tam phản ứng mới trực tiếp tham gia vào ch/hóa NL

4 Củng cố:

- Quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát về quang hợp

- Mô tả sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lá?

-Thành phần của hệ sắc tố và chức năng của chúng trong quang hợp?

Trang 23

Bài 9 :QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT

C3, C4 VÀ CAMI/ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

- Trình bày được quá trình quang hợp ở TV C3 (TV ôn đối) bao gồm pha sáng và pha tối

- Trình bày được đặc điểm của TV C4 : sống ở khí hậu nhiệt đối, cấu trúc lá có TB bó mạch, cóhiệu suất cao

-Nêu được TV CAM mang đặc điểm của cây ở vùng sa mạc, có năng suất thấp

2/ Kỹ năng :

- Quan sát tranh hình, sơ đồ để mô tả được chu trình C3, C4

- Phân tích tổng hợp để so sánh quang hợp ở C3,C4 và CAM

II/Phương tiện dạy học:

- Các tranh vẽ H 9.1 trang 40, H 9.2 trang 41, H 9.3 trang 42, H 9.4 trang 42

- Phiếu học tập dùng cho pha sáng của Quang hợp

- Phiếu học tập dùng so sánh pha tối ở Thực vật C3,C4,CAM

III/ Trọng tâm :

Đặc điểm quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM thể hiện sự thích nghi kì diệu của thực vật vớiđiều kiện môi trường

IV/ Phương pháp :

Hoạt động nhóm + Vấn đáp tái hiện + Đàm thoại phát hiện

V / Tiến hành bài giảng

1/ Tổ chức

2/Kiểm tra bài cũ :

Quang hợp ở cây xanh là gì ? Lá cây xanh đã có những đặc điểm gì để thích nghi với QH ?(Giáo viên có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm 5,6 trang 39 SGK để kiểm tra bài cũ )

Hs trả lời, gọi hs khác bổ sung

Trang 24

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

-Q/T QH gồm mấy pha ?

-Giáo viên thông báo cho H/s

biết vì sao gọi là thực vật C3,

quang phân li nước

Trong tự nhiên có sự quang

phân li nước không ? Chúng

giống nhau hay khác nhau ?

-GV bổ sung

Trong pha sáng có sự quang

phân li nước 1 chiều vì năng

lượng giải phóng ra trong

QPL nước được bù lại năng

lượng của diệp lục bị mất, còn

trong tự nhiên Sự quang

phân li nước là 2 chiều ( Phản

ứng thuận nghịch )

-GV : Pha tối diễn ra ở đâu ?

-GV cho Hs biết pha này khác

nhau ở các nhóm thực vật

-GV treo tranh H9.2 (SGK)

giới thiệu tổng quát sơ đồ

đồng thời cho hs nghiên cứu

cho hs hiểu : Để khử được

APG thành AlPG thì APG

phải được hoạt hoá bằng con

đường photphoryl hoá nghĩa

là phải dùng đến ATP của pha

sáng

-Để khử APG là dạng oxy

hoá vì có nhóm (-COOH)

Muốn biến nhóm (-COOH)

(Oxy hoá) thành andehyl

-Hs khác lắng nghe và bổ sung -Hs trả lời

-HS trả lời-Hs quan sát hình 9.2 trả lời -Yêu cầu hs quan sát hình, n/c Sgk

và trả lời : Pha tối thực hiện quachu trình Canvin gồm 3 giai đoạn :

+G/Đ: Cố định CO 2 : Chất nhận

CO2 là Ribulozo 1.5 diphotphát đểtạo thành APG

+G/Đ khử :

->SP của pha sáng là ATP vàNADPH được sử dụng để khửAPG thành AlPG

-> AlPG tách ra khỏi chu trình

để kết hợp với p/tửTriôzơphôtphát->Cacbon hydrat(C6H12O6) -> TB, saccarozơ, axitamin ,lipít,… trong quang hợp

+G/ĐTái sinh chất nhận CO2 :là RiDP Nhờ ATP của phasáng cung cấp để chuyển AlPG –

>Ri DP -Hs trả lời

-Hs N/cứu tranh và trả lời :Pha tối ở C4 chia thành 2 giai đoạn (

Xảy ra ở ban ngày)

-G/Đcốđịnh CO 2: Chất nhận CO2

là hợp chất 3 cacbon : PEP( Photpho enol piruvat ) -> hợpchất C4 (AOA (axit oxaloaxetic ) )diễn ra trong thành mô giậu Hợpchất C4 di chuyển qua cầu sinh chấtvào các TB bao bó mạch , chúng bịloại CO2 và tạo thành AxitPyruvic(C3)

-G/Đ tái cố định CO 2:Tại các TB

bao bó mạch CO2 tiếp tục được cốđịnh theo chu trình Canvin ->

C6H12O6; còn axit pyruvic (C3)quay trở lại các TB mô giậu ->

PEP để tiếp tục nhận CO2

-HS:+Chất nhận CO2 đầu tiên ở C3

là RiDP còn ở C4 là PEP +SP đầu tiên ở: C3 là APG , C4 làh/c C4 (AOA)

+ ở C3 chỉ có một chu trình + ở C4 gồm có 2 giai đoạn : Chutrình C4 và chu trình C3

-Hs đọc và trả lời : +TV C4 gồmmột số loại thực sống ở vùng nhiệt

-Cơ chế : QH diễn ra trong lục

lạp, bao gồm 2 pha: pha sáng

và pha tối

-Pha sáng :

+Diễn ra trên màng tilacoit,giống nhau ở các nhóm thực vật C3,C4,CAM

+Là nơi diễn ra quang phân

ly nước (lấy H+ và thải O2 , sơ đồ: 2 H2O → 4 H+ + 4 e- +

O2) trong xoang của tilacoit, biến đổi quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH cung cấp cho pha tối

+Phương trình tổng quát: 12H2O + 18ADP + 18Pi

+12NADPH + 6 O2 -Pha tối:

Diễn ra trong chất nền(strôma) của lục lạp, khácnhau giữa các nhóm TV

Giai đoạn cacbôxil hóa (cố

5AlPG → 3RiDP 1AlPG →Tham gia tạo

C6H12O6

-Phương trình tổng quát:

12H2O + 6CO2 + Q (nănglượng ánh sáng) →C6H12O6 +

6O2 + 6H2O

II/ TV C 4:

-Đặc điểm của TV C4: Sống ởkhí hậu nhiệt đới và cận nhiệtđới, khí hậu nóng ẩm kéo dài,cấu trúc lá có TB bao bó mạch.-Có cường độ QH cao hơn,

24

Trang 25

GV treo phiếu học tập số 1,2, 3 đã kẻ to trên giấy lên bảng và gọi 3 hs lên bảng hoàn thành các chỉ tiêu

so sánh ứng với thực vật C3,C4,thực vật CAM, sau đó GV treo bảng phụ để học sinh đối chiếu

PHT số 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT THỰC VẬT C3, C4 và CAM

Năng suất sinh học

ĐÁP ÁN PHT số 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT THỰC VẬT C3, C4 và CAM

và á nhiệt đới

Sống ở vùng khí hậu nhiệt đới

Sống ở vùng sa mạc,

ĐK khô hạn kéo dài.Hình thái giải phẩu -Lá trung bình

-Có 1 loại lục lạp ở TB mô giậu

RiDP-PEP-cacbôxilaza và RiDP -cacbôxilaza

PEP-cacbôxilaza và RiDP -cacbôxilaza

Sản phẩm cố

định CO2 đầu

tiên

APG (Axit phôtpho glixêric-3C)

AOA (Axit ôxalô Axêtic

→ AM.

Trang 26

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)Canvin

Cả 2 giai đoạn đều vào ban ngày

G/Đ cố định CO2 vào ban đêm G/Đ khử CO2 vào ban ngàyNăng suất

sinh học

5) Dặn dò : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 5,6,7 SGK và yêu cầu hs chuẩn bị bài mới

ĐẾN QUANG HỢP

I CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1.Kiến thức:

*Trình bày được quá trình QH chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường Cụ thể:

- Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp

- Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2

- Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp

- Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp

- Lấy được ví dụ về vai trò của các ion khoáng đối với quang hợp

*Trồng cây dùng phương pháp nhân tạo (sử dụng các loại đèn) có thể đảm bảo cây trồng đạt N/suất cao2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp

II Trọng tâm: Ảnh hưởng của nhân tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, nước, nguyên tố

khoáng đến quang hợp

III Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, vấn đáp

IV Chuẩn bị của gv và hs:

1.GV : - Hình 10.1, 10.2, 10.3 sgk

- Phiếu học tập (PHT), bảng phụ ghi nội dung của các nhân tố ngoại cảnh: nồng độ

CO2, ánh sáng, nhiệt độ, nguyên tố khoáng, trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (che phần nội dung ảnh

hưởng của các nhân tố)

2 HS: - Đọc trước bài mới

V Tiến trình tổ chức bài học:

1 Kiểm tra bài cũ:

GV: Quá trình quang hợp ở cây xanh được chia làm mấy pha? Điều kiện cần và đủ

để quang hợp diễn ra là gì ?

HS: Trả lời, hs khác bổ sung

GV: Nhận xét, đánh giá

2 Mở bài :

Sử dụng hình 8.1sgk để chỉ cho học sinh thấy một số điều kiện cần để quá trình

quang hợp thực hiện được là ánh sáng,nước,CO2…Đó là một số trong các nhân tố ngoại cảnh ảnh

hưởng đến quang hợp Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng như

thế nào đến quang hợp là nội dung bài học hôm nay

26

Ngày soạn: / /201

Ngày dạy: / /201

Tuần: :Tiết:

Trang 27

GV thông báo Cường độ quang hợp thể hiện mức độ mạnh hay yếu của quang hợp Đơn vị đo

cường độ quang hợp: mgCO2/dm2/h

GV:yêu cầu HS ng/cứu SGK hoàn

thành nội dung trong PHT- Chia lớp

thành 4 nhóm Phân công mỗi nhóm

hoàn thành một phần của PHT:

*Nhóm 1: Ẩnh hưởng của ánh sáng

*Nhóm 2: Nồng độ C02

*Nhóm 3: Nhiệt độ

*Nhóm 4: Nước, nguyên tố khoáng và

trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo

GV: Lần lượt gọi đại diện từng nhóm

lên trình bày nội dung đã phân công

GV: Chuẩn hoá bảng phụ đã ghi sẵn

*Nội dung GDMT: (liên hệ cả bài)

-QH ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với

môi trường Môi trường ô nhiễm (hàm

lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế

QH

-Chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi

cho QH (sử dụng ánh sáng nhân tạo cho

cây QH)

HS.- Nhận phiếu họctập(mẫu PHT ở trang sau)

- Mỗi nhóm quan sát hìnhtheo sự phân công của gv,nghiên cứu SGK, thảo luận

và hoàn thành công việcđược giao

HS: Đại diện từng nhóm lêntrình bày, các em khác bổsung

Sau khi mỗi nhóm trình bàyxong GV nhận xét và lậtbảng phụ tương ứng với nộidung đã phân công

1.Ánh sáng2.Nồng độ CO2

3.Nước4.Nhiệt độ5.Nguyên tố khoáng6.Trồng cây dưới ánhsáng nhân tạo

Câu 4 : Các nhân tố ngoại cảnh tác động đến quang hợp theo mối quan hệ như thế nào?

a Từng nhân tố tác động riêng lẽ b Là phép công đơn giàn của các nhân tố

c Tác động tổng hợp của các nhân tố

d Chỉ là tác động tổng hợp của 3 nhân tố chính là CO2 , ánh sáng, nhiệt độ

*Phát phiếu trả lời trắc nghiệm cho học sinh (theo nhóm)

Trang 28

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

+ Tại điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng tối thiểu làm cho Iqh=Ihh

+Tại điểm bão hoà ánh sáng (no as):Ias tối đa làm cho Iqh đạt cực đại =>Ias tăng dần đến điểm bão hòa thì Iqh tăng theo; từ điểm bão hòa trở đi, Iastăng thì Iqh giảm dần

- Tại điểm bù CO2: Trị số nồng độ CO2 tối thiểu làm cho Iqh =Ihh

- Tại điểm bão hoà CO2: Trị số nồng độ CO2 tối đa làm cho Iqh đạt cực đại =>Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì Iqh tăng theo; từ điểm bão hòa trở

đi, nồng độ CO2 tăng thì Iqh giảm dần

Nước

- Hàm lượng nước trong không khí, trong lá, trong đất ảnh hưởng đến quá trìnhthoát hơi nước -> ảnh hưởng đến độ mở khí khổng -> ảnh hưởng đến tốc độ hấpthụ CO2 vào lục lạp -> ảnh hưởng đến Iqh

- Nước là nguyên liệu và là môi trường để quá trình QH xảy ra

Nhiệt độ -Khi TO tăng đến TO tối ưu thì Iqh tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25 – 35 oC,

rồi sau đó Iqh giảm mạnh

khoáng

-Các nguyên tố khoáng tham gia vào thành phần cấu trúc của bộ máy QH, ảnhhưởng đến quá trình tổng hợp các sắc tố QH, enzim QH -> ảnh hưởng đến Iqh.-VD: SGK/46

Trồng cây dưới

ánh sáng nhân

tạo

- K/niệm: Là sử dụng ánh sáng nhân tạo của các loại đèn(đèn nêon,đèn sợi đốt)

thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che, hoặc trong phòng

-Ưu điểm: Khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch

bệnh

28

Trang 29

Bài 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

I/ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1- Kiến thức:

- Giải thích được quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng

- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế

- Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất cây trồng thông qua

sự điều khiển của quang hợp

- Sơ đồ về bảng số liệu phân tích thành phần hoá học trong sản phẩm của cây trồng

2- Chuẩn bị của HS:

- Ôn tập kiến thức quang học đã học ở lớp 10

- Nghiên cứu bài mới

V/ Tiến trình tổ chức dạy học:

1/ Nội dung 1 - Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Cường độ của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

HS1: Trả lời

HS2: Nhận xét, bổ sung

GV: Đánh giá, cho điểm học sinh

2/ Nội dung 2 - Mở bài: Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó quang

hợp có ý nghĩa quyết định đến năng suất thu hoạch

3/ Nội dung 3: Bài mới

Hoạt động 1: Quang hợp quyết định

đến năng suất cây trồng

GV: Cho HS quan sát sơ đồ tỉ lệ %

các nguyên tố hoá học, kết hợp đọc

SGK yêu cầu HS nhận xét và rút ra

kết luận

HS: nghiên cứuSGK để trả lờiHS: Suy nghĩ để trả

I/ Quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng:

Thành phần hóa học các sản phẩm cây trồng có: C chiếm 45%, O chiếm

42 – 45%, H chiếm 6,5% Tổng 3

Ngày soạn: / /201

Ngày dạy: / /201

Tuần: :Tiết:

Trang 30

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

GV cho HS bổ sung

GV hoàn chỉnh kiến thức

GV cho vd sau:

Ví dụ: Phần vật chất khô trong các

bộ phận trên cây lúa vào thời điểm

thu hoạch:

Thân + lá + rễ + hạt: năng suất SH

Hạt: năng suất kinh tế

Câu hỏi: Hãy phân biệt năng suất sinh

học và năng suất kinh tế

Hoạt động 2: Tìm hiểu năng suất của

cây trồng thông qua sự điều khiển của

quang hợp

GV: Để tăng năng suất cây trồng cần

phối hợp những biện pháp nào cho

quang hợp xảy ở mức tối ưu

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và

điền vào phiếu học tập

GV: bổ sung hoàn chỉnh phiếu học tập

*Nội dung GDMT: (lồng ghép vào

mục II)

Cung cấp nước, bón phân, chăm sóc

hợp lí, tạo điều kiện cho cây hấp thụ

và chuyển hóa năng lượng tốt, góp

phần bảo vệ môi trường

lời

HS: trả lời-Năng suất sinh học

- Năng suất kinh tế

HS: nghiên cứuSGK để trả lời

HS: nghiên cứuSGK để điền vàophiếu học tập

nguyên tố này chiếm 90 – 95% (lấy

từ CO2 và H2O thông qua quá trình quang hợp) còn lại là các nguyên tố khoáng -> quang hợp quyết định năng suất cây trồng

* Năng suất sinh học: là tổng khốilượng chất khô được tích luỹ trongmỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trongsuốt thời gian sinh trưởng của cây

* Năng suất kinh tế: là 1 phần củanăng suất sinh học, khối lượng chấtkhô được tích luỹ trong các cơ quan(hạt, củ, quả, lá) chứa các sản phẩm

có giá trị kinh tế đối với con người

II/ Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp:

-Tăng diện tích bộ lá, tăng cường độquang hợp và tăng hiệu suất quanghợp của cây trồng bằng cách áp dụngcác biện pháp kĩ thuật như: chămsóc, bón phân, cung cấp nước hợp lýtùy thuộc vào giống, loài cây trồng;tuyển chọn và tạo mới các giống,loài cây trồng có cường độ và hiệusuất quang hợp cao

-Tăng hệ số kinh tế của cây trồngbằng biện pháp chọn giống và bónphân

4- Củng cố

Câu 1: 9095% năng suất của cây trồng do yếu tố nào quyết định?

Câu 2: Năng suất kinh tế nằm ở phần vật chất khô nào trong các bộ phận của cây khoai tây?

Câu 3: Hãy xác định mối quan hệ giữa năng suất kinh tế- năng suất sinh học?

Năng suất KT= Năng suất SH hệ số kinh tế

5- Dặn dò:

- HS trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài tiếp theo

30

Trang 31

BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

I CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1.Kiến thức: Học xong bài này học sinh phải:

-Trình bày hô hấp ở thực vật, viết được phương trình tổng quát và vai trò của hô hấp đối với cơthể thực vật

-Phân biệt 2 con đường hô hấp ở thực vật: Kị khí & hiếu khí

-Mô tả mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp

-Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với hô hấp

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích.

3.Thái độ: Biết ứng dụng các kiến thức đã học để bảo quản nông sản phẩm

II Trọng tâm: Phần I, II của bài.

III Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

IV Thiết bị dạy học:

- Hình : 12.1; 12.2 (Sgk)

- Phiếu học tập

V Tiến trình bài giảng:

1 ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ

Giáo viên: Trình bày các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết quang hợp ?

Trang 32

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

thiết bị như vậy nhằm loại bỏ CO2

của môi trường

(?) Vậy biểu hiện bên ngoài của

Dựa vào kiến thức đã học và kết

quả ở các TNo nêu trên

(?) Hãy viết phương trình hô hấp

tổng quát?

- Giáo viên hoàn chỉnh

-Hoạt động 3:

- Cho HS đọc mục I 3

(?): Hãy cho biết hô hấp có vai trò

gì đối với cơ thể thực vật?

-Hoạt động4:

- Quan sát H 12.2

(?) Hãy cho biết ở TV có thể xảy

ra những con đường hô hấp nào?

->TN b: Phát hiện hạt nảymầm hấp thụ O2

->TN c: Phát hiện hạt nảymầm thải nhiệt

- Đọc SgK

I Khái quát hô hấp ở thực vật:

1.Hô hấp ở thực vật là gì?

Là QT ch/đổi NL của TB sống Trong đó, các p/tử cacbohidrat bị p/giải đến CO và H22 O,đồng thời

NL được giải phóng và 1 phần NL

đó được tích lũy trong ATP

2 Phương trình hô hấp tổng quát:

để duy trì thân nhiệt thuận lợi cho các phản ứng enzim

- Tạo ra sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể

II Các con đường hô hấp ở thực vật.

-Qúa trình hô hấp xảy ra ở mọi cơ

quan của cơ thể do có chứa ti thể (chứa các loại enzim)

-Cơ chế: tùy điều kiện có ôxi hoặckhông có ôxi phân tử mà có thể xảy ra các quá trình hô hấp sau:

1.Phân giải hiếu khí (có ôxi phân

tử) xảy ra trong tilacoit qua các giai đoạn: đường phân, chu trình crep và chuỗi vận chuyển êlectron Đường phân(TBC)

-Glucôzơ 2 axitpiruvic,2ATP

Chu trình crep(chất nền ti thể) 10NADH,2FADH2, 2ATP

Chuỗi vận chuyễn êlectron(màng trong ti thể)6CO2 6H2O + (36-38)ATP + nhiệt

-PTTQ: C6H12O6 + 6O2 + 6H2O →

6CO2 + 12H2O + (36 – 38)ATP + nhiệt

2.Phân giải kị khí (lên men)

(không có ôxi phân tử):

Xảy ra trong TBC qua các giai đoạn: đường phân và phân giải kị khí (tạo các sản phẩm còn nhiều năng lượng: rượu êtilic, axit lactic)

32

Trang 33

4 Củng cố:

-So sánh hô hấp kị khí với hô hấp hiếu khí qua PHT SỐ 1

-Hãy phân biệt quá trình đường phân, chu kỳ Crep, chuỗi truyền điền tử qua PHT số 2

5 Về nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi SgK

- Nắm sơ đồ các con đường hô hấp (H12.1)

Phân biệt đường phân với Chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử

Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí

- Giống nhau: Giai đoạn đường phân tạo ra axit piruvic (CH3COCOOH)

- Lên men tạo rượu (C2H5OH), CO2

hoặc a xit lactic (C3 H6 O3)

- Tích lũy năng lượng ít

- Cần

- Ti thể

- Chu trình Crep tạo CO2 , H2O

- Chuỗi truyền điện tử tạo 36 ATP

Trang 34

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

I CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1.Kiến thức:Sau khi học xong bài này, HS cần phải:

-Tiến hành được các thí nghiệm về phát hiện diệp lục và carôtenôit

-Xác định được diệp lục trong lá,carôtenôit trong lá, quả, củ

2.Kĩ năng: phân tích các sắc tố chính.

III Phương pháp: Trực quan, thuyết trình.

IV Thiết bị dạy học:Chuẩn bị dụng cụ ,hóa chất, mẫu vật như trong SGK/56

V Tiến trình bài giảng:

-Mỗi HS kẻ bảng vào vở như SGK/58 và, ghi kết quả, nhận xết vào vở.

-Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp

GV: Nhận xét kết quả thí nghiệm của các nhóm

4.Củng cố:GV:đánh giá quá trình làm bài thực hành của HS.

GV:yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng học.

5 Dặn dò: Chuẩn bị bài thực hành bài 14 theo yêu cầu của sách

I CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1.Kiến thức:Sau khi học xong bài này, HS cần phải:

Tiến hành được các thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự thải CO2 và sự hút O2

2.Kĩ năng: thực hiện thí nghiệm hô hấp ở thực vật.

III Phương pháp: Trực quan, thuyết trình.

IV Thiết bị dạy học:Chuẩn bị dụng cụ ,hóa chất, mẫu vật như trong SGK/56

V Tiến trình bài giảng:

-Mỗi nhóm tiến hành 2 thí nghiệm.

-Các nhóm báo cáo trước lớp về kết quả thí nghiệm của nhóm mình.

-Mỗi HS viết tường trình các thí nghiệm đã làm và rút ra nhận xét từ mỗi thí nghiệm và nhận xét chung cho cả 2 thí nghiệm

4.Củng cố:GV:đánh giá quá trình làm bài thực hành của HS.

GV:yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng học.

5 Dặn dò: Chuẩn bị bài mới (bài 15)

Trang 35

B- CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT.

(2 TIẾT)I.CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

2 kĩ năng: -thực hành được một số thí nghiệm đơn giản về tiêu hóa

-Rèn kỹ năng nghiên cứu quan sát phân tích tranh vẽ

II Trọng tâm : Đặc điểm tiêu hóaở động vật có ống tiêu hóa, thú ăn thịt và thú ăn thực vật

III Phương pháp : Hỏi đáp, trực quan

IV Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh vẽ phóng to hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK

- Sử dụng bảng 15 SGK

- Bảng phụ

2 Chuẩn bị của học sinh: nghiên cứu trước bài 15, quan sát các hình vẽ

V Tiến trình bài giảng:

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

(?) Vì sao nói cây xanh tồn tại và phát triển như một thể thống nhất?

3 Bài mới:

Mở bài:

GV: Sinh vật muốn tồn tại phải thực hiện các quá trình gì?

HS: Phải trao đổi chất với môi trường

GV: Cây xanh tồn tại được nhờ thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua cácquá trình quang hợp, hô hấp, hút nước và muối khoáng Vậy động vật và con người thực hiện trao đổichất với môi trường như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài mới:

Hoạt động 1:

GV: thông báo cho HS về mối

quan hệ giữa cơ thể, môi trường,

chuyển hóa nội bào

HS: lắng nghe và ghichép

I.Mối quan hệ trao đổi chất giữa cơthể với môi trường và chuyển hóanội bào:

-Trao đổi chất giữa cơ thể với môitrường: giúp lấy các chất cần thiết(chất dinh dưỡng) từ môi trườngngoài (các chất hữu cơ phức tạp trảiqua quá trình biến đổi trong hệ tiêuhóa thành chất đơn giản) cung cấpcho quá trình chuyển hóa nội bào.-Quá trình chuyển hóa nội bào tạo

Ngày soạn: / /201

Ngày dạy: / /201

Tuần: :Tiết:

Trang 36

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

Hoạt động 2:

Cho HS quan sát nghiên cứu các

tranh vẽ trong SGK và đánh dấu

× vào ô trống cho câu hỏi về tiêu

hoá

(?) Thế nào là tiêu hoá?

(?) Quá trình tiêu hoá xảy ra ở

đâu trong cơ thể động vật?

HS nghiên cứu quan sátcác tranh vẽ

Tiêu hoá là quá trình biếnđổi và hấp thụ thức ăn từmôi trường được đưa vào

II Tiêu hoá là gì?

-Tiêu hoá là quá trình biến đổi chấtdinh dưỡng có trong t/a thành chấtđơn giản mà cơ thể hấp thụ được.-Quá trình tiêu hoá xảy ra ở:

+Bên trong TB, gọi là TH nội bào+ B/ngoài TB,gọi là TH ngoại bào

- Thức ăn từ môitrường vào tế bào,hình thành không bàotiêu hoá bao lấy thứcăn

- Lizôxôm gắn vàokhông bào, và tiếtEnzim vào không bào

để tiêu hoá thức ănthành chất đơn giản đivào tế bào chất

- Chất thải được thải rangoài môi trường

- Đó là hình thức tiêuhoá nội bào

- Đáp án 2→ 3→ 1 (B)

III Tiêu hóa ở các nhóm động vật: 1.Tiêu hoá ở động vật chưa có cơquan tiêu hoá:

-Đại diện: động vật đơn bào (trùnggiày, trùng biến hình )

-Hình thức tiêu hóa: chủ yếu là nộibào

-Qúa trình tiêu hóa: thức ăn đượcthực bào và bị phân hủy nhờ enzimthủy phân chứa trong lizôxôm

=> Xem hình :15.1 (SGK/62).

Hoạt động 3:

Cho HS quan sát nghiên cứu

H15.2 tiêu hoá thức ăn trong túi

tiêu hoá của thuỷ tức

(?) Túi tiêu hóa có đặc điểm cấu

tạo như thế nào?

(?) Mô tả quá trình tiêu hoá và

hấp thụ thức ăn của thuỷ tức?

(?) Tại sao phải có quá trình tiêu

hoá nội bào?

HS nghiên cứu SGK trảlời

HS quan sát H15.2 trả lời:

Thức ăn từ môi trườngqua miệng đến túi tiêuhoá, nhờ Enzim tiêu hoátiêu hoá thức ăn Sau đóthức ăn được tiêu hoá tiếptục trong các tế bào trênthành túi tiêu hoá

HS:Vì ở túi tiêu hoá thức

ăn mới được biến đổi dởdang, cơ thể chưa hấp thụ

2.Tiêu hoá ở ĐV có túi tiêu hoá: -Đại diện: Ruột khoang, Giun dẹp -Cấu tạo: Hình túi, được cấu tạo từnhiều TB và chỉ có 1 lỗ thông duynhất ra vào TB

-Hình thức tiêu hóa: ngoại bào vànội bào

-Qúa trình tiêu hóa: Thức ăn → miệng → túi tiêu hoá,được:

+Tiêu hóa ngoại bào: thức ăn cókích thước lớn biến đổi thành mảnhnhỏ (nhờ các enzim tiết ra từ các tếbào tuyến tiêu hóa trên thành túi) +Tiêu hóa nội bào: các mảnh

36

Trang 37

ở ĐV có túi tiêu hóa so với ĐV

đơn bào? HS:Tiêu hoá được nhiềuloại thức ăn, và những

thuỷ tức ở điểm nào?

(?) Vậy ống tiêu hoá là gì? Đặc

điểm gì khác với túi tiêu hoá?

(?) Ống tiêu hoá ở người gồm bộ

phận nào?

Cho HS nghiên cứu SGK và trả

lời nội dung bảng 15

GV dùng bảng phụ Củng cố lại

(?) Thức ăn được tiêu hoá như

thế nào trong ống tiêu hoá?

(?) Sự tiêu hoá trong ống tiêu hoá

có ưu điểm gì?

GV cho HS nghiên cứu trả lời

lệnh ở cuối phần IV

Hoạt động 4:

Giáo viên phát phiếu học tập cho

học sinh, hướng dẫn học sinh

quan sát nghiên cứu hình 16.1 và

hình 16.2 Sgk Thảo luận để

hoàn thành phiếu học tập

Chia học sinh làm 6 nhóm

Nhóm 1,2,3 nghiên cứu cấu tạo,

chức năng của nhóm động vật ăn

thịt Nhóm 4,5,6 nghiên cứu cấu

tạo, chức năng của nhóm động

vật ăn thực vật

GV hoàn thịên kiến thức trong

bảng

-Vì sao ở thú ăn thịt, răng nanh

lại phát triển mạnh Trong khi đó

răng hàm kém phát triển?

Vì sao ở thú ăn thực vật, ruột dài

hơn so với thú ăn động vật?

-Vì sao manh tràng ở thú ăn thực

vật phát triển mạnh hơn thú ăn

thịt?

- Hãy mô tả cơ quan THở bò?

-Ở động vật nhai lại, thức ăn

được di chuyển trong dạ dày qua

4 ngăn như thế nào?

Vì sao người ta gọi dạ múi khế là

dạ dày thực sự?

HS quan sát và trả lời: đã

có ống tiêu hoá

Ống tiêu hoá là một ốngdài với nhiều bộ phận cónhững chức năng khácnhau Thức ăn chỉ đi theomột chiều

HS nghiên cứu tranh 15.6trả lời

HS nghiên cứu SGK vàtrả lời các HS khác bổsung

Các bộ phận của ống tiêuhoá đảm nhiệm các chứcnăng khác nhau do đó tiêuhoá được nhiều loại thức

ăn và hiệu quả cao hơn

HS quan sát H15.3 đếnH15.5 để trả lời

Học sinh nghiên cứu trả lời

C ác nh óm khác nghiên cứu bổ sung

HS nghiên cứu trả lời

HS nghiên cứu trả lời

HS nghiên cứu trả lời

-Quá trình tiêu hóa: Thức ăn điqua ống tiêu hoá sẽ được biến đổi

cơ học và hoá học (nhờ dịch và cácenzim thủy phân tiết ra từ các TBtuyến tiêu hóa) thành chất dinhdưỡng đơn giản và được hấp thụvào máu Các chất không được tiêuhoá sẽ được tạo thành phân và đượcthải ra ngoài qua hậu môn

=> Hiệu quả tiêu hoá cao

=> Xem hình SGK/ 64

4 Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt

và thú ăn thực vật: có nhiều điểmkhác nhau:

+Răng hàm nhỏ: ít sử dụng

-Dạ dày: Dạ dày đơn to

-Ruột:(Ruột non - ruột già) ngắn -Manh tràng (ruột tịt) nhỏ

=>Thức ăn được tiêu hóa cơ học vàhóa học

=>Xem hình: 16.1 (SGK/67)

*Thú ăn thực vật: bộ phận TH: -Răng: phát triển dùng để nhai và nghiền thức ăn, trong đó:

+Răng cửa và răng nanh: giữ và giật cỏ

+Răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng: nghiền nát cỏ

Trang 38

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

*Nội dung GDMT: (liên hệ cả

bài)

-ĐV ăn TV và ĐV ăn thịt là các

mắt xích trong chuỗi và lưới thức

ăn, đảm bảo dòng tuần hoàn vật

chất và năng lượng, sự cân bằng

sinh thái, sự phát triển bền vững

-Giáo dục ý thức bảo vệ ĐV, TV

và môi trường sống của chúng,

đặc biệt ĐV hoang dã quý hiếm,

bảo tồn đa dạng sinh học

4.Củng cố :

*Hoàn thành PHT số 1:

Tên bộ phận ĐV ăn thịt ĐV ăn thực vật

*Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1.Vì sao cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày, ruột lớn và dài?

a Vì thức ăn thuộc loại khó tiêu

b Vì chúng tiết ra enzim tiêu hóa

c Vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn ít nên nơi chứa phải lớn và ruột phải dài để tiêu hóa vàhấp thụ chất dinh dưỡng

d Vì enzim của chúng hoạt động yếu

Câu 2 Trong các loại ĐV ăn thực vật, loại có dạ dày đơn là:

Câu 3 Sự biến đổi thức ăn theo hình thức sinh học trong dạ dày ở động vật nhai lại diễn ra tại:

Trang 39

Gợi ý: (Mỗi gợi ý vừa hỏi vừa trả lời trong 30 giây)

Hàng 1 (13 chữ ): Động vật nào chưa có cơ quan tiêu hoá?

Hàng 2 (11 chữ): Thức ăn được tiêu hoá hoá học nhờ yếu tố nào?

Hàng 3 (10 chữ): Ở Thuỷ tức, trên thành túi tiêu hoá có tế bào gì?

Hàng 4 (7 chữ): Nơi thải chất bã của động vật có ống tiêu hoá?

Hàng 5 (8 chữ): Ở người bộ phận nào của ống tiêu hoá không có tiêu hoá hoá học?

Hàng 6 (6 chữ): Ở ruột non tiêu hoá nào là chủ yếu?

Hàng 7 (8 chữ): Quá trình tiêu hoá ở túi tiêu hoá được gọi là gì?

Phần trả lời:

5.Hoạt động về nhà:

- Học theo câu hỏi SGK trang 64

- Rút ra chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá ở động vật:

- Trả lời theo nội dung của bảng dưới đây:

Trang 40

Giáo án Sinh học 11 _ (Chương trình chuẩn)

*D ặn dò

- Học bài, nghiên cứu bài mới

-Trả lời các câu hỏi trong Sgk

Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

I.CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1.Kiến thức: Nêu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp

ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau

của bề mặt hô hấp tế bào

2.Kỹ năng:Thực hành được một thí nghiệm đơn giản về hô hấp.

II.Trọng tâm: Các hình thức hô hấp (mục III)

III.Phương pháp: Đàm thoại -Thảo luận nhóm -HS nghiên cứu sgk -Trực quan

IV.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Các mẫu vật sống : giun, cá da trơn, …

- Các tranh vẽ về cơ quan hô hấp của động vật : phổi, mang, …và các tranh vẽ trong sgk

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Nghiên cứu bài mới

- Chuẩn bị các tranh vẽ hoặc các mẫu vật sống để minh họa cho phần trình bày theo nhóm

V.Hoạt động dạy học:

1.ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

So sánh cấu tạo của ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật ?

-HH ngoài là quá trình trao đổi

khí giữa cơ quan HH với môi

trường bên ngoài

-HH trong là quá trình trao đổi

khí giữa tế bào với máu và HH

tế bào

*Nội dung GDMT:(liên hệ ở

mục I):

-Giữ cho môi trường sống trong

HS trả lời nhanh vào phiếu( đáp án B)

HS trả lời

HS nghiên cứu sgk trả lời

-Hô hấp bao gồm: hô hấp trong và hô

hấp ngoài

-Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổikhí giữa cơ quan HH (phổi, mang,da ) với môi trương bên ngoài theo

cơ chế khuếch tán → (cơ thể lấy O2

từ bên ngoài để cung cấp cho HH tếbào, thải CO2 từ HH tế bào ra ngoài)

40

Ngày soạn: / /201

Ngày dạy: / /201

Tuần: :Tiết:

Ngày đăng: 18/11/2014, 14:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình   hạt   đậu,   gồm   thành   mỏng   và thành dày. - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
nh hạt đậu, gồm thành mỏng và thành dày (Trang 10)
Đáp án PHT số 3: BẢNG SO SÁNH QUÁ TRÌNH QH Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C 3 ,C 4,  CAM - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
p án PHT số 3: BẢNG SO SÁNH QUÁ TRÌNH QH Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C 3 ,C 4, CAM (Trang 25)
Sơ đồ điều hoà ASTT của gan và thận - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
i ều hoà ASTT của gan và thận (Trang 49)
A. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ hình 28.1, 28.2, 28.3, bảng 28 SGK - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
hu ẩn bị của GV: Tranh vẽ hình 28.1, 28.2, 28.3, bảng 28 SGK (Trang 66)
- Treo tranh H 28.2, bảng 28. - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
reo tranh H 28.2, bảng 28 (Trang 67)
Bảng phụ câu hỏi trả lời - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
Bảng ph ụ câu hỏi trả lời (Trang 71)
Bảng sau: - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
Bảng sau (Trang 75)
Bảng phụ: PHT - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
Bảng ph ụ: PHT (Trang 84)
Hình 36.2 SGK NC và đọc - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
Hình 36.2 SGK NC và đọc (Trang 87)
BẢNG PHỤ - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
BẢNG PHỤ (Trang 90)
Hình   thức - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
nh thức (Trang 107)
Hình thức SS                             Nội dung     Nhóm sinh vật Phân đôi -Cơ thể mẹ tự co thất tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
Hình th ức SS Nội dung Nhóm sinh vật Phân đôi -Cơ thể mẹ tự co thất tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần (Trang 108)
Hình  46.1   hoàn thành PHT số 1 ? - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
nh 46.1 hoàn thành PHT số 1 ? (Trang 112)
Sơ đồ - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
Sơ đồ (Trang 113)
-Bảng 47 SGK trang 185, bảng phụ - Giáo án sinh học lớp 11 (chương trình chuẩn)
Bảng 47 SGK trang 185, bảng phụ (Trang 115)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w