.1 Giải pháp và kiến nghị đối với những quy định về BHTN trong quy định pháp

Một phần của tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp và thực trạng (Trang 32 - 34)

quy định pháp luật.

- Thứ nhất, cần bổ sung thêm về biện pháp chế tài đối với những cơ quan, doanh nghiệp chậm, nợ bảo hiểm hoặc chây lỳ không đóng bảo hiểm hay chốt sổ bảo hiểm cho NLĐ nghỉ việc. Ngoài việc tính lãi đối với việc nộp chậm đó thì cần quy định thêm nếu doanh nghiệp đó còn vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính 5% trên tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó . Ngoài ra nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm

thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm và của doanh nghiệp nếu tái phạm doanh

nghiệp còn bị áp dụng các biện pháp mạnh như: Thu hồi giấy phép kinh doanh, ngưng hoạt động trong một thời gian sau khi hoàn tất việc nộp bảo hiểm cho người lao động hay chốt sổ trả sổ đúng thời gian quy định cho NLĐ nghỉ việc. Nếu vì chậm chốt sổ hay doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm mà là nguyên nhân khiến NLĐ không được hưởng BHTN thì NLĐ có quyền khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp đó bồi thường như việc bồi thường thiệt hại trong dân sự.

- Thứ hai, nên mở rộng đối tượng tham gia BHTN trong các quy định về BHTN, đó là thêm các đối tượng: NLĐ làm việc mà hợp đồng dưới 12 tháng hay ngay cả người lao động thời vụ cũng có thể tự nguyện tham đóng BHTN và đặc biệt bắt buộc bất kỳ doanh nghiệp nào có tham gia bảo hiểm xã hội thì phái đóng BHTN thay vì quy định từ 10 lao động trở lên như trước. Việc thêm các đối tượng này vừa nhằm tăng quỹ bảo hiểm thất nghiệp lại vừa đảm bảo quyền lợi người lao động vì đối tượng này khả năng mất việc cần đến trợ cấp thất nghiệp là khá cao.

- Thứ ba, cần nâng cao mức hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp: Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg Quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2013 tuy nhiên mức hỗ trợ đã cao hơn thì vẫn chưa đủ sức khuyến khích với NLĐ thất nghiệp muốn học nghề. Nên sửa đổi vào Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề là mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế. Đối với người tham gia các khóa học nghề trên 03 tháng thì nâng lên mức hỗ trợ tối đa là 800 nghìn đồng/người/tháng thay mức hỗ trợ tối đa 600 nghìn đồng/người/tháng như trước.

- Thứ tư, cần bổ sung quy định về việc kiểm tra các đối tượng được nhận BHTN một lần mà có HĐLĐ mới xem có thực sự làm tại doanh nghiệp đó không bằng cách quy định 03 tháng đầu nơi mà doanh nghiệp nhận lao động có ký HĐLĐ mới đó phải nộp về trung TTGTVL bảng lương đóng bảo hiểm theo HĐLĐ mới tại nơi giải quyết chế độ BHTN cho NLĐ vừa hưởng trợ cấp một lần đó. Việc quy định như vậy nhằm gây khó khăn để các chủ doanh nghiệp và người lao động không thể bắt tay chỉ để ký HĐLĐ mới trên danh nghĩa để nhận BHTN một lần mà lại không đi làm tại doanh nghiệp đó.

- Thứ năm, để nhận BHTN thì những thông tin về NLĐ trong giấy tờ tùy thân, hộ khẩu và sổ bảo hiểm cần trùng khớp tuy nhiên vì lý do nào đó mà không trùng khớp thì NLĐ phải đi thay đổi thông tin cho khớp nhau nhưng thời gian đi làm thi rất lâu do thủ tục hành chính khá rườm rà, quan liêu. Rõ ràng để

nhận BHTN thì việc có những quy định khác bổ trợ cho NLĐ trong thủ tục hành chính là rất cần thiết. Nên quy định thêm khi NLĐ đang làm thủ tục hưởng BHTN mà cần đính chính, sửa đổi thông tin nào trong giấy tờ tùy thân hay sổ hộ khẩu thì cần có sự ưu tiên, hỗ trợ làm nhanh chóng hơn.

- Thứ sáu, nhằm khắc phục sự bất bình đẳng trong quyền lợi được hưởng của người thất nghiêp của NLĐ nên điều chỉnh thời gian đóng BHTN theo nhiều mức khác nhau thay vì mức các mức hưởng BHTN như quy định khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội thì NLĐ sẽ được hưởng như sau: Nếu NLĐ đóng từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được hưởng 03 tháng. Từ sau đủ 12 đóng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cứ đóng thêm 02 quý thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp BHTN.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp và thực trạng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w