Thực tiễn áp dụng những quy định bổ trợ cho người lao động trong bảo

Một phần của tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp và thực trạng (Trang 25 - 30)

trong bảo hiểm thất nghiêp .

a. Hỗ trợ học nghề:

Mặc dù quy định về việc bổ trợ học nghề rất rõ ràng tuy nhiên tỷ lệ người thất nghiệp nhận hỗ trợ học nghề là rất thấp. Tổng hợp các báo cáo của BHXH Việt Nam như sau thể hiện rõ điều này6 :

Bảng 3. 1: Số liệu hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp năm 2003.

ĐVT: Người

Thời gian Nội dung Số lượng (người)

24/10/2013 Số người được hỗ trợ học nghề

13.600

01/06/2013 Số người tham gia BHTN 1. 347.000

20/9/2013 Số người đăng ký thất nghiệp 1. 400.000

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo về BHXH của bộ Lao động, thương binh và xã hội đến ngày 20/09/2013

Theo bảng thống kê trên thì số người nhận hỗ trợ học nghề chỉ chiếm 0,19 % so với số người tham gia BHTN và chiếm 0,97% so với số người đăng ký thất nghiệp. Như vậy có thể thấy rằng số người đăng ký thất nghiệp và số người

hưởng thì số lượng người được hỗ trợ học nghề không nhiều, tỷ lệ chi rất nhỏ trong tổng số chi cho các chế độ BHTN. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam ngày 24/10/2013 cho biết, chi hỗ trợ học nghề cũng chiếm tỷ lệ chi rất nhỏ trong tổng số chi cho các chế độ BHTN, năm 2010 là 202 triệu đồng (chiếm 0,033%), năm 2011 là 629 triệu đồng (chiếm 0,05%), năm 2012 số tiền TCTN cho NLĐ mất việc là hơn 2.000 tỉ đồng, trong khi đó số tiền để hỗ trợ học nghề là hơn 2 tỉ đồng - chiếm 0,086% so với tổng số chi BHTN 7 .

Thực tế NLĐ chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp mà chưa thật sự quan tâm đến chế độ được hỗ trợ học nghề . Ở một số địa phương thì còn thể hiện rõ hơn như sau:Tại tỉnh Bình Thuận: Nếu tính từ 2010 đến nay thì tỷ lệ lao động thất nghiệp học nghề (501 người) chỉ chiếm 4,14% tổng số lao động thất nghiệp 8.Tại thành phố Hồ Chí Minh: Trong hơn 177.000 người lao động phổ thông thất nghiệp, chỉ có 432 người đã và đang học nghề từ năm 2010 - 2012.Từ năm 2010 đến tháng 11.2012, có gần 250.000 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó, có hơn 177.000 lao động phổ thông, chiếm tỷ lệ hơn 70%. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm, chưa đầy 1.400 người đề nghị và được hỗ trợ học nghề 9.Thống kê tại tỉnh Bình Dương: một tỉnh có số người đăng ký thất nghiệp chiếm hơn 20% số người đăng ký thất nghiệp cả nước, từ tháng 1-2010 đến tháng 4-2012 có 95.875 người được hưởng chế độ thất nghiệp chỉ có 352 người được hỗ trợ học nghề. Số tiền hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp là 12,6 triệu đồng, một con số quá nhỏ so với 339 tỷ đồng cho việc chi trả trợ cấp thất nghiệp của địa phương. Từ đầu năm 2010 đến nay, TTGTVL Hà Nội đã tiếp nhận trên 64.000 lao động đến đăng ký thất nghiệp, nhưng chỉ có 2.193 người được hỗ trợ học nghề. Tại Đà Nẵng, con số này thấp đến mức đáng ngạc nhiên. Sau hơn bốn năm thực hiện luật BHTN chỉ có 4

7 Kim Thanh ( 24/10/2013), “Người thất nghiệp không mặn mà học nghề“,Đảng cộng sản Online, được truy cập tại địa chỉ http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?

co_id=28340744&cn_id=616397 vào ngày 02/12/2013.

8 Hồ Nhật( 18/10/2013), “Vì sao lao động thất nghiệp thờ ơ với học nghề”, Báo Bình Thuận Online, được truy cập tại địa chỉ http://baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=0&news_id=60753#content vào ngày 05/12/2013.

9 Theo số liệu Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM (Sở Lao động - Thương binh - Xã hội) vừa công bố ngày 13 năm 2012.

trường hợp đăng ký học nghề 10. Trên cả nước, hầu hết người lao động thất nghiệp cũng chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp.

Như vậy, dù ở từng địa phương hay trên cả nước thì số người được hỗ trợ việc làm là tương đối thấp so với số người thất nghiệp và số người đăng ký nhận BHTN. Số người hỗ trợ học nghề thấp này không phải vì người thất nghiệp đăng ký nhận hỗ trợ học nghề không được hỗ trợ học nghề mà vì chính người thất nghiệp “ Ngại”, tâm lý không muốn đăng ký hỗ trợ học nghề.

b. Hỗ trợ tìm việc làm:

So với việc hỗ trợ học nghề thì thực tế về việc giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp có khả quan hơn. Điều này thể hiện thông qua: Tại TP Hồ Chí Minh: trong năm 2011 có 89.950 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chỉ có 334 người được tư vấn, giới thiệu việc làm . Tại tỉnh Đắk Lắk: theo số liệu báo cáo của Trung tâm thì: Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2013, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Đắk Lắk đã tư vấn việc làm và nghề nghiệp cho 11.732 lượt người; Sau khi được giới thiệu việc làm tại Trung tâm 1.759/4.010 lượt người đã có việc làm, trong số đó có 1.608 người có việc làm trong tỉnh, 139 người có việc làm ngoài tỉnh và 12 người xuất khẩu lao động. Ngoài ra Nhằm tạo điều kiện kết nối giữa người tìm việc và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, hằng tháng Trung tâm đều tổ chức sàn giao dịch việc làm vào ngày 15 hàng tháng. Hoạt động này không chỉ thu hút hàng ngàn lượt người lao động mà còn thu hút 61 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia giao dịch. Qua các sàn giao dịch, 402 lao động đã được tuyển dụng và 492 lao động được các doanh nghiệp hẹn phỏng vấn tuyển dụng11. Tại Quảng Ninh: Hiện nay, mỗi tháng Trung tâm GTVL Quảng Ninh đều tổ chức bốn phiên giao dịch việc làm tại 3 sàn giao dịch ở Hạ Long, Uông Bí và Móng Cái. Qua các phiên giao dịch, doanh nghiệp và người lao động có cơ hội gắn kết với nhau, các doanh nghiệp tìm được người phù hợp với yêu cầu. Đồng thời, đây còn là căn cứ để các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo nghề có thể nắm bắt sát tình hình cung - cầu lao động trên

10 BLĐTBXH( 12/6/2012), “Ba năm Bảo hiểm thất nghiệp đi vào cuộc sống”, công đoàn Online, được truy cập tại địa chỉ http://congdoan.most.gov.vn/trao-doi/bai-viet/2906-3-nam-bao-hiem-that-nghiep-di- vao-cuoc-song-chua-giup-nguoi-lao-dong-tai-hoa-nhap-thi-truong-lao-dong.html vào ngày 05/12/2013.

thị trường để có các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của Trung tâm GTVL Quảng Ninh, hết 11 tháng năm 2013, đã có 929 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng qua các sàn giao dịch với trên 18.400 vị trí làm việc; giới thiệu việc làm cho gần 5.500 lao động, trong số này có 2.744 lao động trúng sơ tuyển vào làm việc tại các doanh nghiệp12.

Vậy có thể thấy rằng việc hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp có nhiều khả quan hơn so vói tình hình hỗ trợ học nghề. Tuy nhiên tỷ cũng còn tương đối nhỏ so với tổng số người thất nghiệp và số người được hưởng BHTN.

c. Thực tiễn áp dụng những quy định khác của bảo hiểm thất nghiệp.

Có thể nói khi người thất nghiệp nhận được trợ cấp thất nghiệp thì khi đó đồng thời cũng bắt đầu được hưởng BHYT. Mặc dù trước đây thì muốn được hưởng BHYT thì NLĐ cũng gặp nhiều khó khăn nhưng hiện tại cơ chế đã dễ và thoáng hơn. Đã có những quy định cụ thể về quyền lợi, thủ tục đối với người thất nghiệp hưởng BHTN, tuy nhiên thực tiễn khi người thất nghiệp đi làm thủ tục để nhận BHTN vẫn còn nhiều hạn chế mà luật chưa quy định hết cũng như một số khó khăn trong thủ tục hành chính. Điều này thể hiện thông qua số liệu thực tế tại công ty TNHH luật Không Gian Luật trong năm 2013 như sau:

Bảng 3. 2: Bảng thống kê số cuộc gọi của khách hàng qua tổng đài 1069 phím 2 trong năm 2013 tại công ty TNHH Luật MTV Không Gian Luật.

STT Nội dung tư vấn Số cuộc gọi Tỷ lệ (%)

1 Thông tin cá nhân không khớp sổ BHXH 144 19,15

2 Nộp các sổ BHXH lại 72 12,76 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Trợ cấp 1 lần với người đi nghĩa vụ quân sự 108 25,53

4 Vấn đề khác 240 42,56

5 Tổng số cuộc gọi hỏi về BHTN 2013 564 100,00

Nguồn: Tổng hợp số cuộc gọi trong bảng lưu trong năm 2013 tại công ty TNHH luật Không Gian Luật.

Cụ thể thực tế một số tình huống thông qua tư vấn trên tổng đài 1069 phím 2 nhận thấy thực trạng về BHTN còn một số vấn đề sau: (tình huống cụ thể và câu trả lời trên tổng đài tư vấn pháp luật 1069 phím 2 đính kèm tại phụ lục B).

- Trường hợp những NLĐ muốn hưởng BHTN khi có nhiều sổ bảo hiểm . Trường hợp này muốn nhận BHTN phải nộp lại cả hai sổ bảo hiểm thì mới được nhận. Xét ở trường hợp này thì rõ ràng nếu yêu cầu phải nộp cả 2 sổ bảo hiểm mà NLĐ chưa từng hưởng BHTN lần nào thì còn nhằm mục đích cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm trong 02 sổ bảo hiểm để tính thời gian được hưởng BHTN cho người thất nghiệp. Nhưng trong trường hợp NLĐ đã hưởng BHTN theo sổ cũ và cũng đã làm mất sổ cũ, nay chỉ còn sổ mới muốn hưởng BHTN theo sổ mới thì rõ ràng là yêu cầu gộp 02 sổ lại là không hợp lý.

- Những trường hợp thuộc đối tượng được nhận BHTN một lần cho các tháng còn lại nếu đi nghĩa vụ quân sự. Như vậy để được hưởng BHTN một lần thì NLĐ phải đã và đang hưởng BHTN. Tuy nhiên những người khi đang làm việc tại công ty mà có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự thì thường là đối tượng làm việc với hợp đồng lao động ngắn hạn. Mà khi có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sụ thì thường không biết trước, vì vậy nếu NLĐ không biết để nhanh chóng đi làm thủ tục hưởng BHTN để đến khi bắt đầu đi nghĩa vụ quân sự đã và đang hưởng BHTN thì sẽ không được hưởng. Như vậy, rõ ràng nếu muốn hưởng BHTN NLĐ phải biết để thỏa thuận hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sau đó làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp để kịp thời làm hô sơ, thủ tục nhận BHTN mà nếu không hiểu biết thì NLĐ sẽ không biết để làm nhanh, kịp thời gian để hưởng mặc dù đủ điều kiện hưởng BHTN.

- Một số khác thì lại gặp khó khăn trong việc sửa đổi thông tin cá nhân cho trùng khớp phù hợp với thông tin trong sổ bảo hiểm. NLĐ có thể có sai sót hoặc do đánh mất giấy tờ tùy thân nên có thể sẽ bị sai xót nhưng thời gian làm thủ tục hưởng BHTN chỉ có 03 tháng kể từ ngày có quyết định thôi việc, mà để sửa đổi thông tin hoặc làm lại giấy tờ tùy thân cũng rất lâu vì thủ tục hành chính nước ta còn khó khăn, rắc rối.

- Như vậy, rõ ràng nếu muốn hưởng BHTN thì NLĐ phải biết để thỏa thuận hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sau đó làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp để kịp thời làm hồ sơ, thủ tục nhận BHTN mà nếu không hiểu

biết thì người lao động sẽ không biết để làm nhanh, kịp thời gian để hưởng mặc dù đủ điều kiện hưởng. Mặt khác để được hưởng BHTN thì người lao động cũng cần phải hiểu rõ những quy định khác về thủ tục hành chính như thay đổi CMND ở trên. Đặc biệt có nhưng quy đinh mới bổ sung sửa đổi nên người thất nghiệp chưa nắm bắt được để điều chỉnh cho đúng yêu cầu, từ đó làm mất quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp và thực trạng (Trang 25 - 30)