trạng về bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy kể từ khi BHTN triển khai từ 2009 tới nay có thể nói đã đạt được nhiều thành tựu bước đầu, chính sách BHTN là sự giúp đỡ hữu hiệu đối với NLĐ
trong thời điểm gặp khó khăn để họ có thể tiếp tục tham gia thị trường lao động. Tuy nhiên cũng còn không khỏi những khó khăn, bất cập:
- Thứ nhất, những quy định về điều kiện nhận BHTN khá rõ ràng. Tuy nhiên, không phải người thất nghiệp nào khi đến đăng ký cũng nhận được sự đồng ý từ phía cơ quan chức năng. Rất nhiều người trong số họ phải ngậm ngùi ra về, không được giải quyết chỉ vì doanh nghiệp nơi họ làm việc chây lỳ trong việc nộp bảo hiểm. Với những doanh nghiệp như vậy, cơ quan BHXH sẽ không làm thủ tục chốt sổ, người thất nghiệp không được hưởng BHTN. Như vậy, đối với những doanh nghiệp đã thu tiền BHXH từ lương của NLĐ nhưng cố tình không đóng cho BHXH thì rõ ràng đó là lỗi của doanh nghiệp. Hiện nay mặc dù có quy định phạt buộc doanh nghiệp phải nộp tiền bảo hiểm cho người lao động, nếu không còn bị tính lãi phần đó. Thế nhưng trong trường hợp này khi doanh nghiệp khó khăn mới nợ bảo hiểm mà phạt thêm lãi do vi phạm thì có lẽ chưa thực sự hợp lý, nên phần thiệt hại vẫn thuộc về NLĐ. Theo quy định thủ tục nộp hồ sơ nhận BHTN yều cầu người thất nghiệp phải nộp theo sổ BHXH trong thời hạn tối đa là 03 tháng, trong khi đó tình trạng các doanh nghiệp chậm, không chốt sổ với cơ quan bảo hiểm không trả sổ cho NLĐ thì kéo dài lên đến 6 tháng hay 1 năm mặc dù luật quy định trong vòng 07 ngày thì doanh nghiệp phải trả hết quyền lợi cho NLĐ, vì vậy dù đủ điều kiện hưởng BHTN mà NLĐ vẫn không được hưởng do không có sổ BHXH nộp đúng thời gian quy định.
- Thứ hai, theo quy định về đối tượng bắt buộc tham gia BHTN là từ 10 người trở lên, trong khi đó mặc nhiên ở các đơn vị sử dụng dưới 10 lao động, dù NLĐ có giao kết hợp đồng lao động trên 12 tháng thì cũng không được tham gia BHTN. Như vậy, việc quy định như vậy là chưa hợp lý vì đối tượng này làm việc ở những doanh nghiệp nhỏ, có nguy cơ mất việc làm cao. Mặt khác,vì quy định đó mà có không ít doanh nghiệp cố tình khai giảm số lượng lao động xuống dưới 10 người để trốn đóng BHTN, nhiều lao động không có tên trong sổ lương nên cơ quan BHXH khó khăn trong công tác thu BHTN, dẫn đến không đảm bảo quyền lợi của người lao động ( vấn đề này có quy định trong Luật Việc làm nhưng đến ngày 01/01/2015 mới có hiệu lực).
- Thứ ba, về chính sách BHTN, hiện mức hỗ trợ học nghề thấp và thời gian ngắn cũng gây khó khăn cho NLĐ. Mặt khác, mất việc, thu nhập giảm đáng kể, do gánh nặng tài chính gia đình khiến đại đa số người thất nghiệp đến trung tâm giới thiệu việc làm chủ yếu để đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp và tìm việc làm mới còn nhu cầu học việc là rất ít, vì vậy chính sách hỗ trợ việc làm còn chưa thực sự là bổ trợ tốt cho người thất nghiệp.
- Thứ tư, một điểm bất cập khác là quy định trường hợp NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng có thể được nhận trợ cấp một lần cho các tháng còn lại khi tìm được việc làm (nếu có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên). Như vậy NLĐ có thể lợi dụng từ mối quan hệ với một doanh nghiệp nào đó ký hợp đồng lao động mới mà không làm để nhận BHTN. Mặt khác, khi người lao động tìm được việc làm tức là khi họ đã không còn thất nghiệp nhưng vẫn được nhận BHTN. Điều nghịch lý là NLĐ đang hưởng trợ cấp BHTN nhưng cùng lúc vẫn có thể làm ở DN khác, lãnh tiền 2 nơi nhưng các cơ quan liên quan không thể kiểm soát được. Vậy có thể thấy bản chất của việc trợ giúp cho người NLĐ gặp khó khăn khi thất nghiệp không còn đúng nữa.
- Thứ năm, theo quy định thì khi đi làm thủ tục nhận BHTN thì NLĐ phải mang theo giấy tờ tùy thân, sổ bảo hiểm và những thông tin trong các giấy tờ là phải giống nhau. Tuy nhiên do một số lý do như: thay đổi nơi cư trú làm lại CMND, khác ngày sinh trong sổ bảo hiểm so với CMND…mà NLĐ buộc phải
đi thay đổi lại thông tin cho khớp,trùng nhau, khi đó đi làm do việc rắc rối của thủ tục hành chính và cơ quan bảo hiểm nên sau khi thay đổi được thông tin cho đúng, chính xác thì đã hết 3 tháng, không thể nhận trợ cấp của BHTN nữa.
- Thứ sáu, nhiều trường hợp người lao động chủ động xin nghỉ để nhận trợ cấp thất nghiệp dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp. Vì thế, một số doanh nghiệp đã lách luật bố trí cho NLĐ nghỉ từng đợt, khi họ đã đóng BHTN đủ 12 tháng để được nhận BHTN, ngay sau đó lại tái ký hợp đồng. Như vậy, NLĐ vẫn được nhận đủ 3 tháng trợ cấp thất nghiệp mặc dù họ đã đi làm trở lại ở nơi khác hoặc ngay tại đơn vị cũ.
- Cuối cùng, bất cập đáng nói là việc quy định thời gian được hưởng BHTN theo khoảng,tức là người đóng BHTN 12 tháng cũng được hưởng 03 tháng bằng người đóng dưới 36 tháng, người đóng 36 tháng cũng được hưởng 6 tháng bằng người đóng dưới 72 tháng…Việc quy định này vô hình chung đã tạo nên sự bất bình đẳng trong quyền lợi được hưởng của người thất nghiêp.
PHẦN 4 : GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ