1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu ACB

30 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu ACB Bên cạnh những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo...Năm 2012, có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh…Dưới đây, chúng tôi sẽ phản ánh một số khía cạnh chính bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng trong năm 2012.

Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 1 MỤC LỤC I. Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2012 2 1. Toàn cảnh ngành nhân hàng 2 2. Hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng 2 a. Hoạt động tín dụng 2 b. Hoạt động huy động vốn 3 c. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng 5 3. Những khó khăn mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang đối mặt 6 II. Phân tích ngân hàng ACB 7 1. Tổng quan về ngân hàng ACB. 7 2. Phân tích báo cáo tài chính ACB 9 3. Phân tích lưu chuyển tiền tệ 16 a. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 17 b. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 19 c. Dòng tiền từ hoạt động tài chính 20 4. Phân tích giá trị thị trường của cổ phiếu 21 a. EPS 21 b. Tỷ lệ chi trả cổ tức 21 c. Tỷ số giá thị trường trên thu nhập P/E 22 5. Đo lường rủi ro 23 a. Rủi ro tín dụng 23 b. Rủi ro thanh khoản 26 c. Rủi ro lãi suất 28 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 2 I. Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2012 1. Toàn cảnh ngành nhân hàng Bên cạnh những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo Năm 2012, có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh…Dưới đây, chúng tôi sẽ phản ánh một số khía cạnh chính bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng trong năm 2012. 2. Hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng a. Hoạt động tín dụng Trong năm 2012, Ngân hàng nhà nước (NHNN) tiến hành thực hiện việc phân bổ hạn mức tín dụng được ấn định cho các ngân hàng trong hệ thống và có sự phân biệt theo 4 nhóm ngân hàng tùy theo sức khỏe là 17%, 12%; 8% và 0% để tạo mức tăng dư nợ hợp lý (dự kiến khoảng 15-17 % cả năm), đồng thời không để những ngân hàng quản trị kém, tài chính không lành mạnh vẫn tăng trưởng bất chấp rủi ro va gây tác động xấu đến cả hệ thống. Song do dòng vốn tín dụng vẫn chảy vào sản xuất kinh doanh chậm hơn nhiều so với mong muốn, nên Ngân hàng Nhà nước đã tăng thêm hạn mức tin dụng cho những ngân hàng có nhu cầu; bỏ các hạn chế cho vay đối với một số lĩnh vực được gọi là “phi sản xuất”; quy định các biện pháp khuyến khích tín dụng ưu tiên cho một số lĩnh vực như nông nghiệp nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dẫu vậy tín dụng năm 2012 tăng rất thấp, 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%, sau 11 tháng tín dụng mới nhích lên được hơn 4%. Đến ngày 20-12-2012, NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng đạt 6.45% so với cuối năm 2011 và ước cả năm đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, ngày 9-1-2013, NHNN có thông báo về kết quả hoạt động ngân hàng năm 2012 và định hướng 2013, điểm bất ngờ là tín dụng đã tăng mạnh vào cuối năm 2012, khiến cả năm tăng trưởng 8.91%. Trong đó, tín dụng VNĐ tăng 11.51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1.56% so với cuối năm 2011. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 3 tăng khoảng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6.15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4.4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Hình 1: Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2001 – 2012 Nguồn: PNS Tín dụng năm 2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu b. Hoạt động huy động vốn Từ mức trần 14%, sau 6 lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong năm 2012 còn 8% và dài hạn thì theo cơ chế thả nổi.Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm. Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 4 Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Việc điều chỉnh trên được xem là động thái tích cực để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp. Hiên nay, lãi suất cho vay cơ bản đã về quanh mốc 12-15%. Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2013: sẽ xem xét bỏ trần lãi suất huy động. Theo đó, NHNN sẽ điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát; Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét bỏ trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống TCTD cải thiện vững chắc. Trường hợp lạm phát của năm 2013 được kiểm soát ở mức thấp hơn năm 2012, NHNN tiếp tục điều hành theo hướng giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát. Hình 2: Diễn biến lãi suất theo tháng năm 2012 và năm 2013 Nguồn: PNS Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn, ngoại trừ ở ngân hàng ACB sụt giảm do xảy ra khủng hoảng trong vụ bầu Kiên thì huy động vốn năm 2012 tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức tăng trên dưới 100% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý. Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 5 Hình 3: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng trong năm 2012 Nguồn: Vietstock.biz c. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng Với tình hình kinh tế khó khăn cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong những năm gần đây đã khiến cho lợi nhuận của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm 2012 sụt giảm khá mạnh. Tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Có thể điểm qua ba nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012: do tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng. Với những con số lãi lên đến cả ngàn tỷ, tuy nhiên nếu so với lượng vốn và tài sản khủng thì hiệu suất lợi nhuận các ngân hàng dường như chưa xứng tầm với quy mô. Xét chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), dẫn đầu vẫn là NH Công Thương và NH Quân Đội với tỷ lệ 19.83% và 20.17%. Tuy nhiên, với tổng tài sản khổng lồ, lợi nhuận cơ bản trên tài sản của các ngân hàng đều khá thấp dưới 1.5%, trong đó, tỷ lệ này của SHB chỉ đạt 0.03%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cao nhất Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 6 trong số các ngân hàng thuộc về NH Công Thương khi đạt 2,534 đồng, kế tiếp là NH Quân Đội với 2,433 đồng. 3. Những khó khăn mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang đối mặt Nợ xấu đang trở thành vấn đề nhức nhối của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2012 đã tăng với tốc độ chóng mặt so với các năm trước khi năm 2008 tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,17% thì đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 6%. Hình 4: Tỷ lệ nợ xấu cả ngành ngân hàng từ 2007 tới tháng 2/2013 Điểm qua tình hình nợ xấu của một số ngân hàng thương mại lớn có thể thấy hầu hết vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn dưới 3%. Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng có nợ xấu rất cao như Agribank, SHB hay BaoVietbank. Đồng thời nợ xấu vẫn đang có xu hướng tăng lên nhất là nhóm nợ có khả năng mất vốn. Có thể thấy nợ xấu chính là trở ngại lớn nhất hiện nay mà các ngân hàng thương mại đang gặp phải. Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà còn cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với các TCTD mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 7 xấu, các TCTD không có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững. Xử lý nợ xấu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà NHNN cần phải xử lý trong năm 2013. Và vào ngày 26/07/2013, công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã được chính thức thành lập sau một thời gian dài được nghiên cứu và thảo luận. Mặc dù hiệu quả mà VAMC mang lại vẫn cần được kiểm chứng nhưng nó đánh dấu một nỗ lực lớn của NHNN trong việc xử lý nợ xấu, cải thiện hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam. II. Phân tích ngân hàng ACB 1. Tổng quan về ngân hàng ACB. ACB chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993, ACB được xem là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như phát hành các loại thể tín dụng quốc tế từ những năm thập niên 90 cũng như ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại rất sớm vào các dịch vụ ngân hàng. Đến nay, sau 20 năm hình thành và phát triển thì ACB đã trở thành ngân hàng có thương hiệu cũng như qui mô lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB; cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Công ty Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý; với Ngân hàng Standard Chartered về phát hành trái phiếu; và trong năm 2008, với Tổ chức American Express về séc du lịch; với Tổ chức JCB về dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 8 là hơn 1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6,355 tỷ đồng (2008). Đến năm 2010 tăng lên 176,307 tỷ đồng. Hình 5: Vốn và tài sản của ACB và một số ngân hàng tiêu biểu Nguồn: (tổng hợp từ BCTC của Acb) Năm 2012 là một năm đầy sóng gió của ACB với sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), cùng một số nhân vật khác trong ban lãnh đạo ACB bị truy tố hồi cuối tháng 8/2012. Sự kiện rúng động mang tên bầu Kiên đã qua đi, dù muốn hay không cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán, ngân hàng trong nước và những hệ lụy không tránh khỏi với chính ACB. 176,307 179,934 175,610 170,156 151,282 149,206 116,538 503,530 414,475 484,784 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 9 2. Phân tích báo cáo tài chính ACB Hình 6: Một số chỉ tiêu khái quát của ACB Năm 2012 2011 2010 2009 2008 Tăng trưởng Tổng tài sản -37% 37% 22% 59% 23% Tăng trưởng vốn chủ sở hữu 5.56% 5.12% 12.57% 30.13% 24.11% Tăng trưởng vốn điều lệ 0% 0% 20.00% 22.94% 141.66% Tăng trưởng dư nợ 0.01% 17.91% 39.83% 79.02% 9.50% Tăng trưởng huy động vốn -11.94% 32.99% 23.03% 35.35% 16.16% LDR (tỷ lệ cấp tín dụng trên huy động vốn) 82.10% 72.29% 81.54% 71.74% 54.24% NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) 3.71% 3.40% 2.72% 2.56% 3.60% NNIM (tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên) -0.56% 0.53% 0.87% 1.95% 1.99% Tỷ trọng thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập 117.76% 86.41% 75.85% 56.75% 64.35% Tăng trưởng thu nhập lãi thuần 3.99% 58.69% 48.68% 2.65% 108.09% Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi thuần -199.73% -21.64% -37.88% 41.25% -11.61% Tăng trưởng thu nhập thuần từ dịch vụ -14.90% -0.11% -4.97% 43.38% 123.63% Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 2.50% 0.89% 0.34% 0.41% 0.89% Tăng trưởng nợ xấu 180% 214% 15% -18% 1800% Tăng trưởng chi phí DPRRTD 81.5% 20.6% 43.5% 2.6% 357.3% Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế -75.19% 35.47% 9.31% 10.84% 20.40% Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế -75.6% 37.4% 6.1% -0.4% 25.6% ROA 0.4% 1.1% 1.1% 1.3% 2.1% ROE 6.2% 26.8% 20.5% 21.8% 28.5% Nguồn: (Tổng hợp từ BCTC của ACB) Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 10 Năm 2012, tổng tài sản của ACB đã giảm 104.000 tỷ đồng (tương đương 37%) so với cuối năm 2011. Nguyên nhân giảm tài sản đầu tiên là do chủ trương ngừng huy động và cho vay bằng vàng của Ngân hàng Nhà nước. Trong nửa cuối năm 2012, ACB đã thanh toán hơn 32.000 tỷ chứng chỉ tiền gửi vàng cho người gửi, nhưng tới cuối năm số dư khoản mục này vẫn còn 15.500 tỷ (chủ yếu là loại kỳ hạn dưới 12 tháng). Tính tổng cộng, số dư chứng chỉ tiền gửi vàng giảm 28.000 tỷ trong năm 2012. Cuối tháng 1/2013, ACB đã đóng trạng thái và dứt hoàn toàn nghiệp vụ huy động vàng. Cũng liên quan tới vàng, ACB đã cắt giảm toàn bộ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ qua tài khoản ký quỹ. Bằng chứng là nếu như cuối năm 2011, ngân hàng này vẫn còn số dư “phải trả khác” hơn 25.000 tỷ, bao gồm hơn 11.000 tỷ vàng đang giữ hộ khách hàng và 12.500 tỷ phải trả đối tác nước ngoài liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, thì tới cuối năm chỉ còn gần 2.700 tỷ, tức giảm gần 22.000 tỷ. Vốn điều lệ của ACB tăng mạnh từ năm 2008 đến năm 2010. Trong vòng 2 năm, vốn điều lệ tăng 48% tương ứng 3,021,152 triệu đồng. Điều đó phù hợp với chính sách phát triển của ACB cũng như chính sách của NHNN trên lộ trình tăng vốn điều lệ các NHTM (Để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn theo thông lệ Basel II, NHNN đã yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng bắt đầu thực hiện từ năm 2007 và hạn chót là hết năm 2011). Vốn tự có tăng mạnh vào năm 2009 (30% so với năm 2008); năm 2010 (13% so với 2009) chủ yếu do tăng vốn điều lệ, nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu, lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đã kéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng lên. Tỷ trọng của các quỹ và lợi nhuận giữ lại trong vốn tự có dao động từ 18% đến 23% qua các năm. [...]... các năm trước (2008-2012) đều ở mức trên 20% Tỷ số ROE của ACB nằm trong top các ngân hàng có ROE thấp nhấp so với các ngân hàng khác GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 14 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB Hình 9: Chỉ số ROE của một số ngân hàng tiêu biểu và trung bình ngành Nguồn: saga.vn Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2013 của ACB vừa công bố báo cáo. .. khẳng định "Đến cuối năm nay, ngân hàng nào không GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 21 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB trích lập đủ dự phòng rủi ro thì không được chia cổ tức Ngân hàng nhà nước sẽ có biện pháp thanh tra giám sát cần thiết để đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng trước tiên để giải quyết nợ xấu".đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ chi trả... suất tốt hơn ACB nên cố gắng điều chỉnh hệ số GAPs của mình tiến về 0 GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 29 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo tài chính của ACB 2 http://dantri.com.vn 3 http://bfinance.vn 4 http://cafef.vn 5 http://vneconomy.vn 6 http://vietstock.vn 7 http://cafebiz.vn 8 http://gafin.vn/ 9 http://www .acb. com.vn GVPT:... mặt/tiền gửi thanh toán tại NHNN thì không hiệu quả bằng việc dự trữ 10% bằng tiền, còn 10% dự trữ bằng TPCP Một số ngân hàng cũng tính toán, việc nắm giữ một khối lượng TPCP nhất định sẽ giúp các ngân hàng có khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản tốt hơn GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 26 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB Hình 20: Các tài sản có tính thanh... K22 25 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB Hình 19: Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 25.0% 20.0% 15.0% 10.0% 5.0% 0.0% 2008 Nợ xấu/Tổng dư nợ 2009 Nợ xấu/Tổng VCSH 2010 Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ 2011 2012 Dự phòng RRTD/Tổng VCSH Nguồn: (tổng hợp từ BCTC của ACB) b Rủi ro thanh khoản Các tài sản có tính thanh khoản cao của ACB khá ổn định qua các năm, riêng năm 2010 tổng tài sản... ACBS không cần phải công bố thông tin Đối với khoản tiền gửi hơn 700 tỷ đồng tại Vietinbank, ACB nhận định, có khả năng thu hồi đầy đủ Riêng khoản đầu tư tại VietBank, ACB sở hữu chưa đến 5% và ACB sẽ thoái hết vốn tại VietBank GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 19 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB c Dòng tiền từ hoạt động tài chính Những năm trước đây, ACB. .. Lớp TCDN ngày – K22 28 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB ngân hàng này luôn có tài sản nhạy cảm lãi suất cao hơn nợ nhạy cảm lãi suất trong suốt thời kỳ 2008 – 2012 Tuy nhiên, khi xem xét 2 năm 2011 và 2012, khoảng cách giữ tài sản nhạy cảm với lãi suất và nợ nhạy cảm với lãi suất đang được thu hẹp, nên có thể nói rủi ro lãi suất của ngân hàng này đã giảm đáng kể, vì thế để quản... Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ là 0,89% Dẫn đến việc gia tăng các khoảng chi phí dự phòng rủi ro tài chính (tăng 81.5%) so với năm 2011 GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 12 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB (Nguồn: dantri.com.vn) Trong thuyết minh BCTC năm 2011, cơ quan kiểm toán từng chú thích số dư tiền gửi khách hàng của ACB bao gồm hơn 23.000 tỷ tiền... (thường xuyên) khác (3) Cố gắng làm hài lòng cổ đông trong bối cảnh khó khăn Thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, hầu hết các nhà đầu tư đều thua lỗ nặng Việc ACB chi trả cổ tức cao trong thời điểm khó khăn cũng phần nào giảm bớt khó khăn về tiền mặt cho cổ đông GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 20 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB 4 Phân tích giá trị thị... doanh, giảm 84,66% so với quý II/2012 GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 15 Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Á Châu - ACB Hình 10: So sánh lợi nhuận nửa đầu năm 2013 và 2012 Nguồn: saga.vn 3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ Hình 11: Khái quát lưu chuyển tiền tệ của ACB qua các năm (đvt: triệu đồng) 2012 2011 2010 2009 2008 I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (39,583,701) . 96 ,74 4 (77 8,5 27) (2, 275 ,468) 372 , 877 (654 ,71 3) III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (1, 875 ,393) (656,3 87) (9 37, 6 97) (1,131,335) 5 27, 0 27 Nguồn: (Tổng hợp từ BCTC của ACB) . Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi thuần -1 99 .73 % -2 1.64% -3 7. 88% 41.25% -1 1.61% Tăng trưởng thu nhập thuần từ dịch vụ -1 4.90% -0 .11% -4 . 97% 43.38% 123.63% Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 2.50%. ngân hàng TMCP Á Châu - ACB GVPT: TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – Lớp TCDN ngày – K22 11 Hình 7: Số liệu nguồn vốn của ACB giai đoạn 2008 - 2012 Nguồn: (tổng hợp từ BCTC) Một vấn đề đáng

Ngày đăng: 17/11/2014, 19:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w