Tiểu luận quản trị ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam giai đoạn 2008 2012 Với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam. Vietcombank ra đời với mục đích chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại. Do đó, ngân hàng được lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ thẻ, kiều hối. Từ năm 2010 chuyển từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng đa năng.
Trang 1MỤC LỤC
I Tổng quan về Ngân hàng Vietcombank (VCB) 1
II Phân tích báo cáo tài chính VCB 3
2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng 3
2.1.1 Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu 3
2.1.2 Tăng trưởng cho vay khách hàng 3
2.1.3 Tăng trưởng tiền gởi khách hàng 4
2.1.4 Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và tổng thu nhập 6
2.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng 7
2.2.1 Chất lượng đầu tư 7
2.2.2 Chất lượng tín dụng 12
2.2.3 Đánh giá khả năng sinh lời (NIM, ROE, ROA) 14
2.2.4 Đánh giá giá trị thị trường của cổ phiếu 15
2.3 Đánh giá rủi ro 16
2.3.1 Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay 16
2.3.2 Rủi ro thanh khoản 17
2.3.3 Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR 18
2.4 Xem xét ba dòng tiền 19
2.4.1 Dòng tiền hoạt động kinh doanh 19
2.4.2 Dòng tiền hoạt động đầu tư 20
2.4.3 Dòng tiền hoạt động tài chính 20
III Kết luận chung 20
Trang 2I Tổng quan về Ngân hàng Vietcombank (VCB)
Với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam
Vietcombank ra đời với mục đích chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại Do
đó, ngân hàng được lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu,
kinh doanh ngoại tệ thẻ, kiều hối Từ năm 2010 chuyển từ ngân hàng bán buôn sang
ngân hàng đa năng
Là ngân hàng thương mại đầu tiên được lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ
phần hoá VCB tiến hành IPO vào tháng 12/2007 Sau IPO, cổ phiếu VCB liên tục
bị giảm sâu và thấp hơn nhiều so với giá ưu đãi cho cán bộ công nhiên viên Việc
IPO với giá bán quá cao được nhìn nhận để lại khoản lỗ đầu tư lớn đối với cán bộ
nhân viên và bản thân ngân hàng
Tháng 09/2011, Mizuho trở thành cổ đông chiến lược đầu tiên và duy nhất
của VCB chấm dứt 4 năm tìm kiếm và chờ đợi đối tác chiến lược nước ngoài của
ngân hàng Theo đó, VCB bán 15% vốn tính trên cổ phiếu đang lưu hành cho
Mizuho.tương đương 567 triệu USD, đây là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay
trong hoạt động M&A tại Việt Nam Đây là hoạt động đầu tiên của Mizuho tại Việt
Nam và là hoạt động lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á Ngoài việc duy trì vị thế
dẫn đầu ở thị trường Việt Nam NH đặt mục tiêu nằm trong nhóm 70 tập đoàn tài
chính lớn nhất châu Á ngoài Nhật Bản trước năm 2020
Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng VCB thể hiện qua
kinh doanh Tỷ đồng 8.94 9.287 11.531 14.871 15.108 Tổng chi phí hoạt động Tỷ đồng -2.592 -3.494 -4.578 -5.700 -6.016 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trước chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ đồng 6.348 5.793 6.953 9.171 9.093 Chi phí dự phòng rủi ro tín
Trang 3CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2008-2012
Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy:
+ Tài sản của Vietcombank trưởng bình quân 17% VCSH tăng bình quân
31.7% tổng thu nhập hoạt động tăng bình quân 14.6% và lợi nhuận trước
thuế tăng bình quân 13.5% kể từ năm 2008
+ Huy động ngoại tệ đứng đầu trong hệ thống ngân hàng với tỷ trọng
khoảng 20-25% tổng huy động vốn ngoại tệ của toàn ngành ngân hàng
+ Đối tượng khách hàng vay vốn của VCB chủ yếu tập trung vào nhóm khách
hàng doanh nghiệp (chiếm 60% danh mục cho vay), trong đó doanh nghiệp
Nhà nước chiếm đến gần 1/3 tổng dư nợ cho vay
+Tỷ lệ nợ xấu ở mặt bằng cao so với các NHTM nhóm 1, theo Ngân hàng
là do phân loại theo sát chuẩn mực IFRS
Nhìn chung, tình hình phát triển của Vietcombank có hướng xấu đi
khi khả năng sinh lời giảm Đây cũng là xu hướng chung của ngành ngân hàng
trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay Tuy nhiên, VCB vẫn tăng về tổng
tào sản và giũ vai trò là ngân hàng lớn của nền kinh tế
Trang 4II Phân tích báo cáo tài chính VCB
2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng
2.1.1 Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu
Tốc độ tăng trưởng tài sản của VCB giai đoạn 2008 – 2012 đạt trung bình khoảng 16% một năm, trong đó chia ra làm hai giai đoạn Giai đoạn đầu từ 2008 đến 2010 tốc độ tăng trưởng của tài sản luôn tăng qua các năm (đạt 20.4% năm 2010) Giai đoạn thứ hai từ 2011 đến 2012, tốc độ tăng trưởng liên tục giảm, đạt 13.02% năm 2012, nguyên nhân là do nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, lạm phát ngày càng cao, cả hệ thống ngành ngân hàng phải đối mặt với không ít khó khăn thử thách như nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động liên tục So với các ngân hàng cùng hệ thống, thì tổng tài sản của VCB hiện đang đứng thứ tư sau Vietinbank, BIDV và Agribank đạt 414.475 tỷ đồng vào 31/12/2012
Sau khi thực hiện cổ phần hóa thành công, vốn chủ sở hữu của VCB tăng trưởng mạnh mẽ từ 2.71% năm 2008 lên 45.09% năm 2012 Trong đó vốn điều lệ liên tục được bổ sung từ hơn 12.000 tỷ đồng năm 2008 lên 23.174 tỷ năm 2012, giúp cho hệ
số an toàn vốn CAR luôn giữ được ở mức an toàn (đạt 14.83% năm 2012) So với các ngân hàng trong cùng hệ thống, VCB đứng thứ 2 (chỉ sau Agribank) về vốn chủ
sở hữu
2.1.2 Tăng trưởng cho vay khách hàng
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp VCB đã đẩy mạnh nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, tính đến 31/12/2012 dư nợ tín dụng vượt mức 241.2 ngàn tỷ đồng
Trang 5Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng 15.53% 25.6% 25% 18.4% 15.2%
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay có xu hướng giảm dần qua các năm
Hoạt động cho vay của VCB chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tổng tài sản (trên 60%) Điều này cho thấy hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính của VCB Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng mạnh trong giao đoạn 2008-2009 do từ cuối năm
2008, chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng, từ thắt chặt sang dần nới lỏng Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng trên là một yếu tố tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trong năm
2009 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần bắt đầu từ năm 2009-2012, nguyên nhân sụt giảm là do bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và
sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, cùng với việc Chính phủ giảm mạnh lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát Đồng thời, các ngân hàng thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay nhằm quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát
nợ xấu đã khiến cho tăng trưởng tín dụng chậm lại
2.1.3 Tăng trưởng tiền gởi khách hàng
Tiền gửi của khách hàng
(Tỷ đồng)
Tiền gửi KH/
Tổng nguồn vốn
Mức tăng trưởng
Tuyệt đối (Tỷ đồng)
Trang 6(Nguồn: Các báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2008-2012)
Vốn huy động từ tiền gửi khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn của VCB (luôn chiếm khoảng 2/3 tổng nguồn vốn) Tiền gửi khách hàng của VCB tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2008-2012 Là ngân hàng lớn hiện diện trên toàn quốc, dẫn đầu trên thị trường liên ngân hàng và thanh toán quốc
tế VCB có nhiều thuận lợi trong việc thu hút lượng tiền gửi lớn từ các tổ chức tài chính cũng như ngân hàng Ngoài ra, với lợi thế từng là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước VCB có nhiều mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nhà nước lớn Các mối quan hệ này giúp VCB có nguồn vốn huy động lớn và cơ hội tài trợ cho các tập đoàn lớn trong nước như Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công
ty Thép Việt Nam (Vinasteel)
Năm 2009, tiền gửi của khách hàng đạt 169.072 tỷ đồng, tăng 7.64% so với cuối năm 2008 do nền kinh tế toàn cầu lâm vào suy thoái, các ngân hàng thương mại phải cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn Mặt khác, nền kinh tế trong giai đoạn này chứa đựng những yếu tố biến động khó dự đoán về lạm phát, tỷ giá, lãi suất, phá sản Các ngân hàng phải đối diện với áp lực từ sức hút của các kênh đầu
tư khác và lo ngại về lạm phát
Giai đoạn 2010-2012, tiền gửi khách hàng của VCB liên tục tăng trưởng cao và đều đặn tốc độ tăng trưởng nhanh và luôn ổn định ở hai con số (mức tăng trưởng trong giai đoạn này lần lượt là 21.11%, 10.87%, 25.28%) Có sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng trong năm 2011 là do công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn dưới tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt
Trang 7Tính đến 31/12/2012, tiền gửi khách hàng của VCB đạt 284.415 tỷ đồng tăng 25.28% so với cuối năm 2011; về giá trị tiền gửi chỉ đứng sau Agribank, BIDV và Vietinbank Nguyên nhân là do Nhà nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ và sự “đóng băng” của các kênh đầu tư khác, lo ngại về rủi ro nên dòng vốn gửi vào Ngân hàng tăng khá mạnh Bên cạnh đó,VCB còn chủ động huy động vốn từ nước ngoài, tham gia tích cực các hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng
2.1.4 Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và tổng thu nhập
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của VCB có xu hướng giảm dần qua các năm từ 44.91% năm 2009 xuống còn 1.17% năm 2012 Nguyên nhân chủ yếu là
do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh năm 2010 là 90.38% và năm 2011 là 131.38% Điều này cho thấy chất lượng các khoản vay của VCB có xu hướng xấu đi trong giai đoạn 2010 – 2011 Nhưng qua đến năm 2012, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm xuống đột ngột (4.16)%
Trong hai quý đầu năm 2012, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp không mấy khả quan việc sản xuất giảm nghiêm trọng, lượng hàng tồn kho tăng cao, nên nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng vay vốn, qua đó đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng VCB cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó khiến cho lợi nhuận trước thuế Quý 1, 2/2012 giảm 8.95% so với cùng kỳ năm 2011 Nguyên nhân chính là do chi phí dự phòng tăng mạnh gần 105% từ mức 994 tỷ đồng trong Quý 1, 2/2011 lên đến 2.040 tỷ đồng trong Quý 1, 2/2012 Việc dự phòng cho vay khách hàng tăng là do nợ xấu tăng mạnh khiến cho ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng lên Như vậy, có thể thấy rằng nợ xấu gia tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của VCB
Trong hai quý cuối 2012 tình hình tiến triển khả quan hơn lợi nhuâ ̣n trước thuế tăng 12.59% và dự phòng rủi ro tín dụng giảm 50.8% so với quý 3, 4/2011 mă ̣c dù lãi suất giảm nhiều hơn so với hai quý trước, ổn định quanh mức 12 -15%/năm Tóm lại năm 2012 là một năm nhiều biến động đối với hệ thống ngân hàng tín dụng tăng trưởng thấp cộng với lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3–8%/năm chất lươ ̣ng của các khoản cho vay giảm đã làm cho lợi nhuâ ̣n trước thuế giảm và chi phí dự phòng rủi ro tăng cao Nhưng nhờ vào sự chuyển biến tốt vào hai quý cuối 2012, đã làm cho lợi nhuâ ̣n trước thuế và chi phí dự phòng rủi ro năm 2012 lần lượt tăng 1.17% và giảm 4.16% so vớ i năm 2011
Tốc đô ̣ tăng trưởng tổng thu nhâ ̣p hoa ̣t đô ̣ng của VCB năm 2009 chỉ tăng 4% so với năm 2008 do đà suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2008, đã làm ảnh hưởng đến thu nhâ ̣p của toàn ngành ngân hàng Nhưng lợi nhuâ ̣n trước thuế la ̣i tăng khá cao (mứ c cao nhất trong giai đoa ̣n từ 2008 – 2012) nguyên nhân chủ yếu là do chi phí
Trang 8dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh , giảm 2.060 tỷ đồng (tương đương giảm 72.31%) so vớ i năm 2008
Tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động của VCB từ năm 2009 đến 2011 có
xu hướng tăng dần Đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng lại giảm mạnh, chỉ tăng trưởng 1.6% so với năm 2011 do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng khiến tốc độ tăng trưởng thu nhập của các khoản mục chính đóng góp vào thu nhập của VCB (thu nhập lãi thuần hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ) bị ảnh hưởng Tuy nhiên, các khoản kinh doanh khác (như kinh doanh ngoại hối chứng khoán đầu tư kinh doanh) khác đều tăng mạnh so với năm 2011, trong đó tăng ma ̣nh nhất là chứng khoán kinh doanh với mức tăng hơn 1400% so với năm 2011
2.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng
2.2.1 Chất lượng đầu tư
Cho vay khách hàng
Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR) của VCB từ năm 2008 đến
2012 với mức thấp nhất là 50.79% năm 2008 và cao nhất đạt 58.19% tức là hơn phân nửa nguồn vốn của ngân hàng được đem cho vay So với các ngân hàng đang niêm yết thì tỷ lệ này của VCB ở mức cao chỉ sau BIDV và CTG Ngoài ra, tỷ lệ tài sản
có tính lỏng thấp trong tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay của VCB chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản chiếm 40% Vì vậy, trong điều kiện nền kinh
tế vẫn còn gặp khó khăn, với tỷ lệ cho vay/tổng tài sản cao như vậy sẽ có thể gây rủi ro cho ngân hàng
Trang 9Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.( ĐVT: triệu đồng)
VCB đóng vai trò là ngân hàng cung cấp nguồn vốn trên thị trường liên ngân
hàng Giá trị ròng giao dịch trên thị trường này (cho vay – huy động) có xu hướng
tăng trưởng mạnh từ 3.920 tỷ đồng năm 2008 lên 57.043 tỷ đồng năm 2011, và
giảm trong năm 2012 còn 31.646 tỷ đồng do lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
giảm mạnh, một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản nên ngân hàng thu
hẹp bớt hoạt động trên thị trường liên ngân hàng nhằm kiểm soát rủi ro Đặc biệt
trong năm 2011 cho vay của ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng tăng mạnh, gấp
4.5 lần so với năm 2010 do lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh (có lúc
lên đến 37.5%/ năm Trong khi đó lãi suất huy động từ người dân là 14%/năm) và
đóng góp đáng kể vào thu nhập của VCB ( tăng 1.471 tỷ đồng năm 2010 lên 4.889
khác 5.093.101 6.857.580 5.584.940 25.236.895 17.102.494
Chênh lệch 3.920.707 8.621.146 20.118.196 57.042.684 31.646.374
Trang 10- Danh mục đầu tư của ngân hàng chủ yếu là các khoản đầu tư vào chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư, chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục, cụ thể là trong suốt những năm 2008-2012, hai khoản này luôn chiếm trung bình 93% danh mục đầu tư Đặc biệt là năm 2012, chiếm đến 96% danh mục đầu tư Trong đó: các chứng khoán nợ trong các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ lệ khá cao trong danh mục có thể làm tăng rủi ro trong sở hữu chéo của ngân hàng
- Chứng khoán kinh doanh: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính,
năm 2009 đầu tư chứng khoán kinh doanh giảm mạnh từ 309.043 triệu đồng còn 5.678 triệu đồng, ngân hàng bán toàn bộ các chứng khoán vốn của các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành trong danh mục đầu tư của mình Và quyết đinh mua lại khi tình hình có khởi sắc năm 2011 Chứng khoán kinh doanh tăng từ 7.181 triệu đồng lên đến 817.631 triệu đồng
- Chứng khoán đầu tư: có xu hướng giảm trong những năm 2008 – 2011, và
tăng mạnh trong năm 2012, từ 29.456 tỷ đồng lên đến 78.521 tỷ đồng Khoản mục này tăng chủ yếu là do ngân hàng đầu tư vào các trái phiếu, tín phiếu và chứng khoán nợ do các tổ chức tín dụng khác trong nước VCB tăng mạnh mục này cho thấy những kỳ vọng của VCB về tình hình giảm lãi suất vào cuối năm 2012
- Góp vốn đầu tư dài hạn: có một sự giảm mạnh trong năm 2011 so với năm
2010 và tăng trở lại năm 2012 Góp vốn đầu tư dài hạn của VCB trong năm 2011 giảm 34% so với năm 2010 do để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong năm 2011 VCB
đã chủ động rà soát và tái cơ cấu lại danh mục đầu tư thông qua việc tập trung thoái vốn tại 2 đơn vị là Shinhanvina và Ngân hàng Gia Định
Vậy danh mục đầu tư của ngân hàng có vẻ thận trọng khi tập trung đầu tư các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản tốt nhưng lại chứa những rủi ro tiềm ẩn
sở hữu chéo ngân hàng khá cao
Trang 11Cơ cấu các khoản thu nhập
Chỉ tiêu (ĐVT:
Triệu đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu nhập lãi thuần 3.695.245 6.498.666 8.188.413 12.421.680 10.954.093 Lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ 468.057 989.213 1.416.410 1.509.733 1.388.599 Lãi thuần từ hoạt
động kinh doanh
ngoại hối 591.402 918.309 561.680 1.179.584 1.487.751 Lãi/(lỗ) thuần từ mua
bán chứng khoán kinh
Lãi thuần từ mua bán
chứng khoán đầu tư -83.583 172.876 268.381 24.012 207.631 Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt
động khác 211.185 128.006 579.747 -1.260.916 525.098 Thu nhập từ góp vốn
mua cổ phần 544.970 396.437 492.026 1.002.574 468.583
- Thu nhập lãi thuần: Thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu
hướng tăng đến từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống Thu nhập lãi thuần của
VCB có xu hướng tăng từ năm 2008 đến 2011 Tính đến hết 2012, thu nhập lãi thuần giảm 11% so với cùng kỳ năm 2011 Đặc biệt, đến quý 2/2012 thu
nhập từ lãi tiền gửi của VCB giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011, từ 2.188 tỷ đồng