2.1 Nợ xấu: Qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Nợ xấu/Tổng dư nợ ≤ 5% 2.2 Phân bổ tín dụng: Khu vực ngành nghề hiện nay có rủi ro cao nhất là Bất động sản, trong khi đó VIB cấp tí
Trang 1PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CAMELS
1 Thông tin tóm tắt:
Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Viết tắt: VIB
Địa chỉ: Tầng 8, 9 và 10 Tòa nhà Viet Tower 198B Phố Tây Sơn, P.Trung Liệt, Q Đống Đa, TP Hà Nội
Tel: 04.3942 6919 Fax: 04.3942 6929
Website: http://www.vib.com.vn
2 Vốn điều lệ:
Tính đến 31/12/2009 vốn điều lệ của VIB là 2.400 tỷ đồng
3 Sản phẩm dịch vụ chính:
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng)
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh)
- Các dịch vụ trung gian (dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, kiều hối )
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
4 Thông số tài chính cơ bản:
ĐVT: Tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế 425,699 230,445 614,311
Tổng tài sản 39.305,035 34.719,057 56.638,942
Tổng cho vay 16.744,250 19.774,509 27.352,682
Tổng huy động 17.686,761 23.905,094 32.364,898
Nguồn: Báo cáo thường niên VIB
Trang 2II PHÂN TÍCH THEO KHUNG CAMELS:
1 An toàn vốn (Capital Adequacy - C)
1.1 Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ là một bộ phận cấu thành của vốn tự có, do đó vốn điều lệ đóng vai trò rất quan trọng trong chỉ số an toàn vốn (CAR) do Hiệp ước Basel qui định
ĐVT: Tỷ đồng
Theo qui định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, chậm nhất đến ngày 31/12/2010 các ngân hàng thường mại cổ phần phải đạt vốn điều lệ tối thiểu là
3000 tỷ đồng, như vậy VIB tính đến 31/12/2009 chỉ mới có 2.4000 tỷ đồng tuy nhiên vào tháng 02/2010 VIB đã Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, phương án phương án tăng vốn của VIB được xác định thông qua chào bán thêm 60 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
1.2 Hệ số an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio)
Qui định tối thiểu ≥ 8%
TỶ LỆ AN TOÀN VỐN
9.08%
10.60%
8.50%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
NĂM
TỶ LỆ
Trang 3Theo quyết định 457 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Hiệp ước Basel, qui định Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tối thiếu bằng
8% Ngân hàng VIB đã duy trì tỷ lệ an toàn vốn luôn trên mức 8% qua 3 năm
2007, 2008 và 2009.
Kết luận:
- Vốn điều lệ Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam ở thời điểm 31/12/2009 là 2.400 tỷ đồng nhưng đã được chấp thuận tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng đạt mức qui định tối thiểu về vốn điều lệ (3.000 tỷ đồng) của NHNN Việt Nam
- Tỷ lệ an toàn vốn 3 năm 2007, 2008 và 2009 luôn trên mức 8%
Trang 42 Chất lượng tài sản (Asset Quality - A)
Nếu công bố thông tin tài chính của VIB là chính xác thì phân bổ tín dụng
và tỷ lệ nợ xấu của VIB là an toàn và khá thấp
2.1 Nợ xấu:
Qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Nợ xấu/Tổng dư nợ ≤ 5%
2.2 Phân bổ tín dụng:
Khu vực ngành nghề hiện nay có rủi ro cao nhất là Bất động sản, trong khi
đó VIB cấp tín dụng cho lĩnh vực này là rất thấp
Chiến lược cấp tín dụng của VIB là nhắm vào lĩnh vực thương mại, tiêu dùng, do đó tỷ trọng dư nợ tín dụng của 2 lĩnh vực cho vay thương mại và cho vay tiêu dùng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, các ngành nghề còn lại như xây dựng, bất động sản…chiếm tỷ lệ rất thấp (xem bảng tính camels chi tiết đính kèm)
Kết luận:
- Chất lượng tín dụng của VIB là an toàn
- Phân bổ tín dụng dàn trải, không tập trung quá nhiều vào bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào vượt 45% trên tổng dư nợ cho vay Riêng ngành bất động sản là ngành đang có rủi ro cao, VIB cấp tín dụng cho ngành này thấp
Trang 5- Tỷ lệ nợ xấu rất thấp (dưới chuẩn qui định về nợ xấu 5% rất xa) Kết hợp với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ nợ xấu của VIB, có thể kết luận rủi ro mất khả năng thanh khoản của VIB là rất thấp
3 Quản trị lành mạnh (Management Soundness – M)
Tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu 78,94% 92,62% 73,06% Thu nhập trên một lao
động/nhân viên (đồng/tháng) 5.763.862 8.456.000 8.668.000
Số lượng các định chế tài chính
(Chi nhánh và phòng giao dịch) 98 107 110
Khả năng quản lý chi phí:
Năm 2009, VIB đã hạ thấp chi phí trong doanh thu so với hai năm 2007 và
2008 Nếu 2007 và 2008 cứ trong 100 đồng doanh thu chứa 78,94 và 92,62 đồng chi phí thì sang năm 2009 chỉ còn 73,06 đồng chi phí trong một trăm đồng doanh
thu Điều này chứng tỏ khả năng quản lý chi phí VIB năm 2009 có tiến bộ.
Thu nhập bình quân:
Năm 2009, thu nhập bình quân một nhân viên/tháng là 8,6 triệu đồng, đây
là mức thu nhập trung bình so với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống
Lương là chi phí, với mức lương năm 2009 cao hơn 2008 và 2007 chứng tỏ Ngân hàng Quốc tế VN hoạt động hiệu quả thì mới đủ khả năng tăng chi phí lương như vậy.
Gia tăng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch:
Năm 2007 có 98 chi nhánh và phòng giao dịch, đến hết năm 2009 con số này là 110, mức gia tăng 11 chi nhánh tương đương tỷ lệ tăng 11,2%, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của VIB chưa cao so với các ngân hàng TMCP hàng đầu hiện nay, với cố gắng mà VIB đã thực hiện trong 2009 như: thay đổi nhận diện thương hiệu, nâng cao các dịch vụ tài chính… cho thấy VIB đang có những bước tiến trong việc nâng cao hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng
Trang 6Kết luận:
Khả năng quản trị của Ngân hàng TMCP Quốc tế VN được nâng dần qua các năm thể hiện qua chi phí giảm, lương bình quân CBCNV tăng và gia tăng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch
Trang 74 Thu nhập (Earning – E):
4.1 Tỷ suất sinh lợi: ROA, ROE
Đơn vị tính: tỷ đồng
Lãi sau thuế (lãi ròng ) 308,822 168,844 463,216
Vốn chủ sở hữu 2.148,822 2.233,987 2.891,069
Lợi nhuận chưa phân phối 83,680 168,845 464,530
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) Lãi ròng/Tổng tài sản 0,79% 0,49% 0,82%
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) Lãi ròng/Vốn chủ 14,4% 7,6% 16% Trung bình nghành:
CHỈ SỐ ROA QUA CÁC NĂM
0.79%
0.49%
0.82%
0.00%
0.10%
0.20%
0.30%
0.40%
0.50%
0.60%
0.70%
0.80%
0.90%
NĂM
CHỈ SỐ ROA
Trang 8CHỈ SỐ ROE QUA CÁC NĂM
14.4%
7.6%
16.0%
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%
8.0%
10.0%
12.0%
14.0%
16.0%
18.0%
NĂM
CHỈ SỐ ROE
Trong hoạt động, ngân hàng phải cân bằng giữa 3 Mục tiêu là lợi nhuận, an toàn và tăng trưởng Trong đó, lợi nhuận và an toàn là 2 mục tiêu trái ngược nhau, lợi nhuận cao thì an toàn thấp (rủi ro cao) ngược lại an toàn quá cao thì kìm hãm lợi nhuận
Năm 2008 là năm nền kinh tế có nhiều biến động, khủng hoảng tài chính thế giới, trong nước đầu năm 2008 thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, cuối năm thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất cơ bản thay đổi liên tục với biên độ lớn “giật cục” (lãi suất cơ bản vào tháng 06/2008 là 14%, tháng 12/2008 là 8,5%) Với tình hình kinh doanh đầy rủi ro nêu trên, VIB định hướng chiến lược ưu tiên
là an toàn , lợi nhuận và tăng trưởng là mục tiêu theo sau
Trang 94.2 Cơ cấu thu nhập:
Đvt: triệu đồng
Thu nhập
Tỷ trọng Thu nhập
Tỷ trọng Thu nhập
Tỷ trọng
Thu nhập từ lãi cho vay 1.949.745 89% 4.098.267 95% 3.721.763 87%
Thu từ hoạt động dịch vụ 91.785 4% 145.539 3% 203.138 5%
Thu từ kinh doanh ngoại hối 13.714 1% 69.389 2% 122.213 3%
Thu từ chứng khoáng kinh doanh 0 0% 0 0% 0 0%
Thu từ chứng khoáng đầu tư 80.642 4% -78.302 -2% 67.443 2%
Thu từ hoạt động khác 29.155 1% 68.671 2% 164.726 4%
Thu từ góp vốn, mua cổ phần 17.372 1% 10.395 0.2% 9.931 0.2%
Cộng 2.182.413 4.313.959 4.289.214
Trong cơ cấu thu nhập của VIB qua các năm, thu nhập từ lãi cho vay vẫn chiếm ở mức cao trên 80%, trong khi thu từ hoạt động dịch vụ chưa vượt được mức 6% Đây là tỷ trọng mà VIB cần phải khắc phục trong những năm tới Nếu VIB nâng được tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ từ 25% đến 40% trên tổng thu nhập thì sẽ giúp VIB tránh được rủi ro rất lớn trong tình hình kinh tế đang có biến động và cạnh tranh lãi suất quyết liệt trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng hiện nay
Kết luận:
- Mặc dù năm 2009 là năm khó khăn cho ngành ngân hàng nhưng VIB đã có những phát triển đáng kể ROE năm 2009 là 16% (tăng so với ROE năm 2008) điều đó chứng tỏ VIB sử dụng tốt nguồn vốn để đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
- Cơ cấu thu nhập của VIB chưa hài hòa so với xu thế của ngành Ngân hàng thương mại hiện đại, tức là phải nâng cao tỷ trọng thu nhập của hoạt động dịch
vụ nhằm giảm thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng do có nhiều bất ổn trong nền kinh tế
Trang 105 Tính thanh khoản (Liquidity - L):
Tỷ lệ cho vay/tiền gửi Tổng cho vay/Tổng tiền gửi 96% 82% 81% Khả năng thanh toán
ngay
Tài sản có thể thanh toán ngay/
Số tiền cho vay tại VIB giảm qua các năm, chứng tỏ VIB thận trọng hơn trong việc sử dụng tiền gởi để cho vay
Khả năng thanh khoản tức thì năm 2009 có giảm nhẹ so với 2008 và 2007 nhưng vẫn ở mức an toàn, cứ 1 đồng nợ phải thanh toán ngay thì có 2,22 đồng tài sản có thể thanh toán ngay đáp ứng
Kết luận:
VIB không gặp khó khăn trong thanh khoản.
6 Độ nhạy rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk - S)
Tài sản nhạy cảm lãi suất gồm: A 10.524.899 11.608.814 19.039.279
Các khoản cho vay ngắn hạn gồm: 10.524.899 11.608.814 19.039.279
Cho các tổ chức tín dụng khác vay 500.000 0 1.639.490
Cho vay khách hàng ngắn hạn 10.024.899 11.608.814 17.399.789
Nợ nhạy cảm lãi suất gồm: B 2.876.456 2.506.390 7.813.403
Vay liên hàng 210.000 66.140 3.556.505
Tiết kiệm ngắn hạn 2.666.456 2.440.250 4.256.898
Các năm 2007, 2008, 2009 tài sản nhạy cảm lãi suất điều lớn hơn nợ nhạy cảm lãi suất
Theo lý thuyết:
- Tình huống 1: Nếu tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn Nợ nhạy cảm lãi suất
thì khi lãi suất giảm thì điều này bất lợi cho ngân hàng vì thu lãi sẽ giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn
Trang 11- Tình huống 2: Ngược lại, nếu tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn Nợ nhạy
cảm lãi suất thì khi lãi suất tăng thì điều này bất lợi cho ngân hàng vì tốc
độ tăng chi phí lãi lớn hơn tốc độ thu nhập lãi
Như vậy, trạng thái rủi ro lãi suất của VIB đang ở trường hợp thứ 1, đặc biệt với sự biến động lãi suất theo chiều hướng giảm (lãi suất cơ bản chỉ còn 8%) vào cuối năm 2009 thì sẽ ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của Ngân hàng Quốc tế VN mà cụ thể là thu nhập từ cho vay
Kết luận:
Với cơ cấu tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn nợ nhạy cảm lãi suất, kết hợp biến động lãi suất theo chiều hướng giảm và giữ nguyên tại mức 8% vào cuối năm 2009 thì đây là điều hoàn toàn bất lợi cho VIB, lợi nhuận sẽ bị giảm
Do đó một lần nữa các chỉ số tài chính cho chúng ta thấy tầm quan trọng phải nâng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập của VIB
III KẾT LUẬN
Thông qua các chỉ số của khung phân tích Camels đã cho chúng ta thấy mặt tốt và mặt yếu kém tình hình tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế VN qua ba năm 2007, 2008 và 2009
Mặt tốt:
- An toàn vốn (Capital Adequency): Vốn điều lệ đã được chấp thuận nâng
lên 3000 tỷ đồng (đảm bảo quy định của Ngân hàng Nhà nước) Hệ số an toàn vốn ở mức trên 8%
- Chất lượng tài sản (Asset Quality - A): tỷ lệ nợ xấu khá thấp.
- Quản trị lành mạnh (Management Soundness): tỷ trọng chi phí trong
doanh thu luôn được giảm dần qua các năm, lương bình quân nhân viên tăng
và số lượng chi nhánh phòng giao dịch tăng
- Thu nhập (Earning - E): mặc dù năm 2009 là năm đầy biến động rủi ro
nhưng VIB vẫn duy trì ROE và ROA ở mức cao hơn trung bình ngành
- Thanh khoản (Liquidity- L): không gặp khó khăn trong thanh khoản
Trang 12- Độ nhạy rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk - S): Rủi ro lãi suất
ở mức thấp, có thể cải thiện được
Mặt yếu kém:
Khung Camels đã chỉ ra cho chúng ta thấy thu nhập của VIB phụ thuộc quá lớn vào lãi cho vay (hơn 80%), lãi suất cơ bản giảm mạnh (chỉ còn 8%) trong khi đó tài sản nhạy cảm lãi suất lại cao hơn nợ nhạy cảm lãi suất, điều này chỉ ra rằng nếu VIB đang ở tình huống bất lợi và nếu không nâng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập thì VIB sẽ bị sụt giảm doanh thu trong năm 2010, vì theo dự báo lãi suất cơ bản năm 2010 không vượt quá 8.5% (vẫn ở mức thấp)
Việc phân tích và đánh giá tình hình sức khỏe tài chính của một ngân hàng thông qua khung phân tích CAMELS là hết sức quan trọng, tuy nhiên CAMELS sẽ là vô nghĩa khi thông tin báo cáo tài chính của các ngân hàng cố tình giả mạo hay không chính xác Vì vậy cần nâng các qui định về công bố thông tin thành Luật là cần thiết cho tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại và tương lai./