1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam-VIB Đại Kim

58 557 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 220,72 KB

Nội dung

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra làlàm sao để có thể tăng cường huy động được nguồn vốn với chi phí hợp lý và ổn định,khai thác tối đa những nguồn vốn đang còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh

Trang 1

Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em

đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, các cá nhânđoàn thể thể trong và ngoài trường

Trước hết em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các thầy côgiáo trong khoa Tài chính Ngân hàng, Ban giám hiệu trường Đại Học Thương mại,những người đã trang bị những kiến thức, giúp em rèn luyện, định hướng đúng đắntrong học tập và tu dưỡng đạo đức trong suốt bốn năm học vừa qua

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Th.SNguyễn Thùy Linh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thựchiện khóa luận tốt nghiệp này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo Ngân hàngTMCP Quốc Tế Việt Nam – VIB Đại Kim, các anh chị phòng Kế Toán, phòng KháchHàng cùng toàn thể các anh chị trong ngân hàng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiệnthuận lợi cho em được tham gia tiếp cận thực tế hoạt động của ngân hàng nhằm phục

vụ cho đề tài nghiên cứu

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè

đã động viên, tạo điều kiện, giúp đỡ, ủng hộ em về cả vật chất lẫn tinh thần trong suốtthời gian qua để em hoàn thành khóa học, giúp đỡ em để em hoàn khóa luận tốt nghiệpnày

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

LỜI NÓI ĐẦU 8

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Kết cấu khóa luận 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1.1 Khái niệm về NHTM 1

1.1.2 Khái niệm nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1

1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐÔNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .3

1.3 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.3.1 Khái niệm về hoạt động huy động vốn của NHTM 3

1.3.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 4

1.3.3 CHI PHÍ HUY ĐỘNG 5

1.3.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN 6

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 7

1.4.1 Nhân tố chủ quan 7

1.4.2 Nhân tố khách quan 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM – VIB ĐẠI KIM 13 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB Đại Kim 13

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 13

2.1.2 Giới thiệu về VIB Đại Kim 13

2.1.3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC 13

2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 15

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 15

Trang 3

VỐN CỦA VIB ĐẠI KIM .20

2.3.2.1 Chính sách huy động vốn của VIB 20

2.3.2.2 Biến động nguồn vốn của VIB 21

2.3.2.4 Chi phí huy động vốn 29

2.3.2.5 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn 32

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯƠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUỐC TẾ VIỆT NAM-PHÒNG GIAO DỊCH ĐẠI KIM 35

3.1 CÁC KẾT LUẬN QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIB ĐẠI KIM .35

3.1.1 NHỮNG THÀNH CÔNG ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIB ĐẠI KIM .35

3.1.2.MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN .35

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIB ĐẠI KIM 38

3.2.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIB 38 3.2.1.1 TRIỂN KHAI THÊM CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG MỚI ĐA DẠNG HƠN .38

3.2.1.3 CHÚ TRỌNG CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG 40

3.2.1.4 NÂNG CAO VAI TRÒ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, LÀ KÊNH PHẢN HỒI TỐT CHO MARKETING 41

3.2.1.5.MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI GIAO DỊCH VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 41

3.2.1.6.HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETTING NGÂN HÀNG 41

3.2.1.7.HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG 42

3.2.1.8.NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 42

3.2.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 43

3.2.2.1 ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 43

3.2.2.2 KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ 44

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 4

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của VIB Đại Kim 22

Bảng 2.2: Danh sách đối tượng tham gia phỏng vấn .23

Bảng 2.3 Kết quả phỏng vấn chuyên gia tại VIB Đại Kim 25

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 28

Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn 29

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn không kỳ hạn theo đối tượng khách hàng 30

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn có kỳ hạn theo đối tượng khách hàng 32

Bảng 2.8: Cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng 33

Bảng 2.9: Cơ cấu vốn theo phương thức huy động 34

Bảng 2.10: Cơ cấu vốn theo loại tiền 36

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về chi phí trả lãi, thu lãi và lãi suất huy động bình quân giai đoạn 2010-2012 37

Bảng 2.12: Chênh lệch lãi suất bình quần 38

Bảng 2.13: Huy động và sử dụng vốn ngắn hạn 39

Bảng 2.14: Vốn dài hạn và sử dụng vốn trung, dài hạn 40

Trang 5

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức VIB Đại Kim 23

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 30

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn không kỳ hạn theo đối tượng khách hàng 33

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng vốn có kỳ hạn theo đối tượng huy động vốn 34

Biểu đồ 2.4:Cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng 36

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn theo phương thức huy động 37

Biểu đồ2.6: Chênh lệch lãi suất bình quân 40

Biểu đồ 2.7: Quan hệ giữa vốn huy động ngắn hạn và cho vay ngắn hạn 42

Biểu đồ 2.8: Quan hệ giữa huy động vốn dài hạn và cho vay trung, dài hạn 43

Trang 6

NHNN: Ngân hàng nhà nước

Trang 7

1.Tính cấp thiết của đề tài

Để tồn tại và phát triển, NHTM không những phải có vốn mà còn phải khôngngừng tăng cường huy động vốn để đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng nhưmục tiêu thanh khoản và an toàn trong hoạt động của mình Tuy nhiên, vấn đề đặt ra làlàm sao để có thể tăng cường huy động được nguồn vốn với chi phí hợp lý và ổn định,khai thác tối đa những nguồn vốn đang còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân

cư để có một nguồn vốn phong phú với cơ cấu vốn tối ưu đáp ứng nhu cầu phát triểncủa xã hội và của bản thân mỗi ngân hàng

Các ngân hàng hiện nay đang trong một cuộc chạy đua khốc liệt - cạnh tranh vềvốn, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ, nhằm gia tăng hiệu quả hoạtđộng, gia tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận Để duy trì hoạt động và phục vụ cho mụcđích kinh doanh, ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn Nguồn vốn các ngân hàng huyđộng được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nguồn vốn chủ yếu vẫn lànguồn tiền gửi của tổ chức và dân cư Vấn đề huy động vốn sao cho hiệu quả luôn làvấn đề khiến các nhà quản trị ngân hàng phải đau đầu, nhất là trong tình hình chính trị

và kinh tế thế giới có nhiều bất ổn như hiện nay đã tác động đến tâm lý người gửi tiền

và gây những ảnh hưởng xấu đến công tác huy động vốn của ngân hàng

Do đó việc nghiên cứu về công tác huy động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàngTMCP Quốc Tế Việt Nam – VIB Đại Kim là một yêu cầu cấp thiết để giúp cho nhàquản trị ngân hàng nói chung và các nhà quản trị Ngân hàng TMCP Quốc Tế ViệtNam – VIB Đại Kim nói riêng có những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng côngtác huy động nguồn vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung củangân hàng Xuất phát từ những lý do trên, cùng kinh nghiệm thực tiễn trong thời gianthực tập tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam kết hợp với kiến thức học được, em

chọn đề tài: “Huy động vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam-VIB Đại Kim” để làm khóa luận tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài:

Mục tiêu tổng quát :

Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng và có tính quyết định trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng.Vì vậy mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tình

Trang 8

năm vừa qua.

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa những lý luận về về huy động vốn của Ngân hàng Thương mại

- Phân tích các hình thức huy động vốn, đánh giá thực trạng huy động Vốn củaNgân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam-VIB Đại Kim

- Khóa luận đề xuất giải pháp tăng cường huy động Vốn tại Ngân hàng TMCPQuốc tế Việt Nam-VIB Đại Kim

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

- Phạm vi nghiên cứu là thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tếViệt Nam-VIB Đại Kim, thời gian từ năm 2010 đến năm 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là phương phápphỏng vấn, điều tra nghiên cứu, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và các phươngpháp khác để giải quyết những vấn đề đặt ra trong khóa luận

- Phương pháp tổng hợp

Từ các dữ liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp lại theo các tiêu thức cầnthiết, sau đó thống kê các kết quả, các con số theo các tiêu thức đó như số liệu tìnhhình nợ xấu các năm, kết quả báo cáo tài chính của ngân hàng…

- Phương pháp so sánh: dựa trên các báo cáo tổng hợp, các số liệu thứ cấp, tiếnhành so sánh mức chênh lệch, độ thay đổi qua các năm, giữa các tiêu thức để rút ra kếtluận về sự tăng trưởng, hoạt động, nhân tố nào chiếm vị trí quan trọng Điều kiện sosánh các số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đolường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh

- Phương pháp quy nạp: nhận định từ những vấn đề nhỏ, chi tiết rồi mới đi đếnkết luận chung của vấn đề cần phân tích

- Phương pháp thống kê: tổng hợp các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được từ đóhình thành nên các bảng số liệu, các biểu so sánh để thấy được xu hướng của sự biếnđổi Phân tích các thông tin, xem xét sự tác động, tương tác giữa các yếu tố, chiềuhướng hoạt động của chúng như thế nào.Phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro

Trang 9

đâu, sự tác động của các yếu tố môi trường đến công tác quản trị.

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết thúc,tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của khóa luậnđược kết cấu thành 3 chương:

-Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàngthương mại

-Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổphần Quốc tế Việt Nam- VIB Đại Kim

-Chương 3: Kết luận và đề xuất nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tạiNgân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIB Đại Kim

Trang 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Một số khái niệm cơ bản có liên quan tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về NHTM

Ngân hàng thương mại có lịch sử phát triển từ rất sớm, gắn liến với quá trìnhphát triển của nền kinh tế Ngày nay, ngân hàng thương mại là một trong những tổchức quan trọng nhất của nền kinh tế và thường chiếm tỷ trọng lớn về quy mô tài sản,thị phần và số lượng các ngân hàng Ngân hàng thương mại là một định chế tài chínhkinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụkhác

Ngân hàng được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau Theo cácnhà kinh tế học: “Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính với chức năngchính là chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sang người có cơ hội đầu tư, từngười tiết kiệm sang người có nhu cầu chi tiêu, và được phân biệt với các trung giantài chính khác ở chức năng thanh toán riêng có của ngân hang thương mại” Các nhàquản lý thì cho rằng: “Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnhvực tiền tệ”

Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam: “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộhoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”, trong đó: “Hoạtđộng ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng”

1.1.2 Khái niệm nguồn vốn của ngân hàng thương mại

a) Nguồn vốn

Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện cácmục tiêu kinh tế xã hội nói chung của nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanhcủa doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn.Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm

về vốn của NHTM như sau:

Trang 11

“ Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàngthương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện cácdịch vụ kinh doanh khác.”

b) Nguồn vốn chủ sở hữu

Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chính ngân hàng, ngân hàng có toànquyền sử dụng gồm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà cửa…Đây lànguồn vốn khá quan trọng, trước hết nó tạo uy tín cho chính ngân hàng Ngân hàng có

to, đẹp, bề thế thì mới tạo được cảm giác an toàn cho khách hàng khi đến giao dịch.Đối với mỗi ngân hàng, nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn rất đa dạngtùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự pháttriển của thị trường

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổsung trong quá trình hoạt động, các quỹ, nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổphần

c) Nguồn vốn huy động

Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thươngmại Với việc huy động vốn, ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có trách nhiệmphải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho người gửi Ngân hàng có thể huy động vốn

từ dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội …với nhiều hình thức khác nhau

d)Nguồn vốn vay

Bên cạnh việc huy động tiền gửi, nhiều lúc các ngân hàng cũng phải đi vay đểđảm bảo thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc… Các ngân hàng có thể vay ở NHNN,vay các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn

Trang 12

 Nguồn trong thanh toán

Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt như:L/C, ủy nhiệm thu, ủy nhiệmchi… hay ngân hàng là đầu mối trong đồng tài trợ cũng giúp ngân hàng làm tăng ngồnvốn của mình Những ngân hàng là đầu mối trong hợp đồng đồng tài trợ có kết số dư

từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay

 Nguồn khác

Gồm các khoản phải nộp, phải trả như: Thuế chưa nộp, lương chưa trả… Cácnguồn vốn khác của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử dụng đôi khi rất ngắn,nhưng với nguồn vốn này, ngân hàng không phải tốn kém chi phí huy động, hơn nữacó thêm điều kiện phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhucầu của khách hàng

1.2 Sự cần thiết của hoạt đông huy động vốn trong ngân hàng thương mại.

Như đã đề cập trong tổng nguồn vốn của một ngân hàng, vốn chủ sở hữu chỉchiếm một phần rất nhỏ, còn đại bộ phận là nguồn vốn huy động từ các đối tượng khácnhau Phải có vốn huy động ngân hàng mới có thể hoạt động bình thường và phát triểnbởi chức năng chủ yếu của nguồn vốn chủ sở hữu là bảo vệ an toàn và điều chỉnh hoạtđộng ngân hàng Như vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh các ngân hàng dựa vàonguồn vốn chủ sở hữu để đưa ra các quyết định kinh tế cho phù hợp với các qui địnhcủa luật pháp Còn nguồn vốn được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh sinh lời củamột ngân hàng chính là từ vốn huy động Nguồn vốn huy động càng nhiều ngân hàngcàng có khả năng cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế từ đó thúc đẩy sự tăng trưởngcũng như làm giàu cho ngân hàng Như vậy chỉ với vốn huy động ngân hàng mới cóthể làm tốt chức năng trung gian tín dụng- chức năng quyết định sự duy trì và pháttriển của ngân hàng, đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng còn lại

1.3 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm về hoạt động huy động vốn của NHTM

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại là hoạt động thu hút tiền gửitrên thị trường 1 (thị trường cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội) và trên thịtrường 2 (thị trường các tổ chức tín dụng) dưới các hình thức: tiền gửi giao dịch, tiềngửi kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá,… Trong nguồn vốn huy động,có một số thành phần không ổn định, khả năng giao dịch cao và tỷ lệ lãi suất thấp; một

số khác hạn chế khả năng giao dịch, ổn định hơn và lãi suất cao hơn; nguồn vốn có kỳ

Trang 13

hạn dài và xác định trước có mức lãi suất cao nhất

Như vậy, hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quantrọng nhất của ngân hàng thương mại Hoạt động này mang lại nguồn vốn cho các ngânhàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động cho vay, đầu tư và cungcấp các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng

Mục tiêu quản lý vốn huy động nhằm vào mục tiêu quản lý chung của ngân hàngthương mại là an toàn và sinh lời, số lượng và chất lượng của nguồn vốn huy động ảnhhưởng đến số lượng và chất lượng các khoản cho vay và đầu tư

1.3.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

a) Phân loại theo thời gianPhân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liênquan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng nhưthời gian phải hoàn trả khách hàng Theo thời gian, hình thức huy động được chiathành: huy động ngắn hạn, huy động trung hạn, huy động dài hạn

b) Phân loại theo đối tượng huy động

 Huy động vốn từ dân cư

Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng.Toàn bộ thunhập quốc dân ở tình trạng tạm thời nhàn rỗi, các khoản thu nhập tích lũy sử dụngtrong tương lai hay các khoản dự phòng biến cố của các cá nhân, các gia đình được gửivào ngân hàng vừa là nơi giữ hộ, vừa là nơi sinh lãi, đem lại một phần thu nhập

 Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội

Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổngnguồn vốn Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớnhay nhỏ đều có tài khoản trong ngân hàng Các doanh nghiệp khi bán được hàng hóađều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp vàcác tổ chức xã hội không giống nhau

c) Phân loại theo phương thức huy động vốnTrong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp, cá nhân bao giờ cũng có một bộphận tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng hoặc thanh toán, các cá nhân,doanh nghiệp có thể gửi các khoản tiền này vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửikhông kỳ hạn và có kỳ hạn khác nhau

Trang 14

Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền gửichất lượng cao, các ngân hàng thương mại đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huyđộng khác nhau Các hình thức huy động bao gồm:

 Huy động tiền gửi giao dịch

 Huy động tiền gửi có kỳ hạn

 Huy động tiền gửi tiết kiệm

 Phát hành giấy tờ có giá

d) Phân loại theo loại tiền huy động

 Huy động vốn bằng nội tệ

Huy động bằng nội tệ của các tầng lớp dân cư: đây chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm,nguồn này có quy mô, cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động bằng nội tệ nhưng tăngtrưởng không ổn định Nhược điểm huy động tiền gửi tiết kiệm có lãi suất huy độngbình quân cao, kì hạn tiền gửi danh nghĩa của người dân thường ngắn (kì hạn nhỏ hơn

12 tháng)

Tiền gửi bằng nội tệ của các tổ chức kinh tế- xã hội: nguồn tiền này cũng cóquy mô, cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động Tiền gửi này thường là tiền gửi giaodịch hoặc có kì hạn ngắn, hưởng lãi suất thấp

Tiền gửi bằng nội tệ của các tổ chức tín dụng khác: nguồn này có quy mô, cơcấu nhỏ trong tổng nguồn tiền gửi bằng nội tệ Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụngkhác thường có mức độ tăng trưởng khá cao, nhưng chủ yếu là nguồn trong thanh toán,ngân hàng cũng không sử dụng nhiều nguồn này để cho vay và đầu tư

Huy động bằng nội tệ của các tầng lớp dân cư: đây chủ yếu là tiền gửitiết kiệm, nguồn này có quy mô, cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động bằng nội tệnhưng tăng trưởng không ổn định

 Huy động bằng ngoại tệ

Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng nhỏ Việc huyđộng vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất trên thị trường quốc tế vàtình trạng khan hiếm VNĐ

1.3.3 Chi phí huy động

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ởkhoản chi phí trả lãi (lãi trả cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí khôngdưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn

Trang 15

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả

về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

Tìm kiếm được nguồn vốn có chi phí thấp nhất để đáp ứng cho nhu cầu vay vàđầu tư trong khi vẫn thỏa mãn được các yêu cầu tương xứng giữa huy động vốn và sửdụng về các phương diện quy mô, thời hạn và tính ổn định

Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận nhữngrủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn

Tùy theo tính chất từng nguồn vốn sẽ có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau

Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gáng tạo ra các ưu thế củariêng mình trong đó có lãi suất cạnh tranh

1.3.4 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Xuất phát từ kế hoạch sử dụng vốn để có chiến lược HĐV phù hợp HĐV đảm bảophù hợp với sử dụng vốn cả về loại tiền, kỳ hạn, lãi suất sẽ góp phần đem lại lợi nhuậncao cho ngân hàng và thực hiện đúng cam kết với khách hàng Quy mô nguồn vốn củamột NHTM cần phải có sự ổn định, phù hợp với lãi suất và kỳ hạn của nó Sự gia tăngnguồn vốn theo tiêu chí nào là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngânhàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản

và ổn định của nguồn vốn

Các danh mục tài sản của ngân hàng cần được xem xét dưới góc độ cơ cấu thờihạn để xác định sự phù hợp với nguồn

 Trước hết là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn vốn

Nguồn huy động thường gắn với kì hạn nhất định, được ngân hàng tuyên bố, đó

là kì hạn danh nghĩa của nguồn Các kì hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãisuất nhất định, theo xu hướng nguồn có kì hạn danh nghĩa càng dài thì lãi suất càngcao Kì hạn danh nghĩa chỉ là một tiêu chí phản ánh tính ổn định của nguồn vốn Kìhạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của một ngân hàng

 Kỳ hạn thực của nguồn vốn

Từ kì hạn danh nghĩa, ngân hàng sẽ đưa ra kì hạn huy động phù hợp với thịtrường Ngân hàng rất quan tâm tới kì hạn thực tế của nguồn tiền bởi kì hạn thực tếliên quan chặt chẽ tới kì hạn các khoản cho vay đầu tư

Kì hạn thực tế của nguồn vốn là thời gian mà khoản vốn đó tồn tại liên tục tạimột đơn vị ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng tới kì hạn danh nghĩa đều tác động tới

Trang 16

kì hạn thực tế Bên cạnh đó, lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, giữa các nguồnvốn, nhu cầu chi tiêu đột xuất cũng ảnh hưởng tới kì hạn này.

 Phải có khả năng chuyển hoán kì hạn của các nguồn vốn

Về nguyên tắc, nguồn vốn huy động loại thời hạn nào phải cho vay theo thờihạn đó Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng như trong điều kiện nền kinh tế ổnđịnh, ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vàocác tài sản có thời hạn dài hơn nhưng ở một tỷ lệ nhất định vì nếu lớn hơn nữa thì đếnmột thời điểm nào đó phải chịu sức ép về khả năng thanh toán vì dư nợ cho vay là mộttài sản kém lỏng mà cho vay dài hạn là một loại tài sản kém lỏng nhất

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM

Mỗi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế đều diễn ra trong một môi trường,điều kiện nhất định Mỗi môi trường đều có tính hai mặt của nó, một mặt nó tạo điềukiện cho hoạt động kinh doanh, nhưng mặt khác nó cũng có thể hạn chế sự phát triểncủa những hoạt động đó Hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyên, liên tục,

là hoạt động chính quyết định khả năng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trênthực tế công việc chủ yếu này của ngân hàng không phải lúc nào cũng diễn ra thuậnlợi, nó chịu ảnh hưởng của nhiếu yếu tố, bao gồm cả yếu tố mang tính chủ quan và yếu

tố mang tính khách quan

1.4.1 Nhân tố chủ quan

Đây là nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên trong các NHTM, hình thànhtrong quá trình hoạt động của ngân hàng do các nguyên nhân chủ quan về phía ngânhàng Các ngân hàng khi đã nhận biết được thì có khả năng xoá bỏ các tác nhân gâyhậu quả xấu và tăng cường, phát huy các tác nhân mang tính tích cực

a) Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Để xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh, ngân hàng thường tìm cách đánhgiá vị thế hiện tại của của mình trong hệ thống ngân hàng để thấy được những điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, đồng thời ngân hàng cũng phải dự đoán thayđổi môi trường để tìm cho mình hướng đi thích hợp Chiến lược của ngân hàng có thểtập trung vào việc phát triển chất lượng và quy mô nguồn vốn, hoặc tập trung vào việcthu hút tiền gửi của dân cư, hay chú trọng vào việc cho vay và đầu tư Ngày nay cácngân hàng dều có xu hướng hoạt động đa năng nhằm tìm kiếm lợi nhuận, phân tán rủi

ro Một chiến lược kinh doanh đúng đắn bao giờ cũng đi cùng với huy động vốn hiệu

Trang 17

quả Bên cạnh đó quy mô vốn chủ sở hữu và nhu cầu vốn của NHTM cũng là yếu tốảnh hưởng đến quy mô huy động vốn Vì vậy mỗi NHTM cần chú trọng tăng quy môvốn chủ sở hữu vì đây cũng là một trong những nhân tố đảm bảo uy tín ngân hàng, tạoniềm tin cho khách hàng.

b) Chính sách lãi suất

Lãi suất là yếu tố mà bất cứ cá nhân hay tổ chức nào gửi tiền vào ngân hàng đềuquan tâm Lãi suất huy động vốn hợp lý là một lãi suất vừa có khả năng hấp dẫn cácđối tượng tham gia gửi tiền vào ngân hàng nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo đượcngân hàng kinh doanh có lãi Chính sách lãi suất thể hiện sự cân đối nguồn vốn củamỗi NHTM sao cho chi phí bỏ ra hợp lý mà vẫn mang tính cạnh tranh trong hệ thốngngân hàng Một thay đổi đúng đắn trong chính sách lãi suất sẽ làm tăng nguồn vốn huyđộng và ngược lại

c) Marketing ngân hàng

Cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt và mạnh mẽhơn bao giờ hết Marketing ngân hàng là cả một quá trình, bao gồm từ nghiên cứu thịtrường, xây dựng chính sách phát triển cho đến giới thiệu, khuyếch trương sản phẩmmới ra công chúng Hoạt động marketing ngân hàng không những làm tăng sức mạnhcạnh tranh trong mỗi ngân hàng mà còn làm tăng khả năng sinh lợi và đem lại sự antoàn trong kinh doanh của ngân hàng

d) Mạng lưới phòng giao dịch, cơ sở vật chất trang thiết bị và trình độ khoa họccông nghệ của ngân hàng

Ngày nay, trong thời đại mà công nghệ phát triển như vũ bão thì việc áp dụngcông nghệ mới vào trong hoạt động kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất chính làmột yêu cầu cấp bách đối với tất cả các tổ chức kinh tế nói chung chứ không riêng gìcác NHTM Nếu ngân hàng được trang bị các trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiêntiến, trình độ sử dụng và vận hành của cán bộ ngân hàng có hiệu quả thì chất lượngdịch vụ sẽ được nâng cao, khách hàng sẽ thấy hài lòng và an tâm khi đến gửi tiền vàongân hàng

Mạng lưới huy động của các ngân hàng thường được thể hiện thông qua cácquỹ tiết kiệm, phòng giao dịch Khi cá nhân có tiền nhàn rỗi, họ thường tìm đến nhữngnơi giao dịch gần nhất để gửi tiết kiệm Mạng lưới huy động rộng khắp sẽ tạo điềukiện thu hút tiền gửi của nhân dân Với cùng lãi suất như nhau, ngân hàng nào có cơ sở

Trang 18

vật chất, trang thiết bị, công nghệ và mạng lưới tốt hơn sẽ tiết kiệm được thời gian chokhách hàng, có thể phục vụ tốt số lượng đông khách hàng hơn, như vậy sẽ thu hútđược nhiều khách hàng đến gửi tiền hơn từ đó hiệu quả huy động vốn sẽ được nângcao hơn.

e) Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chính là một hình thức bán hàng trựctiếp, do vậy phong cách, thái độ, trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, nhân viênngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng Cán bộ nhân viên của ngân hàng trực tiếp,tiếp xúc với khách hàng, tạo ấn tượng với khách hàng cho chính ngân hàng đó Độingũ cán bộ, nhân viên ngân hàng am hiểu nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cáchphục vụ khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả huy động vốn

f) Uy tín của ngân hàng

Một ngân hàng có uy tín thường có lợi thế trong việc huy động vốn vì họthường giữ được một lượng lớn những khách hàng trung thành Những khách hàng màngân hàng thu hút được bằng uy tín thường có xu hướng gắn bó lâu dài với ngân hàng

vì họ tin rằng ngân hàng luôn có những dịch vụ tốt nhất dành cho họ và đồng tiền của

họ nằm ở đây luôn được đảm bảo an toàn Một ngân hàng có uy tín không những giữđược khách hàng hiện hữu mà còn có lợi thế trong việc thu hút được những kháchhàng mới Các ngân hàng có đội ngũ lãnh đạo là những người có danh tiếng, bằng cấpcao, đào tạo nhân viên chặt chẽ khắt khe, kỷ luật lao động nghiêm ngặt, cũng để tạoniềm tin cho khách hàng

g) Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng

Có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng, nếu cùng một lãi suất huy động, ngânhàng nào đưa ra các dịch vụ tốt và đa dạng hơn thường có lợi thế so với các ngân hàngkhác bởi vì khách hàng thường có xu hướng lựa chọn các dịch vụ hoàn chỉnh hơn làcác dịch vụ đơn lẻ, đồng thời họ cũng yên tâm hơn khi giao dịch với một ngân hàng cónhiều thông tin, có khả năng tư vấn hỗ trợ họ nhiều hơn Chất lượng dịch vụ tốt, dịch

vụ hoàn chỉnh, đa dạng không chỉ giúp ngân hàng thu hút các khách hàng mới màquan trọng hơn là còn giữ được các khánh hàng hiện hữu

1.4.2 Nhân tố khách quan

Những nhân tố khách quan thuộc về môi trường bên ngoài ngân hàng thương mại,các ngân hàng thương mại chỉ có thể nhận biết và tìm cách hạn chế các tác động tiêu cực

Trang 19

của chúng mà không thể thay đổi các nhân tố này được.

a) Môi trường kinh tế - xã hội

Một nền kinh tế ổn định luôn là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngânhàng Nền kinh tế được coi là ổn định khi có các biểu hiện: Lạm phát được kiểm soát,không có dấu hiệu của khủng hoảng, suy thoái, mức sống của người dân được đảmbảo

Bên cạnh các yếu tố vĩ mô như lạm phát, suy thoái Hoạt động huy động vốncòn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mật độ dân cư trong địa bàn hoạt động, thunhập trung bình dân cư, các tổ chức kinh tế trên địa bàn Nếu ngân hàng có địa bànhoạt động ở khu vực tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế thì sẽ có khả nănghuy động được nhiều vốn hơn là ngân hàng hoạt động ở các địa bàn miền núi hay hảiđảo xa xôi

Ngoài ra còn một yếu tố mà chúng ta cũng cần phải nhắc đến đó là thói quen tiêudùng và tiết kiệm của người dân Ví dụ như Việt Nam là một quốc gia mà người dânvẫn quen với việc giao dịch hàng ngày bằng tiền mặt chứ không phải là bằng chuyểnkhoản Tất nhiên đây một phần là do trình độ khoa học công nghệ của chúng ta chưa

đủ để đáp ứng yêu cầu thanh toán qua chuyển khoản, nhưng nhìn chung tâm lý củangười Việt Nam vẫn “thích” tiền mặt hơn là sử dụng các dịch vụ của ngân hàng vàđiều này cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nhất là trong lĩnh vựcthanh toán

b) Môi trường chính trị và pháp lý

Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ nền kinh tế chứ không phảichỉ riêng ngành ngân hàng Chính trị và kinh tế là hai phạm trù có sự tác động ảnhhưởng qua lại rõ rệt Chính trị ảnh hưởng tới nền kinh tế và các hành động chính trịcũng mang mục đích kinh tế và tạo ra những biến động về chính trị Bất kỳ một sựthay đổi nào về chính trị cũng có thể tạo ra một tác động lớn đối với nền kinh tế Tìnhhình chính trị ổn định tạo sự yên tâm và niềm tin cho khách hàng Ngược lại, nếu tìnhhình chính trị bất ổn thì sẽ tạo ra tâm lý hoang mang trong dân cư, việc khách hàng rúttiền ồ ạt hoặc chuyển tiền ra các ngân hàng nước ngoài là điều hoàn toàn có thể xảy ra.Ngoài các yếu tố chính trị, hoạt động ngân hàng còn chịu sự chi phối của hànhlang pháp lý bao gồm thể chế cả trong và ngoài quốc gia (đối với các ngân hàng cóphạm vi hoạt động mở rộng ra ngoài biên giới) Như vậy, ngân hàng là một ngành có

Trang 20

ảnh hưởng quan trọng đối với cả nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng còn mang tính

xã hội hoá cao Vì vậy, ngân hàng cần phải được quản lý một cách chặt chẽ, nghiêmngặt để tránh hậu quả đáng tiếc cho nền kinh tế

c) Yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnhhưởng của sự suy giảm kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trênthị trường quốc tế Bên cạnh đó, giá cả trên thị trường cũng không ổn định, các mặthàng như nông sản, dầu thô, đều có những biến động thất thường Những yếu tố trên

đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trên toàn thếgiới

Quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, tự do hoá tài chính tác động, ảnh hưởngkhông nhỏ đến hoạt động HĐV của các ngân hàng Khi mà ranh giới về kinh tế và tàichính giữa các quốc gia, khu vực dần bị thu hẹp thì chỉ cần một biến động trên toàn thếgiới cũng ảnh hưỏng dây chuyền đến hoạt động HĐV của một quốc gia, một ngânhàng Minh chứng cụ thể là, sự đổ bể của các tổ chức tài chính, ngân hàng tại Mỹ, Nga

đã gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người dân, người gửi tiền tại các NHTM đã đổ

xô đi rút tiền để mua vàng tích trữ hoặc chuyển hướng đầu tư

d)Yếu tố môi trường cạnh tranh và hợp tác

Sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh là các tổ chức tài chính, ngân hàng kháclàm cho thị phần của các NHTM bị chia nhỏ và chịu nhiều sức ép Trong điều kiệncạnh tranh gay gắt, buộc các NHTM phải tính toán kỹ lưỡng và dự đoán đối thủ để cónhững biện pháp ứng phó kịp thời, hợp lý Như vậy, muốn tồn tại và phát triển trongmôi trường cạnh tranh, NHTM phải thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, khả năng thích ứngcao trong cơ chế thị trường Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán, thị trường bất độngsản cũng là yếu tố cạnh tranh đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt độnghuy động vốn nói riêng

Mặt khác, toàn cầu hóa kinh tế là đặc trưng cơ bản và là xu thế phát triển tất yếu củathời đại Trong quá trình này, quy mô và hình thức trao đổi hàng hóa dịch vụ, lưu chuyểnquốc tế, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực gia tăng nhanh chóng, làmthêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế thế giới Hội nhập quốc tế mở ra cơhội trao đổi hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh, hình thành liênminh tiền tệ quốc tế và khu vực Ngày nay, các NHTM không chỉ cạnh tranh với nhau,

Trang 21

hoặc với các tổ chức tài chính khác mà còn liên kết, khai thác những thế mạnh của nhau.Các NHTM có thể liên kết với các công ty chứng khoán, bảo hiểm… để huy động nguồnvốn từ các công ty này Ngược lại các công ty đó cũng muốn tìm kiếm lợi nhuận từ lãisuất tiền gửi và các dịch vụ khác của ngân hàng Như vậy, cạnh tranh vừa là thách thứcvừa là cơ hội thúc đẩy mọi hoạt động của ngân hàng

Trang 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM – VIB ĐẠI KIM 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB Đại Kim

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam( tên gọi tắt là VIB) được thành lập theoquyết định số 22/QD/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam Cổđông sáng lập bao gồm Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Việt Nam các cá nhân và doanh nhân thành đạt trong nước vàngoài nước.Ngày 18/09/1996, VIB bắt đầu đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu

là 50 tỷ đồng với 23 các bộ nhân viên, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn Q Đống Đa - HàNội Tính đến năm 2012, vốn điều lệ của VIB đã là khoảng 5.500 tỷ đồng

2.1.2 Giới thiệu về VIB Đại Kim

Ngân hàng bán lẻ VIB Đại Kim được đặt tại Tầng 1, Tòa nhà Resco, Lô 15B,Khu Đô thị mới Đại Kim, Phố Nguyễn Cảnh Dị, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai,

Hà Nội

Loại hình: Phòng giao dịch-quỹ tiết kiệm

VIB Đại Kim có chức năng thực hiện các nghiệp vụ:

- Thực hiện các hoạt động huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thứctiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi

-Thực hiện vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổchức tín dụng khác

-Cung cấp các dịch vụ thanh toán, cầm cố, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy

tờ có giá

-Các dịch vụ ngân hàng khác

2.1.3 Mô hình tổ chức

Trang 23

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức VIB Đại Kim

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự VIB Đại Kim)

*Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

-Phòng khách hàng: Cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tổ chức thực hiện các chươngtrình nhằm phát triển khách hàng

-Phòng kế toán: Thực hiện các hoạt động tổ chức công tác kế toán,lập kế hoạch chi,tham mưu cho giám đốc các vấn đề về kế toán,kiểm toán

thu Phòng hành chính-nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức hành chính, văn thư lưu trữ, giaodịch đối nội, đối ngoại, quản lý nhân sự, quản lý tài sản, bảo vệ an toàn cơ quan

-Phòng hỗ trợ kinh doanh: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho công tác kinhdoanh,chăm sóc khách hàng

*Bộ máy lãnh đạo

-Vũ Thị Thu Thủy - Giám Đốc: Có nhiệm vụ hoạch định và chiến lược,quản lý bán hàng, phê duyệt và quản lý tín dụng.

-Phạm Thị Thu Minh - Phó Giám Đốc: Có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, giám sát

và hỗ trợ mọi hoạt động của Phòng Khách hàng và Phòng Hành chính-Nhân Sự

-Trần Minh Long - Phó Giám Đốc: Trực tiếp phụ trách quản lý, điều hành hoạt

động của Phòng Kế toán,Bộ phận Giao dịch và Ngân quỹ,Phòng Hỗ trợ kinh doanh

2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VIB Đại Kim

Phòng Giám Đốc

Phòng Giám Đốc

Phòng Hành Chính-Nhân Sự

Phòng Hỗ Trợ Kinh Doanh

Phòng Hỗ Trợ Kinh Doanh

Phòng Phó

Giám Đốc 1 Phòng Phó

Giám Đốc 1 Giám Đốc 2 Giám Đốc 2 Phòng Phó Phòng Phó

Trang 24

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của VIB Đại Kim

So sánh 2012/2011

G

iá trị

T

ỷ lệ (%)

Gi

á trị

T

ỷ lệ (%) Tổng

65,67

3122

3,33

39,03

841

1,87

52,57

1.767

4,23

Tổng

Doanh thu

1.589.440

2.534.364

3.519.021

944.924

59,45

984.657

38,85

Chi phí

hoạt động

866

1.190

1.696

324

37,41

506

42,52

Lợi

nhuận trước

thuế

610

1051

848,9

441

72,29

202,1

19,23

-Từ bảng số liệu có thể thấy rằng từ năm 2010 đến năm 2011 thì tất cả các chỉ tiêutài chính cơ bản của VIB Đại Kim đều có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là tổng vốnkinh doanh, tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế Đến năm 2012,các chỉ tiêu đều có

xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ - nhất là lợi nhuận trước thuế sụt giảm 19,23% so vớinăm 2011

2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn chuyên gia.

Bước 1: Thiết kế phiếu phỏng vấn

Phiếu phỏng vấn được thiết kế gồm 10 câu hỏi trong đó có 8 câu hỏi trắcnghiệm và 2 câu hỏi mở

Trang 25

Bước 2: Lựa chọn đối tượng phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn là những chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, chứngkhoán, giám đốc, phó giám đốc, nhân viên tại VIB Đại Kim

-Số lượng: 10

-Độ tuổi: 30-50

-Tỷ lệ Nam/Nữ: 5:5

-Thâm niên công tác trong lĩnh vực ngân hàng: >10 năm

Bảng 2.2: Danh sách đối tượng tham gia phỏng vấn.

Bước 3: Thực hiện phỏng vấn: Các câu hỏi dành cho các cá nhân được thực

hiện ở các thời điểm khác nhau, nội dung xoay quanh vấn đề huy động vốn của ngânhàng

Bước 4: Tổng hợp kết quả

Trang 26

b) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp có được từ nguồn dữ liệu nội bộ của ngân hàng kết hợp với các

dữ liệu kết hợp với các dữ liệu bên ngoài như: sách, báo, tạp chí ngân hàng, thươngmại điện tử, internet, tài liệu của các cơ quan nghiên cứu, phương tiện truyền thôngbáo giới Cụ thể:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2010 – 2012, báo cáo chi tiết về cácyếu tố có liên quan đến các chỉ số tài chính như: cơ cấu nguồn vốn,vốn huy động… + Các tài liệu về đối tác của ngân hàng: khách hàng, thị trường,

+ Các tài liệu về kế hoạch, phương hướng phát triển của ngân hàng trong giaiđoạn tới

+ Các thông tin trên báo, tạp chí chuyên ngành, truyền hình, mạng internet…

Sử dụng các công thức toán học trong Excel xử lý các chỉ tiêu ban đầu phản ánh

số liệu huy động tiền gửi trong báo cáo tài chính, từ đó tính chênh lệch tuyệt đối,tương đối, tỷ lệ %, tỷ trọng từng khoản mục nhằm phục vụ cho phân tích hiệu quả hoạtđộng huy động vốn

- Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn bao gồm:

+ Phương pháp dùng bảng biểu, sơ đồ phân tích: Phương pháp này phản ánhmột cách trực quan các số liệu phân tích với những biểu phân tích được thiết lập theodòng, cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích So sánh số thực hiện năm nayvới năm trước hoặc so sánh số cá biệt với chỉ tiêu tổng thể

+ Phương pháp so sánh: là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiệntượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu, tương hỗ sự vật hiện tượng này với sự vậthiện tượng khác để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ % hoặc số chênh lệchtăng hay giảm

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB Đại Kim.

2.3.1 Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia.

Trang 27

-Số phiếu phát ra: 10

-Số phiếu thu về: 10

-Số phiếu hợp lệ: 10/10

Trang 28

Bảng 2.3 Kết quả phỏng vấn chuyên gia tại VIB Đại Kim

ST

lựa chọn Tỷ lệ

1 Việc ngân hàng tăng lãi suất huy động cao trong

một số thời điểm như chương trình khuyến mại có

ảnh hưởng lớn đến hiệu quả huy động không?

a-2/10b-2/10c-6/10

20%20%60%

2 Tại sao tại ngân hàng thì lượng tiền huy động bằng

VND vẫn ở mức cao hơn USD? a-3/10b-5/10

c-2/10

30%50%20%

3 Khó khăn vướng mắc mà ngân hàng gặp phải trong

công tác huy động vốn ?

a-3/10b-3/10c-4/10

30%30%40%

4 Ông/bà có nhận xét gì về tỷ lệ tiền đi vay NHNN

c-5/10

10%40%50%

5 Theo ông/bà thì chính sách huy động hiện nay của

c-8/10

0%20%80%

6 Theo ông/bà nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến

c-2/10

60%20%20%

7 Chính sách huy động của ngân hàng được điều

c-4/10

40%20%40%

8 Trong tương lai NH sẽ nâng cao hiệu quả huy động

vốn tiền gửi chủ yếu thông qua? a-5/10b-4/10

d-1/10

50%40%10%

9 Năm 2011 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng phải ngừng hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng Điều này ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng và ngân hàng đã giải quyết vấn đề này như thế nào?

Bà Vũ Thị Thu Thủy cho hay, trong bối cảnh giá vàng biến động mạnh, các tổ

chức tín dụng đã không thể làm được nhiệm vụ chuyển lượng vốn bằng vàng thànhvốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội.Cùng với quy định của NHNN, các NH phải thựchiện những chính sách để chuyển đổi lượng vàng đang nắm giữ thành tiền trong lưuthong.Trong quá trình tác động để biến từ vàng chuyển thành tiền vốn phát triển kinh

tế đòi hỏi chính sách hết sức linh hoạt, điều đầu tiên là phải giải toả tâm lý cho ngườidân để họ cảm thấy yên tâm khi chuyển vàng thành tiền Muốn thế phải nâng cao giá

Trang 29

trị tiền đồng để họ tin tưởng giữ tiền hơn giữ vàng, giảm lượng vàng dự trữ chuyểnsang đồng nội tệ”.

10 Hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường rất lớn,vậy ông/bà thấy việc huy động của NH có điểm gì khác biệt là lợi thế cạnh tranh của VIB nói chung và VIB Đại Kim nói riêng với NH khác?

Theo ông Lê Trường Giang – Trưởng phòng Khách hàng, Thị trường đang ở

thời điểm còn nhiều khó khăn, môi trường kinh doanh hiện tại vẫn đang có nhiều bấtlợi cho doanh nghiệp cũng như ngân hàng Do vậy quan điểm của chúng tôi hiện nayvẫn là duy trì chính sách thận trọng để chuẩn bị cho sự tăng trưởng trong thời kỳ thịtrường bắt đầu phục hồi Chính vì vậy mà mức trich dự phòng rủi ro của ngân hàngkhá cao và đây cũng là lợi thế của ngân hàng trong việc nâng cao uy tín,đảm bảo antoàn và thu hút khách hàng

Từ kết quả phỏng vấn có thế thấy:

Hiện nay vấn đề huy động vốn là một vấn đề chiếm được sự quan tâm của tất cả

hệ thồng NHTM và các TCTD Huy động vốn là đầu vào cho việc thực hiện các hoạtđộng khác của ngân hàng, cũng như các hoạt động đầu tư, mua bán ngoại tệ… Đểnâng cao được hiệu quả hoạt động huy động vốn thì ngân hàng phải đưa ra nhiều biệnpháp khác nhau để thu hút được khách hàng, nâng cao sự quan tâm của khách hàng tớicác sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Bên cạnh những kết quả đtạ được thì VIB ĐạiKim vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn như: cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng trêncùng địa bàn, công nghệ vẫn còn một số hạn chế, tỷ lệ vốn huy động bằng ngoại tệ vàvàng quy đổi chưa cao gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh

Do vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phải quan tâm hơn tới việc hoàn thiện,nâng cao công nghệ cùng với việc áp dụng chính sách lãi suất hợp lý, đào tạo và nângcao nghiệp vụ đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả huyđộng vốn

2.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hoạt động huy động vốn của VIB Đại Kim.

2.3.2.1 Chính sách huy động vốn của VIB

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các NHTM nước ngoài cũng như các tổ chứctài chính phi Ngân hàng như: các Công ty bảo hiểm… mà thậm chí là cả Bưu Điệncũng đưa ra các hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi… hết sức đa dạng và hấpdẫn đối với khách hàng thì hoạt động huy động vốn nhất là huy động vốn trung và dài

Ngày đăng: 04/05/2015, 19:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại - Đại học Thương Mại Khác
2. Tiền tệ- Ngân hàng- Nguyễn Ninh Kiều, Nhà xuất bản thống kê 2006 Khác
3. Giáo trình tín dụng ngân hàng- PGS.TS Phan Thị Cúc, Nhà xuất bản thống kê Khác
4. Giáo trình nghiệp vụ thương mại – PGS.TS Nguyễn Thị Mùi Khác
5. Các tài liệu, báo cáo tổng kết (2010-2012) của VIB Đại Kim Khác
6. Luật các Tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), NXB Chính trị Quốc gia Khác
7. Tạp chí ngân hàng năm 2010, 2011, 2012 Khác
8. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ Khác
9. Những vấn đề cơ bản về hoạt động Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Khác
10. Trang web của NHNN và www.vib.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w