Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hoạt động huy động vốn củaVIB Đại Kim.

Một phần của tài liệu Huy động vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam-VIB Đại Kim (Trang 26)

2.3.2.1 Chính sách huy động vốn của VIB

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các NHTM nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính phi Ngân hàng như: các Công ty bảo hiểm… mà thậm chí là cả Bưu Điện cũng đưa ra các hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi… hết sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng thì hoạt động huy động vốn nhất là huy động vốn trung và dài

hạn của các NHTM trong nước đã khó nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số sản phẩm huy động vốn VIB Đại Kim đang áp dụng :

- Tiết kiệm kỳ hạn từ 1 tuần, 2 tuần đến kỳ hạn 36 tháng trả lãi sau.

- Tiết kiệm các kỳ hạn trả lãi hàng tháng, hàng quý.

- Tiết kiệm theo thời gian thực gửi

- Tiết kiệm tích lũy daily esaving (gửi góp)

- Tiết kiệm trên tài khoản thanh toán tính theo ngày, TK esaving

- Tiết kiệm dự thưởng

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ có giá

- Tiết kiệm linh hoạt

Có thể khái quát phương hướng chiến lược về chính sách huy động vốn của VIB nói chung và VIB Đại Kim nói riêng như sau:

- Củng cố cơ sở khách hàng và nguồn vốn huy động.

- Triển khai chương trình phát triển huy động vốn tổng lực từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Có biện pháp, chính sách chăm sóc với các khách hàng có số dư tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên.

- Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo hướng giảm thiểu chi phí huy động vốn theo chiến lược sau:

+ Củng cố cơ sở khách hàng doanh nghiệp và cá nhân hiện tại trên nền tảng gia tăng dịch vụ và tối ưu hóa hoạt động hỗ trợ khách hàng.

+ Phát triển các khách hàng mới một cách có chọn lọc với trọng tâm là các khách hàng cá nhân có thu nhập cao và trung bình, khá giả và tiềm năng tại các đô thị lớn trên cả nước.

2.3.2.2. Biến động nguồn vốn của VIB.

Tổng nguồn vốn và nguồn vốn huy động của VIB có có mức tăng trưởng mạnh vào năm 2011.Với nguồn vốn huy động tăng 74,11% so với năm 2010. Tổng nguồn vốn huy động của VIB Đại Kim trong những năm 2010-2012 đều đạt mức tăng trưởng khá cao và năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 nguồn vốn tăng hơn 65,67% so với năm 2010, năm 2012 đạt mức tăng là 3,33% so với năm 2011. Tuy nhiên nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm nhẹ 3,48% so với năm 2011.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 So sánh So sánh 2012/2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng NV huy động từ TG khách hàng 32.364 57,14 44.990 47,95 44.149 45,53 12.626 39,01 -841 -1,87 Tổng nguồn vốn 56.635 93.827 96.949 12.626 39,03 -841 -1,87

(Nguồn: Phòng Kế Toán VIB Đại Kim)

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Như chúng ta đều biết, từ năm 2009 trở lại đây, nền kinh tế toàn cầu suy thoái, đình trệ nghiêm trọng, sự khủng hoảng tài chính toàn cầu với mức độ tồi tệ nhất trong 80 năm qua. Mặc dù vậy nhưng VIB Đại Kim vẫn đạt được kết quả huy động như trên là do áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường nguồn vốn, việc điều hành quản trị lãi suất được thực hiện một cách năng động theo tín hiệu thị trường, các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và được cải tiến đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, công tác quản trị thanh khoản cũng được thực hiện tốt và được quán triệt trên toàn hệ thống, mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của số lượng khách hàng không ngừng tăng lên, công tác phát triển đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp được chú trọng quan tâm.

2.3.2.3. Thực trạng huy động vốn của VIB

a) Huy động vốn theo kỳ hạn

Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn được tổng hợp theo bảng 2.4 dưới đây

Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn

(Đơn vị: Triệu đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2012/2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Tổng vốn tiền gửi 32.364 44.990 44.149 12626 39,01 -841 -1,87 Có kỳ hạn > 12 tháng 5.541 17,12 5.786 12.86 3.660 8,29 0.245 4,42 -2.126 -36,74 Vốn không kỳ hạn 8.201 25,34 9.992 22,21 9.218 20,88 1.791 21,84 -0.774 -7,75 Có kỳ hạn < 12 tháng 18.622 57,54 29.212 64,93 31.271 70,83 10.59 56,87 2.059 7,05

(Nguồn: Phòng Kế Toán VIB Đại Kim)

Theo số liệu tại bảng 2.5 ta thấy :

Thứ nhất, nguồn vốn huy động không kỳ hạn trong giai đoạn 2010-2012 chiếm

tỷ trọng trung bình 22,81 % trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng này có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân có sự tăng trưởng này đó là từ năm 2006 Ngân hàng TMCP Quốc Tế triển khai hệ thống thanh toán Online trên toàn quốc. Với việc áp dụng công nghệ này khách hàng sử dụng thẻ ATM của VIB có thể nhận được rất nhiều dịch vụ gia tăng do đó số lượng tài khoản thanh toán vãng lai tăng lên rất nhanh.

Bảng 2.6 sau sẽ phân tích sâu hơn về cơ cấu vốn huy động không kỳ hạn:

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn không kỳ hạn theo đối tượng khách hàng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 So sánh So sánh 2012/2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng vốn không kỳ hạn 8.201 9.992 9.218 -7,75 1.791 21,84 -774 Tổ chức tín dụng 325 3,96 173 1,74 189 2,05 -152 -46,77 16 9,25 Tổ chức kinh tế 5.860 71,45 6.973 69,79 6.322 68,58 1.113 18,99 -651 -9,34 Dân cư 2.016 24,59 2.846 28,48 2.707 29,37 830 41,17 -139 -4,88 (Đơn vị: Triệu đồng) (Nguồn: Phòng Kế Toán VIB Đại Kim)

Theo bảng 2.6 ta nhận thấy:

Vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 8,03% so với tổng vốn huy động. Lượng tiền này biến động không nhiều do đối tượng của nó chủ yếu là tiền gửi

Nguồn vốn huy động không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ chủ yếu và có xu hướng ngày càng gia tăng. Lượng vốn không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế năm 2010 là 5860 triệu đồng thì đến 31/12/2012 đã là 6322 triệu đồng. Tăng 462 triệu đồng về giá trị tuyệt đối. Với chính sách chăm sóc khách hàng, kèm theo cách đánh giá phân loại khách hàng đặc biệt để có những ưu đãi về lãi suất, về phí và về các tiện ích dịch vụ đi kèm như: Tín dụng, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, trả lương qua tài khoản, tư vấn tài chính, số lượng tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp tại VIB ngày càng gia tăng.

Vốn không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn không kỳ hạn. Tiền gửi dân cư không kỳ hạn chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng vốn không kỳ hạn. Đây cũng là một xu hướng tất yếu bởi khách hàng cá nhân gửi tiền nhằm mục đích tích lũy chứ không phải để thanh toán như các doanh nghiệp nên lượng vốn này hầu như là không đáng kể.

Có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn qua các năm rõ nét hơn qua biểu đồ 2.2 sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn không kỳ hạn theo đối tượng khách hàng

Thứ hai, vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 74,92% trên tổng nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng 20.79%/ năm lớn hơn tốc độ tăng trưởng chung của huy động vốn. Đây là nguồn cơ bản quan trọng để ngân hàng tiến hành kinh doanh và sử dụng cho hoạt động tín dụng. Tỷ trọng vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng trung bình vào khoảng 68% trên tổng vốn huy động. Lượng vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng đều qua các năm phù hợp với tốc độ tăng của tổng vốn huy động, nguồn này có chi phí huy động thấp hơn, tuy nhiên phải dành ra một khoản thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN cao hơn so với vốn có kỳ hạn trên 12 tháng. Vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng thường được dùng để cho vay ngắn hạn. Vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn hơn, trung bình vào khoảng 23% tổng vốn huy động. Đây là nguồn vốn cơ bản dùng để cho vay trung dài hạn.

Vốn có kỳ hạn dài sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong đầu tư tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong thanh khoản, đặc biệt là tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn vốn này thấp hơn nhiều so với nguồn vốn ngắn hạn theo quy định của NHNN.Cơ cấu vốn ngoại tệ có kì hạn chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng vốn huy động có kỳ hạn. Lượng

vốn huy động ngoại tệ có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao cho thấy tâm lý cất giữ tiền của dân cư là tiền ngoại tệ vì họ tin tưởng vào các ngoại tệ mạnh sẽ giữ vững bình ổn, tránh được lạm phát mặc dù lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn so với lãi suất huy động VND. Đây là nguồn vốn quan trọng và cần thiết cho việc cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - một trong những thế mạnh làm nên thương hiệu của VIB . Những năm qua, huy động vốn có kỳ hạn của VIB Đại Kim có sự biến chuyển tương đối lớn về số lượng và cơ cấu theo bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn có kỳ hạn theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 So sánh So sánh 2012/2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng vốn có kỳ hạn 24.163 34.998 34.931 10.835 44,84 -67 -0,19 Tổ chức kinh tế 4.064 16,82 9.894 28,27 11.203 32,07 5.830 143,45 1.309 13,23 Dân cư 20.099 83,18 25.104 71,73 23.728 67,93 5.005 24,90 -1.376 -5,48

(Nguồn: Phòng Kế Toán VIB Đại Kim)

Theo bảng trên cho thấy vốn có kỳ hạn của tổ chức kinh tế rất thấp trong năm 2010 phần lớn là tiền gửi kí quỹ hoặc tiền gửi có kỳ hạn chờ đến kỳ thanh toán của các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. Nhưng đến năm 2011, 2012 thì nguồn vốn có kỳ hạn của tổ chức kinh tế đã tăng trưởng rất tốt, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn.Vốn huy động có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng trung bình là 25,72% trong tổng vốn có kỳ hạn từ 16,82% năm 2010 đến 31/12/2012 đã là 32.07%. Trong khi đó vốn huy động có kỳ hạn của dân cư chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn có kỳ hạn. Tỷ trọng vốn có kỳ hạn của dân cư trong tổng nguồn vốn có kỳ hạn vẫn chiếm giữ tỷ trọng trung bình là 74,28%. Biểu đồ sau sẽ chứng minh rõ nét hơn tỷ trọng vốn có kỳ hạn theo đối tượng huy động vốn:

Như vậy, vốn không kỳ hạn có ưu thế về tỷ lệ trích lập dự trữ bắt buộc và tỷ lệ chi phí huy động vốn thấp, nhưng không mang tính ổn định. Trong khi đó huy động vốn có kỳ hạn có tỷ lệ dự trữ bắt buộc và chi phí huy động vốn cao hơn nhưng lại là nguồn vốn quan trọng đối với ngân hàng vì có tính ổn định cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Về cơ cấu huy động vốn, qua số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng và số lượng tuyệt đối tiền gửi của dân cư luôn cao hơn số lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức tín dụng. Tiền gửi của tầng lớp dân cư dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng trên 73% tổng vốn tiền gửi, tiền thanh toán của các tổ chức kinh tế chiếm trên 24%, còn lại là của các tổ chức tín dụng khoảng trên 1,5%.

Bảng 2.8: Cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 So sánh So sánh 2012/2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng vốn huy động 32.364 44.990 44.149 12.626 39,01 -841 -1,87 Vốn huy động từ Dân cư 22.111 68,32 28.024 62,29 26.441 59,89 2.674 12,09 -1.583 -5,65 Vốn huy động từ Tổ chức kinh tế 9.919 30,65 16.781 37,30 17.527 39,70 6.918 69,74 746 4,45 Vốn huy động từ Tổ chức tín dụng 334 1,03 185 0,41 181 0,41 -149 -44,61 -4 -2,16

(Nguồn:Phòng Kế Toán VIB Đại Kim)

Vốn huy động của dân cư chiếm tỷ lệ cao cho thấy huy động có kỳ hạn củaVIB Đại Kim là chủ yếu. Tuy nhiên đây là lượng khách hàng mang lại nguồn vốn huy động có kỳ hạn nhiều nhất nhưng cũng đồng nghĩa với chi phí huy động cao nhất. Nguồn này chịu sự tác động của nền kinh tế, giá cả thị trường, lãi suất tiền gửi và yếu tố tâm lý.

Vốn huy động từ khách hàng là tổ chức kinh tế trong giai đoạn này tăng trưởng bình quân 38,35%. Từ 9919 triệu đồng năm 2010 đến 31/12/2012 là 17527 triệu đồng,

tăng 7608 triệu đồng về giá trị tuyệt đối. Và trong tương lai đây sẽ vẫn là đối tượng khách hàng mà ngân hàng cần quan tâm. Vì đây là lượng khách hàng mang lại nguồn vốn huy động không kỳ hạn cho ngân hàng với chi phí huy động vốn thấp nhất.( Xem biểu đồ 2.4)

Biểu đồ 2.4:Cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng

c) Huy động vốn theo phương thức huy động

Phương thức huy động vốn của VIB chủ yếu là nhận tiền gửi. Vốn tiền gửi của VIB Đại Kim bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi chuyên dùng. Trong đó hình thức huy động tiền gửi qua tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn tiền gửi. Đây là thị trường truyền thống mà VIB đang khai thác. Cơ cấu vốn huy động của VIB Đại Kim trong những năm qua được thể hiện qua bảng số liệu 2.9 sau:

Bảng 2.9: Cơ cấu vốn theo phương thức huy động

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh

Một phần của tài liệu Huy động vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam-VIB Đại Kim (Trang 26)