1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (MBB)

21 1,7K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 84,36 KB

Nội dung

I. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG MB BANK 1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ MỘT VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG MB BANK • Ra đời từ ý tưởng xây dựng một định chế tài chính quân đội, theo chủ trương của Đảng ủy Quân sự Trung ương và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, MBB đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 1994. • MBB là ngân hàng TMCP lớn thứ 4 và ngân hàng lón thứ 8 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với tổng tài sản trị giá 144.629 tỉ đồng. • Cơ cấu thành viên của Hội đồng quản trị có sự gặp mặt cảu nhiều thành viên đễn từ Bộ Quốc phòng. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng cũng được điều chỉnh để tăng cường sự quản lí của Quân đội. • Trong giai đoạn 20112015, MBB đặt ra mục tiêu khá tham vọng là đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 1,5 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Ngân hàng, nhờ vào sự hậu thuẫn rất lớn của Bộ Quốc phòng và nguồn cơ sở khách hàng doanh nghiệp quân đội dồi dào. • Huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng gần 30%, đứng thứ 2 sau VCB. Gần 50% lượng tiền gửi khách hàng tập trung ở kì hạn từ 1 tháng trở xuống. • Gần 90% đối tượng khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, trong đó SOE chiếm hơn 20%, tỷ trọng cho vay SME chiếm khoảng 60% tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ không phụ thuộc quá nhiều vào 1 nhóm ngành giúp phân tán rủi ro. • Tỷ lệ nợ xấu của MBB có xu hướng tăng từ năm 2010 khiến cho trích lập dự phòng tăng mạnh, làm sụt giảm mạnh tăng trưởng lợi nhuận sâu thuế từ 49% năm 2010 xuống còn 10 % năm 2011. • Tỷ trọng cho vay trên thị trường 2 của MBB có xu hướng giảm dần qua các năm song vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn so với các ngân hàng trong cùng ngành (chiếm tỷ trọng hơn 40% 60%) 2. THÔNG TIN CỔ PHIẾU

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (MBB) Lớp: 52DN1 GVHD: Nguyễn Thị Bảo Ngọc Danh sách nhóm : 1) Trần Ánh Tuyết 2) Nguyễn Thu Trang 3) Trần Ngọc Thành 4) Nguyễn Bá Phước Thiện 5) Phạm Văn Kiên 6) Phạm Hồng Trường 1. I. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG MB BANK 1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ MỘT VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG MB BANK • Ra đời từ ý tưởng xây dựng một định chế tài chính quân đội, theo chủ trương của Đảng ủy Quân sự Trung ương và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, MBB đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 1994. • MBB là ngân hàng TMCP lớn thứ 4 và ngân hàng lón thứ 8 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với tổng tài sản trị giá 144.629 tỉ đồng. • Cơ cấu thành viên của Hội đồng quản trị có sự gặp mặt cảu nhiều thành viên đễn từ Bộ Quốc phòng. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng cũng được điều chỉnh để tăng cường sự quản lí của Quân đội. • Trong giai đoạn 2011-2015, MBB đặt ra mục tiêu khá tham vọng là đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 1,5 -2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Ngân hàng, nhờ vào sự hậu thuẫn rất lớn của Bộ Quốc phòng và nguồn cơ sở khách hàng doanh nghiệp quân đội dồi dào. • Huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng gần 30%, đứng thứ 2 sau VCB. Gần 50% lượng tiền gửi khách hàng tập trung ở kì hạn từ 1 tháng trở xuống. • Gần 90% đối tượng khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, trong đó SOE chiếm hơn 20%, tỷ trọng cho vay SME chiếm khoảng 60% tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ không phụ thuộc quá nhiều vào 1 nhóm ngành giúp phân tán rủi ro. • Tỷ lệ nợ xấu của MBB có xu hướng tăng từ năm 2010 khiến cho trích lập dự phòng tăng mạnh, làm sụt giảm mạnh tăng trưởng lợi nhuận sâu thuế từ 49% năm 2010 xuống còn 10 % năm 2011. • Tỷ trọng cho vay trên thị trường 2 của MBB có xu hướng giảm dần qua các năm song vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn so với các ngân hàng trong cùng ngành (chiếm tỷ trọng hơn 40% -60%) 2. THÔNG TIN CỔ PHIẾU Mã chứng khoán MBB Ngày giao dịch 01-11-2011 Số lượng cổ phiếu lưu hành 1.000 triệu CP EPS cơ bản 2.910 đồng P/E 5,02x BVPS 14.730 đồng Hệ số Beta 1,12 3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Chỉ tiêu 2010 2011 2012 TTS (tỉ đồng) 109.623 138.831 175.609 VCSH (tỉ đồng) 8.882 9.642 12.863 LNST (tỉ đồng) 1.745 1.915 1.505 ROA (%) 1,59 1,38 1,46 ROE (%) 19,65 19,86 20,49 NIM (%) 3,45 4,06 4,70 CAR (%) 12,90 9,5 9,21 NPL (%) 1,26 1,59 1,76 LDR (%) 74,23 65,94 63,3 LAR (%) 44,51 42,53 42,41 Nguồn: Báo cáo tài chính MBB II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1. QUY MÔ, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình của MBB từ năm 2008-2012 đạt 26%. Từ năm 2008 đến nay tổng TS của MBB liên tục tăng từ 44 nghìn tỉ năm 2008 lên 175 nghìn tỉ tại năm 2012, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tổng TS của MBB trong năm 2011 và 2012 có xu hướng giảm từ tăng trưởng 59% năm 2010 xuống còn 26% năm 2012, nguyên nhân xuất phát từ tình hình kinh tế gặp khó khăn, ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều thay đổi trong chính sách, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.  Tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân từ năm 2008 đến 2012 đạt 26% Vốn chủ sở hữu liên tục qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2008 đến năm 2012 đạt 33%. Với vốn cổ đông chính là các doanh nghiệp và định chế tài chính mới như tập đoàn Viễn Thông Quân đội (Viettel), Vietcom bank, TCT trực thăng Việt Nam, TCT Tân Cảng Sài Gòn…MBB có được một cơ cấu cổ đông bền vững, góp phần vào sự tăng trưởng của vốn điều lệ, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển không ngừng trong hoạt động kinh doanh.  Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu bình quân từ năm 2008-2012 đạt 33% Tốc độ tăng trưởng TTS và VCSH 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản 50% 56% 59% 27% 26% VCSH 27% 56% 29% 9% 33% Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và tổng thu nhập Tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập của MBB có xu hướng giảm từ năm 2008-2012. Tuy nhiên các khoản đóng góp chính vào tổng thu nhập của MBB (thu nhập lãi thuần, thu nhập từ hoạt động DV) vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Nhưng các mảng mua bán chứng khoán kinh doanh, kinh doanh ngoại tệ và hoạt động khác lại tăng trưởng âm liên tiếp trong 3 năm gần nhất. Do tăng trưởng của các mảng kinh doanh đều xấu đi nên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Trong năm 2012, tổng thu nhập năm 2012 tăng 52% so với năm 2011. Và và lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2011 là 18%. Nguyên nhân do các khoản thu nhập của ngân hàng trong năm 2012 đều tăng trưởng mạnh so với năm 2011. So với các ngân hàng niêm yết, năm 2012 lợi nhuận trước thuế của MBB đạt 3.089 tỉ đồng, đứng sau BIDV, VCB, ACB.  Tốc độ tăng trưởng lơi nhuận trước thuế và tổng thu nhập đều có xu hướng giảm. Tốc độ tăng trưởng của LNTT và tổng thu nhập 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng thu nhập 169% 62% 54% 26% 52% LNTT 41% 75% 52% 15% 18% Tăng trưởng cho vay khách hàng Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng của MBB có xu hướng giảm dần qua các năm từ 88% năm 2009 xuống còn 26% năm 2012. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng sụt giảm do trong những năm qua ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng theo định hướng của Ngân Hàng Nhà Nước nhằm kiểm soát hoạt động cho vay có hiệu quả. Hoạt động cho vay của MBB chiếm tỉ trọng hơn 40% trong danh mục tổng TS cho thấy hoạt động này vẫn là hoạt động chính của ngân hàng.  Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay có xu hướng giảm dần qua các năm. Tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng 2009 2010 2011 2012 Cho vay KH/Tổng tài sản 43% 45% 43% 42% Cho vay khách hàng 88% 65% 21% 26% Tăng trưởng tiền gửi khách hàng. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của MBB có xu hướng giảm mạnh từ năm 2010 đến nay, từ 64% năm 2010 xuống còn 31% năm 2012. Nguyên nhân là do bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, cùng với việc chính phủ giảm lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, với lợi thế từ những cổ đông sáng lập là những tập đoàn, công ty mạnh, MBB được hỗ trợ đáng kể từ nguồn vốn chi phí thấp của các tập đoàn này đặc biệt là tập đoàn Viettel.  Nguồn vốn huy động dồi dào với lợi thế từ các cổ đông sáng lập Tốc độ tăng trưởng tiền gửi KH 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi KH/Tổng nguồn vốn 58% 60% 65% 67% Tiền gửi khách hàng 47% 64% 36% 31% Mặc dù tốc độ tăng trưởng tiền gửi ngân hàng có xu hướng giảm nhưng tiền gửi khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng qua các năm cho thấy hoạt động huy động từ khách hàng luôn giữ vai trò cốt lõi trong việc tạo nguồn vốn cho MBB.  Tiền gửi khách hàng chiếm khoảng 67% tổng nguồn vốn 2. CƠ CẤU TÀI SẢN, CHẤT LƯỢNG ĐẦU TƯ Trong danh mục tổng tài sản của MBB hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, tỉ lệ cho vay trên TT1 và TT2 chiếm đến 67% tổng TS, tiếp đến là chứng khoán đầu tư chiếm 18%, tài sản có khác chiếm 7%, tiền gửi tại ngân hàng nhà nươc chiếm 5%. Các khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng danh mục TS. Cơ cấu danh mục tài sản 2011 2012 Tiền mặt,CK kinh doanh, CCTC phái sinh, Góp vốn, đầu tư, dài hạn,TSCĐ,BĐSĐT 4% 3% Tiền gửi tại NHNN 4% 5% Cho vay trên TT 2 30% 24% Cho vay khách hàng 42% 43% CK đầu tư 14% 18% Tài sản có khác 6% 7% Cho vay khách hàng Tỷ lệ cho vay/tổng TS (LAR) của MBB trung bình từ năm 2009 đến 2012 đạt 42% là đạt mức cao nhất là 45% vào năm 2010. So với mặt bằng chung của các ngân hangd đang niêm yết trên sàn(53%) thì tỉ lệ này của MBB vẫn khá thấp, cho thấy thanh khoản của MBB vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, các tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay của MBB có tính lỏng thấp chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng TS(bất động sản và động sản chiếm 90%). Do đó, trong đk nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn ngân hàng phải có chính sách kiểm soát tốt rủi ro, đảm bảo thanh khoản.  LAR khá an toàn và thấp so với các Ngân hàng đang niêm yết trên sàn. Cho vay khách hàng 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ LAR 35% 43% 45% 43% 42% Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng MBB có hoạt động khá mạnh trên thị trường liên Ngân hàng và luôn là Ngân hàng cho vay ròng trên thị trường này kể cả các thời điểm khó khăn thanh khoản của cả hệ thống. Giá trị ròng giao dịch trên thị trường 2 ( cho vay – huy động ) có xu hướng tăng liên tục qua các năm, từ 11.299 tỷ đồng năm 2009 lên 13.187 tỷ đồng năm 2011. Tuy nhiên, trong năm 2012 có 1 sự biến động lớn dẫn đến giá trị ròng trên TT2 âm 3.505 tỷ đồng, nguyên nhân là do các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, lãi suất liên tục giảm, tình hình nợ xấu gia tăng nên các Ngân hàng thắt chặt cho vay nhằm kiểm soát rủi ro, trong khi nguồn vốn huy động của các ngân hàng vẫn dồi dào nên các Ngân hàng không có nhu cầu giao dịch trên thị trường 2 nên hoạt động này bị thu hẹp lại. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi của các TCTD khác 11.697 16.917 26.672 30.512 - Tiền gửi không kỳ hạn 1.113 226 29 16.184 - Tiền gửi có kỳ hạn 9.517 12.380 24.836 14.328 Vay các TCTD khác 1.067 4.310 1.808 16.097 Tổng huy động trên TT2 12.764 21.227 28.480 46.609 Tiền gửi tại các TCTD khác 24.058 33.607 41.057 18.345 - Tiền gửi không kỳ hạn 918 914 640 410 - Tiền gửi có kỳ hạn 23.139 32.693 40.417 17.935 Cho vay các TCTD khác 5 45 610 24.759 Tổng cho vay trên TT2 24.063 33.653 41.667 43.104 Gia trị ròng trên TT2 ( Cho vay – Huy động ) 11.299 12.426 13.187 (3.505) Ngunguồn tiền gửi, vay của các TCTD khác có xu hướng tăng từ năm 2009 đến 2011, nhưng tại năm 2012 nguồn này lại tăng 64% so với năm 2011 do lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh, một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản nên các Ngân hàng đã thu hẹp hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.  MBB đóng vai trò là Ngân hàng cung cấp nguồn trên thị trường liên Ngân hàng. Tiền gửi tại các TCTD khác của MBB có xu hướng tăng qua các năm, nhưng lại giảm đáng kể năm 2012 còn 18.345 tỷ đồng. Cho vay các TCTD khác của MBB năm 2012 tăng đột biến so với năm 2010 từ 45 tỷ đồng lên 24.759 tỷ đồng do năm 2012 thị trường liên Ngân hàng hoạt động rất sôi động, lãi suất tăng cao, đem lại một nguồn lợi nhuận lớn cho các Ngân hàng với rủi ro thấp.  Tiền gửi tại các TCTD khác của MBB có xu hướng tăng qua các năm và giảm tại năm 2012 Danh mục đầu tư chứng khoán Danh mục đầu tư chứng khoán của MBB tăng trưởng cao qua các năm, từ 11.184 tỷ đồng năm 2009 lên 43.220 tỷ đồng năm 2012. Trong đó, hoạt động kinh doanh chứng khoán của MBB chủ yếu tập trung vào chứng khoán đầu tư chiểm 93% tổng danh mục đầu tư. Nguyên nhân do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa ổn định nên MBB không có định hướng đẩy mạnh hoạt động đầu tư và chứng khoán kinh doanh. Nguồn vốn đầu tư cho chứng khoán kinh doanh giảm mạnh từ 1.690 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 305 tỷ đồng tại năm 2012.  Đầu tư chứng khoản tăng trưởng cao qua các năm Danh mục chứng khoán đầu tư của MBB khá thận trọng và an toàn, chủ yếu tập trung vào chứng khoán nợ ( trái phiếu Chính phủ, công trái Giáo dục, trái phiếu của các TCTD… ) chiếm đến 90% danh mục đầu tư, trong đó chứng khoán nợ sẵn sang để bán là 37.946 tỷ và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là 4.098 tỷ. Mặt khác, thời điểm MBB đầu tư các trái phiếu Chính phủ thì lãi suất chiết khấu lên mức rất cao đã đem lại hiệu quả đầu tư rất tốt cho Ngân hàng. Đồng thời, danh mục đầu tư của MBB có độ rủi ro rất thấp, trái phiếu Chính phủ chiếm 75% giá trị danh mục đầu tư nên Ngân hàng có thể sử dụng linh hoạt các Trái phiếu này trên hoạt động thị trường mở với Ngân hàng NN đảm bảo thanh khoản và có thể tận dụng được nguồn vốn chi phí thấp, tăng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.  Danh mục chứng khoán đầu tư thận trọng an toàn Cơ cấu danh mục chứng khoán đầu tư Trái phiếu chính phủ TCTD khác TCKT trong nước Khác 2012 75% 7% 6% 12% Hoạt động góp vốn đầu tư dài hạn của MBB chủ yếu tập trung vào đầu tư liên doanh, liên kết với các cổ đông sang lập như Viettel, TCT Trực thăng Việt Nam, TCT Tân Cảng Sài Gòn và các dự án trọng điểm của Quốc gia trong các lĩnh vực tài chính Ngân hàng, năng lượng, viễn thông, khai thác hạ tầng cảng biển… Hoạt động đầu tư này không những đem lại khả năng sinh lời cao cho Ngân hàng mà còn tạo ra các cơ hội hợp tác và cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng để đa dạng hóa Sản phẩm.  Hoạt động góp vốn đầu tư dài hạn chủ yếu tập trung vào hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết với các cổ đông sáng lập ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1. Chứng khoán kinh doanh 618.513 1.689.788 826.196 229.738 Chứng khoán nợ 122.477 675 - - Chứng khoán vốn 561.629 1.820.514 1.194.306 490.923 Dự phòng 65.593 131.401 368.110 261.185 2. Chứng khoán đầu tư 9.674.239 15.563.524 19.412.921 41.387.495 Chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán 6.257.726 5.542.695 14.868.664 37.946.378 Chứng khoán nợ 5.275.339 4.933.664 13.897.919 37.031.079 Chứng khoán vốn 982.387 609.031 970.745 915.299 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 3.647.619 10.158.967 5.003.694 4.097.809 Trái phiếu Chính phủ 920.776 4.869.776 50.000 400.278 Công trái giáo dục 17.263 - - - Chứng khoán nợ do các TCTD khác phát hành 1.064.580 3.299.191 3.818.694 2.430.000 Chứng khoán nợ do các TCKT trong nước phát hành 1.640.000 1.990.000 1.135.000 1.267.531 Trái phiếu xây dựng thủ đô 5.000 - - - Dự phòng 231.106 138.138 459.437 656.692 3. Góp vốn đầu tư dài hạn 891.469 1.576.913 1.781.279 1.602.316 Tổng vốn đầu tư 11.184.221 18.830.225 22.020.396 43.219.549 Tài sản Có khác MBB là Ngân hàng có tỷ trọng Tài sản Có khác/ Tổng Tài sản cao so với các Ngân hàng niêm yết khác. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm so với năm 2011, từ 6% xuống 4% năm 2012. Tính theo giá trị tuyệt đối , Tài sản Có khác giảm 11,9% từ 8.547 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 7.529 tỷ đồng năm 2012.  Tỷ lệ Tài sản Có khác có xu hướng giảm so với năm 2011. Chất lượng tín dụng Tỷ lệ nợ xấu của MBB có xu hướng tăng từ năm 2010 đến nay và ở mức chấp nhận được so với các Ngân hàng trong cùng ngành. Đặc biệt, trong năm 2011, phát sinh nợ xấu Vinashin với hơn 500 tỷ đồng số dư đầu tư trái phiếu và gần 300 tỷ đồng số dư bảo lãnh. Điều này đã khiến cho nợ xấu của MBB gia tăng đáng kể trong năm 2011, tăng 53% so với năm 2010, trong đó số dự phòng cụ thể trích trong năm 2011 là 420 tỷ đồng, dự phòng chung là 101 tỷ đồng.  Nợ xấu tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Việc dự phòng cho vay khách hàng tăng là do nợ xấu gia tăng mạnh khiến cho Ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng lên. Như vậy, có thể thấy rằng nợ xấu gia tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của MBB, khiến cho lợi nhuận sau thuế trong năm 2011 có tốc độ tăng trưởng sụt giảm đáng kể, từ tăng trưởng 49% năm 2010 xuống còn tăng trưởng 10%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ năm 2010 đến 2012 có sự biến động không nhiều, luôn được duy trì trên 100%, đạt mức 135% năm 2012. So với các Ngân hàng trong cùng ngành, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của MBB cao nhất cho thấy khả năng cover nợ xấu của MBB rất tốt, đảm bảo an toàn.  Nợ xấu gia tăng mạnh khiến cho Ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng Tỷ lệ NPL, Coverage ratio 2009 2010 2011 2012 NPL 1.6% 1.3% 1.6% 1.8% Coverage ratio 96% 120% 117% 135% Cơ cấu dư nợ cho vay Giống như nhiều Ngân hàng khác tại Việt Nam, dư nợ cho vay của MBB tập trung cho vay ngắn hạn chiếm đến gần 70% danh mục cho vay. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng cho vay trung hạn lại có xu hướng giảm và tỷ trọng cho vay dài hạn không thay đổi. Việc này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng, chủ yếu tập trung vào các tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn. Tính đến năm 2012, dư nợ ngắn hạn chiểm 71% tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ tương ứng là 17% và 12%.  Cho vay ngắn hạn chiếm trên 70% danh mục cho vay. Đối tượng khách hàng vay vốn của MBB chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm gần 90% danh mục cho vay), trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 13% tổng dư nợ cho vay. Nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu để tài trợ cho các dự án trọng điểm quốc gia, dự án phát triển các ngành kinh tế cơ bản của đất nước, của các tập đoàn, tổng công ty lớn như công ty Tân Cảng Sài Gòn, tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, tập đoàn Sông Đà,… đây là nhóm khách hàng có độ rủi ro tín dụng cao do vòng đời dự án dài và khả năng thu hồi vốn chậm, nhưng việc tham gia tài trợ cho các dự án này sẽ giúp MBB ngày càng nâng cao uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường.  Gần 90% đối tượng khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, trong đó SOE chiếm 13%. Bân cạnh nhóm khách hàng doanh nghiệp Nhà Nước, MBB còn có xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh của mình sang cả nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm khai thác các thế mạnh, tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp này cũng như phân tán rủi ro cảu ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Tính đến năm 2012, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ của MBB chiếm khoảng 72% tổng dư nợ cho vay.  Tỷ trọng cho vay SME chiếm khoảng 72% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng: 2009 2010 2011 2012 DNNN 17% 21% 23% 13% Công ty TNHH 15% 19% 21% 30% CTCP 43% 37% 38% 41% DN tư nhân 1% 1% 1% 1% Cá nhân 15% 15% 14% 12% Khác 9% 7% 3% 3% Dư nợ cho vay theo kỳ hạn 2009 2010 2011 2012 Nợ dài hạn 14% 13% 13% 12% Nợ trung hạn 28% 22% 20% 17% Nợ ngắn hạn 58% 65% 67% 71% Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành của MBB chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm 23%, thương nghiệp, sửa chữa chiếm 22%, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 5%, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Với cơ cấu dư nợ không phụ thuộc quá nhiệu vào 1 nhóm ngành, MBB có thể phân tán được rủi ro trong hoạt động cho vay của mình.  Cơ cấu dư nợ không phụ thuộc quá nhiều vào 1 nhóm ngành giúp phân tán rủi ro. Dư nợ cho vay theo ngành 2012 Nông nghiệp và lâm nghiệp 6.44% Công nghiệp và chế biến 22.66% Thương nghiệp, sửa chữa 21.68% Cá nhân 5.89% Công nghiệp khai thác mỏ 4.62% Xây dựng 9.45% Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 4.66% Khác 24.6% 3. TÍNH THANH KHOẢN Tỷ lệ cho vay/Tiền gửi (LDR) của MBB có xu hướng giảm từ 74% năm 2009 xuống 63% tại năm 2012. Nguyên nhân do trong năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cao hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng, cùng với việc Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay. Nhưng sang năm 2011 và năm 2012, do nền kinh tế gặp khó khăn nên các Ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro dẫn đến tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giảm mạnh hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi. So với các Ngân hàng lớn trong cùng ngành, tỷ lệ này của MBB khá an toàn, thấp nhất trong các Ngân hàng đang niêm yết nên khả năng gặp rủi ro trong thanh khoản của MBB không cao.  LDR thấp nhờ tổng huy động tiền gửi ổn định. Tỷ lệ LDR 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ LDR 58% 74% 74% 66% 63% Khả năng thanh toán của MBB luôn được đảm bảo với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản ở mức khá cao (30%) so với một số Ngân hàng lớn trong cùng ngành,chỉ sau EIB (39%), SHB(39%) và VCB(32%). Những tài sản thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác) có khả năng chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, đảm bảo tốt cho nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng. Như vậy, khả năng MBB gặp vấn đề về thanh khoản là không cao.  Tài sản thanh toán chiếm tỷ lệ cao trong TTS. Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản 2009 2010 2011 2012 TSTK/TTS 38% 32% 35% 30% Tỷ trọng cho vay trên thị trường 2 của MBB có xu hướng giảm dần qua các năm chiếm tỷ lệ tương đối lớn so với cá Ngân hàng trong cùng ngành. Với cơ cấu cho vay này, thanh khoản của MBB luôn được dảm bảo. Đặc biệt, trong điều kiện thị trường như năm 2010 và đầu năm 2011, cạnh tranh về huy động đã khiến nhiều Ngân hàng nhỏ gặp rủi ro thanh khoản, nhu cầu vay trên thị trường hai tăng cao, đẩy lãi suất liên ngân hàng lên khá cao, việc kinh doanh trên thị trường liên Ngân hàng sẽ đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho Ngân hàng với rủi ro thấp. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn khó khăn, các quy định giao dịch trên thị trường liên ngân hàng ngày càng chặt chẽ thì đây không còn là kênh đầu tư hấp dẫn nữa. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có chính sách quản lý nguồn vốn hợp lý nhằm đem lại hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh.  Cho vay trên thị trường liên Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay và có xu hướng giảm. Cơ cấu vay trên thị trường 1 và 2 2009 2010 2011 2012 Cho vay trên thị trường 1 55% 59% 59% 64% Cho vay trên thị trường 2 45% 41% 41% 36% Hệ số an toàn vốn Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của MBB có xu hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2011 do tốc độ tăng trưởng tổng Tài sản không tương xứng với tốc độ tăng Vốn chủ sở hữu. Tính bình quân trong 3 năm (từ 2009 đến 2011) tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu lần lượt là 47% và 31%. Tuy nhiên, sang đến năm 2012, tỷ lệ VCSH/TTS tăng vọt lên 7,3% do Ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 7.300 tỷ đồng năm 2011 lên 10.000 tỷ đồng năm 2012, nhưng vẫn thấp hơn so với trung bình các Ngân hàng đang niêm yết trên sàn (8,9%)  Tỷ lệ VCSH/TTS có xu hướng giảm từ năm 2009 nhưng lại tăng vọt trong năm 2012. Tỷ lệ nợ phải trả/VCSH của MBB từ năm 2009 đến năm 2011 tăng đều qua các năm, nhưng tại năm 2012 lại giảm đi do Ngân hàng vừa tăng vốn điều lệ thành công. So với trung bình các Ngân hàng đang niêm yết (11,8%), tỷ lệ này của MBB cao hơn. Với tỷ lệ như vậy, rủi ro mất khả năng thanh toán các hợp đồng tín dụng nhiều khả năng cũng sẽ thấp hơn. Tuy nhiên [...]... các dịch vụ ngân hàng truyền thống, trong đó thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 84% Các chỉ tiêu thể hiện sự vững mạnh của Ngân hàng ở mức cao so với các Ngân hàng trong cùng ngành, khả năng thanh khoản khá cao cho thấy thanh toán luôn được đảm bảo, khả năng sinh lời ở mức cao thuộc nhóm đầu trong ngành Ngân hàng do MBB có mối quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp quân đội khá chặt... tượng khách hàng của MBB không có sự thay đổi nhiều qua các năm, tập trung chủ yếu vào nhóm các tổ chức kinh tế, chiếm khoảng 65% tổng nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động của MBB có độ ổn định cao và chi phí thấp do lợi thế từ các cổ đông sang lập mang lại Mặt khác, MBB là ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các DN quân đội nên đây cũng là một lợi thế của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong... khó khăn khiến cho lợi nhuận của Ngân hàng bị giảm Đặc biệt trong năm 2011, MBB phát sinh khoản nợ xấu của Vinashin khiến cho hoạt động kinh doanh chứng khoán đầu tư bị lỗ hơn 768 tỷ đồng Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Tuy nhiên, so với các ngân hàng đang niêm yết, lợi nhuận do 1 nhân viên tạo ra của MBB cao nhất trong 8 Ngân hàng niêm yết cho thấy chất lượng... phí/thu nhập (CIR) của MBB luôn duy trì ở mức thấp hơn so với các ngân hàng có cùng quy mô trong ngành cho thấy hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng rất tốt Tỷ trọng có xư hướng tăng nhẹ trong những năm gần đây do ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển hệ thống mạng lưới hoạt động nhằm nâng cao thị phần và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên năm 2012, tỷ lệ chi phí / thu nhập giảm xuống còn 35%,... 9.21 Cơ cấu tiền gửi khách hàng Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của MBB vẫn chủ yếu tập trung vào đồng nội tệ chiếm gần 70% tổng nguồn vốn lưu động Tuy nhiên, huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ của MBB cũng chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn so với các ngân hàng trong cùng ngành, chiếm 35% tại 2012, bằng với VCB ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về việc huy động... khách hàng và đảm bảo một nguồn vốn ổn định cho ngân hàng trong tương lai  Đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng điện tử Phù hợp với cơ cấu huy động theo đối tượng các ngành, tiền gửi có kì hạn của MBB chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tiền gửi (chiếm 55% tổng tiền gửi), trong đó dưới 1 thàng chiếm 36%, từ 1-3 tháng chiếm 20%, từ 3-12 tháng chiếm 23%, trên 1 năm chiếm gần 21% Do tiền gửi của khách hàng. .. mạnh qua các năm, trong khi đó tăng trưởng của tài sản cung giảm nhưng với tốc độ ít hơn Việc giảm này của MBB do nên kinh tế gặp khủng hoảng Tuy nhiên, tỷ lệ này thuộc mức cao trong ngành do MBB vẫn giữ được tăng trưởng tổng tài sản ổn định so với các ngân hàng khác do có lợi thế từ các cổ đông sáng lập điều này cho thấy ngân hàng có hiệu quả hoạt động tài sản rất tốt  ROA có xu hướng giảm nhưng vẫn... vốn điều lệ và lợi nhuận chưa phân phối của MBB tăng So với các ngân hàng đang niêm yết tỷ lệ này của MBB cũng ở mức tương đối cao  ROE có xu hướng tăng Tỷ lệ NIM của MBB cũng có xu hướng tăng từ 2,77 năm 2009 lên 4,70% tại năm 2012 và ở mức khá cao so với các ngân hàng đang niêm yết Sở dĩ tỷ lệ NIM tăng cao là do MBB có mối quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp quân dội khá chặt chẽ, cùng với... tạo ra đạt mức cao nhất so với các Ngân hàng niêm yết LNTT/1 nhân viên ĐVT: Triệu đồng LNTT/nv 2008 354 2009 502 2010 561 KẾT LUẬN CHUNG 2011 516 2012 593 Trong năm 2012, mặc dù nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng chậm lại, thậm chí âm nhưng hoạt động huy động và cho vay của MBB vẫn tăng trưởng so với năm 2011 do Ngân hàng có lợi thế từ các cổ đông sang... tháng của MBB luôn rơi vào trạng thái âm Các kì hạn khác đều có trạng thía thanh khoản ròng dương  Gần 40% lượng tiền gửi khách hàng tập trung ở kì hạn từ 1 tháng trở xuống Mặt khác do có quan hệ mật thiết với các khách hàng lớn và các DN trong quân đội đem lại cho ngân hàng một số lợi thế nhất định như cung cấp dịch vụ trả lương cho Viettel, thanh toán dịch vụ cho các đối tác của tập đoàn Tân Cảng, . 5.000 - - - Dự phòng 231.106 138.138 459.437 656.692 3. Góp vốn đầu tư dài hạn 891.469 1.576.913 1.781.279 1.602.316 Tổng vốn đầu tư 11.184.221 18.830.225 22.020.396 43.219.549 Tài sản Có khác MBB. 2 của MBB có xu hướng giảm dần qua các năm song vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn so với các ngân hàng trong cùng ngành (chiếm tỷ trọng hơn 40% -6 0%) 2. THÔNG TIN CỔ PHIẾU Mã chứng khoán MBB Ngày. cáo tài chính MBB II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1. QUY MÔ, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trung bình của MBB từ năm 200 8-2 012 đạt 26%.

Ngày đăng: 29/11/2014, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w