CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Giới thiệu chung A. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH : 1. Khái niệm: Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào các báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ sàng lọc khi chọn lựa các “ứng viên” đầu tư hay sát nhập, và là công cụ dự báo các điều kiện và hậu quả về tài chính trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ chuẩn đoán bệnh, khi đánh giá các hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh và là công cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh doanh khác. Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắcphục các điểm yếu. Nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số trên báo cáo đó “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương án hoạt động kinh doanh của những nhà quản lý các doanh nghiệp đó. 2. Ý nghĩa phân tích: Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin đó. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những người sử dụng rất khác nhau, phụ thuộc vào mục đích của họ: Đối với nhà quản lý: Mối quan tâm của nhà quản lý là điều hành quá trình sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhằm mục đích đạt được lợi nhuận tối đa cho mình.Dựa trên cơ sở phân tích nhà quản lý có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch kinh doanh, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động cho tốt. Đối với chủ sở hữu: Chủ sở hữu quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của vốn bỏ ra, thông qua phân tích họ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị, từ đó có quyết định về nhân sự thích hợp. Đối với các nhà tài trợ từ bên ngoài Mối quan tâm của nhà tài trợ là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của đơn vị.Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác dụng giúp họ đánh giá được mức độ rủi ro và có các quyết định về tài trợ. Đối với các nhà đầu tư tương lai
Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI DANH SÁCH NHÓM 1_ 52DN1 1. BÙI THỊ BÌNH 2. NGUYỄN THỊ HOA 3. LÊ THỊ ÁNH 4. ĐINH THỊ BÍCH HỒNG 1 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Giới thiệu chung A. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH : 1. Khái niệm: Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào các báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ sàng lọc khi chọn lựa các “ứng viên” đầu tư hay sát nhập, và là công cụ dự báo các điều kiện và hậu quả về tài chính trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ chuẩn đoán bệnh, khi đánh giá các hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh và là công cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh doanh khác. Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số trên báo cáo đó “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương án hoạt động kinh doanh của những nhà quản lý các doanh nghiệp đó. 2 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 2. Ý nghĩa phân tích: Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin đó. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những người sử dụng rất khác nhau, phụ thuộc vào mục đích của họ: ϖ Đối với nhà quản lý: Mối quan tâm của nhà quản lý là điều hành quá trình sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhằm mục đích đạt được lợi nhuận tối đa cho mình. Dựa trên cơ sở phân tích nhà quản lý có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch kinh doanh, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động cho tốt. ϖ Đối với chủ sở hữu: Chủ sở hữu quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của vốn bỏ ra, thông qua phân tích họ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị, từ đó có quyết định về nhân sự thích hợp. ϖ Đối với các nhà tài trợ từ bên ngoài Mối quan tâm của nhà tài trợ là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của đơn vị. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác dụng giúp họ đánh giá được mức độ rủi ro và có các quyết định về tài trợ. 3 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 ϖ Đối với các nhà đầu tư tương lai Các nhà đầu tư tương lai quan tâm trước tiên là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, tiếp đến là khả năng sinh lời khi đầu tư, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, họ tiến hành phân tích để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. ϖ Đối với cơ quan chức năng Các cơ quan chức năng như cơ quan thuế tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để xác định được mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Cơ quan thống kê, thông qua phân tích tình hình tài chính để tổng hợp thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê. 3. Mục tiêu phân tích: Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra quyết định về đầu tư , tín dụng, và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có nhu cầu nghiên cứu các thông tin này nhưng có một trình độ tương đối về kinh doanh và các hoạt động về kinh tế. Cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống có làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó. 4. Nhiệm vụ phân tích: 4 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 Nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. B. BÁO CÁO TÀI CHÍNH Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo tổng hợp từ các số liệu kế toán của công ty theo những mẫu biểu đã được qui định, nó phản ảnh tính hình sử dụng vốn, nguồn vốn; kết quả kinh doanh của công ty trong kỳ báo cáo. Hệ thống báo cáo tài chính công ty bao gồm 3 bảng báo cáo chính: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh và - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá mức độ rủi ro cũng như kết quả về mặt tài chính thông qua các hệ số và các tỉ suất sinh lời của vốn. Những người phân tích báo cáo tài chính có thể là bản thân công ty hoặc những người bên ngoài công ty như ngân hàng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, các nhà cung cấp… những người đã hoặc đang xem xét có nên cho công ty vay hoặc mua cổ phiếu của công ty hay không Đối với bản thân công ty, việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính công ty đánh giá được tình hình tài chính của công ty một cách hệ thống đầy đủ, trên cơ sở đó có thể đưa ra những hoạch định phù hợp nhằm duy trì hoặc cải thiện tình hình tài chính công ty ngày càng tốt hơn. 5 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 Tùy theo mối quan hệ của các đối tác đối với công ty mà các tổ chức bên ngoài công ty sẽ quan tâm đến các khía cạnh khác nhau về tài chính của công ty. Các chủ nợ ngắn hạn thường quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thông qua các đảm bảo về tài sản lưu động và ngân lưu ròng mang lại từ hoạt động kinh doanh. Trong khi đó các chủ nợ dài hạn và các nhà đầu tư lại quan tâm đến khả năng sinh lời trong dài hạn và rủi ro trong hoạt động cũng như trong cơ cấu tài chính của công ty. 1.2. Yêu cầu của báo cáo tài chính. * Các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính phải thống nhất với các chỉ tiêu kế hoạch về nội dung và phương pháp tính toán. * Số liệu tài liệu trong báo cáo tài chính phải chính xác trung thực. * Báo cáo tài chính phải lập đầy đủ và đúng mẫu quy định nộp cho cơ quan nhận báo cáo trong thời hạn quy định. - Theo chế độ kế toán hiện hành các doanh nghiệp phải lập những báo cáo sau: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả kinh doanh. + Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (riêng đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ không bắt buộc nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập). + Qui định về thời hận và thời gian gửi báo cáo. Đối với báo cáo quí (các doanh nghiệp nhà nước) Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong tổng công ty thời hạn gửi báo cáo tài chính quí chậm nhất là 20 ngày kết thúc quí. Đối với các tổng công ty thời hạn gửi báo cáo tài chính quí chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quí. 6 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 Báo cáo năm Đối với các doanh nghiệp nhà nước: các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong tổng công ty thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm. Đối với tổng công ty thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là90 ngày kể từ ngày kết thúc năm. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thồi hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm. Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình HTX thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm. 1.3. Tài liệu dùng cho phân tích Như đã nói trong phần 1, phân tích tài chính ở đây dựa vào các báo cáo tài chính do công ty lập ra. Theo quy định của Bộ tài chính, doanh nghiệp theo định kỳ phải lập các báo cáo tài chính và theo yêu cầu của ngân hàng, khi vay vốn khách hàng phải nộp loại báo cáo tài chính sau đây: • Bảng cân đối kế toán hay còn gọi bảng tổng kết tài sản • Báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo kết quả kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo dòng ngân lưu • Thuyết minh các báo cáo tài chính 1.3.1 Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo 2 mặt: kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm nhất định. 7 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 Theo chế độ kinh tế hiện hành, thời điểm lập Bảng cân đối kế toán là vào cuối ngày của ngày cuối quí và cuối ngày của ngày cuối năm. Ngoài các thời điểm đó doanh nghiệp còn có thể lập Bảng cân đối kế toán ở các thời điểm khác nhau, phục vụ yêu cầu công tác quản lý của doanh nghiệp như vào thời điểm doanh nghiệp sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản. 1.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán theo từng nội dung và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp, tình hình về VAT được khấu trừ, được hoàn lại, hay được miễn giảm. 1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ này sẽ được công bố chung với những bản khác của báo cáo tài chính. 1.3.4. Thuyết minh các báo cáo tài chính Thuyết minh bổ sung báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác. Cơ sở: Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh báo cáo tài chính là: - Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo. 8 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 - Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo. - Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước. 1.4. Nội dung phân tích : Để đạt được mục tiêu của việc đánh giá mức sinh lợi và rủi ro của một công ty, ta sẽ lần lượt xác định các chỉ tiêu tỉ suất sinh lời và các hệ số phản ánh khả năng thanh toán, sau đó so sánh các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu tương ứng của : - Kỳ Kế hoạch - Kỳ trước của công ty - Của một công ty khác trong cùng ngành - Bình quân của các công ty trong cùng ngành Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi gồm : - Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản - Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - Tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường - Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường Các chỉ tiêu đo lường rủi ro ngắn hạn gồm : - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Curent Ratio) - Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid – Test Ratio) 9 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 - Tỉ suất vòng quay vốn lưu động, các chỉ tiêu liên quan: Số ngày luân chuyển hàng tồn kho; Số ngày tồn đọng các khoản phi thu; Số ngày tồn đọng các khoản phải trả Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản dài hạn : - Tỉ lệ nợ trên vốn (Debt-equity ratio) - Tỉ lệ ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trên tổng nợ - Tỉ lệ bảo đảm lãi vay (Interest coverage ratio) 1.5. Phân tích khả năng sinh lời 1.5.1. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản * Tỉ suất sinh lời trên tài sản (Return on Asset – ROA) đo lường hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng + Chi phí lãi vay đã khấu trừ thuế thu nhập ROA= Tổng tài sản EBIT*( 1- t) Hay : ROA= Tổng tài sản Ý nghĩa của chỉ tiêu : - Phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty - Là cơ sở quan trọng để những người cho vay cân nhắc liệu xem công ty có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không - Là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn 10 [...]... hình thức tài trợ vốn cho thích hợp CHƯƠNG II ÁP DỤNG VÀO PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về ngân hàng QUÂN ĐỘI Việt Nam Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập vào năm 1994, đến nay qua gần 12 năm hoạt động, Ngân hàng Quân đội đã liên tục kinh doanh có hiệu quả và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu của... Phương châm của chúng tôi là đa dạng hóa lợi ích của khách hàng Vì vậy khách hàng luôn gửi trọn niềm tin nơi MB 2.2 Áp dụng lý thuyết phân tích vào phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng QUÂN ĐỘI Việt Nam 2.2.1 Các báo cáo của Ngân hàng QUÂN ĐỘI Việt Nam * Bảng cân đối tài sản 22 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 Bảng cân đối tài sản là bảng tóm tắt tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm... tỷ điều này góp phần đưa Ngân Hàng Quân Đội trở thành một trong những Ngân Hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống các Ngân Hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội Chính vì vậy tỷ lệ chia cổ tức hàng năm đạt 15-20% 20 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Ngân Hàng Quân Đội liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động Đến ngày 30/6/2006 Ngân Hàng Quân Đội đã có 33 chi nhánh và... trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn 19 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 Tóm lại Việc phân tích khả năng sinh lời và rủi ro của công ty dựa trên mối liên hệ của các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính công ty sẽ cho ta những nhận định về xu hướng trong quá khứ để trên cơ sở đó có những dự báo trong tương lai Kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính sẽ được kết hợp với một số thông tin khác... quay tài sản chịu tác động trực tiếp bởi hệ số quay vòng của các tài sản chủ yếu : Doanh thu không bằng tiền mặt - Vòng quay các khoản phải thu= Bình quân khoản phải thu Giá vốn hàng bán - Vòng quay hàng tồn kho = Tồn kho bình quân Doanh thu - Vòng quay tài sản cố định = 11 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 Tài sản cố định bình quân Cần lưu ý : Vòng quay khoản phải thu giảm có thể do chính sách bán hàng. .. viết tắt của Ngân Hàng Quân đội (Military Bank) - một ngân hàng mang truyền thống của quân đội nhưng nếu chỉ là MB thì bạn cũng có thể hiểu là: - Hành vi (Manner): đó là sự phục vụ tận tình chu đáo của tất cả các nhân viên MB đúng như giá trị cốt lõi của Ngân hàng: chăm sóc khách hàng, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả - Trụ cột (Backbone): MB là "cánh tay phải", là địa chỉ tin cậy của khách hàng Phương... phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong cả nước, Ngân Hàng cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các Ngân Hàng trên thế giới Cho đến nay mạng lưới các Ngân Hàng đại lý của Ngân Hàng Quân Đội đã mở rộng tới hơn 300 Ngân Hàng trên 56 quốc gia, đảm bảo thanh toán và giao dịch với tất cả các châu lục trên thế giới Phương... khách hàng bán trả chậm của công ty 1.6.1.3 Hệ số vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho đã được xác định ở phần trên Từ hệ số vòng quay hàng tồn kho, có thể tính được một chỉ tiêu tương đương là thời gian luân chuyển tồn kho hay còn gọi là số ngày tồn đọng hàng tồn kho 17 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 Trị giá hàng mua chịu Thời gian luân chuyển hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán bình quân. .. hai bên Khách hàng và Ngân hàng, bằng việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng tiện ích và ưu việt - Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu của khách hàng - Đảm bảo tiện ích Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện - Đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các cổ đông Các giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu đã đạt được: - Được Ngân hàng Nhà nước... 8,882,349 - 6,888,072 - 4,424,064 - Nợ Phải Trả - Các khoản nợ chính phủ và NHNN - Tiền gửi và cho vay các TCTD khác - Tiền gửi khách hàng - Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác - Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư mà ngân hàng chịu rủi ro Nợ ngắn hạn - Phát hành giấy tờ có giá - Các khoản nợ khác Nợ dài hạn 24 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 Tổng Nguồn Vốn 12,863,906 9,642,143 8,882,349 . là: - Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo. 8 Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 - Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo. - Thuyết. tương ứng của : - Kỳ Kế hoạch - Kỳ trước của công ty - Của một công ty khác trong cùng ngành - Bình quân của các công ty trong cùng ngành Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi gồm : - Tỉ suất sinh. Kế toán ngân hàng Nhóm 1 – 52DN1 EPS chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố : - Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản - Đòn bẩy tài chính - Qui mô của lợi nhuận giữ lại tích lũy - Số lượng cổ phiếu thường