1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường tiểu học

35 973 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 5,63 MB

Nội dung

PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN EAKAR TRƯỜNG TH NGUYỄN CÔNG TRỨ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC GIẢNG DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 3 Giáo viên thực hiện : Trần Thanh Trọng Đơn vị : Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ Xã EaÔ huyện EaKar tỉnh ĐakLak. EaKar, tháng 11 Năm 2012 LỜI MỞ ĐẦU Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tâm trạng của con người, âm nhạc có sức biểu cảm rất lớn, nó mang đến những giá trị sâu sắc về tâm hồn, nhân cách, suy nghĩ và văn hoá của con người, hướng con người đến một thế giới chân thiện mỹ. Cùng với các phương tiện diễn tả âm nhạc: Giai điệu, cường độ, tiết tấu, hòa âm, âm sắc, hình thức Bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất. Âm nhạc được sinh ra từ quá trình lao động của con người và trở lại phục vụ con người sản xuất và sáng tạo. Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời đến khi từ giả cuộc sống. Những khúc hát ru, những bài hát đồng giao, những điệu hò trong lao động, những bài hát giao duyên, những điệu múa trong kho tàng âm nhạc dân gian là nguồn cội của nghệ thuật âm nhạc, là cơ sở cho sáng tạo âm nhạc, là đề tài cho bao nhạc sỹ viết lên những ý nhạc rất đẹp làm rung động lòng người. Có thể nói, âm nhạc là một nhu cầu về thưởng thức, hoạt động và giải trí của mọi lứa tuổi. Âm nhạc trong trường Tiểu học có nét đặc thù riêng, nó không chỉ mang tình giải trí đơn thuần mà nhằm giúp các em phát triển toàn diện, tác động vào thế giới tinh thần của các em những cái hay, cái đẹp, cái tích cực và có ý nghĩa to lớn của nghệ thuật âm nhạc. Dạy học âm nhạc ở nhà trường phổ thông nhằm hình thành ở các em năng lực cảm thụ, hiểu biết, đánh giá, yêu thích và thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu hoạt động và tạo ra giá trị thẩm mỹ. Ngoài việc giáo dục thẩm mỹ, âm nhạc còn góp phần vào việc giáo dục đạo đức, trí lực tạo cho nhà trường không khí vui tươi, lành mạnh để các em hứng thú, phấn khởi, say sưa học tập, hòa mình vào tập thể và càng thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè. “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học” là một đề tài mang tính đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm mang lại cho người dạy và người học một niềm say mê và đầy hứng thú mang đến kết quả cao hơn trong học tập đồng thời thực hiện được nhiệm vụ chung của ngành giáo dục đưa ra đó là Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đổi mới phương pháp giáo dục. 4 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Khi tôi còn là một học sinh đi học, tôi đến trường với bao niềm hăng say, ở đó có bạn bè có thầy cô cùng tôi trải qua những tháng ngày êm đẹp dưới mái trường . Thời gian cứ thế trôi đi và mới đó đã gần hai mươi năm. Hai mươi năm trôi qua và bây giờ tôi cũng là người tiếp nối ước mơ của những người âm thầm lặng lẽ mang lại tri thức cho nhân loài. Nhớ lại trước đây mỗi khi thầy cô lên bục giảng rất vất vã, nào là kẻ bảng, viết thứ ngày, viết đề bài về nhà các thầy cô lại soạn bài, đi vẽ tranh, làm đồ dùng học tập để chuẩn bị cho những tiết học ngày hôm sau. Thế nhưng kết quả mang lại chưa thực sự cao. Những suy nghĩ đó cứ ám ảnh trong tôi, phải làm sao để có đuợc những tiết dạy thật say mê, những bức tranh sinh động, những bức chân dung rõ ràng, những nốt nhạc biết nhảy múa, những trò chơi thật ngộ ngĩnh ? Mang lại cho lớp học một niềm phấn khởi và hào hứng. và tôi đã bỏ thời gian để đi học và thấy rằng: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục nhằm mang lại hiểu quả chưa từng có vì những ứng dụng của nó”. Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII đã đặt ra phương châm chiến lược cho ngành giáo dục là phải: "Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học". Nhiều trường đã được trang bị công nghệ thông tin, những ứng dụng nó để đạt hiệu quả cao nhất, rèn luyện nếp tư duy khoa học, sáng tạo thì có một quá trình, trong đó vai trò tổ chức của các trường, sự đầu tư trí tuệ, công sức của các thầy cô giáo là điều cực kỳ quan trọng. Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Những năm sau đó năm nào bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng nhắc tới việc cập nhật những ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học. Năm học 2012-2013 Giáo Dục và Đào Tạo cũng lại nhắc lại thêm một lần nữa là Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. Trên tinh thần nội dung đó Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện EaKar tỉnh ĐakLak đã chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên các môn học triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin vào 5 quá trình dạy các môn học của mình. Cụ thể là Giáo viên bộ môn dạy nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và phương pháp của môn âm nhạc, tránh sự nhàm chán và tăng thêm tính tích cực của tiết học. Để thực hiện được điều này, giáo viên cần tích cực tham gia tập huấn công nghệ thông tin do phòng giáo dục mở lớp tập huấn, học thầy học bạn và trên tinh thần tự học là chính. Tham khảo các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website Bộ và trên Diễn đàn mạng giáo dục Violet.vn để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập. Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang dần từng ngày đổi thay. Ở bậc tiểu học hiện nay Bộ Giáo Dục đã quy định dạy đủ 9 môn bắt buộc và môn Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Học sinh tiểu học rất nhạy cảm với âm thanh , nhịp điệu, tiết tấu, thích được hoạt động và tự biểu hiện. Từ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kiến thức phổ thông về âm nhạc Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách con người mới. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ thông tin, việc tạo điều kiện thuận lợi từ Ban giám hiệu nhà trường đang công tác: Trường Tiểu Học Nguyễn Công Trứ - xã EaÔ - huyện Eakar - tỉnh ĐakLak, tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng máy vi tính và đưa vào công nghệ thông tin vào trong dạy học âm nhạc, bước đầu đã có những kết qủa 6 khả quan và rất đáng mừng: Trong quá trình học học sinh có nhiều cơ hội được tiếp xúc với công nhệ thông tin, tiếp xúc với máy vi tính và tăng thêm sự tò mò, sự ham học của các em học sinh, học sinh có thể tận mắt nhìn thấy hình ảnh thật hơn và có thể hiểu bài nhanh hơn. Trong quá trình soạn bài, thầy cô giáo có thể sao chép tư liệu, tranh ảnh, âm nhạc, lại được thêm một lần tự học và tìm hiểu những ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nãy ra các ý, sáng kiến mới góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng được nhiệm vụ năm học 2012-2013 do Bộ Giáo dục đề ra đó là "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Ví dụ: muốn giới thiệu cho học sinh một tác giả nào đó thì ta có thể cho các em xem tranh (có thể là tranh chân dung hoặc tranh minh hoạ) làm cho các em có thể quan sát rõ hơn và sống động hơn khiến cho các em gợi nhớ lại những hình ảnh này về sau giúp các em học sinh nhớ lâu. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học”. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. 1.Mục đích: Mục đíchquan trọng nhất của đề tài là giúp mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng dạy và học môn Âm nhạc và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ xã EaÔ huyện EaKar tỉnh ĐakLak. Từ đó, để mọi người, đặc biệt là những giáo viên dạy môn âm nhạc có cái nhìn tổng quan hơn, khách quan, chính xác hơn về tình hình dạy học môn âm nhạc hiện nay và đơn vị mình nói riêng để từ đó không ngừng học tập, cập nhật những thông tin mới, nghiên cứu và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, “ứng dụng công nghê thông tin vào học giảng dạy âm nhạc” mang lại hiệu quả hết sức hấp dẫn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, luôn sáng tạo, làm mới mình để nâng cao hiệu quả dạy và học âm nhạc góp phần vào giáo dục thẩm mỹ, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và qua đó khẳng định vị thế, sức hấp dẫn của bộ môn âm nhạc – môn học nghệ thuật rất lý thú trong trường tiểu học. 2 . Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu việc “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học âm nhạc ở trường tiểu học”. Qua mỗi tiết dạy học âm nhạc giáo viên có thể tích hợp được nhiều thứ vào một bài giảng và làm cho bài giảng thêm sinh động và biến cái không thể thành cái có thể và điều quan trọng hơn là nâng cao hiệu quả giáo dục, đổi mới phương pháp nhằm mang lại 7 hiệu quả cao trong việc dạy và học. “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học âm nhạc ở trường tiểu học” tạo niềm say mê hứng thú cho cả thầy và trò, phát triển thêm tính tích cực của học sinh, giảm bớt mệt nhọc cho giáo viên khi phải đi vẽ tranh, chép nốt nhạc lên bảng phụ và còn nhiều thứ khác nữa. Tận dụng tà liệu trên mạng để giảm bớt thời gian, công sức khó nhọc của giáo viên mà hiệu quả lại cao. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp trực quan: Trong mỗi tiết dạy âm nhạc, dù đó là nội dung gì: học hát, tập đọc nhạc hay âm nhạc thường thức, việc học sinh quan sát tài liệu, tư liệu và giáo viên quan sát mức độ chú ý của học sinh là hết sức cần thiết. 2. Phương pháp đàm thoại: Trao đổi mạn đàm với học sinh để tìm hiểu tâm tư suy nghĩ và sở thích của các em khi tham gia học tập môn âm nhạc. Ngoài ra trao đổi mạn đàm với các bạn bè đồng nghiệp, đồng môn tìm ra những giải pháp để lôi cuốn học sinh tham gia học tập môn âm nhạc với thái độ tích cực. 3. Phương pháp đối chiếu so sánh: Dự giờ các bạn bè đồng nghiệp, đồng môn và đối chiếu với những tiết học không sử dụng công nghệ thông tin. 4. Phương pháp điều tra: Qua điều tra cho thấy 100% học sinh và giáo viên đều húng thú với ứng dụng công nghệ thông tin trong mỗi tiết dạy - học - “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học âm nhạc ở trường tiểu học” đó là cách đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh, để thực hiện được điều này ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng vào dạy học. Ở đề tài nghiên cứu này tôi không đi sâu nhiều về phần mềm trình chiếu PowerPoint mà là từ đề tài này ta có thể tìm hiểu thêm về một phần trong ứng dụng của nó để thiết kế bài giảng theo phương pháp và ý đồ của người giảng. Công nghệ thông tin trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua đã từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục từng bước xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực”. 8 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy âm nhạc ở trường tiểu học” 2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học 3. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ xã EaÔ huyện EaKar tỉnh ĐakLak. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học a. Dạy và học theo quan điểm công nghệ thông tin: Học là một quá trình thu nhận thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu qủa, nếu nội dung bài chỉ truyền tới người học bằng văn bảng thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, quá trình dạy học có thể sử dụng các phương tiện dạy học như sau: - Đèn chiếu hoặc màn hình đủ lớn. - Máy vi tính. - Loa máy. - Phần mềm dạy học. . - Sử dụng Internet. Ở đây tôi đã ứng dụng M.S Power Point trong bài giảng, dạy học với phương tiện tôi thấy có các ưu thế sau: -Giáo viên chuẩn bị một lần mà được giảng dạy nhiều lần và lần giảng sau còn hay hơn và xúc tích hơn lần giảng trước và có thể sửa chữa thoái mái mà không sợ bị hỏng giấy, bẩn bài giảng. -Phần mềm dạy học thay thế công việc viết bảng, trình bày bảng của giáo viên. , tăng tính năng động và hấp dẫn cho người học. -Giáo viên trình bày bài giảng sinh động, dễ dàng cập nhật thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại. 9 -Phương tiện hỗ trợ làm tăng thêm hiệu qủa đối với những bài giảng khó, phức tạp, có thể lồng ghép phim ảnh, phóng sự vào bài giảng để tăng thêm tính thị hiếu và làm phong phú bài giảng. - Giáo viên có thể thiếc kế vô vàn trò chơi để phục vụ tiết học và ta có thể biến tiết học khô khan thành một giờ học vô cùng lí thú và hấp dẫn tăng thêm tính tích cực cho học sinh. b. Công nghệ thông tin với vai trò phương tiện, thiết bị dạy học : Trong những năm trở lại đây, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được đẩy mạnh và đạt hiệu qủa tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy là một giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin thì việc truyền đạt kiến thức- luyện tập kĩ năng của giáo viên được cải thiện, học sinh dễ tiếp thu bài học và giờ học sinh động, lôi cuốn các em vào bài học và chất lượng giờ học được nâng cao. Tất cả các môn học đều có đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng khác nhau nhưng nhìn chung ứng dụng công nghệ thông trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới. 2. kết quả thực hiện. 1.Kết quả học tập khi chưa áp dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học: Thời gian trước đây mặc dù đã sử dụng nhiều phương pháp và phương tiện trong việc dạy học âm nhạc, nhưng kết quả cho thấy đa số học sinh chỉ muốn học hát, muốn nghe kể chuyện,không thích phần tập đọc nhạc, thích nghe thầy hát nhưng không thích lên bảng để biểu diễn. - 50% học sinh thích học hát. - 50% học sinh thích nghe nhạc và nghe kể chuyện âm nhạc . - 25% học sinh không chú ý trong bài dạy. 2 Kết quả học tập sau khi chưa áp dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học: Hầu hết học sinh đều thích học âm nhạc và rất hứng thú với môn học này. Các em xung phong phát biểu, xung phong lên hát và biểu diễn nên lớp học sôi nỗi hẵn lên, những em trước đây không bao giờ hoạt động thì nay đã rất mạnh 10 dạn và hăng hái. Như vậy sau khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy âm nhạc thì kết quả rất đáng khích lệ. - 100% học sinh thích học hát. - 90 % học sinh thích nghe nhạc và nghe kể chuyện âm nhạc . - 2 % học sinh không chú ý trong bài dạy. VI. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA GIÁO DỤC. PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA. Dưới đây là những câu hỏi thăm dò ý kiến, suy nghĩ của học sinh về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc ở trường tiểu học. Em hãy chọn một trong các phương án ở mỗi câu hỏi (Đánh dấu x vào ý mà em cho là thích hợp nhất). Và tổng hợp 400 phiếu điều tra và kết quả như sau: 1 Em thích học âm nhạc không? a. Rất thích. 90% b. Thích. 5% c. Bình thường. 3% d. Không thích. 2% 2. Em thích học phần nào trong môn âm nhạc nhất? a. Học hát. 50% b. Tập đọc nhạc. 20% c. Nghe nhạc 20% d. Nghe kể chuyện, giới thiệu nhạc cụ 10% 3. Em có thích học âm nhạc với giáo án điện tử không? a. Rất thích. 90% b. Thích. 7% c. sơ sơ. 3% d. Không thích. 0% 4. Khi học âm nhạc với giáo án điện tử em thấy như thế nào? a. Hấp dẫn, lôi cuốn. 86% b. Thấy thú vị. 10% c. Bình thường, Không có gì đặc biệt . 4% d. Chán nên khồng muốn học. 0% 11 5. Khi học âm nhạc bằng giáo án điện tử em thích nhất phần nào sau đây? a. Giới thiệu nội dung bài học. 20% b. Âm nhạc thường thức. 60% c. Thực hành- Tập đọc nhạc 20% 6. Em thích học với phương pháp nào hơn? a. Phương pháp cũ. 0% b. Phương pháp cũ có sửa đổi. 15% c. Phương pháp trực quan sinh động - CNTT 85% 7. Nếu từ nay không được học âm nhạc theo kiểu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, giáo án điện tử nữa thì em sẽ như thế nào? a. Rất buồn. 95% b. Hơi buồn. 5% c. Bình thường 0% 8. Em có thích được tham gia kể chuyện, giới thiệu nhạc cụ hay chơi các trò chơi trên máy tính và trên bài giảng của thầy cô không? a. Rất thích. 96% b. Thích. 4% c. Bình thường. 0% d. Không thích. 0% 9. Các em có muốn được học tất cả các môn và môn âm nhạc bằng phương pháp trực quan sinh động-giáo án điện tử không? a. Có. 100% b. Không 0%      CHƯƠNG II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC GIẢNG DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1. Mục tiêu của môn âm nhạc: - Chương trình môn âm nhạc khối Tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy trình mục tiêu như sau: 12 [...]... TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN CÔNG TRỨ 15 18 *Thực trạng của việc dạy học âm nhạc ở trường tiểu học 15 19 1 VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN CÔNG TRỨ 16 20 21 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG NGUYỄN CÔNG TRỨ II GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 36 17 17 TT 22 Đề mục Trang 17 23 NỘI DUNG 1 Tính hiệu qủa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc. .. học 15 3.2 Mục tiêu đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc: Việc đưa công nghệ thông tin vào trường học và việc chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy âm nhạc ở trường tiểu học là một mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục hiện nay Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là để nâng cao hiệu quả trong công tác dạy và học nói riêng và dạy học âm nhạc nói chung, ta có thể... II ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC GIẢNG DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 10 I CƠ SỞ LÍ LUẬN 12 12 11 1 Mục tiêu của môn âm nhạc: 12 12 2 Nội dung , nhiệm vụ và ý nghĩa của Âm nhạc 13 13 3 Phương pháp dạy học âm nhạc 14 14 15 3.1Mục tiêu dạy hát 3.2 Mục tiêu đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc: 14 15 16 4 Phương tiện và đồ dùng dạy học Âm nhạc 15 17 II THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG... cách ứng dụng và tính năng ứng dụng của Công nghệ thông tin trong dạy học môn âm nhạc ở bậc tiểu học, nhằm hiện đại hoá trong dạy học, học sinh tiếp cận Công nghệ thông tin trong xã hội công nghệ thông tin – Đây là một việc làm tất yếu B Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Nhu cầu Ứng dụng cộng nghệ thôn tin là việc làm rất cần thiết đối với tất cả các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng Vì thế đầu tư cho Công nghệ. .. nhiệm công tác mới phát hiện ra học sinh nơi đay hát sai cả giai điệu lẫn tiết tấu hầt hết các bài hát trong sách giáo khoa Thậm chí có rất nhiều em còn hát sai cả bài hát Quốc Ca Việt Nam II CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 Tính hiệu qủa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng công nghệ thông. .. đĩa nhạc, sách vở,… Vì vậy, chúng ta không nên lạm dụng sử dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn âm nhạc một cách thái quá, mà phải biết căn cứ vào đặc trưng của phần học cụ thể để lựa chọn, vận dụng các phần mềm ứng dụng thích hợp nhằm phát huy hiệu quả tối đa kết quả dạy học Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ là “Click chuột” thuần tuý Tận dụng những tiện ích của công nghệ thông. .. tìm hiểu thông tin trên sách vở, giáo trình, học hỏi bạn bè, thầy cô, đi tập huấn và học thêm thông tin trên mạng internet, tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy Với sự trợ giúp của M.S Power Point, và đã thấy chất lượng dạy và học được nâng lên cao II THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN CÔNG TRỨ - EAÔ - EAKAR - ĐAKLAK *Thực trạng của việc dạy học âm nhạc ở trường tiểu học: Đa... hội thông tin hiện đại, hình thành động cơ và các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của người học, đáp ứng với quan điểm của một xã hội học tập suốt đời Vậy, Công nghệ thông tin góp phần rất quan trọng trong dạy học và đổi mới phương pháp dạy học Đối với môn Âm nhạc, qua nghiên cứu và thực hiện, tôi thấy rõ lợi ích của việc khai thác các phần mềm ứng dụng làm công cụ giảng dạy vào môn Âm nhạc ở trường Tiểu. .. nhạc. Chính vì vậy, Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học âm nhạc ở trường tiểu học là nột việc hết sức quan trọng và cần thiết, đòi hỏi người giáo viên âm nhạc phải đặc biệt chú ý đầu tư trong việc soạn, giảng và cập nhật đổi mới phương pháp, tích luỹ kiến thức, tích luỹ chuyên môn và kỹ năng thực hành âm nhạc để luôn tự làm mới bản thân trong mỗi giờ dạy mới mong việc dạy học âm nhạc đạt hiệu quả... môn học 2 Nội dung , nhiệm vụ và ý nghĩa của Âm nhạc a Môn Âm nhạc gồm có ba phân môn chính: - Học hát - Tập đọc nhạc - Âm nhạc thường thức.(Nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc, giới thiệu tác giả, giới thiệu nhạc cụ ) b, Nhiệm vụ và ý nghĩa của Âm nhạc : - Ý nghĩa: + Về mặt kiến thức - Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc . PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC. 1. Tính hiệu qủa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc. Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng. công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc: Việc đưa công nghệ thông tin vào trường học và việc chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy âm nhạc ở trường tiểu học là một mục tiêu quan. cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy âm nhạc ở trường tiểu học 2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học 3. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ

Ngày đăng: 16/11/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w