Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ, hồ sơ khoa học dưới dạng điện tử của sinh viên
Đề án học tập đa phương tiện. Các loại hình đề án đa phương tiện Hồ sơ khoa học điện tử của sinh viên. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ: HỒ SƠ KHOA HỌC DƢỚI DẠNG ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN ThS. Trần Thanh Hƣng ___________________________________________________________________ Đề án đa phƣơng tiện. Để có thể thành công trong việc học tập một ngoại ngữ, người học luôn luôn cần có những cơ hội để sử dụng những gì đã học từ ngôn ngữ đó trong môi trường giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong thực tế. Điều này, từ lâu nay, đã được coi là cơ sở lý luận cho việc xây dựng và ứng dụng một phương pháp giảng dạy mới trong việc dạy và học ngoại ngữ: phương pháp học tập bằng xây dựng các đề án nhỏ (project-learning). Một dự án học tập trong dạy và học ngoại ngữ có thể được xem như một dạng bài tập yêu cầu người học phải vận dụng mọi kỹ năng ngôn ngữ thông qua một lọat các họat động để thực hiện và hoàn tất. Dạng bài tập đề án này có thể là việc yêu cầu người học thực hiện một cuộc phỏng vấn, xây dựng một slideshow, viết một bản báo cáo, đóng một vở kịch v.v.v. Dù dưới bất kỳ hình thức nào, yêu cầu quan trọng nhất của dạng đề án này là luôn luôn tạo ra những tình huống bắt buộc người học phải thực thi các họat động giao tiếp như nói, nghe, viết, đọc, tổng hợp, tóm tắt, phòng vấn, thảo luận……để tạo ra một sản phẩm bằng ngôn ngữ đã học. Theo các tác giả Brensford và Stein (1993), chỉ bằng cách này, các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản như nghe, nói, đọc viết của người học sẽ được kích họat toàn diện tạo cho người học một cơ hội lớn để phát triển toàn diện khả năng sử dụng ngôn ngữ mà họ đang học. Trong những năm trước, với sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn như máy cassette, đầy máy CD, đầu máy video … khái niệm xây dựng các đề án bằng phương tiện nghe nhìn (multimedia project) trở nên phổ biến trong việc dạy và học ngoại ngữ. Các sản phẩm đề án của người học nhờ vậy trở nên đa dạng, phong phú hơn và hấp dẫn hơn đối với người học. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ máy tính và kỹ thuật internet, phương pháp dạy và học bằng đề án nói trên đã phát triển thành phương pháp dạy và học bằng đề án dựa trên công nghệ tin học. Các đề án do người học thực hiện ngày nay luôn được thể hiện với sự hỗ trợ của các công cụ sử dụng công nghệ tin học (computer-based tools). Như tác giả Chapelle (2001) đã khẳng định, bất kỳ ai quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong việc dạy và học ngoại ngữ ở thế kỷ 21 cần phải thừa nhận rằng các họat động học tập dành cho người học dựa trên công nghệ máy tính, sử dụng các công cụ dựa trên công nghệ máy tính (media tools and computer-based tools) đã giúp hoàn thiện quá trình nắm bắt, hấp thụ ngôn ngữ của chính người học một cách hiệu quả nhất. Những cơ sở lý luận nói trên cho phép chúng tôi tin rằng việc ứng dụng một trong những công cụ tin học: công nghệ web và internet vào việc xây dựng các đề án trong phương pháp dạy và học ngoại ngữ bằng đề án sẽ hứa hẹn đem lại ít nhiều thành công trong việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ ở nước ta hiện nay. Do đó, trước yêu cầu cải tiến phương pháp giảng dạy để phù hợp với quá trình áp dụng hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Đà Lạt, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu việc sử dụng công nghệ sử dụng máy tính và internet vào việc giảng dạy và học tập tiếng Anh trong Khoa Ngoại Ngữ tại Trường Đại học Đà Lạt. Các dạng đề án đa phƣợng tiện phổ biến nhất hiện nay. Trước yêu cầu tinh giản số giờ học lý thuyết trên giảng đường và nâng cao hiệu quả, chất lượng của những giờ thực hành đối với sinh viên, việc áp dụng phương pháp xây dựng đề án điện tử, như đã nói ở trên, sẽ là một trong những biện pháp có hiệu quả đáng mong đợi nhất. Thông qua việc tiến hành thực nghiệm với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Trường Đại học Đà Lạt, chúng tôi nhận thấy các dạng bài tập đề án dưới đây là tương đối phù hợp với môi trường giảng dạy tại Việt Nam và với đối tượng người học là sinh viên người Việt. Chúng tôi cũng đã tiến hành thử nghiệm và nhận thấy rằng việc xây dựng hồ sơ khoa học điện tử (electronic portfolios) cho sinh viên là dạng bài tập xây dựng dự án đạt kết quả khả quan nhất trong môi trường giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của Trường Đại học Đà Lạt hiện nay. CÁC LỌAI HÌNH ĐỀ ÁN ĐA PHƢƠNG TIỆN MÔ TẢ Hồ sơ điện tử (electronic portfolios) Hồ sơ điện tử của sinh viên có thể được xem như là một hệ thống sưu tầm và lưu trữ các tài liệu, bài nghiên cứu, bài làm thực hành của sinh viên dưới dạng cơ sở dữ liệu điện tử. Trình chiếu đa phƣơng tiện (multimedia slideshows) Sinh viên tạo những bài trình chiếu theo yêu cầu về một đề tài chuyên môn nhất định, có sử dụng các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, sơ đồ, âm thanh, đoạn phim minh họa v.v.v.v Bài ôn tập và rèn luyện dƣới dạng trình chiếu (slideshow reviews and drills) Dạng đề án này giúp sinh viên luyện tập và ôn tập có tính hệ thống nhiều kỹ năng ngôn ngữ cùng một lúc như: chính tả, từ vựng, các phát âm, các vấn đề ngữ pháp… Thông thường, những trình chiếu thuộc loại này có sử dụng các phần mềm xử lý hình ảnh và âm thanh. Chƣơng trình hƣớng dẫn điện tử (tutorials) Sinh viên có thể tạo ra những bài hướng dẫn, những phần giải thích cho một vấn đề chuyên ngành bất kỳ. Những hướng dẫn này sẽ được trình bày có tính hệ thống, theo từng bước một và được hỗ trợ bởi hình ảnh, sơ đồ và công nghệ web. (Các phần mềm xây dựng trang web và mạng internet). Các trình chiếu nghiên cứu (research presentations) Các bài tập đề án dạng này thường được sử dụng khi sinh viên cần trình bày các kết quả nghiên cứu của họ. Hầu hết các dạng đề án này đều sử dụng các phần mềm xử lý hình ảnh làm công cụ hỗ trợ. Chƣơng trình du lịch ảo Sinh viên tạo ra những chương trình giới thiệu du lịch bằng công nghệ xây dựng web và mạng internet. Những chương trình này sẽ bao (virtual tours) gồm bài giới thiệu, bài bình luận, hình ảnh, âm thanh và những đọan phim ngắn về địa danh đang được giới thiệu. Sách truyện điện tử (interactive storybooks) Sinh viên có thể đưa các câu truyện do họ sáng tác lên mạng internet, sử dụng công nghệ xây dựng web. Niên giám điện tử của lớp. (class yearbooks) Sinh viên tập hợp tất cả những kỷ niệm về các họat động trong lớp: hình ảnh, âm thanh, phim ảnh……trong một năm học và sử dụng công nghệ xây dựng web để lưu hành trên internet. Hồ sơ điện tử của sinh viên. (Student’s electronic learning portfolios - SELP) Hồ sơ điện tử của sinh viên (SELP) Hồ sơ điện tử của sinh viên chính là những bộ sưu tập, cơ sở dữ liệu của các công việc do sinh viên thực hiện một cách khoa học và có tính hệ thống để thể hiện được các kỹ năng chuyên ngành, quá trình phát triển của sinh viên trong học tập và rèn luyện chuyên môn. Theo tác giả Johnson (2006), mục tiêu chính của việc áp dụng SELP là bắt buộc người học phải tiến hành xây dựng, thiết kế và sáng tạo để tạo ra những sản phẩm chuyên môn của mình. Norton và Meier trong một cuộc khảo sát về tính hiệu quả của SELP đối với sinh viên đại học đã nhấn mạnh rằng SELP là dạng bài tập đề án hiệu quả nhất vì nó gọn nhẹ, dễ lưu trữ và phù hợp với nhiều mục đích nghiên cứu, sử dụng khác nhau. Qua thực nghiệm thực tế trong môi trường giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ tại Đại học Đà Lạt, chúng tôi đi đến kết luận rằng việc áp dụng SELP tại trường thực chất là việc yêu cầu sinh viên thực hiện một cơ sở dữ liệu điện tử (sử dụng công nghệ máy tính và internet) để lưu trữ và trình bày các công trình chuyên môn của sinh viên. Nói cách khác SELP là bộ sưu tập các công trình khoa học của sinh viên trong suốt một giai đọan học tập nhất định với một môn học nhất định và bộ sưu tập này được số hóa để phục vụ tối ưu nhất cho mục đích trao đổi, thảo luận, sửa chữa, nâng cấp và đánh giá. SELP dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học Đà Lạt vì thế sẽ có thể bao gồm: những bài ghi chép trên lớp, các bản tóm tắt khi đọc tư liệu trong thư viện, danh mục tài liệu tham khảo, nhận xét chuyên môn của giảng viên, các bộ đề thi, câu hỏi kiểm tra mẫu, bài viết, các trình chiếu, phim ảnh và các bải giảng của các giáo sư nước ngoài về đề tài chuyên môn sinh viên đang theo học…… Sơ đồ dưới đây minh họa một SELP do sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của Trường Đại học Đà Lạt thực hiện trong khi học môn học Đất nước học Anh quốc. Vì sao nên sử dụng SELP? Rõ ràng việc lưu trữ một hệ thống sưu tập các tài liệu như trình bày ở trên bằng các phương tiện cổ điển như sách, tập ghi chép, các hộp đựng giấy, các kẹp hồ sơ … sẽ tốn khá nhiều không gian và hoàn tòan bất lợi cho việc tra cứu, đọc lại, sử dụng và sửa chữa, cập nhật. Công nghệ tin học, với các công cụ như đĩa CD, ổ ZIP và trang web sẽ giải quyết rốt ráo tồn đọng này. Hơn nữa, với công nghệ tin học, các tài liệu này luôn luôn được hỗ trợ, minh họa bằng các công cụ đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh. Điều này sẽ đem lại một nguồn cảm hứng to lớn cho sinh viên và kể cả giáo viên khi xem xét, đánh giá hay nghiên cứu. Việc ứng dụng SELP còn đem lại cho sinh viên ngoại ngữ cơ hội nâng cao kỹ năng tin học. Không những thế, dưới dạng các cơ sở dữ liệu điện tử, SELP luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc trao đổi, góp ý và đánh giá giữa các sinh viên với nhau và đặc biệt là giữa sinh viên với giáo viên bộ môn. Vận hành SELP bằng website cá nhân Trong quá trình thực nghiệm tại Đại học Đà Lạt, chúng tôi đã chọn công nghệ xây dựng trang web cá nhân (blog) do một số website cung cấp miễn phí để vận hành hồ sơ điện tử của sinh viên. Trang web của chúng tôi trong suốt 3 năm thử nghiệm phương pháp giảng dạy này được vận hành bởi nhà cung cấp miễn phí Jimdo: http://www.jimdo.com . Địa chỉ trang web của chúng tôi là http://www.autumntensa.jimdo.com. Danh mục tham khảo Lƣu trữ kỹ thuật số: file flash, hình ảnh, âm thanh, video clip… Bài tập Tự nhận xét và đánh giá Hỏi và Đáp Tóm tắt các bài đọc Các tài liệu phải đọc Đọc trong thư viện Nhận xét Của các sinh viên khác Của giáo viên bộ môn Slides Các slides sưu tầm được Các slides của tôi STUDENT’S ELECTRONIC LEARNING PORTFOLIO Ghi chú tại lớp Hồ sơ điện tử sinh viên khi vận hành trên một trang web, thường được gọi là Web- based SELP hoặc Webfolio, đã đem lại những kết quả hết sức tích cực như sau: Những hồ sơ này không bao giờ bị thất lạc hoặc nhầm lẫn. Từ bất kỳ nơi đâu, khi cần, ai cũng có thể tiếp cận những hồ sơ này. Trên môi trường internet, những hồ sơ này đã mở ra cánh cửa lớn để sinh viên có thể nhận được những nhận xét đóng góp từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều giáo viên, thậm chí từ cả những chuyên gia nổi tiếng trong ngành ở nước ngoài. Những hồ sơ này rất dễ được sửa chữa, cập nhật và nâng cấp. Thông qua cơ chế siêu lien kết: hyperlinks, những hồ sơ điện tử này đêm lại cho sinh viên cơ hội lớn trong việc giao tiếp và học tập chuyên môn với nhiều người cùng ngành ngề trên thế giới. Việc thực hiện những hồ sơ này gần như là miễn phí. Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy một số trang chủ sau đây cung cấp dịch vụ mở trang web cá nhân miễn phí và không đòi hỏi người sử dụng phải có các kiến thức tin học chuyên sâu: B-Blogger: available at https://www.blogger.com/start Blog in Vietnamese: available at http://www.blogtiengviet.net/ Jimdo: available at http://www.jimdo.com/ Multiply: available at http://multiply.com/ Opera community: available at http://my.opera.com/chooseopera/blog/ Viet-Space: available at http://www.vietspace.net.vn/ Weblog: available at http://www.weblog.com/ Yahoo! 360 0 : available at http://360.yahoo.com Những ví dụ minh họa dưới đây được trích từ hồ sơ điện tử trên nền web của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Đà Lạt (Khóa 29) trong quá trình học tập môn học Đất nước học Anh quốc. Hệ thống SELP này được vận hành trên trang chủ của nhà cung cấp dịch vụ Jimdo (đã nêu). Tại đây, sinh viên có thể gửi và nhận thông điệp một cách dễ dàng. My profile: Tại đây sinh viên lưu trữ các thông tin cá nhân và ghi thông điệp của riêng mình. Rated & evaluated by teacher: Tại mục này, sinh viên lưu trữ điểm số và kết quả đánh giá của giáo viên bộ môn Portfolio’s main components: các đề mục chính của SELP (như đã trình bày trong bài) Interactive components: Mục này giúp sinh viên thực hiện cơ chế siêu lien kết, lien kết với hồ sơ của các sinh viên khác và với hồ sơ hoặc website của giáo viên hướng dẫn. Với cơ chế cho phép bình luận trực tiếp này, sinh viên có thể thực hiện các họat động trao đổi như trên một diễn đàn trực tuyến với các sinh viên khác và với ngay cả giáo viên hướng dẫn. Công nghệ web và internet đã gần như hoàn toàn ảnh hưởng đến toàn cục cuộc sống hang ngày của thế hệ mà chúng ta đang đào tạo: sinh viên của chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng hiểu rằng việc ứng dụng kỹ thuật internet và xây dựng một trang web cá nhân (blog) vào việc học tập và giảng dạy đã lôi cuốn gần như toàn bộ sinh viên tham gia. Tuy nhiên, để đảm bảo sinh viên thực hiện đúng những yêu cầu chuyên môn và hạn chế, ngăn ngừa những tác động tiêu cực của môi trường trực tuyến, giáo viên hướng dẫn cần được trang bị đầy đủ về công nghệ internet và được tham khảo những hệ thống đánh giá khoa học, khách quan và tương đối chính xác. Đó cũng là mục tiêu nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi về đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ayoun, D. (2000). Web-based elicitation tasks in SLA research, Language Learning & Technology, 3 (2), 77-98. Bennett, S. (2006) A Web-based E-portfolio Support System for Teacher Education Students. Wollongong: University of Wollongong. Bransford, J. D., & Stein, B. S. (1993). The IDEAL problem solver (2nd ed.). New York: Freeman. Chapelle, C.A. (2001). Computer Application in Second Language Acquisition. Cambridge: Cambridge University Press. Felix, U. (1998). Virtual Language Learning: Finding the Gems among the Pebbles. Melbourne: Language Australia Ltd. Gathercoal, P. et al., (2002) On implementing Web-based electronic portfolio: A webfolio program lets instructors and students use the Web to improve teaching and learning. EDUCAUSE Quarterly (2), 29-37 Houghton, R.S. (1999). Rationale for Multimedia Use and Instruction in Education. Western Carolina University. Johnson, R. S., Cox-Mims, J. S & Doyle-Nichols, A. (2006). Developing portfolios in education. A guide to reflection, inquiry, and assessment. Newbury Park: Sage Publications. Kimball, M. (2002). The Web Portfolio Guide: Creating Electronic Portfolios for the Web. Newbury Park: Sage Publications. Kilbane, C. R. & Milman, N. B. (2003). The digital teaching portfolio handbook: A how- to guide for educators. Boston: Allyn and Bacon Meagher, M.E. & Castanos, F. (1996). In S.C. Herring (ed.), Computer- Mediated Communication: Linguistic, Social and Cross-Cultural Perspectives. Amsterdam: John Benjamins Company. Montgomery, K. & Wiley, D. (2004). Creating eportfolios using PowerPoint: A guide for educators. Newbury Park: Sage Publications. Norton-Meier, L.A. (2003, March). To efoliate or not to efoliate? The rise of the electronic portfolio in teacher education. Journal of Adolescent & Adult Literacy, 46(6). Available:http://www.readingonline.org/newliteracies/lit_index.asp?HREF=/newliteracies/jaa l/3-03_column/index.html Pankuch, B. (1998). Multimedia in Lectures and on The World Wide Web. New York: Princeton University. Pea, R.D. (1991). Learning through Media. California: IEEE Computer Graphics and Applications. (2000) “Electronic Teaching Portfolios: Multimedia Skills + Portfolio Development = Powerful Professional Development” Published in the Proceedings of the Annual Conference of the Society for Information Technology and Teacher Education. . học tập đa phương tiện. Các loại hình đề án đa phương tiện Hồ sơ khoa học điện tử của sinh viên. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY. SELP) Hồ sơ điện tử của sinh viên (SELP) Hồ sơ điện tử của sinh viên chính là những bộ sưu tập, cơ sở dữ liệu của các công việc do sinh viên thực