1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học nghiên cứu hành vi tiêu dùng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử của sinh viên học viện công nghệ bưu chính viễn thông

59 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thông Qua Các Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Của Sinh Viên
Trường học Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Thể loại Báo Cáo Khoa Học
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 868,93 KB

Nội dung

Tên bi ểu Trang Bi ểu đồ thể hiện tình ình tiêu thị các loại rau của người dân Hà Nội Bi ểu đồ thể hiện tỷ lệ địa điểm thưởng mua rau của người tiêu dùng 32 Bi ểu đồ thể hiện khái niệm

Trang 1

M ỤC LỤC

Contents

MỤC LỤC 3

Lời mở đầu 6

CHƯƠNG I 9

Chương mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài 9

I Lí do ch ọn đề tài 9

II M ục tiêu nghiên cứu 9

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

IV Phương pháp nghiên cứu 10

V Phân tích d ữ liệu: 12

VI N ội dung nghiên cứu 12

Chương 2: 13

Nh ững vấn đề chung về nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng 13

I Một số vấn đề chung về nhu cầu 13

1.1 Th ế nào là nhu cầu 13

1.1.1 Khái ni ệm về nhu cầu 13

1.1.2 Y ếu tố cầu thành lên nhu cầu 14

1.1.3 Phân lo ại nhu cầu 15

1.1.4 M ột số quy luật tâm lí của người tiêu dùng 16

1.1.5 S ự hình thành tâm lý người tiêu dùng 17

1.2 Rau an toàn và vai trò c ủa rau trong cuộc sống hằng ngày 17

1.2.1 Rau và t ầm quan trọng của nó trong cuộc sống hàng ngày 17

1.2.2 Rau an toàn là gì 19

II C ở sở thực tiễn 22

2.1 Th ực trạng tiêu thụ rau quả trên thế giới 22

2.2 Th ực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam 23

Chương 3: 25

Nhu cầu về rau sạch của người dân nội thành Hà Nội hiện nay 25

I Mục tiêu nghiên cứu 25

II Giới thiệu khái quát về thủ đô Hà Nội 26

Trang 2

2.1 Đặc điểm tự nhiên 26

2.2 Tình hình dân số và phân bố lao động 26

2.3 Thị trường rau sạch nội thành Hà Nội 26

a) Tình hình cung ứng rau sạch cùa Hà Nội 27

III Nguồn số liệu và phương pháp xử lý 31

1 Thu thập số liệu 31

1.1 Dữ liệu thứ cấp 31

1.2 D ữ liệu sơ cấp 32

2.1 Đặc điểm cơ bản của người được khảo sát về nhu cầu mua rau 33

2.2 Sự lựa chọn của người mua rau tại chợ, siêu thị và các cửa hàng thực phẩm 34

2.2.1 Tiêu chí l ựa chọn sản phẩm rau 34

2.2.2 Tiêu chí l ựa chọn địa điểm mua rau 34

2.2.3 M ức độ tin tưởng vào độ an toàn của sản phẩm rau 35

2.3 Kết quả điều tra địa điểm thường mua rau của người tiêu dùng 36

2.4 Kết quả điều tra khái niệm rau sạch trong tâm trí người tiêu dùng 38

2.5 Kết quả điều tra về nguồn tìm hiểu thông tin về rau sạch của người tiêu dùng 39

2.6 Nhu cầu tiêu dùng rau sạch của người tiêu dùng 41

2.7 Kết quả hài lòng về sản phẩm rau mà người tiêu dùng đang sử dụng 42

2.8 Kết quả tính điểm trung bình của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua rau 43

2.9 Kết quả so sánh chéo giữa địa điểm mua rau và các yếu tố làm thay đổi đến nhu cầu mua rau của người tiêu dùng 44

2.10 Kết quả điều tra lý do không mua rau sạch theo tiêu chuẩn và lý do khiến người tiêu dùng sử dụng rau sạch (rau an toàn ) 45

2.11 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các sản phẩm rau của người tiêu dùng 47

2.12 Kết quả điều tra về mong muốn của người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm rau , và đề xuất kiến nghị với nhà cung cấp 48

Chương 4: 50

Đề xuất những khuyến nghị đối với nhà cung cấp 50

4.1 M ục tiêu sản xuất rau sạch của Hà Nội 50

4.2 Định hướng chung và các khuyến nghị đối với nhà cung cấp 50

4.2.1 Gi ải pháp 50

4.2.2 Ki ến nghị 51

Trang 3

4.3 Hạn chế của cuộc nghiên cứu 54Phụ lục 55PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU RAU SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN NỘI THÀNH HÀ NỘI 55Danh mục tài liệu tham khảo 59

Trang 4

L ời mở đầu

Ông cha ta từ xưa đã có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”,“Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không nhạc” hay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gian khổ, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng có những vần thơ mộc mạc giản dị trong

“Tức cảnh Pác Bó”(tháng 2/1941):

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

Rau gắn liền với cuộc sống con người chúng ta từ thuở xa xưa đến nay, rau hiện hữutrong những bữa cơm gia đình đầm ấm hàng ngày, rau đi cùng con dân đất Việt từ những thời kỳ chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc,… Từ đó, có thể khẳng định rằng: Rau là thực phẩm đóng một phần vô cùng quan trọng trong bữa ăn, cuộc sống của chúng ta Rau cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: chất

sơ, chất khoáng, các vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể cân đối, tránh được các bệnh về tim mạch, đôt quỵ, ổn định huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa một số bệnh ung thư…; bữa ăn gia đình có món rau phần nào cũng thể hiện văn hóa, truyền thống của người Việt Nam

Ngày nay, ở Việt Nam nói chung cũng như ở Hà Nội nói riêng, xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao và đời sống nhân dân từng bước được cải thiện hơn trước Khi đời sống ngày một tốt hơn, người ta bắt đầu giành nhiều thời gian và tiền bạc nhiều hơn để quan tâm tới sức khỏe của bản thân và gia đình Từ đó xuất hiện khái niệm “rau sạch” hay còn gọi là “rau an toàn” Tại sao lại xuất hiện những khái niệm như vậy? Xã hội phát triển mọi mặt kéo theo nhiều tệ nạn xã hội tăng lên Rất nhiều tổ chức, cá nhân, bất chấp mạng sống, bệnh tật chạy theo lợi nhuận mà cho ra đời những sản phẩm “rau không sạch” trên thị trường Thế nên thị trường rau Việt Nam hiện nay đang rất rối ren trong việc sử dụng “rau sạch” hay “rau không sạch” thật giả lẫn lộn Vì những lý do trên nên chúng em quyết định chọn đề tài:“Nghiên cứu nhu cầu rau sạch của người dân nội thành Hà Nội và những khuyến nghị đối với nhà cung

cấp” để cùng thảo luận trong buổi “nghiên cứu đề tài khoa học sinh viên” của khoa Quản trị kinh doanh 1 trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông

Trang 5

B ảng 8: Những loại rau thường xuyên được người tiêu dùng sử dụng 38

B ảng 9: So sánh rau thông thường(RTT) và rau an toàn(RAT) của

B ảng 10: Điểm trung bình của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình

Bang 11: So sánh gi ữa địa điểm mua rau và các yếu tố làm thay đổi

B ảng 12: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm rau xanh 44

B ảng 13: Đặc điểm cơ bản về người mua rau được chia theo địa điểm

mua

45

B ảng 14: Các tiêu chí lựa chọn địa điểm mua rau của người tiêu

dùng Hà N ội

Trang 6

Tên bi ểu Trang

Bi ểu đồ thể hiện tình ình tiêu thị các loại rau của người dân Hà Nội

Bi ểu đồ thể hiện tỷ lệ địa điểm thưởng mua rau của người tiêu dùng 32

Bi ểu đồ thể hiện khái niệm rau sạch trong tâm trí người được khảo

sát

39

Bi ểu đồ thể hiện tỷ lệ tìm hiểu thông tin rau sạch của người tiêu dùng 40

Bi ểu đồ thể hiện kết quả hài lòng về sản phẩm mà người tiêu dùng

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 7

(người trồng rau) với nhau, giữa nhà phân phối với nhau Để giúp các siêu thị (tổ chức kinh doanh và bày bán sản phẩm rau sạch) có được định hướng cho chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing thích hợp trong những năm tiếp theo, cần phải có nghiên cứu về hành vi tiêu dùng rau sạch Như vậy mới có thể đem lại cho các doanh nghiệp, tổ chức có được sự hiểu biết về hoạt động mua sắm tiêu dùng của khách hàng

và nhu cầu, mong muốn của họ Từ đó đưa ra các sản phẩm ngày một tốt hơn, lấy được lòng tin và làm hài lòng người tiêu dùng, vừa làm tăng sức cạnh tranh cho tổ chức, doanh nghiệp, vừa giúp họ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường

II M ục tiêu nghiên cứu

Với việc xác định lí do và bối cảnh của cuộc nghiên cứu về hành vi sử dụng rau sạch của người dân trên địa bàn Hà Nội thì mục tiêu của cuộc nghiên cứu này được xác định như sau:

- Tìm hiểu về động cơ, nhu cầu, mục đích của người dân hà Nội khi mua rau sạch tại siêu thị

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau sạch, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua “rau sạch” của người dân trên địa bàn Hà Nội

- Đưa ra hướng đề xuất giải pháp kinh doanh cho các nhà cung cấp đối với thị trường kinh doanh rau sạch hiện tại và trong tương lai

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Nhu cầu tiêu dùng rau sạch của người tiêu dùng Hà Nội tại các chợ, siêu thị và

cửa hàng rau sạch Việc tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ rau sạch của người tiêu dùng sẽ cung cấp rất nhiều thông tin về cung, cầu thị trường rau sạch hiện tại và góp phần sự đoán tiềm năng thị trường trong tương lai Việc tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng rau sạch còn cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm “rau sạch” đối với cuộc sống hiện tại của người tiêu dùng Căn cứ vào đó, kết hợp thông tin thu thập được với các biến số khác để có các chiến lược củ thể và chính xác để kích cầu, tìm nguồn cung uy tín…

Trang 8

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua “rau sạch” của người tiêu dùng Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua “rau sạch” của người tiêu dùng là đối tượng nghiên cứu không thể thiếu khi thực hiện đề tài này Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng để nhà quản trị marketing có thể hiểu được mô hình hộp đen ý thức của người tiêu dùng, hiểu rõ về các rào cản, kìm hãm khi người tiêu dùng ra quyết định mua “rau” Tìm hiểu được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố làm căn cứ quan trọng để nhà quản trị đưa ra chiến lược tác động phù

hợp tới từng loại đối tượng khách hàng khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau

- Các nhu cầu về tiêu dùng rau tại siêu thị chưa được đáp ứng của người tiêu dùng Hà Nội (mong muốn của khách hàng chưa được đáp ứng) Đây là đối tượng nghiên cứu cần thiết và quan trọng mà đề tài nghiên cứu muốn đề cập tới Thị trường rau sạch là thị trường tiềm năng, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và tiềm ẩn tham gia vào thị trường Thị trường có mức độ cạnh tranh cao và gay gắt thì nhà phân phối nào làm hài 10 lòng khách hàng hơn, đáp ứng được nhu cầu tốt nhất thì khách hàng sẽ lựa chọn nhà phân phối đó Việc tìm hiểu mong muốn của khách hàng về thị trường là cơ

hội tốt để đưa ra giải pháp tối đa hóa sự thỏa mãn, sự hài lòng của khách hàng nhất

- Phạm vi nghiên cứu: Quận Thanh Xuân và quận Hà Đông trực thuộc Hà Nội

- Kinh phí: về thời gian, nguồn lực và vật lực của cuộc nghiên cứu có hạn nên phạm vi cuộc nghiên cứu chỉ giới hạn ở hai quận nội thành của thành phố Hà Nội mà không bao phủ hết các quận nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội

- Hai quận được chọn là hai quận tập trung nhiều khu dân cư đông đúc, mật độ phân bố siêu thị nhiều Ngoài ra, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễng thông( thuộc quân Hà Đông) là nơi được ưu tiên để nghiên cứu

IV Phương pháp nghiên cứu

1 Thi ết kế nghiên cứu

a) Lo ại hình nghiên cứu

Do điều kiện thời gian, kinh phí và nguồn lực có hạn, loại hình nghiên cứu được sử

dụng trong nghiên cứu này là nghiên cứu mô tả, vì nó tương đối phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các vấn đề và đề xuất giải pháp Nghiên cứu mô tả phù hợp do nghiên cứu mô tả biểu thị các biến số marketing bằng cách trả lời các câu hỏi

ai, cái gì, tại sao và như thế nào? Loại nghiên cứu này có thể miêu tả các vấn đề về thái

độ, dự định, hành vi của khách hàng, số lượng và chiến lược các đối thủ cạnh tranh Khi các câu hỏi trong nghiên cứu mô tả được trả lời thì các nhà quản trị Marketing có thể hình thành nên các chiến lược marketing hiệu quả

b) Thi ết kế bảng hỏi

- Gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, số lượng câu hỏi: 29 câu, thứ tự câu hỏi:

đi từ câu hỏi tổng quát trước sau đó mới đến các câu hỏi cụ thể

- Cấu trúc bảng hỏi: 3 phần

Trang 9

+ Phần mở đầu: tiêu đề cuộc nghiên cứu, lời giới thiệu, mục đích nghiên cứu, cam kết

bảo đảm bí mật thông tin cá nhân người trả lời, lời cảm ơn

+ Phần nội dung: các câu hỏi nghiên cứu, đi từ câu hỏi mở đầu thăm dò đến câu hỏi chi tiết

+ Lời cảm ơn

- Sử dụng nhiều loại câu hỏi đóng như: câu hỏi phân đôi, câu hỏi có nhiều sự lựa chọn, câu hỏi bậc thang

- Sử dụng các thang đo: thang điểm sắp xếp theo thứ bậc, thang điểm Likert I

2 Phương pháp thu thập dữ liệu

a) Lo ại dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu từ các trang web, các diễn đàn, các bài báo, các bài luận nghiên cứu về hành vi tiêu dùng rau sạch của người dân , đặc biệt là người dân trên địa bàn Hà Nội

- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin bằng cách điều tra phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng Hà Nội về hành vi tiêu dùng rau sạch của họ chợ, siêu thị và cửa hàng rau sạch

- Thu thập dữ liệu thứ cấp:

+ Xác định các thông tin cần thu thập cho cuộc nghiên cứu là những nhu cầu mong muốn, cách thức lựa chọn sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng hành vi mua của người tiêu dùng

+ Tìm các nguồn dữ liệu: các bài báo, các chương trình TV hay các bài nghiên cứu trước đây về hành vi tiêu dùng rau sạch của người tiêu dùng tại các siêu thị Có thể tham khảo thêm các cuộc điều tra nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau sạch của một số tổ chức…

+ Tiến hành thu thập các thông tin, đánh giá các dữ liệu đã thu thập được và sàng lọc thông tin, lựa chọn những thông tin có ích nhất cho cuộc nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: điều tra phỏng vấn trực tiếp cá nhân bằng phiếu điều tra

c) Thông tin nhu nh ập

- Người tiêu dùng mua rau sạch tại siêu thị nhằm mục đích gì, tìm hiểu thông tin

về rau sạch thông qua những nguồn nào?

- Người tiêu dùng mua rau sạch ở đâu để có thể lựa chọn kênh phân phối phù hợp cho doanh nghiệp, và đề xuất các chiến lược kích cầu cho các siêu thị

- Các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng và mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đó để có thể đưa ra được các chính sách phù hợp trong việc đưa ra chiến lược marketing tác động tới khách hàng - Cách thức mua rau

sạch của người tiêu dùng tại siêu thị để có thể đưa ra các chính sách về trưng bày kệ hàng cho trung gian bán

Trang 10

- Mong muốn của người tiêu dùng đã hoặc chưa được đáp ứng để có thể đưa ra các sản phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm một cách tốt nhất, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng

3 Ph ỏng vấn, mẫu nghiên cứu

- Tổng thể mục tiêu: các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội

- Mẫu nghiên cứu: các hộ gia đình trong 2 quận Thanh Xuân và Hà Đông

- Phương Pháp chọn mẫu : phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

V Phân tích d ữ liệu:

- Đối với dữ liệu thứ cấp: đánh giá, lựa chọn thông tin hữu ích cho cuộc nghiên cứu

- Đối với dữ liệu sơ cấp: sử dụng phân tích định lượng

VI N ội dung nghiên cứu

- Vấn đề nghiên cứu của đề tài được xác định là hành vi tiêu dùng rau sạch của người dân tại các chợ, siêu thị và cửa hàng rau sạch trên địa bàn Hà Nội

- Để giải quyết vấn đề nghiên cứu cần trả lời câu hỏi nghiên cứu:

+ Người tiêu dùng Hà Nội có thói quen mua “rau sạch” như thế nào? (mua để làm gì, mua những loại nào, mua ở đâu, mua với số lượng như thế nào, tần suất mua…)

+ Người tiêu dùng Hà Nội tìm hiểu các thông tin về rau sạch cũng như các loại rau được bán trên thị trường dựa trên những nguồn thông tin nào, mức độ quan tâm của họ tới các tiêu chí ảnh hưởng đến việc mua rau?

+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau sạch, tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến người tiêu dùng

+ Người tiêu dùng Hà Nội đánh giá sự hài lòng của mình về sử dụng rau sạch tại các địa điểm đó như thế nào? Họ có mong muốn, kiến nghị hay đề xuất gì?

Trang 11

Chương 2:

tiêu dùng

Nhu cầu là một khái niệm tương đối rộng, được hiểu và khái quát theo nhiều cách khác nhau sau đây là một số khái niệm về nhu cầu:

- Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất vàtinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người lại có một nhu cầu khác nhau

- Theo philip kotler, chuyên gia marketing hàng đầu thế giới: nhu cầu là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được Nhu cầu con người đa dạng và phức tạp Nhu cầu ăn uống, nhu cầu sự ấm áp và an toàn, nhu cầu về tài sản, thế lực tình cảm… Khi nhận thức được nhu cầu con người sẽ tìm cách tìm vật gì đó để thỏa mãn

nó Từ đó hình thành lên ước muốn (Nguyễn Nguyên Cự, 2008)

- Nhu cầu cũng có thể hiểu là: “tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu cầu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài

tồn tại, phát triển và tiến hóa.” (D W Chapman 1981)

- Ngoài ra, nhu cầu còn được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó Nhưng “cái gì đó” chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà có thể tạm gọi là “nhu cầu” Nhu cầu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu cầu khác căn bản hơn Như vậy khái

niệm nhu cầu và nhu cầu mang tính tương đối với nhau Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi

mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu cầu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển

và đa dạng hóa Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu cầu và một hình thức biểu hiện

- Nhu cầu con người được hình thành trong quá trình đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh giai cấp, nên mang tính chất xã hội và có giai cấp Nhu cầu của con người trong xã hội: một mặt phản ánh những điều kiện vật chất và tinh thần có trong xã hội, mặt khác phản ánh nguyện vọng của người tiêu dùng, điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu gắn liền với tiêu dùng bởi vì mỗi nhu cầu cụ thể nào đó của con người đều đồng thời phán ánh khả năng tiêu dùng, vừa phản ánh nguyện vọng tiêu dùng

Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu Alfred Marshall viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”(Alfred Marshall 1902) Về vấn đề

cơ bản của khoa học kinh tế – vấn đề nhu cầu con người – hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu không có giới hạn

Trang 12

1.1.2 Y ếu tố cầu thành lên nhu cầu

Boris M Genkin chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt mục đích sống

Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự

Trong nhu cầu đạt mục đích có bốn nhóm: 1) giàu có về vật chất; 2) quyền lực và danh

vọng; 3) kiến thức và sáng tạo; 4) hoàn thiện tinh thần

Tùy vào thiên hướng của từng cá nhân mà một trong số bốn nhu cầu trên thể hiện nổi trội Có thể trong một người hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó nhưng ở các giai đoạn khác nhau trong đời

Theo A.Maslow, nhà tâm lí học người Mỹ: Nhu cầu của con người hình thành tạo nên một hệ thống và có thứ bậc từ cấp thiết đến ít cấp thiết hơn Hệ thống đó được chia làm 5 cấp bậc như sau:

- Cấp bậc 1: Nhu cầu sinh lý ( vật chất ) : là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như cơm ăn , áo mặc, chỗ ở

- Cấp bậc 2: Nhu cầu về an toàn: là những nhu cầu đảm bảo an ninh, an toàn cho con người để ổn định phát triển

- Cấp bậc 3: Nhu cầu xã hội: là nhu cầu muốn được khẳng định và thể hiện bản thân mỗi con người trong xã hội, muốn được tôn trọng, muốn được tham gia các hoạt động xã hội, muốn được đóng góp cho cộng đồng

- Cấp bậc 4: Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu con người muốn có vị thế, địa vị trong xã hội, được mọi người kính nể

- Cấp bậc 5: Nhu cầu tự hoàn thiện : là nhu cầu tự khẳng định bản thân, có thành tựu to lớn trong sự nghiệp và cuộc sống

Bên cạnh đó, nhu cầu mua của mỗi người bị ảnh hưởng bởi 4 nhóm nhân tố chính

đó là: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lí

- Đầu tiên và cũng quan trọng nhất đó là những yếu tố cá nhân, bao gồm tuối tác, nghề nghiệp, thu nhập cá nhân, phong cách sống,… Mỗi độ tuổi có nhu cầu khác nhau, thị hiếu khác nhau, nghề nghiệp cũng vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu chính yếu như quần áo, giày dép, thức ăn… Thu nhập cũng là nhân tô rất quan trọng trong việc hình thành nhu cầu của chúng ta, rõ ràng thu nhập càng cao thì mức đòi hỏi của nhu cầu càng lớn

- Các yếu tố văn hóa bao gồm nền văn hóa, tầng lớp xã hội,… Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi tiêu dùng của một người Bên cạnh đó từng tầng lớp xã hội cũng tác động đến việc hình thành nên nhu cầu

Trang 13

- Những yếu tố xã hội bao gồm gia đình, vai trò địa vị là nhân tố tác động trực tiếp đến nhu cầu, mong muốn của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày

- Những yếu tố tâm lý bao gồm nhu cầu và động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin

và thái độ.Tại những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau Con người sẽ cố gắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất Khi người ta đã thoả mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động cơ hiện thời nữa, và người ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người

a) Phân loại nhu cầu theo chủ thể bao gồm nhu cầu xã hội và nhu cầu cá

nhân

- Nhu cầu xã hội: là nhu cầu về mở rộng sản xuất, xây dựng cơ bản, công trình văn hóa xã hội, dự trữ và bảo hiểm xã hội Đó là nhu cầu về tích lũy

- Nhu cầu cá nhân: là nhu cầu về bồi dưỡng sức lao động và bồi dưỡng tài năng

Đó là nhu cầu tiêu dùng

 Như vậy, mối quan hệ giữa nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân về thực chất là mối quan hệ tích lũy để mở rộng và cải tiến sản xuất với tiêu dùng để duy trì và phát triền sức lao động Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này sẽ tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội phát triển, trên cơ sở đó mà cải thiển đời sống người dân

b) Phân loại theo khách thể bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần

- Nhu cầu vật chất: là nhu cầu bảo tồn con người về mặt sinh học, đó là nhu cầu

có tình chất bẩm sinh tạo thành bản năng tự nhiên vốn có của con người Với bất kì xã hội nào thì nhu cầu vật chất là nhu cầu trước nhất và quan trọng nhất của con người

- Nhu cầu tinh thần: nhu cầu tinh thần không phải là thứ bẩm sinh của con người,

nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triền tiến bộ của loài người Nhu cầu tinh thần không có giới hạn và được tăng lên nhanh chóng và ngày càng phong phú, đặc biệt nhu cầu về giáo dục, văn hóa, nghệ thuật

c) Phân theo trình đọ phát triền của xã hội, bao gồm nhu cầu lý tưởng, nhu cầu đã đạt được và nhu cầu cần thực hiện

- Nhu cầu lý tưởng: là nhu cầu hợp lý mang tính chất lý thuyết được xác định căn

cứ vào nhu cầu về sinh lý của các lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo Nhu cầu lý tưởng chỉ là một bộ phận hợp lý trong tổng thể những mong muốn và đòi hỏi không bờ bến của con người Trong đời sống xã hội sự ra tăng nhu cầu và tư liệu để thõa mãn nó đồng thời tạo ra sự thiếu thốn, mỗi khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn sẽ có một nhu cầu mới hiện ra, nó thúc đẩy chúng ta phải hoạt động Con người sẽ ngừng hoạt động khi không có nhu cầu Hay nói cách khác, thể hiện mong muốn về mặt lý thuyết của nhu cầu được xác định trên cơ sở nghiên cứu khoa học về mặt sinh lí của con người Nhu cầu này không bị giới hạn bởi khả năng thực hiện của xã hội

Trang 14

- Nhu cầu đã đạt được: là nhu cầu hình thành trên thực tế, nhu cầu bị giới hạn bởi khả năng sản xuất và các điểu kiện xã hội như thu nhập, giá cả… trong từng thời kỳ

- Nhu cầu thực hiện: là nhu cầu thõa mãn trên thực tế, nó được quyết định bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa Khi cung không cân bằng thì khối lượng và nhu cầu thực tế và nhu cầu thực hiện không bằng nhau Nếu cung một loại hàng hóa nào đó thấp hơn nhu cầu hàng hóa đó thì cầu thực

tế sẽ lớn hơn cầu thực hiện và tạo ra nhu cầu không được thỏa mãn, ngược lại nếu cung một loại hàng hóa nào đó cao hơn nhu cầu hàng hóa đó thì cầu thực tế sẽ nhỏ hơn cầu thực hiện và tạo ra nhu cầu được thỏa mãn

Quy luật thứ nhất: nhu cầu và các hoạt động nói chung và các hoạt động sản xuất nói riêng có mối quan hệ thật thiết tương tác qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau Sản xuất tốt thì đáp ứng được nhu cầu tốt và ngược lại Đây còn thể hiện mối tương quan giữa hành động và nhu cầu, không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, hoạt động còn làm nảy sinh những nhu cầu tiêu dùng mới Một khi trình độ tiêu dùng này được thỏa mãn làm nảy sinh những ham muốn ở trình độ cao hơn, có chất lượng, có văn hóa hơn

Quy luật thứ hai đó là tính kích thích của nhu cầu đối với hoạt động nói chung, sản xuất nói riêng, không phải bao giờ cũng như nhau và bao giờ cũng giống nhau Nhu cầu tiêu dùng được đáp ứng gần mức mãn nguyện thì tính kích thích của nó cũng yếu dần, người ta chỉ và chỉ khát khao tiêu dùng khi đối tượng thỏa mãn còn mới, chưa đáp ứng đầy đủ lòng ham muốn của người tiêu dùng còn cao Nghệ thuật thỏa mãn người tiêu dùng còn thể hiện ở chỗ trình tự đưa ra các mặt hàng đối với số lượng và chất lượng như thế nào, theo thứ tự nào để người mua không bị nhàm chán, và nhu cầu cái mới, cái tốt cái đẹp bao giờ cũng có tác động kích thích đối với hoạt động để làm ra những sản phẩm tốt hơn

Quy tắc tâm lý thứ ba: hoạt động nói chung, hoạt động sản xuất nói riêng của con người là vô cùng và nhu cầu của con người cũng là bất tận Con người có thể phát triển gắn liền với sự gia tăng hoạt động và tăng cường nhu cầu Tiết chế nhu cầu, không nâng cao chất lượng cuộc sống mà kìm hãm sự phát triển của xã hội do không khai thác và sử dụng hết tiềm năng sáng tạo còn rất phong phú trong mỗi con người

* Tóm lại, tâm lý tiêu dùng bao gồm có nhu cầu, thị hiếu, thói quen, hứng thú và

truyền thống tiêu dùng Tâm lý tiêu dùng thể hiện cả chất lượng sống, mức sống và nếp sống Tâm lý tiêu dùng đã và đang hình thành phát triền trong xã hội Nó thúc đẩy sản xuất phát triển

Trang 15

1.1.5 Sự hình thành tâm lý người tiêu dùng

Việc tiêu dùng hàng hóa- dịch vụ còn chịu ảnh hưởng bởi bồn yếu tố tâm lý : động

cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ

- Động cơ: tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhu cầu Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng

về tâm lý như nhu cầu được thừa nhận, được kính trọng hay gần gũi về tinh thần Hầu hết nhu cầu từ tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập tức, một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức đủ mạnh Một động cơ hay một sự thôi thúc là một nhu cầu đã có sức mạnh để thôi thúc người ta hành động, việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng

- Nhận thức: một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động Vấn đề người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình hình lúc đó Có sự nhận thức khác nhau về một tình huống bởi mỗi người chịu ảnh hưởng khác nhau và có cái nhìn khác nhau

- Tri thức: khi người ta hành động, họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, nó

mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm Hầu hết các hành vi của con người đều được lĩnh hội

- Niềm tin và thái độ: thông qua hành động và tri thức, con người sẽ tạo nên niềm tin và thái độ về hàng hóa tiêu dùng Niềm tin sẽ giúp con người quyết định tiêu dùng hàng hóa dịch vụ

a) Khái niệm về rau

Rau là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn được dưới dạng lá là phổ biến tuy trong thực tế có nhiều loại ăn hoa, củ, quả cũng có thể gộp chung vào các loại rau

- Các loại rau ăn lá như rau ngót, rau dền, rau muống, bắp cải,…

- Rau ăn quả thuộc họ bầu bí như bầu, bí đao, mướp, dưa leo, khổ qua,… Ngoài

ra đu đủ xanh, xoài xanh, mít xanh cũng được dùng chế biến như một loại rau trong

ẩm thực của Việt Nam

- Rau ăn rễ như ngó sen,…

Trang 16

- Rau ăn củ có thể gồm củ cải, củ cả rốt, khoai, củ dền,…

- Rau ăn thân như bạc hà, rau chuối, măng và măng tây…

- Rau ăn hoa như hoa chuối, hoa thiên lý, hoa điền điền, bông súng,…

- Rau thơm có thể kể đến như rau mùi, húng, tía tô, kinh giới, giấp cá, thì là, rau răm,… được sử dụng rất nhiều trong bữa cơm hằng ngày

b) Vai trò của rau trong cuộc sống hàng ngày

Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ Ngoài ra, trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza

Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây thèm ăn

và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác

Ngoài ra, men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như các men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các men của cải bắp

và xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tuỵ

Về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tuỳ theo từng loại rau Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%) Tuy vậy

có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau giền, rau đay (1,8-2,2%)

Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu, tinh bột, xenluloza

và các chất pectin Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có những loại có tới 6-8% Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hoá dễ dàng

Rau tươi là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp trong bữa ăn hàng ngày qua rau

Trang 17

tươi Hầu hết các loại rau tươi thường dùng của nhân dân ta đều giàu vitamin, nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu như không có hoặc có chỉ có rất ít trong thức ăn động vật

Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê Chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể

và cần thiết để duy trì kiềm toan Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hoà các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hoá tạo thành

Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu

cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg% Đặc biệt là các loại rau thơm, rau giền, rau đậu có nhiều magiê

Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ Các loại rau đậu, xà lách là nguồn mangan tốt Tóm lại rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm

1.2.2 Rau an toàn là gì

a Thế nào là rau sạch

“Rau an toàn” hay “Rau sạch” gần đây ngày càng được nhiều người quan tâm Đã

có khá nhiều trường hợp, người tiêu dùng sau khi ăn rau đã bị ngộ độc, và đã có trường hợp bị tử vong

Vậy rau sạch là gì? Câu trả lời nôm na và đơn giản thì đó là rau mà người tiêu dùng ăn vào sẽ không bị ngộ độc, nghĩa là sử dụng thoải mái và an tâm Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt 3 loại rau : rau đại trà , rau sạch và rau an toàn

- Rau đại trà : là các loại rau đang sử dụng truyền thống, được tổ chức sản xuất theo các tập quán khác nhau từng địa phương, không có quy trình thống nhất và chất lượng cũng rất khác nhau

- Rau an toàn:

+ Theo quyết định 106/2007 của bộ NN & PTNT, rau an toàn là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn, gồm các loại rau ăn : lá, thân, củ, hoa, quả, hạt; rau mầm, nấm thực phẩm Đồng thời, rau an toàn được sản xuất từ đất trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng… tất cả đều phải sạch và đúng quy trình GAP ( Good Agricultural Practices) Nguồn nước tưới rau không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hóa chất độc hại, hàm lượng một số hóa chất không vượt quá mức cho phép… Từ đó, rau quả được coi là an toàn khi có dự lượng

Trang 18

nitrat (NO3), kim loại nặng (chì, thủy ngân, asenic, kẽm, đồng…) và thuốc bảo vệ thực vật, mức độ nhiễm vi sinh vật dưới ngưỡng quy định của bộ NN & PTNT ban hành với từng loại rau quả

+ Theo các chuyên gia, rau an toàn là loại rau mà ngay từ khâu gieo trồng không bị bón phân đạm, hoặc bón rất ít phân đạm để tránh ô nhiễm muối nitrat, thay vào đó phải bón phân vô cơ như phân chuồng, phân bắc ủ hoai

+ Rau sạch là rau được trồng trên đất sạch, tưới nước giếng khoan hoặc nước sông lớn không ô nhiễm ( chất lượng đất, nước được cơ quan chức năng kiểm tra và công nhận) Không dùng phân tươi hay bón đạm nhiều Hạn chế tối đa chất kích thích tăng trưởng Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và sau một thời gian quy định mới được thu hoạch Tóm lại rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm : đất sạch, phân bón sạch và thuốc BVTV cũng phải sạch

Như vậy có thể thấy, điểm khác nhau cơ bản giữa rau sạch và rau an toàn là “ rau sạch ” được canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, “ rau an toàn ” phải đảm bảo một số chất tồn dư không vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Quan điểm rau sạch:

Với một số chuyên gia thì yêu cầu chất lượng của rau an toàn được thể hiện chi tiêu sau:

- Chỉ tiêu về nội chất: bao gồm :

+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

+ Hàm lượng nitrat NO3

+ Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu : Cu, Pb, Hg, Cd, As…

+ Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh ( E.coli, Samonella…) và kí sinh trùng đường ruột ( trứng giun đũa Ascaris)

Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế FAO/WHO…

- Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau ( đúng độ già kĩ thuật hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp

b Tiêu chuẩn rau sạch

Trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các sản phẩm rau xanh, rau sạch, rau an toàn Hiện nay rau được bày bán rất nhiều ở các chợ lớn nhỏ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm… Tuy nhiên, để nhận định đó có phải rau sạch, an toàn thực sự hay không thì cần phải dựa trên nhiều yếu tố

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì có 4 tiêu chuẩn sau đây nếu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ thuộc vào loại không an toàn, đó là:

- Dư lượng của các hóa chất bảo vệ thực vật và sản phẩm phân hủy bao gồm: thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ ốc, trừ cỏ dại, tuyến trùng

- Dư hàm lượng đạm Nitrat (NO3-)

- Dư hàm lượng kim loại nặng ( Cu, Pb, Hg, As…)

- Lượng vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh

VD : Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa cho phép đối với rau cải là nhóm Diazion : 0,7mg/kg + nhóm cypermethrin : 0,1mg/kg + nhóm Meviaphos: 1,0mg/kg + nhóm Trichlorphos: 0,2mg/kg

➢ Ngoài ra , bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng quy định thêm :

Trang 19

- Sản phẩm rau quả phải được thu hoạch đúng lúc, phù hợp với yêu cầu của từng loại rau cụ thể như đúng độ già về kĩ thuật hay thương phẩm, không dập nát hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh…

- Đối với những loại rau quả dùng cho mục đích xuất khẩu phải tuân thủ những qui định cụ thể về chất lượng, mẫu mã, yêu cầu về kiểm định thực vật và các yêu cầu khác của từng nước nhập khẩu

Tóm lại, sản phẩm rau được xem là RAT khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tươi, sạch bụi bặm, tạp chất; thu đúng độ chín có chất lượng cao nhất, không

có triệu chứng bệnh; hấp dẫn về hình thức, bao bì

- Sạch an toàn về chất lượng : Khi sản phẩm rau không chứa các lượng thuốc BVTV dư lượng NO3, kim loại nặng, vi sinh vật gây hại

c Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho người tiêu dùng cũng ngày càng phải hoàn thiện Một trong những nhu cầu quan trọng, cơ bản và thiết yếu nhất của con người đó chính là nhu cầu về “ăn uống” Hàng ngày chúng ta cần phải ăn đầy đủ các loại thực phẩm cơ bản để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể Và rau sạch – chính là loại thực phẩm sạch không thể thiếu mỗi ngày

➢ Vậy những nguyên tắc cơ bản trong sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn GAP đó

là :

- Chọn đất : Đất để trồng rau sạch phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại

- Nước tưới : Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc BVTV…Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông, hồ để tưới rãnh

- giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này

- Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh trên 1 ha Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật Tuyệt đối không dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau

- Bảo vệ thực vật : Không sử dụng thuốc hoá học BVTV thuộc nhóm độc I và II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như Bt, hạt củ

Trang 20

đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý…

- Thu hoạch và đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch…

II Cở sở thực tiễn

Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với tất cả mọi người Tùy theo phong tục tập quán của từng nước mà rau củ được sử dụng, chế biến theo nhiều cách khác nhau Ở những nước đang phát triền, rau thường được nấu chín và ăn như các món ăn thêm hoặc trộn lẫn với thịt, cá hay các thức ăn khác Riêng đối với một số nước có mùa đông kéo dài thì họ phải sử dụng cả rau đông lạnh nhưng thị hiếu của người tiêu dùng vẫn luôn là rau tươi Mức tiêu thụ rau cũng tùy thuộc vào mỗi quốc gia và thu nhập cá nhân người tiêu dùng

Theo FAO nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng khoảng 3,6%/ năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%/ năm có nghĩa là cung chưa đủ cầu.Các nước càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập nội rua quả ngày càng tăng, đời sống nhân dân càng nâng cao thì nhu cầu rau quả tươi ngày càng lớn, giá cả ngày càng cao

Cụ thể, nhu cầu sử dụng và tiêu dùng rau quả tại thị trường Bắc Âu được chia thành 4 loại chính: sản phẩm tốt cho sức khỏe, sản phẩm hữu cơ và thương mại lành mạnh, sản phẩm đặc thù dân tộc, và sản phẩm tiện dụng Nhập khẩu thưởng chiếm 70% nguồn cung rau quả cho thị trường này, trong đó 70% là hoa quả, còn 30% là rau, tốc độ tăng trưởng trong 3 năm gần dây là 8%/năm

EU luôn là nguồn cung hàng rau quả quan trọng nhất của các nước Bắc Âu, chiếm hơn 80% tổng lượng nhập khẩu Nhập khẩu từ các nước ngoài EU chiếm 2.7% tổng nhập khẩu Các nước xuất khẩu chính những mặt hàng này là Maroc, Ixraen, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai cập Nhập khẩu trực tiếp từ các nước châu Phi cận Sahara chiếm 1,7% Nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, châu Đại Dương chiếm khoảng 1% thị phần với các mặt hàng: táo, xoài, tỏi và rau nhiệt đới Những nước xuất khẩu hàng đầu là New Zealand, Trung Quốc, Thái Lan Ấn Độ và Indonesia Trong 4 nước Bắc Âu, nước có

Trang 21

đến là Đan Mạch chiếm 26%, Na Uy chiếm 19% và sau cùng là Phần Lan với 15% (

Bộ Công Thương, 2015)

Kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị trường thương mại thế giới WTO với số dân gần 5 tỷ người trị giá khoảng 635 tỷ USD/năm trong đó rau quả là mặt hàng lớn nhất, chiếm thị phần 105 tỷ USD Trong khi lúa gạo, cà phê, cao su mỗi loại chỉ đạt 10

tỷ USD, mỗi năm thị trường EU nhập 80 triệu tấn trái cây tươi và 60 triệu tấn rau tươi, trong đó nhập từ các nước đang phát triển như Việt Nam khoảng 40%

Rau là một thực phẩm có vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống con người Rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, chất khoáng, axit hữu cơ, … có tác dụng vô cùng hữu ích cho sức khỏe Nhận thức được giá trị đó, con người có xu hướng sử dụng rau ngày càng nhiều và yêu cầu ngày càng cao

Đáp ứng nhu cầu đó của người tiêu dùng, hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều loại rau củ quả đa dạng, phong phú Tuy nhiên những loại rau này hầu hết là có nguồn gốc không rõ ràng, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu dùng luôn phải đối mặt với các loại rau củ quả có sử dụng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích, vi khuẩn, hóa chất gây hại,…

- Cầu về rau cũng như các thực phẩm khác chịu tác động của yếu tố như thu nhập, giá cả, thị hiếu… Ngoài ra, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thói quen tiêu dùng, chất lượng vệ sinh, khả năng thay thế rau khi giá của một loại rau tăng cao

- Về cung: hiện nay ở các siêu thị, hay các vùng đô thị, thành phố lớn có rất nhiều chuỗi cửa hàng rau sạch, sự phát triển này đủ thấy nhu cầu của người dân về rau sạch Có những thời điểm, thời tiết xấu, nguồn rau sạch để cung ứng cho thị trường bị thiếu hụt Mặc dù giá thành cao nhưng rất nhiều người vẫn sẵn sàng mua rau sạch Chuỗi những cửa hàng cung ứng rau sạch phát triển cùng đã góp phần thỏa mãn nhu cầu của người dân về rau sạch

- Về chất lượng và vệ sinh: dễ có tác động lớn tới nhu cầu tiêu thụ hiện nay vì nó

có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và dinh dưỡng của người tiêu dùng

- Thị trường rau sạch còn chịu ảnh hưởng bởi thói quen, tập quán của người tiêu dùng, việc tiêu dùng rau còn phụ thuộc vào khẩu vị mỗi người, đặc điểm này vô cùng quan trọng trong việc xác định nhu cầu tiêu thụ các loại rau ở các vùng khác nhau.VD: vào năm 2017, các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% hộ ), cà chua (88%), và chuối (87%) Nếu đậu, xu hào, cải bắp được tiêu thụ rộng rãi ở miền Bắc thì cam, chuối, xoài … lại tiêu thụ phổ biến ở miền Nam…

Bên cạnh mặt tiêu cực của sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp thì việc hình thành những mô hình sản xuất rau sạch cũng góp phần giải quyết vấn nạn rau bẩn, rau thiếu an toàn Những vườn rau sạch chuẩn VietGAP, Globle GAP ra đời cũng đã góp phần thỏa mãn nhu cầu của người dân về rau sạch

Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu chủ yếu là qua thương lái, công ty tư nhân thu gom; hệ thống hạ tầng thương mại còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc

độ tăng trưởng thương mại rau quả ngày càng cao

Báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu thụ rau quả của Bộ Công Thương( 14/05/2015) cho biết, cả nước hiện có 845 nghìn ha rau các loại, cho sản lượng hàng

Trang 22

năm khoảng 14,5 triệu tấn Trong đó, Đồng bằng sông Hồng và sông Cưu Long là hai vùng sản xuất rau lớn nhất cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong nửa đầu tháng 6/2018 kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đạt 169,9 triệu USD, giảm 10,8% so với nửa cuối tháng 5/2018, nhưng tăng 20,6% so với nửa đầu tháng 6/2017 Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đạt 1,83 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2017

Trang 23

Chương 3:

Nhu c ầu về rau sạch của người dân nội thành Hà Nội

hi ện nay

Tại Hà Nội, với số dân hơn 7 triệu người, nhu cầu về rau sạch (hay rau an toàn ) rất là cao, đặc biệt trong bối cảnh việc sử dụng hóa chất cho thực phẩm không được kiểm soát và những vụ ngộ độc về thực phẩm ngày càng gia tăng Hiện nay rau xanh được bán rộng rãi tại các chợ trên địa bàn Hà Nội mà không có sự giám sát hay quản

lý nào về chất lượng và độ an toàn Vì vậy rau chứa các chất hóa học độc hại, thuốc trừ sâu hay kim loại nặng vẫn được bầy bán và tiêu thụ hằng ngày bởi người tiêu dùng

Hà Nội là một trong những thành phố sớm nhất trong cả nước tham gia chương trình sản xuất rau sạch, rau an toàn (RAT) Mặc dù mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đối với thành phố Hà Nội là đáp ứng 80% nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm rau sạch đến năm 2020 ( Bộ NN và PTNT, 2014 ) Tuy nhiên, rất nhiều dự án RAT đã thất bại và việc phát triển chuỗi cung ứng rau sạch vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều lý do và yếu tố tác động, cho đến nay các chuỗi cung ứng này cũng chỉ đáp ứng >20 % nhu cầu về rau xanh trên toàn thành phố

Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng rau sạch trên địa bàn Hà Nội Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều được tiếp cận

từ góc độ người sản xuất và thiên hướng về kĩ thuật Trong khi đó, để phát triển thị trường rau sạch bền vững và tránh nghịch lý cung-cầu đang tồn tại trong thị trường này, người sản xuất và người phân phối phải hiểu được người tiêu dùng hiện nay đang nhận thức như thế nào về rau sạch, những yếu tố nào đang tác động đến hành vi mua rau sạch cũng như yếu tố nào đang cản trở quyết định mua các sản phẩm rau sạch theo tiêu chuẩn của người tiêu dùng và nhu cầu về các thực phẩm rau xanh của họ như thế nào Có như vậy, người sản xuất và phân phối mới có thể hiểu được thực trạng thị trường rau sạch tại Hà Nội hiện nay như thế nào, từ đó có những giải pháp phù hợp nhắm phát triển thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đặc biệt là chiếm được lòng tin từ khách hàng

Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhắm mục tiêu đánh giá thực trạng nhận thức và nhu cầu của người tiêu dùng đối với rau sạch, đông thời xác định các yếu

tố ảnh hưởng , cản trở và tác động tới nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội ( nội thành ) Từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho người cung ứng nhắm phát triển thị trường rau sạch tai Hà Nội

Trang 24

II Giới thiệu khái quát về thủ đô Hà Nội

Theo tổng cục thống kê, Hà Nội có diện tích 3.324,5 km², nằm ở đồng bằng Bắc

bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam

và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học

và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho

kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79% Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa Ðặc điểm khí hậu

Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên

Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn

Hà nội có khoảng 7.216,0 nghìn người (2015),theo số liệu 1/4/1999 cư dân Hà

Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người dân tộc Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày chiếm 0,9% Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3% Mật độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố

là 1875 người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người

Theo sở Công Thương Hà Nội, mạng lưới tổ chức phân phối nông sản của Hà Nộibao gồm418 chợ dân sinh, 135 siêu thị, 24 trung tâm thương mại (TTTM)., hầu hết các chợ đều bán rau Các chợ này này nằmở tất cả các quận, huyện

Cung trên thị trường rau có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả trong ngắn hạn, khi giá cả thị trường tăng hay giảm thì lượng cung cũng ít thay đổi do đặc điểm quá trình

sản xuất rau: Rau là đối tượng có yêu cầu phù hợp cao về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu…

Trang 25

Theo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay các loại rau chính trên địa bàn thành phố được chia thành 6 nhóm sau:

- Rau ăn lá ngắn ngày gồm : rau dền, rau muốn cạn, rau tần ô, cải bẹ xanh, cải bẹ dún, xà lách, mồng tơi, cải ngọt, bạc hà; ước sản lượng khoảng 65.000 tấn/năm

- Rau ăn lá dài ngày có cải bắp, cải thảo, cải bông: ước sản lượng khoảng 9.000

tấn/ năm

- Rau ăn củ, quả ngắn ngày như dưa leo, khổqua, mướp khía, đậu cove, đậu đũa

củ cải; ước sản lượng khoảng 35,000 tấn/ năm

- Rau ăn củ quả dài ngày như đậu bắp, cà chua cà tím, cà tím, ớt, bầu, bí: ước lượng khoảng 10,000 tấn/ năm

- Rau muống nước ước sản lượng hàng năm khoảng 50,000 tấn ( chiếm 40% các loại rau)

- Rau gia vị như ngò rí, ngò gai, ớt cay, hành lá, húng cây…

Cầu về rau có những đặc điểm chung như cầu mọi hàng hóa là chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như: dân số, thu nhập người tiêu dùng, giá cả, phong tục tập quán, thị hiếu,… ngoài ra còn chịu một số tác động cơ bản khác:

- Chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen người tiêu dùng, phong cách ăn uống và tiêu dùng của người Hà Nội

- Chất lượng và vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu người tiêu dùng Vì mặt hàng rau có tác động trực tiếp tới sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của họ

- Có khả năng thay thế cao, khi giá một mặt hàng rau nào tăng lên thì người tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang mua mặt hàng rau khác

Chính vì cung cầu mất cân đối nên giá rau biến động vào mỗi năm, mỗi thời điểm trong năm

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có gần 12 nghìn ha diện tích canh tác rau (năm 2015) (tương đương khoảng 30 nghìn ha gieo trồng/năm), phân bố ở 22 quận, huyện, thị xã với hơn 40 loại, tập trung chủ yếu vào vụ đông xuân và đạt sản lượng xấp xỉ 600 nghìn tấn/năm Trong số 5,1 nghìn ha, RAT có 171 ha rau VietGAP và 17 ha rau hữu

cơ RAT đạt năng suất 19,5 tấn/ha/vụ và cho sản lượng gần 162 nghìn tấn Bên cạnh số lượng, chất lượng các loại rau đang trở thành vấn đề thời sự Người tiêu dùng không chỉ chú ý đến rau xanh - một nhu cầu thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày, mà còn về độ

an toàn của sản phẩm RAT hay rau sạch là nỗi trăn trở của tất cả mọi người, từ lãnh đạo TP, các ban, ngành cho đến từng người tiêu dùng và thu hút sự quan tâm của nhiều lĩnh vực nghiêncứu, trong đó có Địa lí học

Ở Thủ đô, nhu cầu về RAT là rất lớn, bởi vì quy mô dân số đông và quan trọng hơn là mức sống của một bộ phân dân thành thị ngày càng được nâng cao, gần 90% người tiêu dùng tại Thủ đô đánh giá RAT là quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Và đa số người dân đều chấp nhận mua RAT với mức giá cao hơn rau thông thường từ 10 - 20% thậm chí đến 50%; vì thế, RAT có thị trường tiêu thụ

rộng lớn và bền vững Từ đặc điểm này, RAT sẽ là một sản phẩm chuyên môn hóa quan trọng của TP Hà Nội, cho dù thực trạng vẫn chưa thật khả quan

Nhóm cây rau, đậu thực phẩm (gọi chung là nhóm cây thực phẩm) cung cấp những sản phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân; vì thế, nhóm cây này được xác định là cây trồng mũi nhọn của ngành nông nghiệp Hà Nội

Trang 26

Bảng 1: Diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất của nhóm cây thực phẩm ở TP Hà Nội giai đoạn 2008 – 2014

(Ngu ồn:Tổng hợp và tính toán từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2009 - 2016), Niên giám

th ống kê Hà Nội các năm 2008 - 2015, Hà Nội.)

Nhìn chung, nhóm cây thực phẩm tuy có vị thế khiêm tốn trong ngành trồng trọt nhưng lại có tốc độ tăng trưởng khá cao Nhóm cây này dao động trong khoảng 9- 10% diện tích gieo trồng và từ 14 - 22% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt ở Hà Nội Trong nhóm cây thực phẩm, RAT có vai trò đặc biệt

Bảng 2: Diện tích canh tác, năng suất, sản lượng rau và RAT của TP Hà Nội năm 2015

lượng

Trong đó Rau đại trà RAT

Chuyên rau

Không chuyên

Chuyên rau

Không chuyên Diện tích canh tác (ha) 11.651 3.248 6.298 1800 305

Hệ số quay vòng/năm

Năm suất gieo trồng trung

bình (tấn/ha gieo trồng) - 20,5 20,5 19,5 19,5 Sản lượng (tấn) 639.802 264.382 213.649 18.921 18.921

ồn: Tổng hợp và tính toán từ tctk.)

Trang 27

Về mùa vụ, rau có thể được trồng nhiều vụ trong năm Ở Hà Nội, người ta trồng rau quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính, đó là vụ mùa và vụ đông xuân

Vụ mùa kéo dài từ tháng tư đến tháng tám hàng năm và chiếm khoảng 1/3 diện tích rau cả năm của TP Sở dĩ rau vụ mùa có tỉ trọng thấp là do những hạn chế về thời

tiết trong mùa hè, về đất cũng như các giống rau thích hợp

Vụ đông xuân là vụ rau chính, bắt đầu từ tháng chín đến tháng ba năm sau Thuận lợi cơ bản của vụ này là thời tiếtthích hợp với nhiều loại rau, trong đó có hàng loạt rau cao cấp (như súp lơ, bắp cải ) và ít bị sâu bệnh Do đó, rau vụ đông xuân chiếm hơn 2/3 diện tích của Hà Nội với nhiều chủng loại và chất lượng tốt hơn hẳn so với rau vụ mùa

RAT tập trung nhiều nhất tại các huyện Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Oai, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì…; trong đó, có một số mô hình tập trung, khép kín sản xuất

và tiêu thụ đang phát triển tốt như mô hình tại xã Văn Đức, Đặng Xá (Gia Lâm), xã Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì), xã Vân Côn, Tiền Lệ (Hoài Đức), xã Nam Hồng (Đông Anh), xã Lĩnh Nam (Thanh Trì)

Về hiệu quả kinh tế, giá trị thu được từ sản xuất RAT trung bình ở mức 200 - 250 triệu đồng/ha/năm Riêng tại các vùng trồng che phủ nylon, nhà lưới trồng rau trái vụ

đã đạt 3 - 5 vụ/năm (rau cải 5 vụ, su hào 3 vụ), thu nhập tăng thêm 600 triệu đồng/ha/năm; giá trị sản xuất đạt 1 tỉđồng/ha/năm, có diện tích đạt 2 tỉ đồng/ha/năm (Yên Viên - Gia Lâm), tổng giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỉ đồng/năm, tương đương 30.000 ha lúa/vụ Giá trị sản xuất RAT cao hơn sản xuất rau thường từ 10 - 20%.80 -

100 triệu đồng/ha/năm Ở một số địa phương được đầu tư khép kín và ứng dụng tốt các thành tựu về khoa học công nghệ, mức lãi đạt cao hơn (150 - 200 triệu đồng/ha/năm)

Cá biệt, có những xã như Lĩnh Nam (Thanh Trì) hay Vân Nội (Đông Anh), trên một số diện tích nhất định trồng rau ăn lá ngắn ngày và rau cao cấp thì mức lãi lên tới 300 -

350 triệu đồng/ha/năm

b) Tình hình tiêu th ụ

Về tiêu thụ RAT, hiện nay có 6 hình thức chủ yếu Đó là siêu thị (chiếm khoảng 1,5% sản lượng RAT); cửa hàng phân phối bán lẻ (1,5%); giao theo hợp đồng (cho nhà hàng, bếp ăn tập thể, quán ăn chiếm 1,8%); các thương lái thu gom rồi đưa đi tiêu thụ (12,6%); người trồng rau tự bán tại các chợ dân sinh (26,8%) và bán buôn tại các chợ đầu mối (55,8%)

Hà Nội đang có 48 cơ sở sơ chế RAT, cũng là 48 chuỗi tiêu thụ RAT dưới dạng liên kết dọc (trồng - sơ chế - phân phối - tiêu thụ RAT), tuy nhiên, không có một cơ sở nào thực hiện toàn bộ Tất cả các chuỗi đều do từ 2 đến 4 cơ sở thực hiện; có 9/48 chuỗi tự tổ chức trồng rau nhưng không có hoạt động thu gom; 23/48 chuỗi vừa sản xuất, vừa thu gom và 16/48 chuỗi chỉ thu gom và không sản xuất

Việc thu gom RAT diễn ra dưới 2 hình thức: kí hợp đồng với các hợp tác xã (hay

cơ sở sản xuất) và kí hợp đồng trực tiếp với các hộ sản xuất RAT có tem, nhãn nhận diện được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp cho các cửa hàng bán

Trang 28

lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể và hệ thống siêu thị với sản lượng gần 20 nghìn

tấn/năm Tuy có nhiều nỗ lực nhưng sản lượng nói trên mới chỉ chiếm 5% sản lượng RAT, 3% sản lượng rau nói chung và đáp ứng được 2% nhu cầu tiêu thụ Trong khi

đó, RAT chưa có tem, nhãn nhận diện được tiêu thụ ở các chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu dân cư với sản lượng khoảng 40 nghìn tấn/năm (chiếm 93% sản lượng RAT, 62% sản lượng rau nói chungvà 37% nhu cầu tiêu thụ)

Theo thống kê của UBND Thành phố Hà Nội năm 2015 cho thấy, hiện trên địa bàn mới chỉ có 5.000 ha rau an toàn, sản lượng ước đạt 795 tấn/ngày, chỉ đáp ứng 30% nhu cầu thực tế.Theo ông Nguyễn Nhật Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Hiện tại cung cấp rau hoa quả của riêng thị trường Hà Nội có 23 tỉnh tham gia Ngoài việc xây dựng hệ thống rau an toàn tại

những vùng trồng rau chuyên canh của Hà Nội đã có truyền thống, thì việc phát triển khu sản xuất vệ tinh của các tỉnh lân cận để cung cấp rau cho thị trường Hà Nội là không thể thiếu Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như TP Hà Nội phải có chính sách đầu tư khuyến khích các điểm vệ tinh này cũng như có quy chế, biện pháp giám sát kiểm tra về chất lượng rau an toàn)

Bên cạnh đó, theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2017 vừa qua, ngành y

tế Hà Nội đã đẩy mạnh việc quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ đầu mối, phát triển mô hình quản lý thực thẩm theo chuỗi thông qua các chương trình, đề án Kết quả, hiện tại, trên địa bàn đã hình thành và phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao với 157 cánh đồng mẫu lớn ở 14 huyện; 5.500 ha rau an toàn được quản lý;

76 xã chăn nuôi trọng điểm với 3.232 trang trại ngoài khu dân cư; 25 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (1.690 ha); duy trì 60 chuỗi liên kết ATTP

Đặc biệt, mô hình ATTP theo chuỗi còn được thành phố Hà Nội phối hợp với các tỉnh triển khai thực hiện Điển hình như chuỗi sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap của tỉnh Hòa Bình, tỉnh Sơn La với hệ thống cửa hàng, siêu thị Biggreen, Fivimart; chuỗi thịt gà DaBaCo Bắc Ninh Hà Nội cũng tích cực kết nối, đưa sản phẩm nông sản, rau an toàn của các doanh nghiệp, hợp tác xã tại các huyện vào tiêu thụ tại kênh phân phối của các doanh nghiệp; kết nối với các vùng sản xuất rau, củ, nông sản như vùng Vân Nội - Đông Anh, Duyên Hà - Thanh Trì, Văn Đức - Gia Lâm, Thanh Đa - Phúc Thọ

Tính tới thời điểm hiện tại, Hà Nội có 38 cơ sở sơ chế rau an toàn cũng là 48 chuỗi tiêu thụ rau an toàn theo liên kết dọc; 100% số chuỗi được từ 2 đến 4 đơn vị thực hiện;

có 9/48 chuỗi tự tổ chức sản xuất rau, tiêu thụ, không thu gom, 23/48 chuỗi vừa sản xuất, vừa thu gom và 16/48 chuỗi chỉ thu gom, không sản xuất rau

Tuy nhiên, lượng rau an toàn có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc, mới chỉ được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp cho các cửa hàng bán

lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể và hệ thống siêu thị với sản lượng gần 20.000 tấn/năm, chiếm 5% sản lượng rau an toàn và 3% sản lượng rau, 2% nhu cầu tiêu dùng Trong khi đó, rau an toàn chưa có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu dân cư với sản lượng 370.000 tấn/năm chiếm 92,5% sản lượng rau an toàn và 61,67% sản lượng rau, 37% nhu cầu tiêu dùng)

Trang 29

III Nguồn số liệu và phương pháp xử lý

Qua tìm hiểu và thu thập các thông tin từ những công trình nghiên cứu đã xuất bản, từ bảng thông kê của bộ NN và PTNT , internet ,… thì nhận thấy rằng:

a Tình hình tiêu thụ rau của người dân

Theo thống kê của tổng cục thống kê năm 2017, sản lượng bình quân rau trên đầu người của cả nước là khoảng 150kg/người/năm/người trong khi đấy bình quẩn sản lượng rau của người dân Hà Nội gần 90kg/người/năm, bằng 60% sản lượng bình quân của cả nước Theo đó, Hà Nội có diện tích sản xuất rau trên 12000ha, trong đó diện tích sản xuất rau theo quy trình RAT của Thành phố và của sở khoa học công nghệ và môi trường , chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội chỉ đạo và giám sát là khoảng 2500ha ( đạt > 20%)

Hiện tại chủng loại rau trên địa bàn Hà Nội khoảng trên 40 loại Năng suất rau đại trà bình quân đạt >25 tấn/ha/vụ, năng xuất rau được sản xuất theo quy trình đạt 20 tấn/ha/vụ Tổng sản lượng rau toàn thành phố có khả năng đáp ứng được gần 70% nhu cầu rau xanh ( trong đó sản lượng rau được sản xuất theo quy trình có kiểm định về chất lượng chỉ đáp ứng được gần 20 % nhu cầu)

Bi ểu đồ thể hiện tình hình tiêu thụ các loại rau của người dân Hà Nội và HCM năm 2017

b Cách lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng

Ngày đăng: 08/08/2021, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w