sử dụng công nghệ thông tin thiết kế một số trò chơi trong giảng dạy sinh học 7

21 919 3
sử dụng công nghệ thông tin thiết kế một số trò chơi trong giảng dạy sinh học 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG THÀNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC ỨNG    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 7 GV THỰC HIỆN: HOÀNG THỊ HẢI YẾN TỔ: HÓA –SINH NĂM HỌC: 2008- 2009 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG THÀNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC ỨNG          Mã số: …………… SẢN PHẨM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 7 Người thực hiện: Hoàng Thị Hải Yến Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn : Sinh học  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: …………………………. Có đính kèm: Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác  NĂM HỌC : 2008- 2009 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC          I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : 1. Họ và tên: Hoàng Thị Hải Yến. 2. Ngày, tháng, năm sinh: 22-08-1983 3. Nữ. 4. Địa chỉ: SN 38-Khu 5-Ấp 8-An Phước- Long Thành -Đồng Nai. 5. Điện thoại : -Cơ quan : 0613545172 -Nhà riêng : 0613528233 -ĐTDĐ: 0986398372 6. Fax : Email: chiphi0708@yahoo.com 7. Chức vụ: Giáo viên. 8. Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Đức Ứng. II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất : Cử nhân CĐSP - Năm nhận bằng: 2005. - Chuyên nghành đào tạo : Sinh-Kĩ thuật nông nghiệp. III. KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh-Kĩ thuật nông nghiệp - Số năm kinh nghiệm: 4 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : + Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giờ Sinh học. + Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một số tiết sinh học 6. + Sử dụng công nghệ thông tin thiết kế một số trò chơi trong giảng dạy sinh học 7          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do-Hạnh phúc    Long Thành, ngày 28 tháng 11 năm 2008 BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM -Kính gửi :Hội đồng sáng kiến…………………………………. -Họ và tên: Hoàng Thị Hải Yến Năm sinh: 1983 -Chức vụ: Giáo viên -Đơn vị: THCS Nguyễn Đức Ứng -Báo cáo tóm tắt sáng kiến: -Tên nội dung sáng kiến: Sử dụng công nghệ thông tin thiết kế một số trò chơi trong giảng dạy sinh học 7. 1.Xuất xứ: Nếu ai quan tâm đến ngành Giáo dục nước nhà hẳn sẽ rất hứng khởi với những chủ trương đổi mới của Bộ Giáo dục- đào tạo trong vài năm trở lại đây.Từ việc cải cách sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện hai không với bốn nội dung, đổi mới hình thức thi cử…đều nhằm mục đích hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hội nhập, với nền giáo dục quốc tế. Thực hiện chủ đề : “ Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” do Bộ Giáo dục-đào tạo phát động, vì vậy mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008-2009 là : tiếp tục đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực, gắn với cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” , cuộc vận động hai không với bốn nội dung để nâng cao chất lượng dạy học. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các em rất thích tìm tòi, khám phá và vui chơi “ học mà chơi, chơi mà học ”.Ở các em tính hiếu động, hiếu kì, ham hiểu biết, tò mò muốn khám phá nên các em còn hiểu phiến diện, hời hợt nên giáo viên cần dẫn dắt, định hướng cho các em, tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong học tập mà theo tôi thì trò chơi có thể tác động mạnh mẽ, lôi cuốn các em một cách mãnh liệt nhất. Đặc biệt môn Sinh học 7 sẽ mang đến cho các em chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới động vật.Các em sẽ khám phá ra thế giới động vật phong phú đó. 2.Hiệu quả: Việc sử dụng trò chơi hợp lí đã giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn vì các em có được hứng thú và được hoạt động nhiều hơn, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Những bài học, những kiến thức mà các em khám phá được thông qua các trò chơi sẽ in đậm, in sâu, giúp các em nhớ lâu và vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt. 3.Bài học kinh nghiệm: Giáo viên phải tạo được không khí thoải mái , sảng khoái khi học sinh chơi trò chơi nhưng phải quản lí học sinh, tránh để lớp học ồn ào. Giáo viên không nên sử dụng quá nhiều trò chơi vào một tiết học vì có thể phản tác dụng gây nhàm chán cho học sinh. 4.Kiến nghị: Nhà trường nên đầu tư thêm trang thiết bị để phục vụ cho vịêc sử dụng công nghệ thông tin.Có nhiều tiết dạy chuyên đề công nghệ thông tin để giáo viên dự giờ học tập và rút kinh nghiệm.Tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng tin học cho giáo vịên. Nhận xét của Hội đồng sáng kiến Người viết Hoàng Thị Hải Yến ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 7 I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: " Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỉ XX đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội của loài người.Một số Quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các Quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin để phát triển và hội nhập.Đối với Giáo dục-đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học.Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới “ một xã hội học tập ”.Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin ” ( Chỉ thị số 29/ 2001/ CT-BGD -ĐT ). Vì vậy nhận thức rõ vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở thế kỉ XXI, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung , chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục. Nếu ai quan tâm đến ngành giáo dục nước nhà hẳn sẽ rất phấn khởi với những chủ trương đổi mới của Bộ Giáo dục- đào tạo trong vài năm trở lại đây.Từ việc cải cách sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện hai không với bốn nội dung, đổi mới hình thức thi cử…đều nhằm mục đích hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hội nhập, với nền giáo dục quốc tế. Thực hiện chủ đề : “ Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” do Bộ Giáo dục- đào tạo phát động, vì vậy mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2008-2009 là : tiếp tục đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực, gắn với cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” , cuộc vận động hai không với bốn nội dung để nâng cao chất lượng dạy học. Để làm được điều đó, người giáo viên phải là người đưa ra các tình huống học tập, kích thích trí tò mò, sáng tạo, ham hiểu biết và buộc học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ để lĩnh hội kiến thức, phát huy tính tích cực của học sinh.Trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ dễ dàng giúp giáo viên xây dựng bài giảng, tạo ra nhiều tình huống có vấn đề, đặc biệt là thiết kế các trò chơi học tập.Giáo viên chuyển sang vai trò nhà đạo diễn và thiết kế , người tổ chức- kích thích, người trọng tài –cố vấn trong giờ học, học sinh chủ động nắm bắt kiến thức. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các em rất thích tìm tòi, khám phá và vui chơi “ học mà chơi, chơi mà học ”.Ở các em tính hiếu động, hiếu kì, ham hiểu biết, tò mò muốn khám phá nên các em còn hiểu phiến diện, hời hợt nên giáo viên cần dẫn dắt, định hướng cho các em, tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong học tập mà theo tôi thì trò chơi có thể tác động mạnh mẽ, lôi cuốn các em một cách mãnh liệt nhất.Việc sử dụng trò chơi trong tiết học rất dễ tạo được hứng thú cho các em, ngoài ra việc sử dụng trò chơi vào đúng nội dung bài học cần khai thác còn giúp các em khắc sâu kiến thức một cách tốt hơn.Mặt khác thông qua một số trò chơi còn hình thành cho các em tinh thần đoàn kết, thân thiện, giúp đỡ nhau trong học tập. Môn Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên xung quanh như Thực vật, Động vật, Nấm, Vi khuẩn, Con người…. Môn Sinh học 7 sẽ mang đến cho các em chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới động vật.Các em sẽ khám phá ra thế giới động vật phong phú đó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ động vật đơn bào đến động vật đa bào, từ động vật có kích thước hiển vi đến những động vật khổng lồ.Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ giúp các em tiếp cận gần hơn với thế giới động vật, các em sẽ hiểu được rõ cấu tạo, hoạt động của chúng hơn. Hiện nay Bộ Giáo dục-đào tạo đang thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, thi cử như việc thi trắc nghiệm ở bộ môn Sinh học.Giáo viên có thể sử dụng nhiều câu hỏi trắc nghiệm và nhiều dạng bài tập khác nhau để thiết kế các trò chơi. Không phải giáo viên thiết kế trò chơi chỉ để các em giải trí trong tiết học mà trong trò chơi đó giáo viên xác định được học sinh sẽ phát hiện, nắm bắt kiến thức gì ? Có thể giáo viên giảng giải rất nhiều để học sinh phát hiện ra kiến thức nhưng chỉ qua một trò chơi nhỏ các em lại hoàn toàn nắm được kiến thức, kĩ năng mới. Qua một số trò chơi kích thích ở các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có ở trong mỗi em, có thể tạo ra sự chuyển biến từ học thụ động sang tự học chủ động. Trong thời gian qua các bài giảng có sử dụng trò chơi của tôi đã được học sinh hưởng ứng, thu hút được các em và giúp các em khắc sâu kiến thức, tạo cho các em nhiều hứng thú trong giờ Sinh học. Tuy nhiên sử dụng trò chơi như thế nào vừa đạt hiệu quả cao nhất, vừa phù hợp với yêu cầu mới, vừa phù hợp với thực tiễn Nhà trường để phần nào tích cực hóa hoạt động của học sinh thì cần phải có sự nghiên cứu, thảo luận, rút kinh nghiệm từ các giáo viên giảng dạy nên tôi quyết định chọn đề tài : “ Sử dụng công nghệ thông tin thiết kế một số trò chơi trong giảng dạy Sinh học 7 ”.Đây là vài suy nghĩ, ý kiến chủ quan của bản thân tôi, chắc chắn còn nhiều sai sót và như trong lời một bài hát : “ một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân ”, vì vậy tôi rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến và giúp đỡ để việc sử dụng trò chơi vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. II-THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI : 1.Thuận lợi : Được sự quan tâm của toàn xã hội, sự quan tâm và khuyến khích của Bộ Giáo dục-đào tạo, của Sở giáo dục-đào tạo, Phòng giáo dục-đào tạo, như việc cử các giáo viên học các lớp bồi dưỡng tin học, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường như việc tổ chức cho giáo viên học công nghệ thông tin ở trung tâm Minh Trí, học chuyên đề sử dụng máy chiếu vật thể…và sự tận tình của quý thầy cô có kinh nghiệm.Thêm vào đó tổ chuyên môn tích cực trao đổi, thảo luận và thực hiện các chuyên đề về công nghệ thông tin, từ đó rút ra kinh nghiệm thực tế để đạt hiệu quả trong giảng dạy.Đặc biệt là chủ đề năm học này cũng khuyến khích việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin.Sự đổi mới chương trình sách giáo khoa, cách kiểm tra, đánh giá, thi cử như thi trắc nghiệm môn Sinh học…đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó việc sử dụng trò chơi hợp lí trong các tiết học mang lại hiệu quả cao.Các em học sinh ở lứa tuổi THCS rất tò mò, hiếu động vì vậy khi đưa trò chơi vào tiết học rất dễ gây được hứng thú cho học sinh vì nó phát huy được tính năng động, sáng tạo của các em và phù hợp với sở thích của các em là : “ học mà chơi, chơi mà học ” .Trang thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường khá đầy đủ, có máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể để phục vụ cho bài giảng.Môn sinh học 7 là những kiến thức đa dạng về giới động vật, các con vật xung quanh, có nhiều nội dung kiến thức để có thể áp dụng công nghệ thông tin thiết kế một số trò chơi sinh động, hấp dẫn. 2.Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình giảng dạy tôi cũng gặp một số khó khăn, để chuẩn bị cho một bài giảng bằng công nghệ thông tin là chuyện không hề đơn giản chút nào nhất là việc thiết kế ra các trò chơi, yêu cầu giáo viên phải có kiến thức tin học nhất định, phải có khả năng vận dụng hợp lý giữa việc trình bày bài giảng một cách khoa học gắn với phương pháp sư phạm.Việc thiết kế ra một trò chơi đã khó, giáo viên còn phải vận dụng làm sao cho học sinh không bị nhàm chán, nếu sử dụng liên tục một trò chơi các em sẽ không còn cảm giác ham thích nữa, thế là trò chơi đã bị mất tác dụng .Đòi hỏi giáo viên phải thay đổi và vận dụng các trò chơi linh hoạt.Thiết kế trò chơi rất mất thời gian, ngoài ra giáo viên cần sưu tầm hình ảnh, phim hay một số tư liệu khác tuỳ theo bài dạy, việc sưu tầm này rất mất thời gian, cần có sự đầu tư công phu. Giáo viên cần chọn bài dạy phù hợp vì không phải bài dạy nào cũng thích hợp với việc thiết kế và sử dụng trò chơi. Nếu giáo viên không có sự chọn lọc trong việc sử dụng trò chơi rất dễ gây phản tác dụng hoặc có thể dẫn đến việc mất tập trung vào nội dung bài học.Một số bài rất khó áp dụng trò chơi trong tiết học vì trò chơi ấy không thể hiện được nội dung của bài học mà ta cần đạt được.Kiến thức tin học của giáo viên còn hạn chế nên việc thiết kế và áp dụng các trò chơi chưa thật sự hay như ý muốn.Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy đã có nhưng chưa thật đầy đủ, nên có những tiết học giáo viên đã chuẩn bị trò chơi trên công nghệ thông tin nhưng rồi cuối cùng không thực hiện được vì hôm đó đã có giáo viên khác sử dụng… 3. Số liệu thống kê: Tôi đã khảo sát tỉ lệ học sinh yêu thích môn Sinh học trước khi giáo viên sử dụng trò chơi trong các tiết dạy.Số liệu được thống kê ở 6 lớp, kết quả như sau: LỚP SỐ HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC TRƯỚC KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TỈ LỆ % 7/1 26 63,4 7/2 28 70 7/3 30 76,9 7/4 31 79,5 7/5 29 80,6 7/6 28 71,8 III- NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận: Cơ sở nghiên cứu của đề tài dựa trên đặc điểm môn Sinh học, lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.Hội nghị lần 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và chiến lược phát triển giáo dục từ 2001-2010 đã nêu rõ: “ cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; tăng cường thực hành, thực tập; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và các thành tựu khác của khoa học công nghệ vào việc dạy và học ”.Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các trò chơi học tập cho các em-có thể giúp cải thiện quá trình học tập và làm cho học sinh cảm thấy thích thú hơn khi tiếp nhận các kiến thức về khoa học. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi có tính hiếu động, thích hoạt động, tìm tòi, tự khám phá những điều mới và luôn muốn chứng tỏ mình cùng bạn bè.Chắc chắn rằng các em sẽ thích tham gia vào các trò chơi để tự tìm ra những kiến thức mới và khám phá chính bản thân mình.Đồng thời giúp các em nắm được nội dung cơ bản của bài học thông qua trò chơi mà giáo viên đã xây dựng. Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Hồng Quân có viết: "Muốn đào tạo được con người khi vào đời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giảng dạy phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động và học tập ở nhà trường. Phương pháp nói trên trong khoa học giáo dục thuộc về hệ thống các phương pháp tích cực, là phương pháp lấy người học làm trung tâm. Người học giữ vai trò chủ động, tích cực trong quá trình học tập và không còn ở thế thụ động như khi dùng phương pháp sư phạm cổ truyền là phương pháp lấy người thầy làm trung tâm"- (Nghiên cứu giáo dục, tháng 1/ 1995). Trước đây trong các tiết học theo phương pháp cũ, chúng ta ít thấy hoạt động của học sinh mà chủ yếu là hoạt động của giáo viên.Chính vì điều đó đã tạo cho học sinh sự nhàm chán, thiếu tập trung vì không hứng thú trong tiết học.Nhưng từ khi áp dụng cách dạy học theo phương pháp mới, đặc biệt là việc sử dụng trò chơi vào bài giảng đã phát huy được tính tích cực, tự giác hoạt động của học sinh vì các em là nhân vật chính, chủ động và trở thành trung tâm của tiết học.Đặc biệt là các trò chơi đã đáp ứng được nhu cầu, tâm lí học sinh trung học cơ sở.Đồng thời trò chơi ấy cũng mang lại hiệu quả trong việc khắc sâu kiến thức bài học cho các em, tạo điều kiện cho các em phát triển kĩ năng tư duy, giao tiếp, ứng xử và giáo dục các em tình yêu thiên nhiên, mọi sinh vật xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.Trò chơi học tập mang đầy đủ các đặc điểm của trò chơi, nhưng trò chơi học tập ít nhiều chứa trong nó một yếu tố kiến thức nhất định mà học sinh cần nắm được sau khi chơi.Giáo viên tổ chức tốt các trò chơi là góp phần phát huy tính tích cực của học sinh. Nhờ trò chơi học tập mà có thể chống lại thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác của một số học sinh, khuyến khích các em học sinh nhút nhát, yếu kém tìm thấy được sự tự tin khi tham gia cùng các bạn trong khi chơi.Các em dễ hưng phấn nhưng cũng nhanh chóng chuyển sang ức chế khi phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động, kém hào hứng, các em không thích ngồi nghe như một thính giả.Điều mà các em muốn là được thể hiện khả năng của mình. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về sự sống, sự sinh trưởng và phát triển của thế giới sinh vật, kiến thức rất gần gũi, dễ gây hứng thú cho học sinh.Đối tượng nghiên cứu của sinh học 7 là động vật, một đối tượng rất gần gũi với các em, các em có thể tiếp cận ngay trong cuộc sống hằng ngày.Sinh học 7 nói về mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường để từ đó có những biện pháp duy trì, bảo vệ và phát triển một thế giới động vật đa dạng và phong phú. 2 .Bịên pháp thực hiện Hướng tới người đọc, xuất phát từ người học, đặt mình vào tâm thế và hoàn cảnh của người học, từ nhận thức đó bản thân tôi xác định các giải pháp để nâng cao chất lượng giờ sinh học bằng cách sử dụng các trò chơi học tập. Để thiết kế các trò chơi giáo viên cần căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có, giáo viên lựa chọn trò chơi để đưa vào tiết dạy của mình như một hoạt động dạy học. Đầu tiên ta phải lựa chọn nội dung kiến thức trong tiết học cần khắc sâu cho học sinh sau đó xây dựng trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức bài dạy trong khoảng thời gian nhất định. Cần phải đặt biệt chú ý xác định rõ mục đích học tập của trò chơi nhằm kiểm tra kiến thức, phát hiện kiến thức mới, khắc sâu kiến thức, củng cố kiến thức; cần lưu ý là không nên quá lạm dụng trò chơi vì nếu sử dụng trò chơi không đúng chỗ, không phù hợp nội dung bài học và kiến thức trọng tâm thì hiệu quả sẽ ngược lại. Mỗi trò chơi được thiết kế như sau: Chúng ta có thể cải biên các trò chơi truyền hình và thiết kế cho phù hợp với lứa tuổi của các em và phù hợp với nội dung bài học. Đến khâu chuẩn bị thì giáo viên phải căn cứ vào nội dung cần đạt được trong tiết học sau đó thiết kế trên công nghệ thông tin. Giáo viên sử dụng một số phần mềm để thiết kế, ở đây tôi sử dụng phần mềm chính là Powerpoint và Flash, đây là khâu rất mất thời gian, đòi hỏi sự đầu tư rất công phu, kỹ lưỡng. Sau khi xây dựng trò chơi thích hợp, tôi thử nghệm trò chơi ấy xem có hiệu quả khi đưa vào tiết học hay không bằng cách thử thực hiện trò chơi và canh thời gian trò chơi ấy cũng như tác dụng gây hứng thú với học sinh ra sao. Tôi còn tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và điều chỉnh cho phù hợp. Tiếp theo là việc tiến hành trò chơi trong tiết học. Giáo viên cần lưu ý khi đưa ra trò chơi cần nêu rõ mục đích và cách chơi. Cuối cùng, tổng kết trò chơi: Giáo viên tuyên dương, khích lệ học trò đạt kết quả tốt; còn học trò chưa làm tốt thì giáo viên khích lệ, động viên; nếu còn nhiều thời gian có thể phạt bằng hình thức phạt vui như hát một bài… Dù trực tiếp hay gián tiếp, tất cả học sinh của lớp phải tham gia trò chơi, giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh tháo gỡ vướng mắc khi cần. Giáo viên có thể tiến hành trò chơi để kiểm tra bài cũ, nhưng cũng tạo cho học sinh hào hứng ngay từ đầu tiết học hoặc giáo viên có thể sử dụng khi dạy kiến thức trọng tâm, nhưng thường thì giáo viên sử dụng trò chơi để củng cố bài học. Sau đây là một số trò chơi tôi đã sử dụng trong tiết học:  Trò chơi: “ Chiếc nón kỳ lạ ” Giáo viên có thể giải thích về tên trò chơi. Giáo viên thiết kế trò chơi như sau: Tùy theo ô chữ bao nhiêu chữ cái mà giáo viên thiết kế bao nhiêu ô, Giáo viên nêu ra câu hỏi như trong trò chơi ” Chiếc nón kỳ diệu “ trên VTV3, sau đó học sinh chọn ô tùy ý. Nếu học sinh chọn sai thì mất quyền ưu tiên, không được chọn nữa, nếu cả lớp không học sinh nào phát hiện ra thì giáo viên cho học sinh một ô chữ may mắn.Trường hợp học sinh phát hiện ra ô chữ nào thì giáo viên cho học sinh đọc ô chữ và khích lệ, tuyên dương. Ví dụ 1: Khi dạy bài: “ MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH GIUN TRÒN ” Giáo viên tổ chức trò chơi này để giới thiệu vào bài mới. Giáo viên thiết kế ô chữ gồm 7 chữ cái. Câu hỏi: Tên một loài động vật thuộc ngành Giun tròn, tên của nó có một từ là tên một bộ phận trên cơ thể người? [...]... LỚP 7/ 1 7/ 2 7/ 3 7/ 4 7/ 5 7/ 6 SỐ HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC TRƯỚC KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI 26 28 30 31 29 28 TỈ LỆ % 63,4 70 76 ,9 79 ,5 80,6 71 ,8 SỐ HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC SAU KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI 31 34 35 35 34 33 TỈ LỆ % 75 ,6 85 89 ,7 89 ,7 94 84,6 V-BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua vịêc thực hiện tôi đúc rút được các kinh nghịêm sau: Giáo viên cần có sự đầu tư kĩ vào bài giảng, đặc biệt là nếu có sử dụng trò chơi. .. trò chơi vì có nhiều trò chơi thời gian thiết kế lâu.Giáo viên phải tạo được không khí thoải mái , sảng khoái khi học sinh chơi trò chơi nhưng phải quản lí học sinh, tránh để lớp học ồn ào.Không phải tiết dạy nào cũng có nội dung kiến thức để thiết kế trò chơi phù hợp.Giáo viên không nên sử dụng quá nhiều trò chơi vào một tiết học vì có thể phản tác dụng gây nhàm chán cho học sinh vì không có phương... chữ dẫn đễn phản tác dụng. Công nghệ thông tin chỉ là phương tiện dạy và học, nó chỉ nhằm hỗ trợ cho người thầy chứ không phải là tất cả Nó cũng không thể nào làm công vịêc người thầy.Linh hồn của bài giảng, của tiết học nằm ở người thầy.Vậy không nhất thiết trò chơi nào cũng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế Ngoài ra do trình độ học sinh không đồng đều nên khi thực hiện trò chơi còn khó khăn.Ví... KINH NGHIỆM Năm học: 2008-2009 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 7 -Họ và tên: Hoàng Thị Hải Yến Trường THCS Nguyễn Đức Ứng -Lĩnh vực: Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học 1 Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2 Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành... phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.Giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các trò chơi hấp dẫn.Tuy nhiên theo Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Trọng Thọ, nguyên giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã nói:” Những gì mà phấn trắng bảng đen làm được không cần thiết phải soạn thành một bài giảng điện tử ”.Thực tế có không ít trò chơi không cần sử dụng đến công nghệ thông tin vẫn... tin học của mình Sau khi áp dụng trò chơi vào tiết học tôi thấy các em hứng thú hơn.Đó là điều khuyến khích để tôi cố gắng hoàn thiện bài giảng cũng như đề tài này Để việc áp dụng đạt kết quả tôi có một số kiến nghị sau: Nhà trường nên đầu tư thêm trang thiết bị để phục vụ cho vịêc sử dụng công nghệ thông tin. Có nhiều tiết dạy chuyên đề công nghệ thông tin để giáo viên dự giờ học tập và rút kinh nghiệm.Tổ... rằng không nhất thiết bài dạy nào cũng sử dụng công nghệ thông tin mà yêu cầu người thầy cần chọn lọc bài dạy để ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí Để việc ứng dụng đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi người giáo viên cần nắm bắt giáo án một cách hệ thống, sử dụng thông tin chọn lọc , màu sắc slide, font chữ ngay cả những đề mục, kí hịêu luôn cần sự hài hoà, hợp lí và rõ ràng tránh lạm dụng màu sắc,... tự tin, sự hợp tác gắn bó, hòa đồng trong tập thể, tạo được sự thân thiện vui vẻ với các bạn, biết giúp đỡ bạn, đoàn kết trong học tập.Những bài học, những kiến thức mà các em khám phá được thông qua các trò chơi sẽ in đậm, in sâu, giúp các em nhớ lâu và vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt Tôi đã khảo sát tỉ lệ học sinh yêu thích môn Sinh học sau khi giáo viên sử dụng trò chơi trong các tiết dạy. .. nhiều học sinh khá giỏi đã trả lời được, còn học sinh yếu chưa phát hiện ra nên không mấy hứng thú Vì vậy tôi rất mong quý đồng nghiệp cùng quan tâm và đóng góp ý kiến để tổ chức trò chơi cho thu hút và tạo được hứng thú ở tất cả các đối tượng học sinh VI-KẾT LUẬN Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi đòi hỏi cần có sự đầu tư hơn nữa từ giáo viên, vì vậy giáo viên cần nâng cao trình độ tin học. .. trống ( số lượng có thể thay đổi ) .Học sinh sẽ chọn bông hoa bất kì để điền vào chỗ trống, muốn chọn bông hoa nào thì học sinh nhấp chuột vào bông hoa ấy.Ưu điểm của trò chơi này là học sinh được click chuột chứ không phải do giáo viên hoàn toàn như một số trò chơi khác Ví dụ: Khi dạy bài: “ MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN ” giáo viên ghi hai câu cần điền 1.Giun móc câu sống . + Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giờ Sinh học. + Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một số tiết sinh học 6. + Sử dụng công nghệ thông tin thiết kế một. môn Sinh học sau khi giáo viên sử dụng trò chơi trong các tiết dạy : LỚP SỐ HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC TRƯỚC KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TỈ LỆ % SỐ HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC SAU KHI SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TỈ. Thị Hải Yến ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 7 I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: " Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỉ

Ngày đăng: 18/11/2014, 23:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan