Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
826 KB
Nội dung
Thiết kế môn học: Quản trị Marketing LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để có thể cạnh tranh, không bị mất thị phần trên đất nước mình các doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách để nâng cao lợi thế và năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị kiến thức kỹ năng phù hợp với yêu cầu thị trường mới và Marketing là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Từ chỗ tập trung sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất có thể sản xuất được, doanh nghiệp phải dịch chuyển sự quan tâm của mình ra thị trường. Đơn giản họ muốn khách hàng tin dùng và mua sản phẩm của họ nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. Và để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu khách hàng tốt hơn, họ cần truyền thông tốt hơn về sản phẩm của họ và họ cần xây dựng quan hệ lâu dài giữa thương hiệu với nhóm khách hàng mục tiêu. Chính vì những lý do trên Marketing ngày càng trở thành một chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp. Đối với xã hội: Các hoạt động Marketing có vai trò làm cho xã hội phong phú tốt đẹp hơn với sự đóng góp của mình. Marketing tác động vào thói quen tiêu dùng của các tầng lớp dân cư để từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra được những sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Marketing đã gián tiếp tạo nên sự phát triển cạnh tranh lành mạnh giữa sản phẩm của các doanh nghiệp, tác động vào qui mô chung của thị trường theo xu hướng ngay càng nâng cao dẫn đến xã hội ngày càng phát triển. Với nhiệm vụ đồ án môn học : Hoạch định chương trình Marketing cho một sản phẩm của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Những nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết là: 1.Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. 2.Xác định nhu cầu và quy mô của thi trường từ năm 2010 đến năm 2015 cho các sản phẩm. 3.Hoạch định chiến lược Marketing đối với một sản phẩm. 4.Hoạch định chương trình Marketing đối với một sản phẩm năm SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 1 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 1.1: LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (TNTP) vào ngày 19/05/1960, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Bác Hồ kính yêu đã được khánh thành. Ngày 29/04/1993 Bộ công nghiệp nhẹ ban hành quyết định số 386/CN/TCLD về việc đổi tên nhà máy Nhựa TNTP thành công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, theo đó công ty Nhựa TNTP trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty Nhựa Việt Nam. Ngày 17/08/2004, Bộ trưởng Bộ công nghiệp đã ban hành quyết định số 80/2004/QD- BCN về việc chuyển công ty Nhựa TNTP thành công ty cổ phần Nhựa TNTP. Như vậy mặc dù chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 30/12/2004 nhưng công ty CP Nhựa TNTP đã có bề dày lịch sử 50 năm xây dựng và phát triển với vị trí luôn luôn là một trong những cơ sở kinh doanh hàng đầu về ngành nhựa trong cả nước. Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Với phương châm : “chất lượng là trên hết – Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng” công ty đã và đang đạt được kết quả kinh doanh khả quan và đạt được nhiều danh hiệu cao quý. Một số thành tích tiêu biểu mà công ty đã đạt được trong năm 2010 như: -Huân chương Độc lập hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng; -Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2010 dành cho Top 10 Thương hiệu hàng đầu.Top 20 đơn vị đạt danh hiệu “Thương hiệu Chứng khoán uy tín“ và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do trung tâm thông tin tín dụng - Ngân hàng nhà nước CIC và hãng tin quốc tế D&B xếp hạng; - Giải thưởng “Top 20 doanh nhân tiêu biểu” do Bộ Công Thương trao tặng cho Chủ tịch HĐQT Công ty; -Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam do Cục sở hữu trí tuệ bình chọn. Ngoài ra công ty còn đạt được 127 huy chương vàng tại các kì hội chợ quốc tế và trong nước hàng công nghiệp; Được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Đảng bộ Công ty liên tục nhiều năm được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tổ chức công đoàn Công ty được khen thưởng các danh hiệu cao quý SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 2 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing như: Huân chương lao động hạng Ba năm 2005; Bằng khen của Chính phủ năm 2008; danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh, có phong trào thi đua xuất sắc nhất. Một số thông tin về công ty: Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Tên tiếng Anh: TIEN PHONG PLASTIC JOINT-STOCK COMPANY Tên viết tắt: TIFOPLAST Trụ sở: số 2 An Đà- phường Lạch Tray_ quận Ngô Quyền_ tp Hải Phòng Điện thoại : (84-31) 852073 Fax: (84-31) 640133 Địa chỉ emai: Tifoplast@hn.vnn.vn Website: http:www.nhuatienphong-tifoplast.com.vn Logo: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0203001195 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: -Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng -Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa phục vụ cho ngành xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải. Thời hạn hoạt động của công ty: 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Vốn điều lệ: 216.460.000.000 ( hai trăm mười sáu tỷ, bốn trăm sáu mươi triệu đồng chẵn) 1.1.2 CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY HIỆN ĐANG SẢN XUẤT KINH DOANH Hiện công ty đang sản xuất các loại sản phẩm sau 1.Nhóm các sản phẩm ống nhựa u.PVC: Nhóm sản phẩm ống nhựa u.PVC phục vụ cho cấp thoát nước sinh hoạt, nông nghiệp, công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp … là sản phẩm chủ lực của công ty. 2.Nhóm sản phẩm ống nhựa HDPE Sản phẩm ống nhựa HDPE được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu của các hãng sản xuất nguyên liệu hàng đầu thế giới như BOROUGE, DEAHLIM trên các SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 3 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing thiết bị hiện đại nhất của các nước Đức, Italy Ống HDPE được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427:1996 (E). 1.2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1.2.1 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu phân tích môi trường bên ngoài để tìm ra cơ hội cũng như đe dọa với công ty và các sản phẩm của công ty. Từ những tìm hiếu đó, doanh nghiệp tiến hành phân tích để xây dựng các chính sách có thể tận dụng các cơ hội, hạn chế các đe dọa nhằm giúp doanh nghiệp ứng phó một cách tốt nhất với những biến động của môi trường bên ngoài. 1.2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI * Nhân tố khách hàng Từ năm 2000 đến nay Công ty đã liên tiếp dành được các hợp đồng cung cấp ống u.PVC và PEHD cho các công trình yêu cầu kỹ thuật cao: -Khu công nghiệp NOMURA, Sài Đồng, Nguyễn Đức Cảnh, Đồng Văn -Công trình mở rộng nhà máy nhiệt điện Phả Lại. -Chương trình nước sạch của UNICEF. -Cung cấp ống u.PVC và PEHD cho HAZAMA CORPORATION phục vụ dự án “phát triển nước ngầm khu vực nông thôn và các tỉnh phía Bắc”. -Cung cấp ống PEHD cho Dự án Vệ sinh thành phố Đà Nẵng. -Xuất khẩu sang nước CHDCND Lào. -Nhiều công trình lớn trọng điểm của quốc gia. Nhựa Tiền Phong là công ty có doanh số ổn định trong ngành do nhận được nhiều hợp đồng tiêu thụ lớn, từ nhiều các công trình. SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 4 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing Các hợp đồng tiêu thụ lớn Công ty đang thực hiện: TT Tên đơn vị ký kết Số hợp đồng Thời gian ký kết Giá trị hợp đồng 1 Công ty CP xây lắp công nghiệp Nam Định 435/HĐKT 19/07/2009 1.499.830.000 2 Công ty lắp máy xây dựng số 10 228/HĐMB - TP LM 22/8/2009 1.266.400.000 3 Công ty CP xây dựng thuỷ lợi Quảng Ninh 611/HDDKT 10/10/2010 1.178.313.000 4 Công ty xây dựng & triển khai công nghệ mới 683/HĐKT-NTP 11/10/2010 1.315.177.200 5 Công ty Thành Đông Cao Bằng 763/HĐKT 19/12/2010 983.860.000 6 Công ty CP sân gôn Ngôi Sao Chí Linh 781/HĐKT 25/12/2010 476.064.000 7 Công ty cấp thoát nước và môi trường số 1 Vĩnh Phúc 22/HĐKT 11/01/2010 509.742.600 8 Công ty CP xây dựng Thanh Vân 295/HDDKT 18/05/2010 642.050.600 9 Công ty cấp nước Nam Định 365/HĐKT 21/05/2010 475.450.000 10 Công ty TNHH Tm và xây dựng Vĩnh Hà 341/HĐKT 06/05/2010 1.118.828.700 11 Công ty cấp nước Nam Định 364/HĐKT 15/02/2011 899.158.000 12 Công ty CP xây dựng số 7 28.07/HĐXL 28/03/2011 1.598.659.000 *Nhân tố nhà cung cấp Nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu là bột nhựa PVC và hạt nhựa các loại. Các loại hạt nhựa Công ty đang sử dụng bao gồm: PEHD, PVC, PPR, POM Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số nguyên phụ liệu phụ khác như: acid Stearic, parafin, cyclohexanone, dioxid titan, bột màu, Trong quy trình sản xuất, bột nhựa sẽ được pha trộn với các loại phụ liệu khác như: chất ổn định, bột màu, CaCO 3 , tạo thành hỗn hợp trước khi đưa vào máy tạo hạt hay máy tạo sản phẩm. Hầu hết các nguyên liệu phụ trợ được nhập khẩu từ nước ngoài. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản xuất, Công ty luôn thực hiện đấu thầu lựa chọn cạnh tranh nhằm tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu tốt nhất. SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 5 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing Nguồn nguyên liệu của Công ty được nhập từ các công ty cung ứng trong và ngoài nước trong những năm qua tương đối ổn định. Là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa, Công ty luôn lựa chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng tốt, có uy tín, có năng lực đảm bảo cung ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất về số lượng và chất lượng với giá cả hợp lý nhất. Công ty đã làm tốt công tác dự báo thị trường trong thời gian qua: Công ty đã chủ động lựa chọn số lượng dự trữ bột hạt nhựa (nguyên liệu chính), thời điểm nguyên vật liệu có giá cả thấp nhất để nhập, do đó kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nên đã tối ưu hoá lợi nhuận. Có thể nói, chính sách dự trữ nguyên vật liệu, đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ấn tượng cho Công ty trong thời gian qua. SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 6 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing Danh sách một số nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty: I. Nhà cung ứng trong nước: 1 Bột PVC Công ty TNHH Nhựa & Hoá chất TPC Vina Tp.HCM Công ty Liên doanh và Hoá nhựa Phú Mỹ 2 Hạt PVC Công ty TNHH Tín Mỹ II. Nhà cung ứng nước ngoài: 1 Bột PVC K58 & K66 Thai Plastic & Chemicals Public Co, LTD Mitsui & Co., LTD Thái Lan Nhật Bản 2 Hạt PP CCC Chemical Commerce Co., LTD Thai Petrochemical Industry Public Co., LTD Thái Lan Thái Lan 3 Hạt PEHD Daelim Corporation Itochu Plastics PTE., LTD Borouge PTE., LTD Hàn Quốc Singapore Singapore 4 CaCO3 Surint Omya Chemicals Co., LTD Thái Lan 5 Dioxid Titan Linkers PTE., LTD Singapore * Nhân tố kinh tế Đặc điểm nổi bật của ngành nhựa Việt Nam là nhập khẩu 80-90% nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Do đó, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá tăng lên thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo, trong khi giá bán sản phẩm lại không thể tăng tương ứng. Bên cạnh đó, các nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa được tạo ra chủ yếu từ dầu mỏ, nên giá dầu mỏ cũng là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến giá của các nguyên liệu nhựa. Giá dầu thế giới những năm qua tăng mạnh, thị trường dầu mỏ nhiều biến động, đặc biệt ngành hóa dầu trong nước vẫn chưa phát triển nên ngành nhựa vẫn phải chịu phụ thuộc vào giá dầu và giá nguyên liệu nhựa trên thế giới. Đây là một trở ngại lớn đối với ngành nhựa. Một nhân tố kinh tế nữa cũng có ảnh hưởng tới ngành nhựa là lãi suất. Để thực hiện sản xuất, ngoài vốn tự có và vốn huy động qua các hình thức, các doanh nghiệp đều phải sử dụng đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, việc vay vốn của SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 7 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing ngân hang không hoàn toàn dễ dàng cho các doanh nghiệp. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao, Chính phủ áp dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất cho vay thì các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn. Do đó, nhân tố lãi suất có tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và Nhựa TP nói riêng. * Nhân tố chính trị, pháp luật Ngành nhựa Việt Nam được nhiều sự quan tâm và khuyến khích phát triển của Nhà nước. Như quyết định số 11/2004/QĐ-BCN ngày 17/02/2004 về quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên phát triển ngành nhựa thành ngành kinh tế mạnh. Tiếp theo, trong quyết định số 55/2007/QĐ-TTG ngành nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển. Điều này cho thấy ngành nhựa sẽ được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu. Một ưu đãi của Nhà nước đối với công ty Nhựa Tiền Phong đó là công ty chỉ phải nộp 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng số thuế phải nộp cho đến năm 2010. * Nhân tố công nghệ Nhân tố công nghệ có một tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa và có tác động không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam những năm qua đã chú ý đến việc đầu tư, đổi mới công nghệ. Vì thế các sản phẩm nhựa Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu do công nghệ đã đáp ứng được yêu cầu thế giới. Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ đối với ngành nhựa hiện nay vẫn là một trở ngại do hầu hết các thiết bị phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu. Năng lực sản xuất hiện tại của Công ty là trên 30.000 tấn/năm đến 35.000 tấn/năm. Với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề, nhiều kinh nghiệm và nguyên liệu nhập ngoại, thiết bị hiện đại, các sản phẩm của Công ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các đặc tính cơ, lý, hoá, vệ sinh công nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu cho phép. Các sản phẩm của Công ty được kiểm tra thực tế bằng các máy móc thiết bị thử sau: -Máy thử độ cứng ROCKWELL của Cộng hoà liên bang Đức. -Máy thử kéo kiểu ZMGI của Cộng hoà liên bang Đức. SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 8 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing -Thiết bị đo độ dày sản phẩm của Cộng hoà liên bang Đức. -Máy thử áp lực trong của Nhật Bản. -Máy thử áp lực ngoài của Đài Loan. -Thiết bị thử độ bền va đập. -Các dụng cụ đo điện tử. -Ngoài ra 1 năm 2 lần các sản phẩm của Công ty được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm tra toàn bộ các chỉ tiêu đã đăng ký như: chỉ tiêu va đập, chỉ tiêu vệ sinh Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 được Công ty thực hiện một cách nghiêm ngặt, thống nhất: toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh được quản lý chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào, sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty chịu trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như được tạo điều kiện để chủ động tham gia và các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 1.3 PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY 1.3.1 MỤC ĐÍCH XEM XÉT NGUỒN LỰC 1.Mục đích Công ty cần tiến hành xem xét các nguồn lực của mình để xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như các sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng các chính sách phát triển, phân bổ nguồn lực doanh nghiệp sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. 2. Các nguồn lực cần được xem xét - Tài sản và nguồn vốn của công ty. - Nguồn nhân lực. 1.3.2 PHÂN TÍCH VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 1. Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty tính đến ngày 31/12/2010 được thể hiện ở bảng 01. Bảng 01(đơn vị 10 6 đ) SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 9 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Tài sản ngắn hạn khác 952,854 706,040 542,360 416,845 273,870 234,370 Tiền và các khoản tương đương tiền 64,618 15,438 42,575 21,661 57,955 9,215 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 Các khoản phải thu ngắn hạn 518,732 418,316 223,562 241,929 120,085 128,473 Hàng tồn kho 363,945 260,146 271,651 153,255 95,830 96,681 Tài sản ngắn hạn khác 5,559 12,140 4,572 0 0 0 Tài sản dài hạn 285,314 293,815 191,990 126,692 62,541 74,346 Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0 Tài sản cố định 194,693 254,440 106,602 80,528 56,341 67,478 Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 73,335 27,975 59,498 23,798 6,200 4,200 Tài sản dài hạn khác 17,286 11,400 25,890 22,366 0 2,668 Tổng cộng tài sản 1,238,168 999,854 734,349 543,537 336,412 308,716 Qua bảng 01 ta thấy: Tổng tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ 09 chỉ tiêu trên. Trong đó, chỉ tiêu tài sản lưu động đầu tư ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2005 chiếm 75.92%, năm 2006 chiếm 70.71%, năm 2007 chiếm 76.69%, năm 2008 chiếm 73.86%, năm 2009 chiếm 70.61% và năm 2010 chiếm 76.96%. Còn chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác của năm 2005, 2006, 2007 bằng 0, năm 2008 chiếm 0.622%, năm 2010 chiếm 0.45% chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Riêng năm 2009, chỉ tiêu tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 1.14%. Tổng số vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ các nguồn theo bảng số 02 Bảng 02: Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 1.Nợ phải trả 451,465 408,804 324,545 205,429 90,314 138,089 2.Nợ ngắn hạn 444,168 399,696 324,545 205,429 90,314 131,743 3.Nợ dài hạn 7,296 9,108 0 0 0 6,347 4.Vốn chủ sở hữu 786,704 543,911 409,805 338,108 246,097 170,627 5.Nguồn kinh phí và 0 1,681 1,897 -297 -1,771 -13,789 SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 10 [...]... 1062607.35 1343667 27 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing Chương 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ỐNG NHỰA U.PVC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 3.1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MARKETING HIỆN TẠI VỚI SẢN PHẨM ỐNG NHỰA U.PVC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Các yếu tố phân tích chi tiết là: - Thị trường - Cạnh tranh - Sản phẩm - Phân Phối - Môi trường vĩ mô 3.1.1 PHÂN... trị Marketing Chương 4: HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH MARKETING NĂM 2011 ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ỐNG NHỰA U.PVC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 4.1: CHƯƠNG TRÌNH SẢN PHẨM 4.1.1 TÊN SẢN PHẨM, ĐƠN VỊ TÍNH 4.1.1.1 Khái niệm sản phẩm Sản phẩm là tất cả những gì thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn và được đem trao đổi (chào bán trên thị trường) nhằm thu hút sự chú ý, mua hay tiêu dùng 4.1.1.2 Tên sản phẩm. .. + Nhựa Tiền Phong : Gbp= 26.45 + Nhựa Bình Minh : Gbp = 26.67 + Nhựa Đạt Hòa : Gbq = 26.85 + Nhựa Minh Hùng : Gbq = 25.31 Ngoài 2 sản phẩm chính của công ty là ống nhựa u.PVC và ống nhựa HDPE, công ty còn cung cấp nhóm các sản phẩm phụ khác Do các sản phẩm này nhỏ nên ta không đưa vào xem xét 2 Tính thị phần tương đối Hiện nay trên thị trường cùng bán các sản phẩm như công ty là công ty cổ phần Nhựa. .. Minh, công ty Nhựa Đạt Hòa, công ty Nhựa Minh Hùng Đây là những công ty SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 23 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing mạnh, ngoài ra còn nhiều công ty khác Doanh thu từng sản phẩm của từng công ty được thể hiện ở bảng số 07 và 09 Doanh thu sản phẩm của công ty Thị phần tương đối = Doanh thu sản phẩm cùng loại của ĐTCT mạnh nhất (2-3) Theo (2-3) và số liệu về doanh số của công. .. với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường khoảng 10% Hiện tại mặt bằng sản xuất của Công ty chưa đủ lớn nên gây khó khăn cho quá trình bố trí các công đoạn sản xuất cũng như dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm 3.2.3 PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ Từ việc phân tích cơ hội, đe dọa và điểm mạnh, điểm yếu sản phẩm của công ty xác định các vấn đề của công ty: Công ty có đưa ra các quyết định về chiều dài loại sản. .. trận thị phần tăng trưởng 2.1.3 XÁC ĐỊNH VỊ THẾ VÀ CHIẾN LƯỢC CHO TỪNG SẢN PHẨM 1 Sản phẩm ống nhựa u.PVC Sản phẩm ống nhựa u.PVC nằm ở vị trí ô ngôi sao trên ma trận thị phần/ tăng trưởng, có thị phần tương đối cao và tốc độ tăng trưởng cao Đây là sản phẩm chủ lực của công ty, hoạt động sinh lợi ổn định, tốc độ tăng trưởng nhanh, mang lại doanh số và lợi nhuận chủ yếu cho công ty Đối với sản phẩm nằm... của công ty, gồm: 1.Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và trong thời hạn theo quy định của pháp luật Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề sau: - Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty - Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty - Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ. .. trị Marketing - Hiện tại mặt bằng sản xuất của Công ty chưa đủ lớn nên gây khó khăn cho quá trình bố trí các công đoạn sản xuất cũng như dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm 3 Các vấn đề đặt ra Nói đến Nhựa Tiền Phong là nói đến một thương hiệu nhựa hàng đầu Việt Nam Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, cái tên Nhựa Tiền Phong đã đi vào tiềm thức của người tiêu dùng với một hình ảnh, một thương hiệu của. .. nghiệp trong ngành và khu vực Một điểm mạnh của Nhựa Tiền Phong là có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm và gắn SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp: QTK49-ĐH 12 Thiết kế môn học: Quản trị Marketing bó lâu dài với công ty Đây là yếu tố quan trọng đem lại sự thành công cho công ty như ngày nay 1.3.4 PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG SV: Nguyễn Thị Liễu Lớp:... lược mà công ty áp dụng cho sản phẩm là chiến lược xây dựng và cầm giữ Đây là một trong những sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty Sản phẩm cần có đầu tư hợp lý và thích đáng để duy trì tốc độ phát triển và thị phần trên thị trường Doanh nghiệp dự kiến đầu tư 450 tỷ cho sản phẩm này trong năm 2011 2.2 XÁC ĐỊNH QUY MÔ THỊ TRƯỜNG CHO TỪNG SẢN PHẨM Công thức xác định Q2011= . Quản trị Marketing CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 1.1: LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân. chương trình Marketing cho một sản phẩm của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Những nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết là: 1.Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong. định nhu cầu và quy mô của thi trường từ năm 2010 đến năm 2015 cho các sản phẩm. 3 .Hoạch định chiến lược Marketing đối với một sản phẩm. 4 .Hoạch định chương trình Marketing đối với một sản phẩm