1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5

73 3,9K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Xây dựng tư liệudạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5 nhằm hướng đến thiết kế một tư liệu đảm bảo được các yêu

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

- -TRẦN THỊ PHƯƠNG OANH

XĐY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC

TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÂI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA THEO HƯỚNG PHÂT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 5

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6

3.1 Mục đích nghiên cứu 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

6 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 7

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP 8

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 8

1.1.1 Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa tiếng Việt 8

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa trong Tiếng Việt 8

1.1.1.1.1 Từ đồng nghĩa 8

1.1.1.1.2 Từ trái nghĩa 11

1.1.1.1.3 Từ nhiều nghĩa 13

1.1.1.2 Đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa 15

1.1.2 Phát triển năng lực giao tiếp qua dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa 18

1.1.2.1 Vài nét về quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 18

Trang 3

1.1.2.2 Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa với việc phát triển

năng lực giao tiếp cho học sinh Tiểu học 21

1.1.3 Đặc điểm tâm lí, tư duy của học sinh trong tiếp nhận từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa 22

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 23

1.2.1 Nội dung dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt 5 23

1.2.1.1 Nội dung dạy học lí thuyết 23

1.2.1.2 Hệ thống bài tập 25

1.2.2 Thực trạng dạy học và xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa tại thành phố Huế 27

Chương 2 XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5 31

2.1 NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC 31 2.1.1 Nguyên tắc xây dựng tư liệu dạy học 31

2.1.1.1 Bám sát mục tiêu và nội dung dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa 31

2.1.1.2 Đảm bảo phát huy tính tích cực, sáng tạo và kĩ năng giao tiếp cho học sinh 31

2.1.1.3 Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng, tính hấp dẫn 32

2.1.1.4 Đảm bảo tính tiện ích trong sử dụng 33

2.1.2 Quy trình xây dựng tư liệu dạy học 33

2.1.2.1 Phân tích và lựa chọn ngữ liệu dạy học 33

2.1.2.2 Cấu trúc và hình thành tư liệu dạy học 34

2.1.2.3 Tin học hóa tư liệu dạy học bằng phần mềm Microsoft PowerPoint 35

2.1.2.4 Kiểm tra, điều chỉnh tư liệu dạy học 35

2.2 TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA 36

Trang 4

2.2.1 Giới thiệu hệ thống tư liệu dạy học 36

2.2.1.1 Tư liệu dạy học Từ đồng nghĩa 37

2.2.1.2 Tư liệu dạy học Từ trái nghĩa 44

2.2.1.3 Tư liệu dạy học Từ nhiều nghĩa 50

2.2.2 Hướng dẫn sử dụng tư liệu dạy học 56

2.2.2.1 Từ góc độ phương tiện kĩ thuật 56

2.2.2.2 Từ góc độ phương tiện dạy học 57

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 59

3.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63

3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm 63

3.3.2 Quan sát giờ học 63

3.4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 64

3.4.1 Nhận xét tiến trình dạy học 64

3.4.2 Nhận xét mức độ thực hiện các hình thức tư liệu dạy học thông qua tiết dạy 64

3.4.3 Rút kinh nghiệm cho bản thân qua các tiết dạy 65

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Chương trình Tiếng Việt tiểu học 2000 được xây dựng theo quan điểm

giao tiếp, tích hợp và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Mục tiêu hàng

đầu của dạy học Tiếng Việt được xác định là “rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt để họctập và giao tiếp trong môi trường phù hợp lứa tuổi” Dạy học tiếng theo quan điểm

giao tiếp không những hướng đến mục tiêu dạy để giao tiếp mà còn chú trọng việc xây dựng nội dung, hệ thống phương pháp, phương tiện hỗ trợ để đảm bảo dạy

bằng giao tiếp Những định hướng về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện sau 2015

cũng nhấn mạnh việc phát triển một cách hiệu quả ở học sinh các năng lực học tập, trong đó có năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp Từ định hướng “kĩ năng” sang

những phác thảo mới mang tên “năng lực” là một sự vận động, “chuyển hóa vềchất” các thao tác lời nói và thao tác trí tuệ Xây dựng, chuẩn bị một tư liệu hỗ trợhọc tập các đơn vị từ vựng tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực chính làmột bước đi mới trong thời điểm chuyển giao này

1.2 “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” và

như trên đã nói, dạy ngôn ngữ cần phải hướng tới việc dạy để giao tiếp và dạy bằng

giao tiếp Luyện từ và câu là một phân môn có nhiệm vụ làm giàu vốn từ, phát triển

kĩ năng sử dụng từ và cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt cho học sinh

tiểu học Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa là những nội dung dạy học

khá thú vị trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 Tính uyển chuyển trong biểu đạtnghĩa, giá trị gợi tả, biểu cảm cao từ những “thăng hoa” về nghĩa trong thực tiễn sửdụng từ được thể hiện khá rõ nét trong các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa Khảnăng vận dụng các lớp từ này trong hoạt động giao tiếp rất thường xuyên Việc xâydựng một tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa vì thế thật sựcần thiết và hữu ích

1.3 Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí và giáo

viên tiểu học khá tích cực trong việc tập hợp, xây dựng các tư liệu dạy học TiếngViệt Mặc dù vậy, các tư liệu dạy học chỉ dừng ở mức độ đơn giản, riêng rẽ, chưa có

Trang 6

tính hệ thống, chưa đảm bảo được tính đa dạng, tính hấp dẫn Xây dựng tư liệu

dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5 nhằm hướng đến thiết kế một tư liệu đảm

bảo được các yêu cầu giáo dục, đồng thời mang lại một kênh thông tin hữu ích đểgiáo viên và học sinh lựa chọn trong quá trình thực hành tiếng Việt Tư liệu nàycũng hi vọng có thể góp phần phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa là các lớp từ vựng tiếng Việt có

vị trí quan trọng, được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về Từ vựng

học như Đại cương ngôn ngữ học (tập 2) của Đỗ Hữu Châu; Nhập môn Ngôn ngữ

học của Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi

Minh Toán; Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn của Trương Chính;

Từ đồng nghĩa tiếng Việt của Nguyễn Đức Tồn Các công trình nghiên cứu không

những cung cấp một hệ thống các tri thức lí luận khái quát về lớp từ vựng có quan

hệ về ngữ nghĩa mà còn khẳng định vai trò của các lớp từ này trong hoạt động giao

tiếp Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn mang đến một tập hợp từ

“gần âm, gần nghĩa” và bằng việc “cung cấp nghĩa trong tương quan với các từtrong từng nhóm, đủ để giúp cho sự phân biệt giữa các từ trong nhóm”, tác giả đãlàm giàu thêm vốn từ cho người đọc, đồng thời phát triển kĩ năng so sánh, phân biệtnghĩa và năng lực vận dụng từ trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể

Vấn đề dạy học từ, dạy học từ vựng ở nhà trường phổ thông cũng được đề cập

đến trong khá nhiều các công trình về phương pháp dạy học Tiêu biểu là Phương

pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II của Lê Phương Nga; Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học của Lê Thị Thanh Nhàn; Dạy học Từ ngữ ở tiểu học của Phan Thiều – Lê Hữu

Tỉnh Mặc dù được viết trên nền của ngữ liệu dạy học cũ song cho đến nay, công

trình của Phan Thiều và Lê Hữu Tỉnh vẫn còn nguyên giá trị Từ vựng tiếng Việt ở

tiểu học là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về từ vựng, trong đó tác giả đã

giành rất nhiều trang viết cho hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trongngôn ngữ Đặc biệt, từ cuốn sách này, mối quan hệ giữa lí luận ngôn ngữ và thựctiễn dạy học các đơn vị từ vựng được thể hiện một cách rõ nét Những mô tả về nội

Trang 7

dung dạy học các lớp từ trên cùng những chỉ dẫn về cách thức, phương pháp tổchức bài học thực sự có ý nghĩa với quá trình triển khai xây dựng tư liệu dạy học

mà đề tài hướng tới

Về xây dựng tư liệu dạy học và các vấn đề lí luận liên quan đến định hướngdạy học giao tiếp, có thể kể đến các bài viết, các đề tài nghiên cứu sau:

 Xây dựng tư liệu dạy học về từ loại nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng

Việt ở tiểu học với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint và Violet (đề tài khóa luận

tốt nghiệp) của Hoàng Thị Huê

 Xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ giải nghĩa từ trong dạy học Luyện từ và

câu lớp 4, 5 bằng phần mềm PowerPoint và Violet (đề tài khóa luận tốt nghiệp) của

Xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo

hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh nhằm bổ sung, hoàn thiện tư liệu

dạy học Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học; góp phần nâng cao chất lượng dạy học các lớp từ vựng tiếng Việt và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực giao tiếp.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề lí luận về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từnhiều nghĩa; về định hướng dạy học giao tiếp

- Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng và sử dụng tư liệu dạy học; thựctrạng dạy học các lớp từ vựng tiếng Việt

- Sưu tầm, thiết kế nhằm hoàn thiện tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ tráinghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh

Trang 8

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các vấn đề lí luận về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa

- Hình thức tư liệu dạy học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theohướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Tiểu học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng pháttriển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân tích, xử lí nguồn tài liệu, tổng

hợp thông tin và rút ra các kết luận sư phạm

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: sử dụng nhằm khảo sát và đánh giá

thực trạng dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa

- Phương pháp thiết kế tư liệu dạy học: giúp hình thành nguồn tư liệu dạy

học về các lớp từ vựng tiếng Việt

6 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của đề tàiđược cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng tư liệu dạy học từ

đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa theo hướng phát triển năng lực giao tiếp

Chương 2: Xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều

nghĩa nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 5

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 9

1.1.1 Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa tiếng Việt

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa trong Tiếng Việt

1.1.1.1.1 Từ đồng nghĩa

Cho đến nay, trong các công trình ngôn ngữ học ở nước ngoài và các tài liệuViệt ngữ học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ đồng nghĩa Mỗi định nghĩanhìn nhận vấn đề từ đồng nghĩa dưới những góc độ riêng

Đỗ Hữu Châu trong cuốn Giáo trình Việt ngữ (tập 2) lần đầu tiên đưa ra khái niệm chung về từ đồng nghĩa: “Trong vốn từ hội của bất cứ một ngôn ngữ nào cũng

thường có những từ mặc dù hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau nhưng từ nghĩa (tức là nghĩa của từ) là giống nhau; do đó, trong nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể

có thể thay thế cho nhau được Những từ này là những từ đồng nghĩa” [2; 63] Với

cách định nghĩa này, tác giả đã nêu ra đặc điểm của những từ đồng nghĩa: hình thứcngữ âm khác nhau, từ nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong nhiều hoàncảnh Tuy nhiên, mức độ đồng nghĩa chưa được đề cập đến và cũng cần phải nóithêm rằng, về sau, Đỗ Hữu Châu đã nhìn nhận lại một cách khoa học hơn về tiêu chí

“có thể thay thế cho nhau” của các từ đồng nghĩa Chính vì lẽ đó, trong Giáo trình

Giản yếu về từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, ông đã đưa ra quan niệm tinh giản hơn

về từ đồng nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau về nghĩa, hoặc nghĩa

biểu vật, hoặc nghĩa biểu niệm”

Nguyễn Văn Tu, tác giả cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại lại giải thích:

“Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau Đó là nhiều từ khác nhau

cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng” (dẫn theo [17; 346]) Đây là một quan niệm khá hẹp, bởi

Trang 10

theo quan điểm này, các từ đồng nghĩa lúc nào cũng có thể thay thế cho nhau được.Trong khi đó, Đỗ Xuân Thảo và Lê Hữu Tỉnh đã đưa ra nhận định trong giáo trình

Tiếng Việt II: “Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh nhưng có chung

ít nhất một nét nghĩa” Theo quan niệm này, các từ đồng nghĩa có mức độ đồng

nghĩa cao thấp khác nhau tùy theo số lượng nét nghĩa chung, nét nghĩa đồng nhất.Cho nên, cách định nghĩa này là quá rộng, không phù hợp với ngữ cảm về từ đồngnghĩa của người dùng tiếng Việt

Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến định nghĩa:

“Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh, tương đồng nhau về nghĩa và

có phân biệt về một số sắc thái phong cách, sắc thái ngữ nghĩa, khả năng kết hợp

và phạm vi sử dụng” (dẫn theo [17; 346]) và chỉ ra rằng: “Từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh những tương đồng” Đây là hướng quan niệm thỏa đáng được

đông đảo người dùng chấp nhận hơn cả Cách định nghĩa này vừa ngắn gọn vừa đầy

đủ Các tác giả đã đi vào chi tiết, cụ thể về khái niệm từ đồng nghĩa và chỉ ra đượcmức độ khác nhau của các từ đồng nghĩa, đó là phân biệt một số nét nghĩa về sắcthái phong cách, sắc thái ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và phạm vi sử dụng Điều đóthể hiện được nét bản chất của sự tồn tại hệ thống từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ Cóthể nói chính những khác biệt về sắc thái nói trên là lí do tồn tại của lớp từ này.Cũng như vấn đề định nghĩa từ đồng nghĩa, cách phân loại về từ đồng nghĩa cónhững khác biệt nhất định Theo mô tả của Nguyễn Đức Tồn, từ đồng nghĩa có banhóm chính:

- Các từ đồng nghĩa ý niệm: là các từ đồng nghĩa trung tính về phong cách,khác biệt nhau về sắc thái của ý nghĩa cơ bản, chung cho mỗi từ

Ví dụ: đừng – chớ có nghĩa chung là biểu thị ý “khuyên ngăn không nên làm

điều gì” Tuy nhiên, hai từ này có sắc thái ý nghĩa khác nhau ở chỗ:

+ Đừng biểu thị ý khuyên ngăn nói chung Như: đừng làm ồn, đừng khóc nữa + Chớ biểu thị ý khuyên ngăn không nên làm điều gì, thường cốt để tránh sự không hay nào đó, biểu thị thái độ dứt khoát hơn so với đừng Như: Chớ ăn quả

xanh, chớ uống nước lã Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo (Tục ngữ).

Trang 11

- Các từ đồng nghĩa phong cách: là những từ đồng nhất về ý nghĩa của chúng

và khác nhau về màu sắc phong cách

Có thể xác định một từ là từ đồng nghĩa phong cách khi đối chiếu nó với từtrung tính về phong cách tương ứng Xem xét các cặp từ đồng nghĩa phong cách sau

để thấy rõ đặc trưng của loại từ đồng nghĩa phong cách Ví dụ:

+ Chân - Cẳng (khẩu ngữ)

+ Máy bay – Phi cơ (từ cũ)

+ Hói – Sói (từ địa phương)

- Các từ đồng nghĩa ý niệm - phong cách: là những từ và các đơn vị tươngđương của chúng biểu thị cùng một khái niệm hoặc cùng một hiện tượng của hiệnthực khách quan và khác nhau không chỉ về màu sắc phong cách mà còn khác nhau

về cả sắc thái của ý nghĩa ở mỗi từ

Chẳng hạn có các từ đồng nghĩa ý niệm – phong cách như: trinh sát, do thám,

thám thính.

+ Trinh sát: là từ thường dùng trong quân sự, có nghĩa là “dò xét, thu thập tình

hình của đối phương để phục vụ tác chiến” như máy bay trinh sát, lính trinh sát

+ Do thám và thám thính tuy cùng có nghĩa “dò xét, nghe ngóng để thu thập

tình hình” nhưng ngày nay thám thính đã ít dùng hơn; còn do thám thì thường dùng

với sắc thái ý nghĩa xấu, để nói về thực dân, đế quốc xâm lược hoặc bọn phản cáchmạng, nói chung về lực lượng phi chính nghĩa

Ví dụ: Địch tung gián điệp đi do thám.

Tác giả Nguyễn Văn Tu từng đề xuất 2 cách phân loại từ đồng nghĩa đó là: từđồng nghĩa phân loại theo nguyên nhân hình thành và nguồn gốc, từ đồng nghĩa vềsắc thái ý nghĩa Trong đó, mỗi loại lại được chia thành các tiểu loại nhỏ

- Từ đồng nghĩa phân loại theo nguyên nhân hình thành và nguồn gốc:

+ Từ cũ và từ mới cùng tồn tại

Ví dụ: học trò (cũ) – học sinh (mới)

+ Từ địa phương và từ của tiếng phổ thông cùng tồn tại

Ví dụ: bố, cha (từ phổ thông) – tía (miền Nam)

+ Từ thuần Việt và từ vay mượn cùng tồn tại

Trang 12

Ví dụ: bệnh nhân (từ gốc Hán) – người bệnh (từ thuần Việt)

+ Thuật ngữ và từ thường dùng cho toàn dân cùng tồn tại

Ví dụ: trần bì (thuật ngữ đông y) – vỏ quýt (thường dùng)

- Từ đồng nghĩa phân loại theo sắc thái ý nghĩa

+ Sắc thái tình cảm: những từ này không khác nhau về nghĩa mà chỉ khác nhau

về thái độ của người nói đối với sự vật

Ví dụ: khái niệm ăn được biểu thị bởi các từ như ăn, xơi chén, táp

+ Về phạm vi to – nhỏ, rộng – hẹp khác nhau

Ví dụ: lâu đài và nhà là hai từ đồng nghĩa nhưng khác nhau về phạm vi to, nhỏ.

Lâu đài là cái nhà to của những nhà quyền quý thời xưa; còn nhà chỉ chung chỗ ở.

+ Về mức độ khái quát khác nhau

Ví dụ: Từ cây cụ thể hơn từ ghép cây cối.

+ Về mức độ năng – nhẹ, cao – thấp khác nhau

Ví dụ: ngại có mức độ nhẹ hơn sợ, kinh lại có mức độ cao hơn sợ.

+ Về thái độ thân mật, kính trọng hay bình thường

Tác giả Giản yếu về từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt đã đưa ra nhận định “Đối

lập với hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa là hiện tượng giữa các từ (hay ngữ cố định) có nghĩa trái ngược nhau” Cách định nghĩa này chủ yếu dựa vào nghĩa của từ

hoặc ngữ cố định để xác định từ trái nghĩa

Trang 13

Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến

thì lại có định nghĩa về từ trái nghĩa trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt như sau: “Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ

tương liên Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản

về logic.”

Dễ thấy rằng nếu cách quan niệm về từ đồng nghĩa cũng như cách gọi tên bộphận từ này của giới nghiên cứu chưa thực sự thống nhất thì với lớp từ trái nghĩa,các ý kiến dù được diễn đạt ít nhiều có khác nhau song hầu như không có sai biệt

lớn Về cơ bản, từ trái nghĩa được hiểu như sau: “Từ trái nghĩa là những từ khác

nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về logic nhưng tương liên lẫn nhau” Định nghĩa này đã nêu ra hai thuộc tính cơ bản chủ chốt của

từ trái nghĩa đó là: mang nghĩa đối lập và nằm trong thế quan hệ tương liên – dựa

vào sự thống nhất trong quan hệ ngữ nghĩa Ví dụ: cao – thấp, dài – ngắn, lớn – bé,

nông – sâu, mỏng – dày Từ quan niệm đã dẫn, có thể suy ra rằng: Những từ có vẻ

đối lập nghịch nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó

không phải là hiện tượng trái nghĩa Chẳng hạn, trong các câu “Quả ớt này tuy bé

nhưng mà cay.” Hay “Cô ấy đẹp nhưng lười.” thì bé – cay, đẹp – lười có vẻ đối

nghịch nhau nhưng chúng không phải là những hiện tượng trái nghĩa, vì không nằmtrong quan hệ tương liên

Hiện tượng trái nghĩa không chỉ xảy ra đối với hai từ nhưng thông thường, các

từ trái nghĩa thường đi theo “nhóm đôi”, còn được gọi là cặp trái nghĩa Mỗi từ nằm

ở hai cực đối lập nhau, là âm bản và dương bản trên trục biểu thị thuộc tính, đặcđiểm nào đó của sự vật Từ trái nghĩa được phân loại dựa vào mức độ đối lập gồmhai nhóm:

- Đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của sự vật hiện tượng

Ví dụ: mạnh – yếu, tốt – xấu, thấp – cao

- Đối lập loại trừ nhau

Ví dụ: trai – gái, trống – mái, đúng – sai, sống – chết

Từ trái nghĩa cũng có thể được chia thành hai loại đó là: từ trái nghĩa từ vựng

và từ trái nghĩa lâm thời

Trang 14

+ Từ trái nghĩa từ vựng

Ví dụ: đầu – đuôi; lành - dữ; tốt – xấu

+ Từ trái nghĩa lâm thời

Ví dụ: Sống cục đất, mất cục vàng

Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết

Hiện tượng trái nghĩa lâm thời được sử dụng rất nhiều trong cấu tạo thànhngữ, tục ngữ, ca dao Chính điều đó đã làm nảy ra những liên tưởng ngữ nghĩa vôcùng thú vị

1.1.1.1.3 Từ nhiều nghĩa

Lí giải về từ nhiều nghĩa, Lê Đình Tư, Vũ Ngọc Cân cho rằng: “Sự biến đổi ý

nghĩa của từ là một trong những hình thức hoạt động cơ bản của hệ thống từ vựng

để đáp ứng nhu cầu về các phương tiện biểu đạt Do sự biến đổi ý nghĩa của từ mà trong các ngôn ngữ, một số từ trở thành từ nhiều nghĩa” Khái niệm từ nhiều nghĩa

(hay từ đa nghĩa) được hình thành từ những “xung động”, sản sinh nghĩa mới cho từ

từ những từ có sẵn Đỗ Hữu Châu khẳng định: “Từ đa nghĩa là một từ, có sự thống

nhất về nội dung và hình thức Trong một giai đoạn lịch sử nhất định các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa vẫn có liên hệ chặt chẽ với nhau và không thoát li nghĩa chính” [2; 85-86].

Các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nghĩa quan hệ chặt chẽ với nhau thànhmột hệ thống ngữ nghĩa Đây là một cơ sở khá quan trọng để phân biệt từ đồng âm

và từ nhiều nghĩa (mặc dù sự phân biệt này không phải khi nào cũng rạch ròi) Giữacác nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa có sự thống nhất nào đó, dựa vào mộtnét nghĩa chung trong cấu trúc biểu niệm của nghĩa cơ bản Mỗi nét nghĩa này sẽ tậptrung chung quanh nó một nhóm từ kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa Ví dụ: (1)

Răng: răng lược, răng cào,…; (2) Chân: chân trời, chân ghế, chân kiềng,…

Trong từ vựng có những từ 1 nghĩa như: bươn, điềm tĩnh,… Tuy nhiên phổ

biến hơn là từ nhiều nghĩa Các từ đơn thường nhiều nghĩa hơn các từ phức Từ điển

tiếng Việt nêu ra 13 nghĩa của từ ăn, 12 nghĩa của từ chạy, 18 nghĩa của từ đi… Nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể (đầu, cổ, thân, chân, tay, gan, ruột,…) cũng có

Trang 15

nhiều nghĩa Các từ: máy, làm, dắt,… là những từ nhiều nghĩa nhưng máy bay, máy

tiện, máy nổ là những từ 1 nghĩa.

Về phân loại, các nghĩa của từ nhiều nghĩa được phân chia dựa vào những tiêuchí sau:

- Phân loại theo quan điểm lịch đại: phân loại dựa theo quá trình phát triển,biến đổi nghĩa của từ gồm hai loại là nghĩa gốc và nghĩa phái sinh (nghĩa nhánh)

Nghĩa gốc là nghĩa có trước Ví dụ: nghĩa gốc của “đầu” là “bộ phận trên hết hoặc

trước hết của thân thể người hoặc loài vật, chứa bộ não”; của “xuân” là “mùa xuân

đầu tiên của năm, từ tháng giêng đến tháng ba” Nghĩa phái sinh là các nghĩa được

hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc

Ví dụ: Từ “đầu” và từ “xuân” có các nghĩa phái sinh như sau:

(1) Nghĩa phái sinh của từ “đầu”

+ Chỉ bộ phận trên cùng của sự vật (đầu van, đầu súng )

+ Bộ phận chỉ vị trí trước hết của sự vật (đầu câu, đầu làng, đầu tàu, đầu đạn,

đầu lưỡi, câu đầu, hàng đầu )

+ Vị trí danh dự, vai trò điều khiển, lãnh đạo (đầu đàn, dẫn đầu, đứng đầu ) + Trí tuệ, ý chí (đầu não, đầu óc, đương đầu, đối đầu )

+ Bộ phận ở vị trí ngoài cùng, tận cùng của sự vật (đầu cầu, đầu đường, đầu

nhà, đầu đoạn, đầu dây )

(1) Nghĩa phái sinh của từ “xuân”

+ Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ (tuổi xuân, sức xuân )

+ Một năm (Xuân này kháng chiến đã năm xuân )

Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên của từ nhưng không có nghĩa là nghĩa cơ bản,phổ biến và quan trọng nhất Có một số từ nghĩa gốc ngày nay đã trở thành nghĩa

cổ và không được sử dụng nữa Ví dụ, thẻ với nghĩa gốc là mảnh tre dài, hẹp,

mỏng, dùng để viết chữ vào đó Nhưng ngày nay, người ta thường dùng từ thẻ với

nghĩa phái sinh:

+ Vật chứng nhận địa vị xã hội của một người (thẻ ngà, thẻ bài )

+ Giấy chứng nhận (thẻ đỏ, thẻ đảng viên )

Trang 16

- Phân loại theo quan điểm đồng đại: Với đối tượng là tất cả các nghĩa hiệndùng của từ nhiều nghĩa, dựa vào tiêu chí phân loại như đặc trưng, tính chất nghĩacủa từ (khả năng hoạt động tự do hay lệ thuộc, khả năng kết hợp cao hay thấp, phạm

vi sử dụng rộng hay hẹp, ổn định hay chưa ổn định) người ta đã phân các nghĩakhác nhau của từ nhiều nghĩa thành ba loại: nghĩa chính, nghĩa phụ và nghĩa tu từ.Nghĩa chính được xem là nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ;

là nghĩa hoạt động tự do, có tính chất độc lập, không hoặc ít phụ thuộc vào văncảnh; có khả năng kết hợp rộng nhất; là nghĩa được dùng nhiều nhất trong một thời

đại nhất định Chẳng hạn như nghĩa chính của “chân” là “chỉ chi dưới của người và

động vật”, của “vàng” là “kim loại quý, bền vững” Nghĩa phụ là các nghĩa khác của

từ đã được cố định hóa (còn gọi là nghĩa bóng)

Ví dụ: “Chân” có các nghĩa phụ là: (1) Bộ phận dưới của đồ vật (chân bàn,

chân ghế, chân tủ ); (2) Vị trí cuối cùng của sự vật (chân đồi, chân núi, chân tường, chân mây, chân trời ) “Vàng” có các nghĩa phụ là: (1) Quý, đáng trân trọng

(lời vàng, tấm lòng vàng ); (2) Tình yêu (hai trái tim vàng, đá vàng )

Nghĩa tu từ là nghĩa tồn tại nhất thời trong một câu nói cụ thể nào đó, mangtính sáng tạo, tính cá nhân, được hình thành trên cơ sở nghĩa chính, nghĩa phụ

Ví dụ: Áo chàm - thấp thoáng, ngập ngừng

Em đi chợ hội hương rừng bay theoTiếng Sli lơ lửng đỉnh đèo

Bóng áo chàm để nắng chiều lâng lâng.

Áo chàm trong đoạn thơ trên chỉ người con gái dân tộc vùng núi Tây Bắc nước

ta, nó chỉ mang nghĩa tu từ này trong một số trường hợp nhất định mà thôi Theothời gian, nghĩa tu từ có thể thực hiện một cuộc chuyển di để trở thành nghĩa phụ vàtất nhiên, điều đó phụ thuộc vào quyết định của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ Mộtnghĩa tu từ nào đó được nhiều người công nhận và sử dụng rộng rãi tức là nó đãđược xã hội hóa, dần dần sẽ trở thành nghĩa phụ và đi vào ngôn ngữ

1.1.1.2 Đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa

Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, các lớp từ trên rõ ràng có những đặc trưngriêng về nghĩa, lần lượt thể hiện các mối quan hệ tương đồng hay tương phản, hoặc

Trang 17

bản thân từ hàm chứa nhiều nghĩa khác nhau, làm nên tính hấp dẫn của từ Ở mỗinhóm, các lớp từ lại tạo nên những “dáng vóc” khác lạ.

Từ đồng nghĩa là những từ “khác nhau về âm thanh nhưng tương đồng với

nhau về nghĩa” Song, từ góc nhìn của sự “gặp gỡ trong biểu đạt nghĩa đó”, cần chú

ý một số đặc điểm cơ bản sau:

- Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương nhau về số

lượng nghĩa Ví dụ: Trong hai từ lui và lùi thì lui có số lượng nghĩa nhiều hơn từ lùi.

Lùi tức là di chuyển ngược trở lại về phía sau trong khi vẫn giữ nguyên tư thế như

đang tiến về phía trước Lui có các nghĩa là di chuyển ngược lại trong không gian

theo bất cứ tư thế nào còn; chỉ hành động trừu tượng hoặc hành động diễn ra không

phải trong không gian Người ta chỉ nói Tôi xin rút lui ý kiến chứ không nói Tôi xin

rút lùi ý kiến.

- Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, đượcdùng phổ biến và trung hòa về mặt phong cách, có tần số xuất hiện cao, được lấylàm cơ sở để tập hợp và so sánh, phân tích các từ khác Từ đó gọi là từ trung tâm

của nhóm Ví dụ: từ ăn trong nhóm ăn, xơi, chén, nhậu, dùng, đớp, tợp Về mặt

hình thức, nếu trong nhóm có cả từ đơn tiết và đa tiết thì từ trung tâm thường là từ

đơn tiết, đó cũng là từ có khả năng tạo từ phái sinh cao nhất Ví dụ: hiền là từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa hiền - hiền lành – hiền hậu – hiền từ - nhân hậu – nhân

từ ; ác là từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa ác – dữ - độc ác – hiểm độc – ác nghiệt Cũng cần lưu ý rằng, một từ nhiều nghĩa có thể đồng thời tham gia vào

nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau nên có thể ở nhóm này nó là từ trung tâm nhưng

ở nhóm khác nó không mang tư cách đó

- Trong nhóm từ đồng nghĩa bao giờ cũng có sự tương đồng và dị biệt Sựtương đồng sẽ có ở tất cả các từ còn sự dị biệt sẽ có ở từng từ trong nhóm Ví dụ:

Trong câu “Con chim bé bỏng trở nên nhỏ nhoi giữa cái rộng lớn, bát ngát của

trưa hè.”, dù mang nghĩa giống nhau nhưng “bé bỏng” và “nhỏ nhoi” vẫn có những

dị biệt thú vị “Bé bỏng” gợi dáng vẻ nhỏ nhắn, đáng yêu nhưng “nhỏ nhoi” lại tạo

ấn tượng về sự “mỏng manh, yếu ớt” trong bức tranh đối lập “rộng lớn, bát ngát”

của trưa hè

Trang 18

- Các từ đồng nghĩa phải thuộc cùng một từ loại Chẳng hạn như:

+ Từ đồng nghĩa là động từ: ăn, xơi, chén, táp

+ Từ đồng nghĩa là danh từ: ô, dù

+ Từ đồng nghĩa là tính từ: trắng, trắng trẻo, trắng muốt

Khác với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa mang đặc tính cân xứng về hình thức

(số lượng âm tiết) và dung lượng nghĩa Ví dụ: nặng – nhẹ > nặng nề - nhẹ nhàng;

to – nhỏ > to lớn – nhỏ bé; khổng lồ - tí hon Từ trái nghĩa còn mang những đặc

điểm nổi bật sau:

- Cũng như hiện tượng đồng nghĩa, thực chất của trái nghĩa là so sánh cácnghĩa chứ không phải so sánh từ Vậy nên các từ có thể đối lập nhau chỉ ở một hoặcmột vài nghĩa nào đó, dẫn đến mỗi từ cũng có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa

khác nhau Ví dụ: nhạt – ngọt, nhạt – mặn; lành – dữ, lành – độc.

- Từ trái nghĩa có chung khả năng kết hợp Nếu một từ có thể kết hợp với

những từ nào đó thì từ còn lại cũng có khả năng này Ví dụ: canh nhạt – canh mặn;

cây chót vót – cây lè tè; đi nhanh – đi chậm; yêu nhau – ghét nhau

- Hai từ trong một cặp trái nghĩa sẽ có khả năng cùng gặp trong một lập luận

đối nghịch Ví dụ: dốt đặc hơn hay chữ lỏng; no bụng đói con mắt; chết vinh còn

hơn sống nhục

- Các từ trái nghĩa mang tính quy luật của những liên tưởng đối lập, nhắc đến

vế thứ nhất, người ta nghĩ ngay đến vế thứ hai Trường hợp có tranh chấp thế đối

lập cơ bản (chẳng hạn to – nhỏ đối lập mạnh hơn là to – bé)

Từ nhiều nghĩa lại được biết đến với những đặc tính sau:

- Đa số từ đa nghĩa là những từ đơn âm, vốn có từ lâu đời Ví dụ như các từ:

ăn, mặt, nước, xuân

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã 76 lần sử dụng từ mặt Trong đó, có lúc dùng:

Người quốc sắc, kẻ thiên tài

Tình như trong đã, mặt ngoài còn e.

Có khi nhà thơ lại viết:

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Trang 19

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

- Từ nhiều nghĩa làm tiết kiệm ngôn ngữ, làm gọn cấu trúc, cô đọng hệ thốngngôn từ Đồng thời tạo cho người dùng sự thuận tiện khi tiếp nhận, lĩnh hội nghĩa

của từ Ví dụ: Từ “đọng” trong các câu sau có những biến điệu về nghĩa, “làm gọn

cấu trúc” nhưng lại gia tăng mức độ biểu cảm: Giọt sương đọng trên lá.; Tiếng chim còn đọng lại trong bóng chiều.

- Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau và không bao giờ thoát li nghĩa chính Ví dụ: hòn đá: chỉ chất rắn có sẵn trong

tự nhiên, thường thành tảng, hòn, rất cứng; nước đá: chỉ nước đông cứng lại thành

tảng giống như đá

- Từ nhiều nghĩa do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành Quy luật chuyển nghĩa của

từ nhiều nghĩa gồm hai kiểu: Tạo nên từ nhiều nghĩa thông qua phương thức chuyểnnghĩa ẩn dụ hay hoán dụ; tạo nên từ nhiều nghĩa nhờ mở rộng hay thu hẹp nghĩa

Ví dụ:

(1) Tạo từ nhiều nghĩa thông qua phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ

+ Sự giống nhau về hình thức: răng người/ răng bừa, răng cào

+ Sự giống nhau về màu sắc: màu da cam, màu cánh sen, màu cà phê

+ Sự giống nhau về chức năng: đèn dầu, đèn Hoa Kì, đèn điện

+ Sự giống nhau về âm thanh: tiếng người hú, tiếng gió hú, tiếng chó sói hú

(2) Tạo từ nhiều nghĩa nhờ mở rộng nghĩa

Nghĩa hẹp của từ muối: tinh thể để ăn được chế biến ra từ nước biển.

Chuyển sang nghĩa rộng: bất cứ hợp chất nào được tạo ra do tác dụng của axit

và bazơ

1.1.2 Phát triển năng lực giao tiếp qua dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa

1.1.2.1 Vài nét về quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

Quan điểm dạy học giao tiếp được manh nha từ rất lâu và đang thực sự đượcđánh thức bởi những định hướng, nỗ lực phát triển thực sự năng lực lời nói cho

Trang 20

người học Nguyễn Trí đã khẳng định rằng: “Dạy ngôn ngữ dạng nói và dạng viếttrong giao tiếp và để giao tiếp là xu hướng hiện đại trong việc dạy tiếng mẹ đẻ mànhiều nước đang phấn đấu thực hiện” [16; 14] Ông cũng dẫn ra những “tuyênngôn” về dạy tiếng ở Đức, Ma-lai-xi-a, Pháp và Anh để làm rõ điều này Ngay từnăm 1987, theo cứ liệu của Nguyễn Trí, chương trình dạy tiếng Đức đã nhấn mạnh:

“Nguyên tắc chỉ đạo việc quy hoạch và tổ chức dạy học tiếng mẹ đẻ ở nhà trường làtriệt để phục vụ cho năng lực giao tiếp”; còn chương trình dạy tiếng Pháp của bangQuy-bách (Canađa) thì cho rằng: “Việc sử dụng lời nói như một công cụ giao tiếpphản ánh trước hết qua một tổng thể các kĩ năng” [16; 14-15]

Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cũng được xem là một địnhhướng cơ bản, xuyên suốt chương trình Tiếng Việt hiện hành ở tiểu học Nguyên tắcnày đặt ra những yêu cầu cụ thể như sau:

- Chú ý đúng mức nhu cầu giao tiếp cho học sinh, mở ra không gian giao tiếp cầnthiết cho sự phát triển năng lực lời nói của người học; kích thích hứng thú giao tiếp Tình huống giao tiếp giả định là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong việctạo môi trường, động lực giao tiếp cho học sinh Đó là những tình huống giao tiếp

do các nhà sư phạm đặt ra, là công cụ để dạy hội thoại Mỗi tình huống giao tiếp giảđịnh là một bài toán về giao tiếp mà học sinh cần tìm ra lời giải Giáo viên cần nắmnhu cầu nói, viết của học sinh để có thể xây dựng những tình huống giao tiếp giảđịnh phù hợp, tạo sự hứng thú, hấp dẫn các em tham gia Bên cạnh đó, cần tạonhững kích thích giao tiếp bằng cách đặt người học vào những cảnh huống ngônngữ với những nhiệm vụ cần giải quyết bằng con đường giao tiếp

- Tạo hoàn cảnh giao tiếp tốt, tích cực và thân thiện

Người tổ chức cần xây dựng những tình huống giao tiếp gần gũi với cuộcsống, kinh nghiệm của học sinh; câu hỏi phải nằm trong vùng phát triển gần nhất,không quá dễ khiến các em chủ quan nhưng cũng không quá khó gây cảm giác chánnản, mệt mỏi

Đồng thời với những phác thảo, định hướng về nội dung dạy học là sự vậnđộng để đổi mới của hệ thống phương pháp, trong đó phương pháp sử dụng tìnhhuống có vấn đề để dạy học Tiếng Việt luôn được quan tâm đúng mức Một tình

Trang 21

huống có vấn đề được xây dựng trên ba yếu tố: nhiệm vụ nhận thức, nhu cầu nhậnthức, khả năng nhận thức của chủ thể Mỗi tình huống có vấn đề có thể biểu hiệndưới dạng một bài tập có vấn đề Bài tập này phải tạo ra mâu thuẫn giữa những trithức học sinh đã biết với hiện tượng mới các em chưa biết, từ đó làm nảy sinh khátkhao tìm hiểu hiện tượng mới lạ đó Ngoài ra, trong tổ chức dạy học tiếng, phươngpháp thảo luận nhóm cũng mang lại những hiệu quả nhất định, gia tăng các hoạtđộng giao tiếp thực thụ, thiết lập những mối quan hệ tích cực giữa học sinh với họcsinh, giữa học sinh với giáo viên và với các tài liệu học tập Phương pháp này tạođiều kiện để học sinh luyện tập kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, khả năng thíchứng với hoàn cảnh xung quanh, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tích cực Tạođiều kiện để học sinh có cơ hội học hỏi, giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau.

Xuất phát từ đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, dạy học tiếng theo quanđiểm giao tiếp khá “ưu ái” phương pháp sử dụng trò chơi học tập Trò chơi học tậpcòn là một hình thức dạy học nhằm hình thành, củng cố tri thức, kĩ năng học tập chohọc sinh một cách sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập cho học sinh Tròchơi học tập cần phải được chuẩn bị kĩ lưỡng, có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễnhớ, dễ thực hiện, thời gian thực hiện ngắn, phù hợp trình độ của học sinh Cần sửdụng trò chơi học tập đúng lúc, đúng chỗ, không nên lạm dụng làm mất thời gian.Thời điểm tốt nhất để sử dụng trò chơi học tập là vào cuối tiết học, lúc học sinh códấu hiệu mệt mỏi

Phương pháp thực hành giao tiếp, ngay tên gọi, đã mang đến một luồng sinhkhí mới cho dạy học tiếng hiện nay Phương pháp thực hành giao tiếp là cách thức

sử dụng các bài tập tình huống giao tiếp để rèn cho học sinh năng lực ngôn ngữ Vớiviệc đóng vai các nhân vật trong những tình huống giao tiếp giả định đó, học sinh sẽthực hành các hành vi ngôn ngữ thường gặp trong đời sống thực

Những định hướng mới về phát triển năng lực giao tiếp trong dạy học tiếng ởnhà trường một lần nữa đặt ra những thử thách mới cho người dạy và người học.Nắm vững những vấn đề lí luận về dạy học giao tiếp giúp thúc đẩy mạnh mẽ quátrình tổ chức và nâng cao chất lượng rèn các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho họcsinh tiểu học

Trang 22

1.1.2.2 Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa với việc phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Tiểu học

Đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa là các lớp từ vựng được sử dụng thườngxuyên trong hoạt động giao tiếp Mỗi lớp từ có một đặc trưng riêng (đồng nghĩa cótác dụng miêu tả, thay thế, tránh lỗi lặp, giúp cho hình thức diễn đạt trở nên sinhđộng hơn ; trái nghĩa làm cho sự vật được miêu tả nổi bật và giàu sắc thái biểu cảmhơn ; nhiều nghĩa đáp ứng nhu cầu về các phương tiện biểu đạt ) nhưng tất cả đềuhướng đến một mục tiêu chung là làm cho hiệu quả giao tiếp đạt được cao hơn.Phát triển năng lực giao tiếp của học sinh đang là yêu cầu có tính cấp thiết,thời sự, nhất là trong bối cảnh hiện nay (chủ trương đổi mới căn bản, toàn diệntrong giáo dục, thay sách giáo khoa ) Năng lực ngôn ngữ của học sinh cần đượcphát triển, trong đó cần lưu ý phát triển kiến thức, kĩ năng từ vựng, trong đó có trithức và kĩ năng sử dụng các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa – những đơn

vị ngôn ngữ được sử dụng hiệu quả và rộng rãi hằng ngày trong đời sống

Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa luôn là những lớp từ có khả năng biểu đạt nghĩasinh động, uyển chuyển và nhiều màu sắc Trong các tác phẩm văn học, các văn bảnnhật dụng hay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, các lớp từ này đóng vai trò là nhữngphương tiện ngôn ngữ đặc biệt, giúp chuyển tải những thông điệp thẩm mĩ, tưtưởng, tình cảm đến với người đọc, người nghe một cách trọn vẹn Tô Hoài đãmượn lớp từ đồng nghĩa để phác thảo nên bức tranh “Quang cảnh làng mạc ngày

mùa”: “Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại Nắng nhạt ngả màu vàng hoe.

Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng Từng chiếc lá mít vàng ối Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng ” Trong khi đó, dấu ấn đậm nét của thành ngữ tiếng Việt là nghệ thuật sử

dụng các cặp từ trái nghĩa: kẻ ở người đi, kẻ trước người sau, khôn ba năm dại một

giờ, khôn ăn cái dại ăn nước, mặt nặng mày nhẹ, mật ít ruồi nhiều, mềm nắn rắn buông, một còn một mất Nếu từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa xếp thành các “lớp từ”

thì từ đa nghĩa lại một mình cho thấy sức mạnh biểu đạt nghĩa Trong một “cơ thể”

Trang 23

bé nhỏ, những “cái được biểu đạt” mang sắc thái khác nhau đem lại cho lời nói sức

hấp dẫn rất lớn Chẳng hạn như sự biến điệu nghĩa của từ “nhìn” trong câu “Nhờ

anh, tôi đã nhìn ra sự thật” so với câu “Ba bốn bà ké nhìn ra, nhớ những ngày vui các đồng chí đóng quân tại nhà mình”.

Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa bản thân nó đã hàm chứa nguồnnăng lượng dồi dào cho việc sáng tạo ngôn bản Dạy học từ đồng nghĩa, từ tráinghĩa, từ nhiều nghĩa một mặt giúp học sinh phát triển vốn từ, làm giàu vốn từ dựatrên mối quan hệ về nghĩa (tương đồng hoặc tương phản, liên nghĩa); mặt khác, nóhướng tới rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ ngữ nhằm biểu đạt tư tưởng, cảm xúcbằng những cách thức, phương tiện ngôn ngữ khác nhau Và do vậy, hiệu quả giaotiếp của học sinh sẽ được nâng cao

1.1.3 Đặc điểm tâm lí, tư duy của học sinh trong tiếp nhận từ đồng nghĩa,

từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa

Học sinh tiểu học thường có các đặc trưng về tâm lí đặc biệt và có sự khácnhau về tâm lí giữa học sinh đầu và cuối cấp Lúc này, trẻ đã bước qua thời kì mà

“hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi” để bước vào “cuộc sống mới” Đây làmột bước ngoặc trong cuộc đời các em Người giáo viên cần có tri thức, kiến thứccũng như có phương pháp tốt để có thể giúp đỡ các em trong những thời điểmchuyển giao quan trọng này

Trong hành trình phát triển, học sinh tiểu học cũng mang trong mình nhữngđặc điểm tâm lí tích cực, thuận lợi cho việc tiếp nhận và sử dụng các lớp từ có quan

hệ về ngữ nghĩa Các em hứng thú với những điều mới lạ, với những “trực quan” lờinói sinh động và hấp dẫn Mặc dù năng lực khái quát hóa, trừu tượng hóa chưa cao;khả năng chú ý và ghi nhớ còn nhiều hạn chế nhưng ở độ tuổi này, học sinh thíchnghi khá nhanh với các môi trường giao tiếp tích cực được mở ra trong dạy học cáclớp từ vựng và dạy về nghĩa của từ Đa phần các em có mong muốn được thểnghiệm mình, được kiến tạo những câu nói hay để “chinh phục” bạn bè và “ghi tênbảng vàng” dành cho những “cây Tiếng Việt”

Đối với học sinh lớp 5, sự phát triển về ý thức đã có sự thay đổi từ cấp độ thấpnhất là tiếp nhận một cách vô thức lên tiếp nhận có ý thức Học sinh càng về cuốibậc Tiểu học càng có sự phát triển về ý thức hơn Tuy nhiên, sức tập trung của các

Trang 24

em lúc này chưa vẫn chưa thật sự bền vững; những yếu tố “gây nhiễu” trong ngữliệu dạy học hay hình thức tổ chức lớp học có thể làm cho các em phải di chuyển sựchú ý nhiều Tâm lí học sinh lúc này bắt đầu chuyển sang chú ý có chủ định, gọi làtiền chủ định Sự chú ý này giúp các em thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận nội dungkiến thức về từ, đặc biệt là các khái niệm phức tạp về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từnhiều nghĩa Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa – với những đặc tính về

sự đa dạng, linh hoạt, nhiều màu sắc - đã làm được việc “tạo nên ấn tượng mới mẻ,thú vị” ở người học Hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa của ngôn ngữkích thích mạnh mẽ hứng thú tiếp nhận, tạo được sự hào hứng cho học sinh Điềunày cũng đồng nghĩa với việc thành công trong truyền thụ kiến thức có thể đạt đượcmột cách dễ dàng hơn Các từ đồng nghĩa mang đến lợi ích về cách thức biểu đạtnghĩa, tránh lỗi lặp trong dùng từ Học sinh sẽ thấy được cái hay khi cùng một sựvật hiện tượng, tính chất, trạng thái, hoạt động lại được biểu thị bởi rất nhiều từkhác nhau Trong khi đó, từ trái nghĩa lại tạo nên sự nổi bật về nghĩa của đối tượngtrong câu khiến học sinh thích thú khi đặt chúng cạnh nhau trong những trò chơingôn từ Hiện tượng nhiều nghĩa của từ lại giúp học sinh nhìn thấy vẻ đẹp “bêntrong” từ, so sánh để chọn lựa cách biểu đạt tinh tế và hiệu quả nhất Khi học sinhtiếp nhận dễ dàng và sử dụng tốt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa thìngôn ngữ các em sẽ phong phú hơn, nhiều màu sắc hơn

Từ việc ý thức được sự cần thiết và quan trọng của việc tiếp thu từ đồng nghĩa,

từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, học sinh sẽ thấy được tầm quan trọng của việc học từnói chung Từ đó, ngôn ngữ của các em sẽ phát triển hơn, biết sử dụng ngôn ngữsáng tạo hơn không chỉ trong học tập mà còn trong giao tiếp hằng ngày

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Nội dung dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt 5

1.2.1.1 Nội dung dạy học lí thuyết

Nội dung dạy học lí thuyết về các lớp từ vựng: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từnhiều nghĩa chỉ xuất hiện ở lớp cuối cấp bậc Tiểu học với số lượng ít, chủ yếu là cácbài luyện tập thực hành Chúng tôi đã thống kê và lập bảng mô tả các nội dung dạyhọc lí thuyết về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa như sau:

Trang 25

Stt Tên bài Tuầ

n Nội dung lí thuyết (ghi nhớ)

1 Từ đồng nghĩa 1

1 Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống

nhau hoặc gần giống nhau

2 Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể

thay thế cho nhau trong lời nói

3 Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựachọn cho đúng

2 Từ trái nghĩa 4

1 Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược

nhau

2 Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có

tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạtđộng, trạng thái, đối lập nhau

3 Từ nhiều nghĩa 7

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và mộthay một số nghĩa chuyển Các nghĩa của từnhiều nghĩa có mối liên hệ với nhau

Nhìn chung, các bài dạy lí thuyết có cấu trúc thống nhất theo các bước: (1)Phân tích các hiện tượng ngôn ngữ; (2) Rút ra các kết luận cần ghi nhớ; (3) Thựchành, vận dụng tri thức từ vựng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể Tuy nhiên, cóthể nhìn thấy sự khác biệt về nội dung thông tin ở ba bài dạy nêu trên Ngoài việccung cấp khái niệm sơ giản nhất về các loại từ, kiểu từ, sách giáo khoa đã chọn lựanhững vấn đề cụ thể, đặc trưng của từng đơn vị từ vựng để giới thiệu cho học sinh

Theo đó, vấn đề phân loại từ đồng nghĩa (dựa vào mức độ đồng nghĩa chia thành

đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn) Cơ sở khoa học của tri thứcnày là dựa vào “khả năng thay thế” của các từ đồng nghĩa trong giao tiếp Có nghĩa

là, mục tiêu hành dụng của lớp từ vựng đồng nghĩa đã được chú ý khai thác triệt để

Ở bài dạy về từ trái nghĩa, kiến thức mở rộng và là chìa khóa để học sinh tổ chức

thực hành ngôn ngữ chính là giá trị “làm nổi bật sự vật, hành động, tính chất”.

Những phân tích thấu đáo và các ví dụ minh họa không những giúp học sinh nhậnhiểu rõ ràng về từ trái nghĩa mà còn kích thích ở các em nhu cầu, hứng thú sáng tạo

So với hai bài lí thuyết về các lớp từ vựng nêu trên, từ nhiều nghĩa được giới

thiệu khá nhẹ nhàng, súc tích Mối liên hệ của các nghĩa trong từ đa nghĩa được

Trang 26

nhấn mạnh như một đặc trưng cơ bản của kiểu từ này Đồng thời, quan niệm phân

loại các nghĩa của từ nhiều nghĩa cũng được nêu rõ: gồm “nghĩa gốc và một hay

một số nghĩa chuyển”

Có thể nói, đối với học sinh lớp 5, việc hoàn bị các tri thức cơ bản về lớp từvựng có quan hệ về nghĩa và tính nhiều nghĩa của từ là vô cùng cần thiết Theonguyên tắc tinh giản, chọn lọc, gắn với mục tiêu sử dụng trong hoạt động giao tiếp,những nội dung trình bày trong ba tiết lí thuyết đảm bảo đáp ứng được việc bổ sungkiến thức về các đơn vị ngôn ngữ cho học sinh, đồng thời giúp các em có đượcnhững chỉ dẫn cần thiết để vận hành các lớp từ nhằm đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất

1.2.1.2 Hệ thống bài tập

Mặc dù nội dung dạy học lí thuyết về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiềunghĩa được dạy ở lớp 5 nhưng các bài tập lại có mặt khá sớm Ngay từ lớp 2, bài tập

về các lớp từ này đã bắt đầu xuất hiện Tuy nhiên, các bài tập này vẫn còn đơn giản

và số lượng khá ít Để có cái nhìn hệ thống hơn về hệ thống bài tập về từ đồngnghĩa, trái nghĩa và nhiều nghĩa, chúng tôi đã khảo sát, phân loại hệ thống bài tậpthành từ lớp 2 đến lớp 5 như sau:

Stt Dạng bài tập Lớp Ví dụ minh họa

a) Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?

b) Khi nào trường bạn nghỉ hè?

c) Bạn làm bài tập này khi nào?

d) Bạn gặp cô giáo khi nào?

3

Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp: đấtnước, dựng xây, nước nhà, giữ gìn, non sông, gìngiữ, kiến thiết, giang sơn

a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc

b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng

5 Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

Trang 27

Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình Bạn Hùngquê Nam Bộ gọi mẹ bằng má Bạn Hòa gọi mẹbằng u Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu BạnThành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm Còn bạnPhước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương

đồng loại.M: lòng thương người b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.

- Nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân

-Nghĩa 2: mang vào chân hoặc tay để che, giữ.b) Đứng

- Nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên nền

- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu

- Nước suối đầu nguồn rất trong

Trong hệ thống bài tập trên, các dạng bài tập (1), (2), (3), (4) được dùng cholớp từ đồng nghĩa và lớp từ trái nghĩa Dạng (4), (5) được sử dụng cho lớp từ nhiều

Trang 28

nghĩa Dạng (5) là dạng bài tập phổ biến dành riêng cho lớp từ nhiều nghĩa Các bàitập này đều được phân bố chủ yếu trong phân môn Luyện từ và câu Số lượng bàitập nhiều nhất nằm ở chương trình Tiếng Việt lớp 5.

Các bài tập theo mạch kiến thức, kĩ năng về các lớp từ vựng thường được chiathành hai nhóm với hai mục tiêu cơ bản: hệ thống hóa vốn từ và tích cực hóa vốn từ.Theo nguyên tắc tích hợp, hệ thống bài tập nói trên cũng được cấu trúc dưới dạngthức “lặp lại”, đồng tâm và phát triển Yêu cầu kĩ năng và cách sử dụng thuật ngữ,tên gọi các lớp từ cũng được phát triển dần từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát.Tuy các bài tập có số lượng không nhiều nhưng mật độ phân bố khá đều đặn ở cáckhối lớp, tạo điều kiện cho việc rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ đồng nghĩa, tráinghĩa hay nhiều nghĩa trong quá trình tạo lập phát ngôn Những bài tập này cũng cótác dụng hỗ trợ luyện nói, viết trong các phân môn Kể chuyện và Tập làm văn

1.2.2 Thực trạng dạy học và xây dựng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa tại thành phố Huế

Thông qua dự giờ, khảo sát bằng phiếu điều tra từ 7 giáo viên đảm nhiệmcông tác giảng dạy lớp 5 tại các trường Tiểu học Vỹ Dạ, số 3 Quảng Thành, số 1Phú Bài, chúng tôi đã tiến hành phân tích và bước đầu đánh giá một số vấn đề cơbản của thực trạng dạy học, sử dụng tư liệu dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từnhiều nghĩa

Trước hết phải kể đến là những ý kiến đánh giá về vai trò của mạch kiến thức

về các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa và từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việttiểu học 85,7% ý kiến của giáo viên cho rằng đây là mạch kiến thức quan trọng,mỗi lớp từ có nhiệm vụ, vai trò riêng: “từ đồng nghĩa có tác dụng miêu tả, thay thế,tránh lỗi lặp, giúp cho hình thức diễn đạt trở nên sinh động hơn ; trái nghĩa làmcho sự vật được miêu tả nổi bật và giàu sắc thái biểu cảm hơn ; nhiều nghĩa đápứng nhu cầu về các phương tiện biểu đạt 51,1% ý kiến cho rằng các lớp từ đã gópphần giúp học sinh phát triển vốn từ, làm giàu vốn từ dựa trên mối quan hệ vềnghĩa 57,1% giáo viên được hỏi nhận thức rằng dạy học từ đồng nghĩa, từ tráinghĩa, từ nhiều nghĩa hướng tới rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ ngữ nhằm biểuđạt tư tưởng, cảm xúc bằng những cách thức, phương tiện ngôn ngữ khác nhau Và

Trang 29

có 42,9% ý kiến xem các lớp từ trên là công cụ hữu hiệu để giao tiếp có văn hóa.Như vậy, có thể thấy rằng 100% ý kiến giáo viên đều cho rằng mạch kiến thức về từđồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa là những đơn vị kiến thức có vai trò rấtquan trọng trong dạy học Tiếng Việt với những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của nó.Qua khảo sát và dự giờ thăm lớp, có thể nhận thấy những thuận lợi, khó khănthường gặp khi dạy học tri thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa chohọc sinh 85,7% ý kiến của các giáo viên khẳng định thuận lợi đầu tiên của việc dạyhọc tri thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa cho học sinh là có thể đadạng hóa các dạng bài tập giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ đồng nghĩa, từtrái nghĩa, từ nhiều nghĩa 14,3% ý kiến cho rằng thuận lợi từ phía học sinh là các

em tiếp thu tri thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa nhanh, vữngchắc Nhờ những yếu tố tích cực cơ bản đó, trong hệ thống các hình thức tư liệu dạyhọc mà đề tài đưa ra (kiến thức tổng hợp về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiềunghĩa; hệ thống bài tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa; hệ thống tròchơi học tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa) thì hệ thống bài tậpđược các giáo viên lựa chọn với mức độ rất thường xuyên (42,9%) và thường xuyên(57,1%) Trong khi đó, kiến thức tổng hợp và hệ thống trò chơi học tập về từ đồngnghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa thì hầu như rất ít được chú ý đến (với mức độlựa chọn là thỉnh thoảng và hiếm khi)

Bên cạnh những thuận lợi thì giáo viên cũng còn gặp nhiều khó khăn trongdạy học tri thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa cho học sinh 28,6%

ý kiến cho rằng kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa còn khátrừu tượng đối với học sinh tiểu học 42,9% ý kiến cho rằng nguồn tư liệu dạy học

về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa còn tản mạn, hạn chế và chưa có hệthống và có 57,1% đồng ý với ý kiến cho rằng thiết kế các dạng bài tập về từ đồngnghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa khó và mất nhiều thời gian Đó cũng là lí do giảithích vì sao đa phần giáo viên sử dụng nguồn tư liệu dạy học từ các sách tham khảo

và sách bồi dưỡng (71,4%) Với sự phát triển của công nghệ thông tin thì mộtnguồn tư liệu nữa đó là mạng internet cũng được giáo viên sử dụng khá nhiều trongdạy học hiện nay (42,9%) 57,1% ý kiến cho rằng việc thiết kế các dạng bài tập về

Trang 30

từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa khó và mất nhiều thời gian cho nên việc

tự thiết kế tư liệu dạy học chiếm tỉ lệ thấp nhất so với hai nguồn trên Tuy nhiên,việc giáo viên ít tự thiết kế tư liệu dạy học các lớp từ cũng còn một nguyên nhân cơbản của nó Trao đổi ý kiến với một giáo viên giảng dạy lớp 5 tại trường Tiểu học

số 1 Phú Bài, cô cho biết: “Thời gian lên lớp các tiết học là rất ít, cho nên với mộtthời gian ngắn như vậy chỉ kịp chuyển tải những kiến thức lí thuyết cơ bản chứkhông thể xây dựng tư liệu dạy học được nhiều, giáo viên không có đủ thời gian để

tự thiết kế tư liệu dạy học ” Qua đó, chúng ta dễ thấy rằng cũng chỉ một phần là

do thiết kế các dạng bài tập từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa khó và mấtnhiều thời gian, còn lại một phần nguyên nhân thuộc về sự hạn hẹp trong quỹ thờigian mà chương trình đề ra cho người giáo viên dạy học Việc xây dựng tư liệu dạyhọc về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa là rất cần thiết Nó không nhữnggiúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy (theonhư 85,7% ý kiến của giáo viên) mà còn góp phần tạo ra một nguồn tư liệu dạy học

có tính hệ thống, dễ sử dụng (42,9%) và có thể lưu giữ để làm tư liệu lâu dài(28,6%)

Sự bùng nổ công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay đã tác động lớn đếncông cuộc xây dựng và phát triển xã hội, đặc biệt là trong quá trình đào tạo nguồnnhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Những năm gầnđây, ở hầu hết các cấp học, việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã rất phổbiến và đạt được những thành tựu nhất định Chính vì thế, việc tin học hóa tư liệudạy học như đề tài đã đề xuất được rất nhiều thầy cô quan tâm Đa phần ý kiến củacác thầy cô (57,1%) cho rằng nếu tư liệu dạy học được tin học hóa bằng phần mềmMicrosoft PowerPoint sẽ có tác dụng tạo ra tính trực quan, sinh động, hấp dẫn, kíchthích hứng thú học tập cho học sinh 28,6% ý kiến cho rằng nó tiết kiệm thời gianlên lớp của giáo viên và 14,3% ý kiến cho rằng việc tin học hóa tư liệu giúp chuyểntải đến các giáo viên một cách dễ dàng Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành độngvẫn còn một khoảng cách nhất định Điều này còn phụ thuộc vào sự thành công củaviệc xây dựng tư liệu

Trang 31

Trên thực tế, việc xây dựng tư liệu dạy học còn mang tính tản mạn, rời rạc.Giáo viên phải mất khá nhiều thời gian để sưu tầm, tổng hợp tạo thành một tư liệudạy học có tính hệ thống Hơn nữa, hình thức tư liệu dạy học mà chúng ta có thể tìmthấy từ các nguồn trên chỉ dừng lại ở giới hạn là hệ thống các bài tập mà thôi Nhưvậy, tính đa dạng về hình thức các tư liệu dạy học là chưa có Vì điều này mà hứngthú học tập và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh chưa được kích thích, dẫn tớihiệu quả dạy học chưa cao Vì vậy mà xây dựng một tư liệu dạy học có tính hệthống, dễ sử dụng và đa dạng về hình thức mà chúng tôi đang tiến hành thiết kế làrất cần thiết Sự cần thiết này được chứng minh thông qua việc chúng tôi đã thunhận ý kiến của các giáo viên về câu hỏi số 8 trong phiếu điều tra Rất nhiều thầy côcho rằng mô hình hệ thống tư liệu dạy học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiềunghĩa mà đề tài giới thiệu có ý nghĩa rất quan trọng với nhiều lí do, ý kiến khácnhau: “Mô hình này tăng hiệu quả trong việc truyền thụ, chuyển tải nội dung có hệthống; đa dạng, phong phú, kích thích sự hoạt động của học sinh”, “Nếu nội dungđược xây dựng hợp lí, đa dạng và đảm bảo tính khoa học, dễ ứng dụng thì sẽ là mộtnguồn tư liệu cần thiết cho dạy học các lớp từ ở trong và ngoài trường thuận lợihơn” Còn rất nhiều ý kiến khác khẳng định vai trò của việc xây dựng mô hình tưliệu dạy học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa mà đề tài đã đề xuất Nókhông những góp phần đem lại hiệu quả tối ưu cho quá trình dạy học các lớp từ màcòn dần dần phát huy được khả năng giao tiếp cho học sinh.

Trang 32

Chương 2 XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC

TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA

NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5

2.1 NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG TƯ LIỆU DẠY HỌC 2.1.1 Nguyên tắc xây dựng tư liệu dạy học

2.1.1.1 Bám sát mục tiêu và nội dung dạy học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,

từ nhiều nghĩa

Việc cung cấp từ ngữ, những hiểu biết sơ giản về từ đồng nghĩa, từ tráinghĩa, từ nhiều nghĩa có ý nghĩa cực kì quan trọng, góp phần phát triển ngôn ngữ,trí tuệ cũng như năng lực giao tiếp cho học sinh Vì vậy, yêu cầu đầu tiên đối với hệthống tư liệu dạy học là phải đảm bảo được mục tiêu, nội dung dạy học về từ đồngnghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa Hệ thống tư liệu được xây dựng phải góp phầnthực hiện, hoàn thành tốt mục tiêu dạy học Đó sẽ là công cụ, phương tiện giúp giáoviên cũng như học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học về các lớp từ, đồng thờigóp phần phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Tùy thuộc vào đối tượng họcsinh cũng như độ khó của các lớp từ mà có sự lựa chọn tư liệu cho phù hợp, tránhgây ra những hiểu lầm và làm hạn chế trí tưởng tượng, năng lực tư duy của các em

Mục tiêu dạy học là cái đích cuối cùng mà cả giáo viên và học sinh hướngtới Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó thì phải dựa trên nội dung dạy học cụ thểcủa từng bài, từng tiết học Chính vì thế, hệ thống tư liệu dạy học phải được xâydựng gắn liền với nội dung dạy học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa,đặc biệt trong Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 Cụ thể, các thông tin, bài tập haytrò chơi đưa ra phải chứa đựng các nội dung kiến thức liên quan, rõ ràng về từ đồngnghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa Thông qua đó, học sinh dễ dàng nắm vững kiếnthức cũng như được rèn luyện các kĩ năng cần thiết

2.1.1.2 Đảm bảo phát huy tính tích cực, sáng tạo và kĩ năng giao tiếp cho học sinh

Một trong những yêu cầu quan trọng khi xây dựng hệ thống tư liệu cho họcsinh là phải đảm bảo phát huy được tính tích cực, sáng tạo và phát triển kĩ năng giao

Trang 33

tiếp cho học sinh Luật Giáo dục khoản 2, điều 24 đã ghi: “Phương pháp giáo dụcphổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phùhợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng tưliệu dạy học từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa phải hướng vào tính tích cực củahọc sinh, phải để các em tự chiếm lĩnh tri thức và ghi nhớ chúng một cách chủđộng, hiệu quả, học bằng giao tiếp và từ đó áp dụng vào giao tiếp hằng ngày Nếu tưliệu dạy học là hệ thống bài tập thì phải được tổ chức dưới dạng thực hành, tất cảhọc sinh đều được làm việc và phát huy tối đa khả năng của mình Nếu tư liệu là hệthống các trò chơi thì phải phát huy khả năng giao tiếp của học sinh, làm cho các

em tự tin, chủ động và tham gia hết mình Đây cũng chính là cốt lõi của phươngpháp dạy học Tiếng Việt cũ sang chương trình dạy học Tiếng Việt hiện hành

2.1.1.3 Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng, tính hấp dẫn

Tính hệ thống của tư liệu dạy học chính là sự sắp xếp tư liệu một cách logic,

có trật tự, có hệ thống từ cái lớn đến cái nhỏ hoặc phân chia tư liệu thành các chủ

đề, nội dung Đối với tư liệu phục vụ cho hoạt động dạy học các lớp từ thì tính hệthống thể hiện rõ ở chỗ: Các mục được phân chia rõ ràng Trong mục lớn lại đượcchia thành các nhánh nhỏ Tiện lợi cho việc tìm kiếm và sử dụng Tính hệ thống của

tư liệu giúp người dùng nhìn thấy mối quan hệ giữa các tư liệu cũng như việc tìmkiếm khi cần trở nên dễ dàng hơn

Trong đề tài nghiên cứu này, để đảm bảo tính hệ thống, đa dạng, tư liệu đượcxây dựng với sự phong phú về hình thức sẽ sắp sếp theo các mục: từ đồng nghĩa, từtrái nghĩa, từ nhiều nghĩa Trong mỗi mục lại có các nhánh: kiến thức tổng hợp, hệthống bài tập và trò chơi học tập Trong mỗi nhánh lại có nhiều dạng kiến thức đảmbảo sự đa dạng, phong phú trong tư liệu Đặc biệt, đối với tư liệu được đóng gói bằngphần mềm Microsoft Power Point, chúng tôi có sử dụng các liên kết góp phần làmcho tư liệu gọn gàng, dễ tìm kiếm, dễ sử dụng và đảm bảo tính trực quan thẩm mĩ.Trình độ nhận thức, năng lực tư duy của học sinh lớp 5 đòi hỏi tư liệu đưa raphải hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh đồng thời đảm bảo tính vừa

Trang 34

sức đối với học sinh Tư liệu không quá xa lạ, phù hợp với năng lực tư duy và khảnăng nắm bắt của các em Nội dung tư liệu cũng phải phong phú, thông tin ngắngọn, súc tích, diễn giải rõ ràng, dễ hiểu, tránh gây sự hiểu nhầm.

2.1.1.4 Đảm bảo tính tiện ích trong sử dụng

Thực tiễn sư phạm cho thấy, các phương pháp, phương tiện dạy học chỉ được sửdụng khi chúng gọn nhẹ, linh hoạt, thuận tiện và kinh tế Dựa vào đó, chúng tôi mạnhdạn xây dựng tư liệu dạy học để hỗ trợ giảng dạy các lớp từ: từ đồng nghĩa, từ tráinghĩa, từ nhiều nghĩa dựa trên nguyên tắc trên để đảm bảo tiện ích cho người sử dụng

Tư liệu dạy học được thiết kế dưới hai hình thức để thuận tiện cho nhà trường

có hay không có các máy vi tính, phương tiện dạy học hiện đại Tùy thuộc vào điềukiện dạy học cụ thể từng địa phương mà giáo viên có thể sử dụng hình thức tư liệuthích hợp cho giảng dạy

Trong mỗi hình thức tư liệu, cấu trúc của tư liệu gồm các mục, nhánh, dạng rõràng, dễ dàng tìm kiếm và sử dụng hiệu quả

2.1.2 Quy trình xây dựng tư liệu dạy học

2.1.2.1 Phân tích và lựa chọn ngữ liệu dạy học

Dựa trên cơ sở những kiến thức, bài tập, trò chơi mà chương trình sách giáokhoa Tiếng Việt ở Tiểu học đưa ra, chúng tôi tiến hành phân tích và lựa chọn một

hệ thống tư liệu dạy học mang tính chọn lọc, tinh giản và nâng cao độ khó Tư liệudạy học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa được xây dựng trong phạm

vi đề tài bao gồm các mục:

 Kiến thức tổng hợp về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa

 Hệ thống bài tập từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa

 Hệ thống trò chơi học tập từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa

Cụ thể:

- Kiến thức tổng hợp về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa phải mangtính khái quát, có hệ thống, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinhTiểu học và được sắp xếp theo trình tự đảm bảo dễ hiểu, dễ ghi nhớ

- Hệ thống bài tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa chiếm vị tríquan trọng và chủ yếu hơn cả Bài tập được xây dựng dựa trên cơ sở những bài tập

Trang 35

trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học và bài tập nâng cao độkhó Chúng tôi tập trung vào các dạng bài tập học sinh còn đang lúng túng, dễ nhầmlẫn và phát huy khả năng giao tiếp cho học sinh.

- Hệ thống trò chơi học tập từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa phảiđảm bảo đúng nguyên tắc và cấu trúc của một trò chơi học tập: tên trò chơi, mụcđích của trò chơi, hướng dẫn cách chơi, làm mẫu, thực hiện trò chơi, đánh giá nhậnxét sau mỗi trò chơi Khi xây dựng hệ thống trò chơi trong phạm vi đề tài, chúng tôi

đã chú ý vào các yêu cầu sau:

+ Trò chơi phải hấp dẫn, ngay từ tên gọi cũng phải ẩn chứa mục tiêu của bàihọc và gây tò mò, hứng thú tham gia với học sinh

+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần củachương trình

+ Hình thức chơi đa dạng, giúp học sinh thay đổi các hoạt động học tập trênlớp, hướng vào việc phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động củahọc sinh

+ Luật chơi ngắn gọn, dễ nhớ

+ Xây dựng trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho họcsinh hứng thú học tập, vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung vào nội dung chínhcủa bài học một cách hiệu quả

2.1.2.2 Cấu trúc và hình thành tư liệu dạy học

Sau quá trình phân tích và lựa chọn ngữ liệu dạy học, chúng tôi tiến hành xâydựng tư liệu dạy học theo cấu trúc chính gồm 3 mục như sau: từ đồng nghĩa, từ tráinghĩa và từ nhiều nghĩa

TƯ LIỆU DẠY HỌC

TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA

TỪ ĐỒNG NGHĨA TỪ TRÁI NGHĨA TỪ NHIỀU NGHĨA

Trang 36

Trong mỗi mục lớp từ lại chia thành các nhánh, bao gồm: kiến thức tổng hợp,

hệ thống bài tập, trò chơi học tập Ví dụ, mục từ đồng nghĩa gồm các nhánh sau:

Trong mỗi nhánh lại được phân chia thành các nhánh con nhỏ hơn, sẽ đượctrình bày rõ ràng ở mục 2.2

2.1.2.3 Tin học hóa tư liệu dạy học bằng phần mềm Microsoft PowerPoint

Đây chính là khâu quan trọng trong việc định hướng cách trình bày hệ thống

tư liệu Để xây dựng một hệ thống tư liệu hoàn chỉnh trên phần mềm MicrosoftPowerPoint, chúng tôi tiến hành các công việc sau:

- Xác định những kiến thức tổng hợp về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiềunghĩa chính yếu

- Tìm kiếm tư liệu, hình ảnh, thông tin cần thiết

- Định hướng thứ tự, cách sắp xếp các mục một cách có hệ thống và dễ sửdụng

- Thiết kế các tư liệu kiến thức, hệ thống bài tập và hệ thống trò chơi trên phầnmềm Microsoft Power Point

2.1.2.4 Kiểm tra, điều chỉnh tư liệu dạy học

Đây là bước cuối cùng nhằm kiểm tra lại hệ thống tư liệu xây dựng được, pháthiện những chỗ còn thiếu sót, chưa hợp lí để có những điều chỉnh cần thiết Việckiểm tra hệ thống tư liệu giúp chúng tôi đánh giá một cách chính xác, khoa họccũng như kiểm tra được những thông tin kiến thức, các bài tập hay trò chơi học tập

về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa cụ thể để áp dụng có hiệu quả vào

Ngày đăng: 13/11/2014, 12:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
2. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ(tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Việt ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1962
3. Đỗ Hữu Châu (2002), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
4. Trương Chính (2006), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
5. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
6. Hoàng Thị Huê (2011), Xây dựng tư liệu dạy học về từ loại nhằm bồi dưỡng HSG Tiếng Việt ở TH với sự hỗ trợ của phần mềm P.P và Violet, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tư liệu dạy học về từ loại nhằm bồi dưỡng HSG Tiếng Việt ở TH với sự hỗ trợ của phần mềm P.P và Violet
Tác giả: Hoàng Thị Huê
Năm: 2011
7. Bùi Văn Huệ (2001), Giáo trình tâm lí học tiểu học, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 2001
8. Lê Phương Nga (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2009
9. Trần Thị Quỳnh Nga (2013), Một số vấn đề về dạy học từ và câu ở tiểu học theo quan điểm giao tiếp, Tạp chí giáo dục, số 314 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về dạy học từ và câu ở tiểu học theo quan điểm giao tiếp
Tác giả: Trần Thị Quỳnh Nga
Năm: 2013
10. Lê Thị Thanh Nhàn (2013), Từ vựng Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng Tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Lê Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
11. Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh (2002), Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học
Tác giả: Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
12. Nguyễn Đức Tồn (2011), Từ đồng nghĩa tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ đồng nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2011
13. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2013), SGK Tiếng Việt lớp 5(tập 1),NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt lớp 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết chủ biên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2013
14. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2004), SGV Tiếng Việt lớp 5 (tập 1),NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: chủ biên" (2004), "SGV Tiếng Việt lớp 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết chủ biên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
15. Nguyễn Trí (2002), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
16. Nguyễn Trí (2009), Môt số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môt số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học
Tác giả: Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
17. Nguyễn Như Ý (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w