Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, đặc điểm đối tương học sinh v
Trang 1TRẦN THỊ THÙY TRANG
THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TOÁN
RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành học: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Cán bộ hướng dẫn PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM THOA
Huế, khóa học 2012 - 2016
Trang 2thành bày t lòng bi t n sâu s c đ n cô giác, PGS TS ỏ ế ơ ắ ế Nguy n Th Kim Thoa, ng i luôn t n tình ch d n, giúp đ ễ ị ườ ậ ỉ ẫ ỡ
và t o ni m tin cho tôi trong su t quá trình h c t p và ạ ề ố ọ ậ
th c hi n Khoá lu n T t nghi p này ự ệ ậ ố ệ
Tôi xin c m n s c ng tác và giúp đ nhi t tình c a ả ơ ự ộ ỡ ệ ủ Quý th y cô và h c sinh tr ng Ti u h c V D thành ph ầ ọ ườ ể ọ ỹ ạ ố
Hu trong quá trình th c hi n đi u tra kh o sát, th c ế ự ệ ề ả ự nghi m ệ
Đ ng th i, tôi cũng xin đ c g i l i c m n chân ồ ờ ượ ử ờ ả ơ thành đ n Quý th y cô Khoa Giáo d c Ti u h c tr ng ế ầ ụ ể ọ ườ
Đ i h c S ph m Hu , đã t o đi u ki n giúp tôi hoàn ạ ọ ư ạ ế ạ ề ệ thành Khoá lu n T t nghi p này ậ ố ệ
Tôi xin chân thành c m n! ả ơ
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Giả thuyết khoa học 4
8 Cấu trúc của đề tài 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Tầm quan trọng của việc thiết kế hệ thống bài toán rèn luyện năng lực tự học cho học sinh lớp 5 5
1.2 Một số khái niệm cơ bản 6
1.2.1 Tự học Kĩ năng tự học 6
1.2.1.1 Tự học 6
1.2.1.2 Kĩ năng tự học 7
1.2.2 Bài tập, thiết kế bài tập 9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống bài toán rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 10
1.3.1 Các yếu tố khách quan 10
1.3.2 Các yếu tố chủ quan 10
1.4 Đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh lớp 5 12
1.4.1 Tri giác 12
1.4.2 Chú ý 12
1.4.3 Ghi nhớ 13
1.4.4 Tưởng tượng 13
Trang 41.5.1 Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5 15
1.5.1.1 Về số và phép tính 15
1.5.1.2 Về đo lường 15
1.5.1.3 Về hình học 15
1.5.1.4 Về giải bài toán có lời văn 16
1.5.1.5 Về một số yếu tố thống kê 16
1.5.1.6 Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh 16
1.5.2 Nội dung dạy học môn Toán lớp 5 16
1.5.3 Chuẩn kiến thức và kĩ năng dạy học môn Toán ở lớp 5 17
1.5.3.1 Về số thập phân và các phép tính với số thập phân 17
1.5.3.2 Một số yếu tố thống kê: Biểu đồ hình quạt 20
1.5.3.3 Đại lượng và đo đại lượng 20
1.5.3.4 Yếu tố hình học 24
1.5.3.5 Giải bài toán có lời văn 25
1.6 Thực trạng thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Vỹ Dạ - Thành phố Huế 27
1.6.1 Vài nét về địa bàn khảo sát 27
1.6.2 Mục đích, nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát 28
1.6.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng 28
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TOÁN RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 35
2.1 Mục tiêu thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 35
2.2 Nội dung lựa chọn thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 36
2.3 Nguyên tắc thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 36
Trang 52.3.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 37
2.4 Hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học Toán 5 38
2.4.1 Bài tập giúp học sinh tự học dạng bài Hình thành kiến thức mới 38
2.4.2 Bài tập giúp học sinh tự học dạng bài Luyện tập 43
2.4.3 Bài tập giúp học sinh tự học ở nhà 46
2.4.4 Bài tập giúp học sinh tự học trong việc tự luyện tập 49
CHƯƠNG 3 KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỆ THÔNG BÀI TOÁN RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 57
3.1 Mục đích khảo sát 57
3.2 Đối tượng khảo sát 57
3.3 Phương pháp khảo sát 57
3.4 Kết quả khảo sát 61
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ mục tiêu dạy học nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích tự học, xây dựng xã hội để học tập suốt đời Trong nền giáo dục suốt đời và xã hội học tập thì việc tự học của mỗi người ngày càng trở nên quan trọng hơn
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục lên trung học cơ sở Bên cạnh đó đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh; có những hiểu biết ban đầu về múa, hát, âm nhạc và mĩ thuật Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, đặc điểm đối tương học sinh và điều kiện từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện
kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, ứng thú học tập cho học sinh
Ở Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển những
cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách người học Cùng với Tiếng Việt, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng Toán học có nhiều ứng dụng trong đời sống, nó phục vụ cho các môn học khác ở tiểu học và là nền tảng cho việc học Toán ở các bậc học cao hơn Môn Toán còn góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy và khả năng ứng xử, giải quyết vấn các vấn đề gần gũi trong cuộc sống của học sinh Ngoài ra, môn Toán còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lao động mới
Môn Toán giúp các em phát triển khả năng tư duy, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học cho học sinhđảm bảo trong tình hình xã
Trang 7hội phát triển, hiện nay cần phát triển năng lực tự học của học sinh cũng như
hệ thống bài toán nhằm rèn kĩ năng tự học cho học sinh Bởi kĩ năng tự học có
ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập của người học và là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả học tập Đặc biệt, ở lớp 5 - lớp cuối cùng của bậc Tiểu học - nằm trong giai đoạn học chuyên sâu, các em có khả năng, có điều kiện để định hình được cách học
Thực tế cho thấy, hiện nay học sinh các cấp nói chung và học sinh tiểu học nói riêng các em chỉ nắm vững và giỏi về lý thuyết nhưng kĩ năng tự giải quyết vấn đề chưa có, nhất là kĩ năng tự học Đặc biệt là những học sinh lớp 5
ở cấp tiểu học chưa có kĩ năng tự học, các em phải nhờ đến sự hỗ trợ giúp đỡ của người lớn rất nhiều Khi giao cho các em tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề thì các em lúng túng, thậm chí không thể giải quyết được cho dù có những vấn
đề rất gần gũi với các em Đó là hậu quả do các em không tự học, không nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức cho riêng mình
Vì những lí do trên, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Thiết kế hệ
thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5” nhằm xây dựng hệ
thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho các em và tạo điều kiện cho các em hứng thú, tích cực học tập để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập làm tiền
đề cho việc học tập lên các cấp học trên nữa
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tự học Ở Việt Nam, vấn đề hướng dẫn học sinh tự học cũng như hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh là vấn đề mang tính thời sự, một trong những giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học, được nhiều nhà giáo dục quan tâm, định hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Hiện nay, có nhiều tài liệu, công
trình nghiên cứu về vấn đề tự học như: Nguyễn Cảnh Toàn, Khổ luyện từ con
đường tự học, NCKH, Giải pháp nâng cao năng lực tự học và sáng tạo cho học sinh tiểu học; Trịnh Quốc Lập, Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam Trong các công trình đã xuất bản về hướng dẫn tự học ở Việt
Trang 8Nam, được biết đến nhiều nhất và phổ biến nhất là Tuyển tập tác phẩm “Tự
giáo dục, tự học, tự nghiên cứu” của Nguyễn Cảnh Toàn (2 tập) do NXB
ĐHSP Hà Nội và Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây xuất bản Ngoài ra, các bài báo, tài liệu hướng dẫn học sinh tự học như: Cao Xuân Hạo (2000),
Bàn về chuyện tự học, Kiến thức ngày nay số 396, (9/2000); …
Những công trình nghiên cứu trên đã có sự đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu kĩ năng tự học, tuy nhiên bàn về vấn đề hệ thống bài toán rèn
kĩ năng tự học cho học sinh tiểu học vẫn chưa được nhiều tác giả quan tâm Vì
vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự
học cho học sinh lớp 5” để có thể đi sâu vào nghiên cứu, thiết kế hệ thống bài
toán cho học sinh lớp 5 nhằm góp phần bổ sung, làm phong phú nguồn tư liệu học tập của học sinh cũng như nâng cao chất lượng dạy học
3 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vấn đề tự học, kĩ năng tự học của học sinh tiểu học, từ đó đề xuất hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5, góp phần nâng cao năng lực tư duy toán học cho học sinh tiểu học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu được cụ thể hoá qua các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Kĩ năng tự học đóng vai trò như thế nào trong quá trình học toán ở tiểu học?
- Căn cứ vào cơ sở nào để thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5?
- Thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 bao gồm những dạng bài nào?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5
Trang 9b Phạm vi nghiên cứu: Nội dung, chương trình dạy học môn Toán lớp
5 hiện hành
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu; phân tích, tổng hợp và xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu vấn đề rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 thông qua hệ thống bài toán
- Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng trong quá trình tìm hiểu kĩ năng tự học của học sinh lớp 5 hiện nay và khảo sát kết quả hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng trong quá trình khảo sát kĩ năng tự học của học sinh lớp 5 và khảo sát hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh
7 Giả thuyết khoa học
Hoàn thành đề tài sẽ làm sáng rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết
kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5, đồng thời xây dựng được hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 Nếu vận dụng hợp lí hệ thống bài toán trong quá trình dạy học sẽ giúp học sinh học tập tốt hơn, có niềm say mê trong học Toán từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2 Thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Tầm quan trọng của việc thiết kế hệ thống bài toán rèn luyện năng lực tự học cho học sinh lớp 5
Trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản phù hợp với trình độ nhận thức, phát triển của lứa tuổi và giúp học sinh lớp 5 có khả năng vận dụng những kĩ năng đó vào cuộc sống, đảm bảo duy trì để học sinh tiếp tục học tốt
ở các cấp học sau
Hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học sẽ giúp học sinh thấy rõ những mục tiêu, nhiệm vụ ở các môn học, do đó, các em sẽ tích cực, tự giác thu nhận, tiếp thu kiến thức cho bản thân Bên cạnh đó, các em tự chủ động, bổ sung, mở rộng, đào sâu kiến thức theo nhu cầu và khả năng của mình Ngoài ra, các em còn có cơ hội vận dụng tới mức cao nhất vốn tri thức, kinh nghiệm của mình để giải quyết các nhiệm vụ học tập Sự vận dụng này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của các em nên giúp các em thêm yêu thích tự học trong học tập
Nhờ có kĩ năng tự học mà hứng thú trong học tập được tăng cường rất nhiều; tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập do đó cũng được phát huy cao độ Đây chính là cái nôi để các em phát triển tốt nhất năng lực, sở trường cá nhân, từ đó, kích thích nhu cầu tự học và duy trì việc tự học, niềm tin vào khả năng tự học của mình Trên cơ sở đó, học sinh được rèn luyện ý chí, tính kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và hình thành những phẩm chất cần thiết để phát triển toàn diện nhân cách cho mỗi học sinh
Thông qua việc làm hệ thống bài toán, các em được rèn luyện các kĩ năng như: kĩ năng ghi chép, kĩ năng nghe giảng, kĩ năng hỏi…, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp với giáo viên và bạn bè Qua đó, các em được củng cố và phát triển tinh thần học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau Việc trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm khi các em thảo luận sẽ tạo bầu không khí giao lưu sôi nổi, gần gũi giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh
Trang 11Học sinh có thể tự kiểm tra mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của mình, của bạn trong học tập một cách thường xuyên Thông qua đó, học sinh có thể đánh giá năng lực của mình so với một nhóm bạn nhất định Khi nhận biết thông tin phản hồi, học sinh có thể tự điều khiển, điều chỉnh việc học tập của mình để có định hướng, kế hoạch nhằm giải quyết tốt hơn nhu cầu tự học của bản thân.
Tập luyện cho học sinh tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề trọng tâm của bài học, bài tập; thông qua các hoạt động học tập, học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn hợp lí của giáo viên và nhất là sự chủ động theo khả năng của bản thân từng học sinh, không phụ thuộc vào các yếu tố khác như bạn bè, gia đình…
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Tự học Kĩ năng tự học
1.2.1.1 Tự học
Học là quá trình nghiềm ngẫm, đọc đi đọc lại, nhắc đi nhắc lại để ghi nhớ, để bắt chước, để làm ([10]; 196; 197) Bản chất của hoạt động học là quá trình nhận thức để nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo Trong quá trình đó, người học phải tích cực vận dụng các thao tác tư duy để lĩnh hội, ghi nhớ, luyện tập, vận dụng các khái niệm khoa học.Vai trò chủ thể của người học trong quá trình nhận thức là vô cùng quan trọng Giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, kích thích sự năng động của học sinh và khơi gợi, bồi dưỡng tính tích cực, tự giác, tư duy độc lập sẽ tạo cơ sở vững chắc cho mọi sự học tập
Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên
và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục ([10]; 458) Tự học có thể bằng cách đọc tài liệu, sách giáo khoa, nghe đài, xem truyền hình, tham quan bảo tàng, triển lãm…
Trang 12Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng tự học có những đặc điểm cơ bản như: chú trọng đến cách học và tính tực giác, tích cực trong học tập; tự mình quyết định việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện cho hoạt động học tập; tự mình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập; tự mình kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh việc học tập của mình.1.2.1.2 Kĩ năng tự học
a Kĩ năng
Kĩ năng là một vấn đề phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này
Theo A.V Petrovxki: Kĩ năng là vận dụng tri thức đã có thể lựa chọn
và thực hiện những phương phức hành động tương ứng với mục đích đặt ra
L Đ Lêvitôv nhà tâm lí học Liên Xô cho rằng: Kĩ năng là sự thực hiện
có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định Theo ông, người có kĩ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả Ông còn nói thêm, con người có kĩ năng không chỉ nắm lí thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế
Theo quan điểm của K K Platônôp: Kĩ năng là khả năng của con người thực hiện một hoạt động bất kì nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm cũ
Theo quan điểm của P A Ruđic: Kĩ năng là động tác mà cơ sở của nó
là sự vận dụng thực tế các kiến thức đã tiếp thu được để đạt kết quả trong một hình thức vận động cụ thể
Còn tác giả Vũ Dũng thì: Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng [Từ điển Tâm lý học]
Theo Phan Quốc Lâm, kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức (phương thức hành động chung - khái niệm, hiểu biết) để giải quyết một nhiệm vụ, tình
Trang 13huống mới có bản chất với tình huống điển hình nhưng bị che lấp bởi những yếu tố không bản chất, không quan trọng Nói cách khác, kĩ năng là con đường, cách thức để tri thức lí thuyết trở lại thực tiễn hơn Kĩ năng bao giờ cũng phải dựa trên một cơ sở hiểu biết (mục đích, cách thức, và những điều kiện giải quyết nhiệm vụ,…), đó là kiến thức của chủ thể ([11],67)
Do đó, kĩ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” (theo Từ điển Tiếng Việt - 1992)
Theo từ điển giáo dục học thì cho rằng kĩ năng là “khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện
cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” ([7],131)
Kĩ năng là một vấn đề được nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học quan tâm nên đã có nhiều cách nhìn nhận Nhưng nhìn chung, kĩ năng là khả năng thực hiện thành thạo, có kết quả các thao tác của hành động bằng phương thức lựa chọn hành động đúng đắn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm vào những điều kiện, tình huống khác nhau
Như vậy, vấn đề kĩ năng còn là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu Trên cơ sở những quan niệm về kĩ năng của các tác giả, tôi quan niệm rằng: Kĩ năng là khả năng con người thực hiện có kết quả về một hành động nào đó trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm tương ứng Kĩ năng được hình thành do luyện tập
b Kĩ năng tự học
Kĩ năng tự học là khả năng vận dụng có kết quả những kiến thức và phương thức thực hiện của một người bằng các hành động đã được lĩnh hội một cách tích cực, tự giác để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành của mình
Các loại kĩ năng tự học: Có nhiều nhóm kĩ năng khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào các nhóm sau:
- Nhóm kĩ năng tự xác định mục đích và động cơ học tập:
Trang 14+ Tự xác định nhu cầu, mục đích học tập
+ Tự xây dựng động cơ học tập
Đây là nhóm kĩ năng quan trọng đối với hoạt động tự học, vì nếu không
có động cơ, mục đích thì sẽ không có hứng thú, không xác định được phương hướng hành động, từ đó sẽ không có hoạt động nhận thức
- Nhóm kĩ năng tổ chức hoạt động tự học:
+ Tự xây dựng kế hoạch học tập
+ Tự thực hiện kế hoạch
+ Tự đánh giá kết quả
- Nhóm kĩ năng tự học nội dung học tập:
+ Kĩ năng nghe - hiểu
+ Kĩ năng nghe - ghi
+ Kĩ năng phát hiện - giải quyết vấn đề
- Nhóm kĩ năng thực hiện tự học: Kĩ năng tự thu nhận thông tin về nội dung khoa học ; kĩ năng lưu trữ thông tin; kĩ năng tự kiểm tra đánh giá; kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;
Từ đó, ta thấy rằng, kĩ năng tự học có cấu trúc gồm:
- Nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của tự học
- Thái độ tích cực, tự giác nghiêm túc, kiên trì trong tự học
- Hành động hợp lí và hiệu quả
1.2.2 Bài tập, thiết kế bài tập
Bài tập là những bài mà giáo viên ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học, những kiến thức đã được học vào chính bài tập đó ([9],53)
Thiết kế bài tập là dựa trên những nội dung, những kiến thức mà học sinh tiếp nhận được, giáo viên sẽ đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với những nội dung mà học sinh được học và phù hợp với năng lực của từng đối tượng học sinh
Trang 151.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống bài toán rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5
1.3.1 Các yếu tố khách quan
a) Giáo viên và các lực lượng giáo dục khác
Nhận thức, thái độ và cách thức giảng dạy của giáo viên có vai trò rất to lớn trong việc thiết kế hệ thống bài toán rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh tiểu học Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy “Cách thức tự học phụ thuộc chính vào trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động dạy của người thầy” Vì vậy, muốn thiết kế hệ thống bài toán rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh lớp
5, giáo viên cần đổi mới triệt để cách dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh; đòi hỏi và tạo điều kiện cho người học trở thành chủ thể trong việc tìm tòi, lĩnh hội kiến thức; kích thích người học biết vận dụng các kiến thức đã biết vào các tình huống khác nhau
b) Điều kiện, phương tiện tự học
Thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 đòi hỏi giáo viên phải có hệ thống bài tập đảm bảo, có nội dung phù hợp với lượng kiến thức của học sinh Bên cạnh đó học sinh cũng phải có quỹ thời gian hợp
lí, sắp xếp vào thời điểm thích hợp và có không gian để đáp ứng được nhu cầu
tự học của mình nên điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt có ảnh hưởng nhất định đến việc tự học của học sinh tiểu học
Tài liệu tham khảo, từ điển, sách giáo khoa, Internet…cũng đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5
c) Tập thể học sinh
Nếu một tập thể lớp có tinh thần đoàn kết, thi đua phấn đấu học tốt, tạo bầu không khí giao lưu sôi nổi, thân tình, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn trong học tập với nhau thì sẽ kích thích được học sinh tự học
và việc ứng dụng hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 được thuận tiện và mang tính khả thi tốt hơn
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
Trang 16Tính cách: Học sinh lớp 5 thì khả năng ức chế của trẻ tăng hơn nên trẻ bớt bị kích động bởi các kích thích hơn, có thể tập trung trí lực vào nhiệm vụ.
Hứng thú: Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học tập cũng như kết quả học tập của học sinh, được coi như “chìa khóa” mở đầu cho sự thành công trong quá trình phát triển kĩ năng tự học cho học sinh Hứng thú cùng với động cơ học tập đã đem đến cho học sinh sự thích thú, tò mò và cả kiên trì, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập khi giáo viên giao cho Trong việc học ở trường, học sinh lớp 5 thường gặp nhiều khó khăn khi lĩnh hội các kiến thức vì khó, trừu tượng Hoạt động học tập là hoạt động căng thẳng, kéo dài nên nếu chỉ có ý thức nghĩa vụ và ý thức tổ chức kỉ luật thì không đủ để bắt học sinh chú ý thường xuyên, lâu dài được Chỉ có hứng thú thì học sinh mới có thể huy động tập trung chú ý lâu dài vào đối tượng Và chỉ có hứng thú thì học sinh mới có nhu cầu hiểu biết sâu hơn về bài học nên
sẽ tích cực phát biểu, tìm tòi, tự khám phá để thỏa mãn nhu cầu của mình Hứng thú thể hiện nhu cầu nhận thức đã phát triển cao Khi có hứng thú học tập , học sinh thường có nhu cầu hiểu biết nhiều hơn nên không thỏa mãn các bài học trên lớp mà các em sẽ tự tìm đọc thêm các kênh thông tin khác như sách tham khảo, báo chí, internet…để mở rộng vốn tri thức của mình.Chính vì thế giáo viên cần nắm và có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về yếu tố này để biết cách khơi gợi, bồi dưỡng ý thức tự học của học sinh khi thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5
Việc thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Các yếu tố này có
sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp, còn những yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhất định đến việc thiết kế hệ thống bài tập toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5
Trang 171.4 Đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh lớp 5
1.4.1 Tri giác
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chất đại thể, không chủ động,
ít đi sâu vào chi tiết, do đó học sinh chưa thể phân biệt được các đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn Ở các lớp đầu cấp tiểu học, tri giác của các em thường gắn với những hành động thực tiễn Tính cảm xúc thể hiện rất rõ trong việc các em tri giác, trước hết là những sự vật, những dấu hiệu, những đặc điểm trực tiếp gây cho các em những xúc cảm Vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích cực cho trẻ Ngoài ra, tri giác cũng như đánh giá thời gian và không gian của học sinh tiểu học còn hạn chế Về tri giác độ lớn, các em còn gặp khó khăn khi phải quan sát các vật có kích thước quá to hoặc quá nhỏ
Tri giác không tự bản thân nó phát triển được Trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hoá hơn thì nó sẽ mang tính chất của sự quan sát có tổ chức Trong sự phát triển của tri giác, vai trò của giáo viên tiểu học rất lớn Giáo viên là người hằng ngày không chỉ dạy trẻ kĩ năng nhìn mà còn hướng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy nghe mà còn dạy trẻ biết lắng nghe, tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của học sinh để tri giác một đối tượng nào đó, dạy trẻ biết phát hiện những dấu hiệu thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng …
1.4.2 Chú ý
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý thức chưa cao Sự chú ý của học sinh đòi hỏi một động cơ gần thúc đẩy Ở học sinh các lớp cuối bậc tiểu học, chú ý có chủ định được suy trì ngay cả khi có động cơ xa (các em chú ý vào công việc khó khăn nhưng không hứng thú về kết quả nó chờ đợi trong tương lai)
Trong giai đoạn này, chú ý không chủ định của trẻ được phát triển Những gì mang tính chất mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi
Trang 18cuốn sự chú ý của các em, không cần có sự nỗ lực của ý chí Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽ khi giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, gợi cho các em cảm xúc tích cực.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chú ý đã khẳng định học sinh tiểu học thường chỉ tập trung và suy trì sự chú ý liên tục trong khoảng từ 30 đến 35 phút Sự chú ý của các em còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập, nếu nhịp độ học tập quá nhanh hoặc quá chậm đều không thuận lợi cho tính bền vững và sự tập trung chú ý
Khả năng phát triển của chú ý có chủ định, bền vững và tập trung của học sinh tiểu học trong quá trình học tập là rất cao Bản thân quá trình học tập đòi hỏi các em phải rèn luyện thường xuyên sự chú ý có chủ định, rèn luyện ý chí Sự chú ý có chủ định phát triển cùng với sự phát triển của động cơ học tập mang tính chất xã hội cao, cùng với sự trưởng thành ấy là ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập
1.4.3 Ghi nhớ
Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh lứa tuổi này chiếm tương đối ưu thế nên trí nhớ trực quan - hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng
1.4.4 Tưởng tượng
Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng Nếu tưởng tượng phát triển không đầy đủ thì nhất định học sinh sẽ gặp khó khăn trong hành động Tưởng tượng của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ chưa đến trường, tuy vậy tưởng tượng của các em còn tản mạn, chưa có tổ chức Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững Càng về những năm cuối bậc học, tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn, học sinh lớp 5
đã có khả năng nhào nặn, gọt giũa những hình tượng cũ để sáng tạo ra những
Trang 19hình tượng mới Các em đã biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng hình tượng mang tính khái quát và trừu tượng hơn.
Tưởng tượng tái tạo từng bước được hoàn thiện gắn liền với những hình tượng đã tri giác trước hoặc tạo ra những hình tượng phù hợp với những điều mô tả, hình vẽ, sơ đồ, … Các biểu tượng của tưởng tượng dần trở nên hiện thực hơn, phản ánh đúng nội dung các môn học, nội dung các câu chuyện
mà các em đã học được, không còn bị đứt đoạn mà đồng nhất thành một hệ thống Như vậy, tưởng tượng của học sinh tiểu học đã thoát khỏi những ảnh hưởng của những ấn tượng trực tiếp; mặt khác, tính hiện thực trong tưởng tượng của học sinh tiểu học gắn liền với sự phát triển của ngôn ngữ và tư duy
1.4.5 Tư duy
Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể Kĩ năng phân biệt các dấu hiệu và lấy ra các thuộc tính bản chất không dễ hình thành ngay được Đối với học sinh tiểu học, cái mà các em tri giác trước hết là những dấu hiệu bên ngoài và những dấu hiệu này chắc chắn đã
là bản chất Đó là nguyên nhân của những sai lầm thường xuyên nhất của học sinh tiểu học trong quá trình lĩnh hội khái niệm Khi khái quát hoá, học sinh lớp
1, 2 thường quan tâm đến dấu hiệu trực quan, bề ngoài có liên quan đến chức năng của đối tượng Nhờ hoạt động học tập, trình độ nhận thức dần phát triển, học sinh lớp 3, 4 đã biết phân bậc các khái niệm, phân biệt các khái niệm rộng hơn, hẹp hơn, biết nhìn ra được các mối liên hệ giữa các khái niệm về giống loài Trên cơ sở này, học sinh biết phân biệt và phân hạng trong nhận thức
Hoạt động phân tích - tổng hợp còn sơ đẳng Học sinh cuối bậc học này (lớp 5) có thể phân tích đối tượng mà không cần tới những hành động thực tiễn đối với đối tượng đó Học sinh ở các lớp này có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ
Trang 201.5 Tổng quan về mục tiêu, nội dung dạy học môn Toán lớp 5
1.5.1 Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5
Biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân (kết quả phép tính là các số
tự nhiên hoặc số thập có không quá ba chữ số ở phần thập phân) Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo; nhân (chia) các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo với (cho) số tự nhiên (khác 0)
Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để: tính giá trị của biểu thức có đến ba dấu phép tính; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; tính bằng cách thuận tiện nhất; nhân (chia) nhẩm một số thập phân với (cho) 10, 100, 1000, … (bằng cách chuyển dấu phẩy trong số thập phân)
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng cơ bản về
số và phép tính (với số tự nhiên, phân số đơn giản, số thập phân)
1.5.1.2 Về đo lường
- Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích
thông dụng (chẳng hạn, giữa km² và m², giữa ha và m², giữa m³ và dm³, giữa
- Biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn
- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương
Trang 211.5.1.4 Về giải bài toán có lời văn
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có liên quan đến bốn bước tính, trong đó có:
- Một số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ (Khi giải các bài toán thuộc quan hệ “tỉ lệ thuận”, “tỉ lệ nghịch” không dùng các tên gọi này; có thể giải bài toán bằng cách “rút về đơn vị” hoặc bằng cách “tìm tỉ số”.)
- Các bài toán về tỉ số phần trăng: Tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước; tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó
- Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.1.5.1.5 Về một số yếu tố thống kê
- Biết đọc các số liệu trên bản đồ hình quạt
- Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ.1.5.1.6 Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh
- Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất, … bằng ngôn ngữ (nói, viết dưới dạng công thức, …) ở dạng khái quát, cụ thể hoá; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo; phát triển trí tưởng tượng không gian, …
- Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực,
có tinh thần trách nhiệm, …
1.5.2 Nội dung dạy học môn Toán lớp 5
Theo chương trình môn Toán ở lớp 5, nội dung Toán 5 chia thành 175 bài học, hoặc bài thực hành, luyện tập, ôn tập, kiểm tra Mỗi bài thường được thực hiện trong một tiết học, trung bình mỗi tiết học kéo dài 40 phút Để tăng cường luyện tập, thực hành, vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản, nội dung dạy học về lí thuyết đã được tinh giản trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện sách giáo khoa Toán 5, chỉ lựa chọn các nội dung cơ bản và thiết thực Đặc biệt, sách giáo khoa Toán 5 rất quan tâm đến ôn tập, củng cố, hệ
Trang 22thống hoá các kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình môn Toán ở Tiểu học; hình thức ôn tập chủ yếu thông qua luyện tập, thực hành.
1.5.3 Chuẩn kiến thức và kĩ năng dạy học môn Toán ở lớp 5
1.5.3.1 Về số thập phân và các phép tính với số thập phân
a Khái niệm ban đầu về số thập phân
- Nhận biết được phân số thập phân Biết đọc, viết các phân số thập phân
- Nhận biết được hỗn số và biết hỗn số có phần nguyên, phần phân số Biết đọc, viết hỗn số Biết chuyển một hỗn số thành một phân số
- Nhận biết được số thập phân Biết số thập phân có phần nguyên và phần thập phân Biết đọc, viết, so sánh số thập phân Biết sắp xếp một nhóm các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại
Ví dụ 1: Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị của mỗi chữ số trong số thập phân: 1,7; 2,35; 28,364; 900,90
Ví dụ 2: Viết số thập phân có: năm mươi lăm đơn vị, năm phần mười, năm phần trăm, năm phần nghìn
Ví dụ 3: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 6,375; 9,01; 8,72; 6,735; 7,19
Trang 24- Biết thực hiện phép chia, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân, có không quá ba chữ số ở phần thập phân, trong một số trường hợp:
+ Chia số thập phân cho số tự nhiên
+ Chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
+ Chia số tự nhiên cho số thập phân
+ Chia số thập phân cho số thập phân
- Nhận biết được tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại
Ví dụ: Ở một trường tiểu học, cứ 100 học sinh thì có 40 học sinh giỏi
Tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường là 40%
- Biết đọc, viết tỉ số phần trăm
Trang 25- Biết viết một số phân số thành tỉ số phần trăm và viết tỉ số phần trăm thành phân số.
Ví dụ:
a) Viết thành tỉ số phần trăm: = = 50%
b) Viết 75% thành phân số tối giản: 75% = =
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các tỉ số phần trăm; nhân tỉ số phần trăm với một số tự nhiên; chia tỉ số phần trăm cho một số tự nhiên khác 0
1.5.3.2 Một số yếu tố thống kê: Biểu đồ hình quạt
- Nhận biết về biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó
- Biết thu thập và xử lí một số thông tin đơn giản từ một biểu đồ hình quạt.1.5.3.3 Đại lượng và đo đại lượng
a Bảng đơn vị đo độ dài
- Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài (chủ yếu giữa hai đơn vị đo liên tiếp hoặc giữa một số đơn vị
đo thông dụng)
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài:
+ Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
135m = … dm ; 15km = … m ;
Trang 26b Bảng đơn vị đo khối lượng
- Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng (chủ yếu giữa hai đơn bị đo liên tiếp hoặc giữa một
số đơn vị đo thông dụng)
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng:
+ Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác
- Biết dam², hm², mm² là những đơn vị đo diện tích ; ha là đơn vị đo diện
tích ruộng đất Biết đọc, viết các số đo diện tích theo những đơn vị đo đã học
- Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích (chủ yếu là quan hệ giữa hai đơn vị đo liên tiếp hoặc giữa một số đơn vị đo thông dụng)
Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
Trang 27a) 1km² = … hm² ; 1m² = … dm² =
b) 1km² = … m² ; 1ha = … m².
- Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích:
+ Từ số đo có một tên đơn bị sang số đo có một tên đơn vị khác
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
8km² = … m² ; 20 000m² = … dam² ; 1654m² = … ha;
9m² = … cm²; 6 000 000m² = … km²; 15ha = … km².
+ Từ số đo có hay tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị và ngược lại
Ví dụ: Viết số thích hơp vào chỗ chấm:
- Biết cm³, dm³, m³ là những đơn vị đo thể tích Biết đọc, viết các số đo
thể tích theo những đơn vị đo đã học
- Biết mối quan hệ giữa m³ và dm³; dm³ và cm³; m³ và cm³.
Trang 28Ví dụ: 1 thế kỉ = 100 năm ; 1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12 tháng ; 1 ngày = 24 giờ
1 năm có 365 ngày ; 1 giờ = 60 phút ;
1 năm nhuận có 366 ngày ; 1 phút = 60 giây
- Biết đổi đơn vị đo thời gian
- Bước đầu nhận biết được vận tốc của một chuyển động
- Biết được tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc (km/giờ;
m/phút; m/giây).
Ví dụ: Một ô tô đi quãng đường dài 170km hết 4 giờ Như vậy, trung bình mỗi giờ ô tô đi được 170 : 4 = 42,5 (km) Ta nói vận tốc trung bình , hay
Trang 29nói tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki - lô - mét giờ, viết tắt là
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn
- Biết cách tính diện tích của hình tam giác
Ví dụ: Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 8cm và chiều cao là 6cm.
b Hình thang
- Nhận biết hình thang và một số đặc điểm của nó
- Biết cách tính diện tích của hình thang
Ví dụ: Tính diện tích hình thang biết: độ dài đáy lớn là 12cm, độ dài đáy bé là 8cm và chiều cao là 5cm.
c Hình tròn
Biết cách tính chu vi và diện tích của hình tròn
Ví dụ: Tính chi vi và diện tích của hình tròn có bán kính là 5cm.
d Hình hộp chữ nhật Hình lập phương
- Nhận dạng được hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Nhận biết một số đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
- Biết cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Ví dụ: Người ta làm một các hộp không nắp bằng bìa cứng dạng hình
lập phương có cạnh 2,5dm Tính diện tích bìa cần dùng để làm hộp (không
tính mép dán)
- Biết cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Trang 30Ví dụ: Một bể các hình hộp chữ nhật có các kích thước ở trong lòng bể là:
chiều dài 40cm, chiều rộng 25cm, chiều cao 50cm Tính thể tích của bể cá đó.
e Hình trụ Hình cầu
Nhận dạng được hình trụ và hình cầu
1.5.3.5 Giải bài toán có lời văn
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong
đó có các bài toán về:
Trang 31a Quan hệ tỉ lệ
Ví dụ 1: Trong một giờ, 2 công nhân đào được 7m rãnh để đặt ống
nước Hỏi với mức đào như vậy, trong một giờ, 6 công nhân đào được bao nhiêu mét rãnh?
Ví dụ 2: Muốn đắp xong một nền nhà trong 4 ngày, cần có 6 người Hỏi muốn đắp xong nền nhà đó trong 3 ngày thì cần có bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau)
b Tỉ số phần trăm
Ví dụ 1: Một trường học có 600 học sinh, trong đó có 303 học sinh nữ Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường?
Ví dụ 2: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng Một người gửi tiết kiệm
5 000 000 đồng Tính số tiền lãi tiết kiệm sau một tháng
Ví dụ 3: Số học sinh nữa của một trường là 420 em và chiếm 52,5% số học sinh toàn trường Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?
c Toán chuyển động đều
Ví dụ 1: Một máy bay bay được 1800km trong 2 giờ 15 phút Tính vận
tốc của máy bay
Ví dụ 2: Một người đi xe đạp trong 2 giờ 30 phút với vận tốc 12,6
km/giờ Tính quãng đường đi được của người đó.
Ví dụ 3: Một ca nô đi với vận tốc 18 km/giờ trên quãng đường sông dài 42km Tính thời gian của ca nô trên quãng đường đó.
Ví dụ 4: Hai thành phố A và B cách nhau 150km Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 35 km/giờ, cùng lúc đó một ô tô đi
từ thành phố B đến thành phố A với vận tốc 65 km/giờ Hỏi sau bao lâu ô tô
Trang 32d Bài toán có nội dung hình học
Ví dụ 1: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng
đáy lớn, đáy bé dài hơn chiều cao 5m Trung bình cứ 100m² thu hoạch được 64,5kg thóc Tính số ki - lô - gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
Ví dụ 2: Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m và chiều cao 4m Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng Biết rằng diện tích các cửa hàng bằng 8,5m², hãy tính
diện tích cần quét vôi
1.6 Thực trạng thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Vỹ Dạ - Thành phố Huế
1.6.1 Vài nét về địa bàn khảo sát
Năm học 2015 - 2016, trường tiểu học Vỹ Dạ có tất cả 5 lớp 5, gồm
202 học sinh Cùng với sự phát triển của xã hội, sự đổi mới về kinh tế - văn hoá, trường tiểu học Vỹ Dạ cũng có sự phát triển rất mạnh về cơ sở vật chất cũng như chất lượng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường Mặt khác do việc đổi mới mục tiêu giáo dục tiểu học dẫn đến nội dung chương trình và sách giáo khoa thay đổi, kéo theo hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học cũng thay đổi cho phù hợp theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh Nhiều giáo viên đã nhận thức sâu sắc được điều đó và thường xuyên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
Một ít giáo viên vẫn còn chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học Phương pháp dạy học chủ yếu vẫn theo hình thức là truyền thụ kiến thức, chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, khâu kiểm tra, đánh giá chỉ dừng lại chủ yếu ở các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống, phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm đã được áp dụng nhưng chưa phổ biến
Trang 33Giáo viên chưa đầu tư nhiều cho tiết dạy, chưa có phương pháp hướng dẫn các em tự học và phát triển tự học cho học sinh tiểu học nhất là những em
ở lớp 5 Đa số là làm thay hoặc sơ sài, không kích thích, gây hứng thú cho học sinh trong quá trình diễn ra hoạt động học tập
Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học diễn ra chưa đồng bộ
Để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học của học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Vỹ Dạ
1.6.2 Mục đích, nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát
a Mục đích khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát ở trường Tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế, nhằm tìm hiểu về hệ thống thiết kế bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5 và thực trạng của vấn đề này
b Nội dung khảo sát
Kĩ năng tự học của học sinh lớp 5
Hệ thống thiết kế bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5
c Phương pháp khảo sát
Phỏng vấn, xin ý kiến: Ban chỉ đạo nhà trường
Gặp gỡ, trao đổi, sử dụng phiếu điều tra: Giáo viên phụ trách khối 5
Sử dụng phiếu điều tra kết hợp quan sát học sinh lớp 5 trong các tiết toán
1.6.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng
Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát đối với 5 giáo viên giảng dạy khối
5 tại trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế Qua thực tế điều tra khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng có 3/5 giáo viên (chiếm 60%) cho rằng học sinh còn yếu trong kĩ năng tự học cũng như ít có thái độ, động cơ tự học nhiều và việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học sinh còn yếu Tuy nhiên, có 20% giáo viên cho rằng nhận thức tự học của học sinh tốt và việc xây dựng kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh rất tốt
Trang 34Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng học toán
thoảng % Chưa
bao giờ %
1
Nâng cao nhận thức cho học
sinh về mục tiêu, yêu cầu,
nhiệm vụ của môn học
Hướng dẫn kĩ năng nghe giảng -
thông hiểu, ghi chép và tự tìm
kiến thức
0 0 3 60,0 2 40,0
5 Hướng dẫn kĩ năng đọc sách, tài
liệu tham khảo… trong tự học 1 20,0 4 80,0 0 0
Đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích
cực và hướng dẫn học sinh
phương pháp tự học
0 0 3 60,0 2 40,0
9
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo
hướng phải tự học; hướng dẫn
học sinh tự kiểm tra, đánh giá
0 0 3 60,0 2 40,0
10 Khuyến khích học sinh trong tự
11
Sử dụng trang thiết bị dạy học;
giới thiệu cho học sinh tài liệu,
sách
0 0 2 40,0 3 60,0
Để giúp học sinh rèn kĩ năng tự học tốt trong môn Toán cho học sinh lớp 5, có 100% giáo viên cho rằng cần phải thường xuyên nâng cao nhận thức
Trang 35cho học sinh về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của môn học Có 20% giáo viên thường xuyên xây dựng động cơ tự học cho học sinh, 60% giáo viên thỉnh thoảng xây dựng động cơ tự học cho học sinh Việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học thì có 100% giáo viên thỉnh thoảng hướng dẫn cho các
em Nhưng việc hướng dẫn kĩ năng nghe giảng - thông hiểu, ghi chép và tự tìm kiếm kiến thức thì có 60% giáo viên thỉnh thoảng hướng dẫn cho học sinh
và 40% giáo viên chưa bao giờ hướng dẫn cho học sinh Khi hướng dẫn cho học sinh kĩ năng đọc sách, đọc tài liệu tham khảo, … trong tự học và hướng dẫn chọn lựa, mở rộng nội dung tự học và giao nhiều bài tập cho học sinh thì
có 20% giáo viên thường xuyên hướng dẫn cho các em kĩ năng này, có 80% giáo viên thỉnh thoảng hướng dẫn cho các em 60% giáo viên cho rằng họ thỉnh thoảng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
và hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, họ cũng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng tự học của học sinh và khuyến khích học sinh tự học Tuy nhiên có 40% giáo viên cho rằng họ chưa bao giờ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cự và hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, họ cũng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng tự học của học sinh và khuyến khích học sinh tự học Khi dạy học, có 40% giáo viên cho rằng họ sử dụng trang thiết bị dạy học, giới thiệu học học sinh tài liệu, sách vở Tuy nhiên, lại có 60% giáo viên cho rằng
họ chưa bao giờ sử dụng trang thiết bị dạy học, giới thiệu học học sinh tài liệu, sách vở
Với những câu hỏi mà tôi đưa ra, kết quả điều tra ở bảng 1.1, tôi thấy các hình thức mà giáo viên sử dụng để rèn kĩ năng tự học cho học sinh trong môn Toán: Hướng dẫn chọn lựa, mở rộng nội dung tự học, giao nhiều bài tập; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, sử dụng trang thiết bị dạy học; giới thiệu cho học sinh tài liệu, sách, khuyến khích học sinh trong tự học, còn bị giáo viên xem nhẹ, chưa được sử dụng nhiều
Trang 36Bên cạnh đó tôi đã tiến hành điều tra khảo sát đối với 202 học sinh khối
5 trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế Qua thực tế điều tra, khảo sát tôi có kết quả như sau:
Bảng 1.2 Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng tự học
TT Theo các em, tự học trong học
tập là như thế nào?
Mức độ Đồn
g ý %
Không đồng ý %
Phâ
n vân
lời; tự mình trả lời không được thì
nhờ giáo viên, nhờ bạn giải đáp
dùng học tập, sách giáo khoa, tài
liệu tham khảo, internet, từ điển,
lời nói của giáo viên, câu trả lời
của bạn, tham gia các trò chơi để
ôn các kiến thức cũ và tìm kiếm
kiến thức mới
65 32,18 16 7,92 121 60,9
7
Tự học là tự học sinh tìm ra
phương hướng giải bài tập dưới
sự gợi ý của giáo viên
21 10,40 27 13,37 154 76,23
8
Tự học là học sinh đọc sách giáo
khoa, tài liệu tham khảo để hiểu
bài và chuẩn bị bài mới
161 79,70 28 13,86 13 6,44
9 Tự học là tự học sinh làm các bài 178 88,12 8 3,96 16 7,92
Trang 37tập ở nhà theo yêu cầu của giáo
viên
10
Tự học là tự học sinh đọc và làm
các bài tập ở tài liệu tham khảo
mà cha mẹ mua cho
169 83,66 14 6,93 19 9,41
Qua kết quả điều tra khảo sát ở bảng 1.2, khi được hỏi tự học trong học tập là như thế nào, với nhiều khái niệm đưa ra, thì có rất nhiều ý kiến của học sinh chẳng hạn như: có 84,2% học sinh cho rằng tự học là học ngoài giờ lên lớp, có 12,14% học sinh phân vân về tự học là học ngoài giờ lên lớp
và có 3,66% học sinh không đồng ý rằng tự học là học ngoài giờ lên lớp Với khái niệm tự học là tự học trong và ngoài giờ lên lớp thì có 4,46% học sinh đồng ý, 4,95% học sinh không đồng ý và có 90,59% học sinh còn đang phân vân với ý kiến này Với ý kiến tự học là mạnh dạn hỏi giáo viên khi không hiểu bài thì lại có 4,95% học sinh đồng ý là đúng, 16,83% học sinh không đồng ý và 78,22% học sinh còn đang phân vân Có 85,15% học sinh không đồng ý rằng tự học là tự đặt câu hỏi và tự trả lời, tự mình trả lời không được thì nhờ giáo viên, nhờ bạn giải đáp Tuy nhiên lại có 70,7% học sinh lại đồng
ý với ý kiến tự học là học sinh đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để hiểu
và chuẩn bị bài mới, cũng có 88,12% học sinh đồng ý rằng tự học tự học sinh làm các bài tập ở nhà theo yêu cầu của giáo viên Qua kết quả ở bảng 1.2 cho chúng ta thấy hình thức tự học của các em chưa phong phú nên chưa kích thích được hứng thú và phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của chính các em trong tự học
Trang 38Bảng 1.3 Thực trạng nhận thức về vai trò tự học môn Toán
thông qua bài tập toán
vân %
1
Tự học thông qua bài toán sẽ
giúp học sinh hoàn thành tốt các
bài tập giáo viên yêu cầu
186 90,08 10 4,95 6 4,97
2
Tự học thông qua bài toán giúp
học sinh nhận diện được dạng
của bài toán nhanh hơn
7 Tự học giúp học sinh ghi nhớ
kiến thức được lâu hơn 187 92,57 5 2,46 10 4,95
8 Tự học giúp học sinh tự tin hơn
10 Tự học giúp học sinh được cha
mẹ thương yêu hơn 86 42,57 27 13,37 89 44,06
11 Tự học giúp học sinh thân thiết
với bạn bè trong nhóm hơn 8 3,96 176 87,13 18 8,91
Trang 39hoàn thành tốt các bài tập giáo viên yêu cầu; 80,69% học sinh cho rằng tự học giúp các em học ngày một tốt hơn; giúp cho các em mở rộng được kiến thức lại có 48,51%; có đến 92,57% học sinh lại cho rằng tự học giúp các em nhớ được kiến thức lâu hơn; 81,19% học sinh lại cho rằng tự học kích thích các em tìm tòi, học hỏi; 82,17% học sinh lại đồng ý với ý kiến tự học giúp các em rèn luyện tính kiên trì và khắc phục tinh thần khó khăn trong học tập Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có rất nhiều ý kiến mà các em phân vân, từ đó cho thấy một
số em vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của tự học: 62,38% học sinh phân vân về tự học thông qua bài tập toán giúp các em nhận diện được dạng của bài toán nhanh hơn; 44,06% học sinh phân vân với ý kiến tự học giúp các
em được cha mẹ yêu thương hơn
Bảng 1.4 Cách thức tự học môn Toán của học sinh lớp 5
TT Cách thức học môn Toán Mức độ
Rất quan trọng
% Quan
trọng %
Không quan trọng
%
1 Nghe, ghi chép những vấn đề
giáo viên dạy trên lớp 149 73,76 38 18,81 15 7,43
2 Làm các bài tập toán tại lớp 177 87,62 15 7,43 10 4,95
3 Đọc trước tài liệu, sách giáo
khoa của bài học trước khi học 46 22,77 127 62,87 19 14,36
4 Làm các bài tập mà giáo viên
Trang 40hoạch đề ra
Môn Toán cũng như các môn học khác cần có phương pháp học đúng đắn, thì các em mới tiếp thu được kiến thức một cách đầy đủ và ghi nhớ trong đầu mình thật lâu Với 202 học sinh lớp 5 trường tiểu học Vỹ Dạ tôi đã tiến hành điều tra, bảng 1.4 đã cho chúng ta thấy: có 73,76% học sinh đã cho rằng
tự học là nghe, ghi những vấn đề giáo viên dạy trên lớp là rất quan trọng, 18,81% học sinh cho rằng quan trọng và 7,43% học sinh cho rằng nó không quan trọng; 87,62% học sinh cho rằng rất quan trong đối với tự học khi làm các bài tập toán tại lớp, 7,43% học sinh lại cho rằng điều này quan trọng và 4,95% học sinh cho rằng không quan trọng; đối với tự học thì đọc tài liệu, sách giáo khoa của bài học trước khi học là rất quan trọng có 22,77% học sinh cho răng như vậy, có 62,87% học sinh cho rằng điều đó là quan trọng và có 14,36% học sinh cho rằng nó không có gì quan trọng; tự học thì phải làm các bài tập mà giáo viên yêu cầu ở nhà điều đó rất quan trọng có 19,8% học sinh cho là như vậy, 66,83% học sinh cho rằng nó quan trọng và 25,25% học sinh cho rằng nó không quan trọng; có đến 66,83% học sinh cho rằng tự học là học thảo luận nhóm, tổ là quan trọng, 13,86% học sinh cho rằng là rất quan trọng
và không quan trọng; khi tự học là phải vận dụng lí thuyết đã học để giải quyết các bài tập, thực hành thì có 84,65% học sinh cho rằng nó quan trọng với tự học, 7,92% học sinh cho rằng nó rất quan trọng và 7,43% học sinh cho rằng nó không quan trọng đối với tự học Tuy nhiên đối với việc tự học môn Toán, các em chưa có nhiều bài tập để rèn luyện thêm, chính vì vậy cần phải thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho các em
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TOÁN RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 5 2.1 Mục tiêu thiết kế hệ thống bài toán rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5