quả diễn đạt, tăng sức gợi cảm, chất tạo hình, sức sống cho đối tượng đượcmiêu tả.So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn tả người.Đây cũng là biện pháp có thể kích
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Cấu trúc đề tài 7
Chương 1 8
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG 8
BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 5 8
QUA KIỂU BÀI LÀM VĂN TẢ NGƯỜI 8
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 8
1.1.1 Giới thuyết về biện pháp tu từ so sánh 8
1.1.1.1 Khái niệm 8
1.1.1.2 Phân loại biện pháp tu từ so sánh 10
1.1.1.3 Các kiểu so sánh 11
1.1.1.4 Vai trò của biện pháp tu từ so sánh trong văn tả người 17
1.1.2 Kiểu bài làm văn tả người 19
1.1.2.1 Một số lưu ý khi làm bài văn tả người 19
1.1.2.2 Yêu cầu cơ bản đối với học sinh lớp 5 khi làm văn tả người 22
1.1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 đối với hoạt động tạo lập văn bản 23
1.2 Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1 Thống kê về kiểu bài làm văn tả người trong chương trình Tập làm văn lớp 5 26
Trang 21.2.2 Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người ở một số trường tiểu học thành
phố Huế 28
1.2.2.1 Về phía giáo viên 28
1.2.2.2 Về phía học sinh 34
1.2.2.3 Kết luận chung 39
Chương 2 40
BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG PHÉP TU TỪ SO SÁNH 40
CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA KIỂU BÀI LÀM VĂN TẢ NGƯỜI 40
2.1 Những yêu cầu chung 40
2.1.1 Bài văn được thực hiện bằng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 40
2.1.2 Bài văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết 40
2.1.3 Bài văn cần được phối hợp nhuần nhụy giữa tính chân thực, tính sinh động, tạo hình và đảm bảo mục tiêu của bài văn tả người 41
2.2 Biện pháp rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người 42
2.2.1 Phát triển kĩ năng quan sát, trí liên tưởng, tưởng tượng 42
2.2.1.1 Phương pháp phát triển kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng 42
2.2.1.2 Một vài ví dụ hướng dẫn học sinh quan sát, liên tưởng, tưởng tượng 46
2.2.2 Hình thành thói quen sử dụng các biện pháp tu từ so sánh đúng yêu cầu và ngữ cảnh cụ thể 51
2.1.3 Hình thành kĩ năng vận dụng cho học sinh thông qua hệ thống bài tập 55
2.1.3.1 Bài tập nhận diện, phân tích giá trị của các biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn 56 2.1.3.2 Bài tập lựa chọn từ ngữ tả đối tượng được so sánh có trong đoạn
Trang 32.1.3.3 Bài tập phát hiện, chữa lỗi sử dụng biện pháp tu từ so sánh 66
2.1.3.4 Bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn tả người 69
Chương 3 72
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 72
3.1 Khái quát về thực nghiệm 72
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 72
3.1.2 Nguyên tắc thực nghiệm 72
3.1.3 Nội dung thực nghiệm 72
3.1.4 Phương pháp thực nghiệm 72
3.1.5 Tổ chức thực nghiệm 72
3.2 Kết quả thực nghiệm 81
3.2.1 Kết quả viết văn tả người của học sinh 81
3.2.2 Kết quả trắc nghiệm về mức độ hứng thú của học sinh 85
3.2.3 Đánh giá chung 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC P1
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các bài dạy văn tả người trong chương trình Tiếng Việt 5
Bảng 1.2: Bảng số liệu khảo sát nhận thức của giáo viên về về vai trò của việc rèn
kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh qua kiểu bài làmvăn tả người
Bảng 1.3: Bảng số liệu khảo sát hình thức và phương pháp tổ chức nhằm rèn kĩ
năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài văn tả người cho họcsinh
Bảng 1.4: Bảng số liệu khảo sát sự quan tâm của giáo viên về việc rèn kĩ năng sử
dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh trong bài văn tả người
Bảng 1.5: Bảng số liệu khảo sát nhận thức của học sinh về biện pháp tu từ so sánh
và kiểu bài làm văn tả người
Bảng 1.6: Bảng số liệu khảo sát năng lực của học sinh khi vận dụng biện pháp tu
từ so sánh trong bài văn tả người
Bảng 1.7: Bảng số liệu khảo sát cách thức vận dụng của học sinh để có bài văn tả
người đạt hiệu quả cao
Bảng 3.1: Các lớp thực nghiệm và đối chứng
Bảng 3.2: Các bài dạy học thực nghiệm
Bảng 3.3: Kết quả viết văn tả người của học sinh
Bảng 3.4: Bảng thống kê mức độ hứng thú học tập của học sinh
Trang 5DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng được miêu tả.Hình 2.2: Sơ đồ tư duy các chi tiết cần tả đối với kiểu bài làm văn tả người
Hình 2.3: Sơ đồ tư suy xác định các chi tiết cần miêu tả em bé đang độ tuổi tập
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong chương trình Tập làm văn ở tiểu học, văn miêu tả có vị trí
quan trọng Đây là kiểu bài giúp học sinh phát triển được năng lực quan sát,phát hiện những điều thú vị và mới mẻ về thế giới xung quanh Giúp học sinhbiết cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm để hoàn thành nhữngcâu văn miêu tả chân thực, sinh động thể hiện cảm xúc của người viết đối vớinhững đối tượng được miêu tả cụ thể Để làm tốt một bài văn miêu tả, họcsinh không chỉ có kiến thức về kiểu bài, kiến thức về những lĩnh vực có liênquan mà quan trọng hơn các em cần có vốn sống về thực tiễn mới có thể trìnhbày những suy nghĩ của mình một cách chân thực, sống động
Một trong những kiểu bài phổ biến của văn miêu tả là văn tả người Đốitượng của văn tả người trong chương trình tiểu học thường là những ngườithân quen, gần gũi, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong tâm hồn của các em.Đây không phải là những bức tranh chụp hay những mô phỏng cứng nhắc mà
nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu xa mà họcsinh đã quan sát trực tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Một bài văn tảngười hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động mà còn thểhiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đốitượng được tả Bởi vì trong thực tế không ai tả mà để tả, mục đích của nóthường là gửi gắm những suy nghĩ, sự đánh giá của mình Vì vậy, với kiểu bàilàm văn tả người, các em có thêm điều kiện để rèn luyện và phát triển sựthống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và nhận thức cuộc sống, conngười trong mối quan hệ với xã hội… trên cơ sở đó hình thành thế giới quancho bản thân
1.2 Văn tả người nhằm “vẽ ra” để người đọc hình dung về ngoại hình,
hành động và tính cách của đối tượng Vì thế, khi viết văn tả người, người viếtthường sử dụng các biện pháp tu từ như một phương tiện giúp nâng cao hiệu
Trang 7quả diễn đạt, tăng sức gợi cảm, chất tạo hình, sức sống cho đối tượng đượcmiêu tả.
So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn tả người.Đây cũng là biện pháp có thể kích thích được hứng thú sáng tạo của học sinhtiểu học, là cách thức để các em thỏa mãn những khả năng vận hành ngôn ngữ
vì sự liên tưởng, tưởng tượng trong so sánh giúp các em dễ dàng hơn trongbiểu đạt tình cảm, thái độ của mình đối với những người xung quanh Chính
vì tầm quan trọng của biện pháp nghệ thuật này mà ngay từ đầu của năm lớp
ba, so sánh được đưa vào giảng dạy để học sinh làm quen, tìm hiểu và thựchành ứng dụng Điều này giúp học sinh sớm vận dụng được biện pháp tu từ sosánh trong cách nói, cách viết, làm cho câu văn trở nên sinh động, giàu hìnhảnh Đồng thời cũng khắc phục tình trạng viết văn khô khan, không sinh động,thiếu cảm xúc của học sinh Nhờ có so sánh mà học sinh có thể thả sức tưởngtượng để làm nổi bật những chi tiết, những vẻ đẹp độc đáo để đối tượng được
tả hiện lên vừa chân thực vừa lôi cuốn
1.3 Trong thực tế, dạy học văn tả người còn gặp nhiều vướng mắc Cụ
thể như cách viết văn còn khô khan, nghèo hình ảnh, thiếu cảm xúc là nhữnglời phê thường gặp nhất trong các tiết trả bài làm văn Điều này có thể lí giải ởnhiều góc độ khác nhau nhưng không thể phủ nhận những lỗi sử dụng cáchình ảnh so sánh trong bài viết
Kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh của học sinh tiểu học còn cónhiều hạn chế Có những bài viết hình ảnh so sánh rất ngô nghê do các emchưa hiểu được yêu cầu của biện pháp tu từ này Nhiều cách nói đã trở nênsáo mòn, công thức, thiếu mộc mạc, chân thực vì học sinh chỉ biết rập khuôntheo mẫu,theo ví dụ do giáo viên đưa ra hay sao chép từ sách tham khảo màcác em chưa thực sự quan sát đối tượng trong thực tế Tình trạng những bàiviết na ná nhau còn nhiều, ví như khi tả người thì nhất định có khuôn mặt tráixoan, lông mày lá liễu, mắt đen như bồ câu, hàm răng trắng, mũi dọc dừa,…khiến ai cũng trở nên giống nhau, không hề có nét riêng nào, cho nên bài văn
Trang 8trở nên thiếu cá tính và gây nhàm chán cho người đọc Khi điều này ảnhhưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và phân mônTập làm văn nói riêng thì việc tìm tòi, nghiên cứu và khảo nghiệm các biệnpháp để khắc phục tình trạng nói trên vẫn là việc làm cần thiết hướng tới mụctiêu nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn ở tiểu học.
Xuất phát từ những lí do nêu ở trên, chúng tôi lựa chọn khía cạnh“Rèn
kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Văn tả người là một kiểu bài cụ thể có vị trí quan trọng trong văn
miêu tả, vì vậy nó là đối tượng được các nhà sư phạm tập trung nghiên cứu
khá nhiều Đầu tiên phải kể đến các công trình: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học của Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học của Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học của Lê Phương Nga – Nguyễn Trí.
Ba công trình kể trên được xem là những giáo trình chính sử dụng chosinh viên ngành tiểu học, do vậy nó đã cung cấp được những kiến thức cơ bản
về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng Các công trình đó đã đề cậpđến cấu trúc của một bài văn miêu tả nói chung xuất phát từ cơ sở khoa họccủa dạy học Tập làm văn trong chương trình tiểu học Bên cạnh đó, các côngtrình đã hướng dẫn cách tổ chức một tiết dạy Tập làm văn trong giờ lý thuyết
và thực hành cùng với các nguyên tắc cần đảm bảo khi thực hiện dạy học
Trong đó có cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học của Lê Phương
Nga đã đưa đến một cái nhìn tổng quan về phân môn Tập làm văn, liệt kê cáckiểu bài văn miêu tả trong đó có chú ý đến kiểu bài làm văn tả người
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên dù đã định hướng cách tổ chứcdạy học Tập làm văn nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu văn miêu tả cũng nhưkiểu văn tả người Các công trình có nhắc đến các yếu tố để làm cho bài văn
Trang 9trở nên sinh động, hấp dẫn nhưng cũng chưa chỉ ra cụ thể và chưa nhắc đếnviệc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh khi tạo lập văn bản.
2.2 Đã có nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu khoa học của
mình về văn miêu tả có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
Nhà văn Tô Hoài trong cuốn Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả đã chia
sẻ kinh nghiệm viết văn quý báu: bài học về quan sát và bài học về diễn đạt,sáng tạo trong miêu tả khi nói về độ chân thực và gợi cảm của hình tượng.Song chưa đưa ra quan niệm dùng so sánh trong viết văn để tạo độ sống độngcho bài viết
Cuốn Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông do Đỗ Ngọc Thống (chủ
biên) đã phân tích và chỉ ra được đặc điểm và yêu cầu khi viết văn miêu tả đểngười Cùng với việc đề xuất quy trình thực hiện một số kiểu bài làm vănmiêu tả tác giả đã nhấn mạnh đến các yêu cầu để học sinh viết văn miêu tảhiệu quả Để chỉ rõ điều đó, tác giả đã lấy nhiều ví dụ để chứng minh về tầmquan trọng của việc sử dụng lối nói ví von, so sánh trong văn miêu tả nhằmtạo ra sự bất ngờ, mới lạ, và cả sự ngẫm nghĩ từ người đọc văn Tuy nhiên, tácgiả mới chỉ nêu chung chung chứ chưa đưa ra được các biện pháp cụ thể đểrèn kĩ năng này cho học sinh
Các tác giả Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng với
Văn miêu tả và kể chuyện cũng đã đề cập đến những vấn đề lí luận và thực
tiễn về lĩnh vực văn miêu tả cũng như kể chuyện Tác giả Phạm Hổ đã giántiếp nêu lên vai trò, vị trí của so sánh trong văn miêu tả tuy nhiên nó chỉ dừnglại ở các nhận xét, sơ lược chứ chưa hướng đến việc hướng dẫn cách thức sửdụng biện pháp tu từ so sánh
Giáo sư Định Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt và Phong cách học Tiếng Việt đã giới thiệu về biện pháp tu từ so sánh
cũng như vai trò của nó trong việc tạo lập văn bản Tuy vậy, tác giả mới chỉ dừnglại ở mức độ khái quát, chưa đưa ra cách sử dụng biện pháp tư từ so sánh này
Trang 10như thế nào khi thực hiện một bài văn miêu tả, đặc biệt là văn tả người.
Các tác giả Lê Phương Nga và Lê Hữu Tỉnh trong sách Tiếng Việt nâng cao các lớp 3, 4, 5 đã đưa ra một số các bài tập thực hành để rèn cho học sinh kĩ
năng so sánh cũng như bài tập ứng dụng vào viết đoạn văn, bài văn miêu tả Tuynhiên, các dạng bài tập trong sách được chia đều cho các phân môn nên chưa chútrọng kĩ hơn đến việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn tả người
Như vậy đề cập đến văn tả người không phải là vấn đề mới mẻ nhưng đisâu đề xuất các giải pháp rèn luyện các kĩ năng và phát triển hoàn thiện kĩnăng vẫn là con đường chưa được khai thác kĩ Đây chính là cơ hội của đề tài
để có thể kế thừa thành tựu của các công trình đi trước, vừa đề xuất đượcnhững ý kiến riêng của người viết
2.3 Trong sự trăn trở với mong muốn tìm ra cách thức, con đường để
hướng dẫn cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh, đã có nhiều cây búttâm huyết cũng đi vào nghiên cứu lĩnh vực này
Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả của Lý Thị Sơn đã xây dựng được hệ
thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa, tạohứng thú cho học sinh, góp phần tháo gỡ khó khăn khi viết văn miêu tả
Luận văn thạc sĩ Luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong viết văn miêu tả của Phan Thị Hương Giang đã chú trọng khảo sát
và phân tích thực trạng rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhânhóa cho học sinh tại cơ sở trường tiểu học hiện nay, đồng thời đã chia sẻnhững tâm huyết của mình về các biện pháp rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu
từ so sánh và nhân hóa cho các em cùng với hệ thống bài tập được thiết kế đadạng, phù hợp với trình độ của học sinh tiểu học
Tất cả các công trình nghiên cứu ở trên đều là những chia sẻ đầy tâmhuyết của các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm Có công trình đã nói về vănmiêu tả, có công trình điểm xuyết về quy trình dạy tập làm văn, có những bàiviết chia sẻ kinh nghiệm về biện pháp cũng như xây dựng hệ thống bài tập
Trang 11nhằm rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh khi viết vănmiêu tả Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở mứcđộ khái quát hay ở phạm vi rộng chứ chưa đi vào kiểu bài làm văn tả ngườitrong một khối lớp cụ thể để rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh chohọc sinh qua kiểu bài làm văn tả người.
Điểm qua lịch sử về vấn đề nghiên cứu để thấy được việc rèn kĩ năng sửdụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh qua kiểu bài làm văn tả người làvấn đề mới mẻ, có tính thực tiễn và đặc biệt chưa có công trình nào nghiên
cứu sâu vào vấn đề này Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tư từ so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người” với hi vọng đem lại một số đóng góp để nâng cao năng lực viết văn tả
người cho học sinh khi đến với phân môn Tập làm văn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ những phân tích, đánh giá về lí luận và thực tiễn, đề tài tập trung đềxuất các biện pháp dạy học nhằm rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánhcho học sinh qua kiểu bài làm văn tả người
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến văn miêu tả,trong đó tập trung vào kiểu văn tả người và biện pháp tu từ so sánh cùng cácvấn đề liên quan
- Khảo sát nội dung dạy học văn tả người trong sách giáo khoa TiếngViệt 5
- Khảo sát thực trạng việc tổ chức rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ sosánh cho học sinh lớp 5 qua làm văn tả người ở một số trường tiểu học thuộc địabàn thành phố Huế
- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánhcho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người
- Tiến hành dạy học thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện
Trang 12pháp đề xuất trong đề bài.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Cách rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 5 quakiểu bài viết văn tả người
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Các biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả người có sử dụng biện pháp tu từ
so sánh
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thiết
Nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu liên quan đến văn miêu tả,nội dung văn tả người, biện pháp tu từ so sánh cùng một số vấn đề liên quan
5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
Thu thập thông tin về thực trạng dạy học liên quan đến việc rèn luyện kĩnăng sử dụng biện pháp tu từ so sánh qua kiểu bài làm văn tả người Từ đótổng kết các vấn đề thực tiễn liên quan đến hoạt động rèn kĩ năng viết văn tảngười có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
5.3 Phương pháp thống kê, phân tích
Thống kê, phân loại nội dung khảo sát thực tế là nhằm đưa ra các kếtluận chính xác về thực trạng để từ đó đề xuất biện pháp
5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Ứng dụng những đề xuất của đề tài đưa vào thực tiễn dạy học để kiểmchứng kết quả nghiên cứu, xem xét tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
6 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
đề tài được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ
so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người
Chương 2: Biện pháp rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho học
sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người
Trang 13Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH CHO HỌC SINH LỚP 5
QUA KIỂU BÀI LÀM VĂN TẢ NGƯỜI 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Giới thuyết về biện pháp tu từ so sánh
1.1.1.1 Khái niệm
So sánh là một thao tác của tư duy Đó là thao tác đem sự vật này đối chiếuvới sự vật khác để nhìn thấy nét tương đồng và khác biệt giữa chúng Thuật ngữ
“so sánh” trong Tiếng Việt là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực của cuộc sống Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) có
giải thích về “so sánh” theo cách phổ thông Đó là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để giải thích sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”
Nhìn từ góc độ phong cách học, so sánh là một phương thức phổ biếncủa mọi ngôn ngữ bởi đây là biện pháp nghệ thuật có thể giúp người ta bày tỏđược trạng thái tâm lí, tâm tư tình cảm, cảm xúc một cách ý nhị, tinh tế Vìthế, đây cũng là một vấn đề thu hút tầm nhìn của các nhà nghiên cứu
Theo quan niệm của Đào Thản trong cuốn Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật: “So sánh là lối nói đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng
có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau bên ngoài hay tính chất bên trong Lối nói đối chiếu như vậy được dùng với mục đích giải thích, miêu tả, đánh giá và biểu lộ tình cảm về đối tượng được nói đến” [9; tr.123]
Trong khi đó tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt diễn giải theo một cách khác Ông viết: “So sánh (so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại trên thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét tương đồng nào đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [14; tr.154]
Trang 15Giống như Đinh Trọng Lạc, tác giả Nguyễn Văn Nở trong Giáo trình phong cách Tiếng Việt đưa ra định nghĩa như sau: “So sánh tu từ là đối chiếu hai hay nhiều đối tượng (hoặc sự vật) có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [19; tr.123]
Cùng xem tác giả Nguyễn Thái Hòa viết về biện pháp tu từ so sánh trong
quyển Phong cách học Tiếng Việt viết cùng với Đinh Trọng Lạc: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [11; tr.189]
Có lẽ người dành nhiều trang viết để viết về biện pháp tu từ phải nói đến
tác giả Cù Đình Tú Đặc biệt, trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, GS Cù Đình Tú đã thể hiện quan điểm rõ nhất về biện pháp tu từ so sánh: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng
có chung một dấu hiệu nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng” [26; tr.274]
Có thể thấy các tác giả trên đều có cách định nghĩa riêng về biện pháp tu
từ so sánh Tuy cách diễn đạt hoàn toàn không giống nhau nhưng cùng hướng
đến một điểm chung: So sánh là đặt hai hay nhiều đối tượng vào một mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng
Ta sẽ thấy rõ điều đó qua câu ca dao:
Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan Hai sự vật được đem ra so sánh với nhau là “trẻ em” (non nớt, bé nhỏ)
và “búp trên cành” (non tơ, mới nhú lên) Hai sự vật này có chung đặc điểm
tương đồng về tính chất (sự non tươi, đầy sức sống chứa chan hi vọng) Đây làcách so sánh ấn tượng giúp người đọc hình dung được hình ảnh của nhữngđứa trẻ bé nhỏ, đầy sức sống, từ đó có thái độ yêu quý, nâng niu, trân trọng
Trang 16đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.
1.1.1.2 Phân loại biện pháp tu từ so sánh
Trong giao tiếp thường ngày, chúng ta vẫn hay sử dụng các hình thức so
sánh để câu nói trở nên thuyết phục như “Lan cao hơn mẹ”, “Mưa trút như nước”,… Thậm chí trong kho tàng tục ngữ của Việt Nam cũng tồn tại nhiều thành ngữ dưới dạng so sánh: “Xấu như ma”, “Đen như cột nhà cháy”,…
Việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh giúp người nghe hiểu sâu sắc hơn
về những phương diện được đề cập đến để từ đó có cách nhìn khái quát hơn
về đối tượng Chính vì lẽ đó, người ta phân so sánh thành hai loại: So sánhhình ảnh và so sánh logic
So sánh hình ảnh là biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sựvật với nhau, miễn là giữa các sự vật đó có nét tương đồng nào đó để gợi rahình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc,người nghe
Trang 17Ví như:
Cánh diều như dấu á
Ai vừa tung lên trời
(Dương Viết Á)
“Cánh diều” với “dấu á” là hai sự vật không cùng loại nhưng lại được
đem ra so sánh với nhau khi chúng mang đặc điểm chung: dáng cong cong,vỏng xuống, mỏng mảnh của cánh diều giống hệt như dấu á Lối so sánh này
đã đem đến một sự liên tưởng thú vị cho người đọc, tưởng như có một dấu á
cứ treo lơ lửng trên bầu trời, thật ngộ nghĩnh, dễ thương, ấy là cánh diều trongđôi mắt của trẻ thơ
Hay: “Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân”
Như vậy, so sánh hình ảnh và so sánh logic mang nét khác biệt nhau ởtính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị loại của sự vật Nếu như giá trị của
so sánh logic là xác lập được sự tương đương giữa hai đối tượng thì giá trị của
so sánh tu từ là ở sự liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mĩ ở ngườiđọc, người nghe
1.1.1.3 Các kiểu so sánh
a Xét theo mô hình cấu tạo
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:
Trang 18(1) (2) (3) (4)
M: Mẹ
Mắt hiền
vềsáng
nhưtựa
nắng mới
vì saoTrong đó:
Yếu tố (1) là cái được so sánh Đây là yếu tố được hay bị so sánh tùy
theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực
Yếu tố (2) là phương diện so sánh Đây là yếu tố chỉ tính chất của sự vật
hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trònêu rõ phương diện so sánh
Yếu tố (3) là mức độ so sánh, nó thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng như nhau Ngoài từ “như” còn có các từ “tựa như”, “ giống như”, “như là”, “là”,…
Yếu tố (4) là cái so sánh, tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Trong bốn yếu tố thì yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt Nếu vắng mặt
cả yếu tố (1) thì giữa hai yếu tố (1) và (4) phải có nét tương đồng quen thuộc,
lúc đó ta có ẩn dụ Ví như khi ta nói “Cô gái xinh như hoa” thì đó là cách nói
so sánh, nhưng nếu nói theo cách của Nguyễn Du: “ Hoa tàn mà lại thêm tơi”
Kiểu 1: Có đầy đủ 4 yếu tố
Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ 4 yếu tố và được sắp xếp theotrật tự: cái được so sánh – phương diện so sánh – mức độ so sánh – cái so sánh
Trang 19Ví dụ:
Ở đây đức tính của “ông” và “bà” lần lượt được so sánh với “hạt gạo”
và “suối trong”, một sự so sánh rất đơn giản nhưng lại làm bật lên được đức
tính hiền lành, sự đôn hậu của con người Cao Bằng
Kiểu 4: So sánh vắng yếu tố (2)
Khi vắng yếu tố (2) người ta gọi đó là so sánh chìm Loại so sánh nàykích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác địnhđược nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó nhận ra được đặcđiểm của đối tượng được tả
Trang 20Ví dụ:
Kiểu 5: So sánh vắng yếu tố (2) và (3)
Đây là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi Do thiếuphương diện và mức độ so sánh nên đây cũng là dạng so sánh không đầy đủ.Yếu tố (2) và (3) có thể được thay thế bằng dấu gạch ngang, dấu ngắt giọnghoặc là hình thức đối chọi
Trang 21Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
Đây là dạng so sánh dùng từ “là”, “như”, “tựa”,… để làm điểm so sánh.
Đó là đôi bàn tay của em bé được ví như bông hoa đầu cành thật dễ thương:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
(Hai bàn tay em – Huy Cận)
Hay đó là hình ảnh người mẹ được ví như ngọn gió, mãi che chở, chămsóc cho con của mình:
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Trang 22cụm từ “chưa bằng” để nói lên sự vất vả của người mẹ, sự hi sinh lớn lao
không có gì có thể thay thế được, qua đó ta thấy được tình mẫu tử thiêng liêng,sâu nặng Anh chiến sĩ yêu mẹ cũng như yêu quê hương đất nước của mình:
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
Người được thương trên tất cả người thương Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc.
(Muôn vạn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương – Việt Phương)Việt Phương đã vận dụng thành công hình thức so sánh tuyệt đối để nóilên tình thương yêu vô vàn của nhân dân dành cho Bác, một con người suốtđời quên mình vì hạnh phúc nhân dân Qua đó ta nhận thấy so sánh tuyệt đối
là dạng so sánh để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận, cách đánh
giá riêng của người so sánh, thường đi với từ “nhất”.
1.1.1.4 Vai trò của biện pháp tu từ so sánh trong văn tả người
Trang 23So sánh tu từ là một trong những dạng thức phổ biến được sử dụng khánhiều trong bài văn tả người Đây là biện pháp có giá trị về mặt nhận thức vàbiểu đạt, có tác dụng giúp người viết xây dựng lại hình ảnh của đối tượngđược miêu tả để người đọc có thể hình dung dễ dàng và rõ nét hơn về đốitượng đó.
Hãy xem Ma Văn Kháng dùng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả hìnhdáng của một thanh niên Mèo qua những câu văn sinh động và gợi cảm:
“- A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín
núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!
A Cháng người đẹp thật Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc ngụ Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.”
(Trích Người con trai họ Hạng – Ma Văn Kháng)Vóc dáng khỏe mạnh của một thanh niên Mèo Hạng A Cháng đã được khắchọa rõ nét qua những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh Những hìnhảnh so sánh đó được đưa ra để cụ thể hóa giúp bạn đọc có thể hình dung ra ACháng là thanh niên khỏe mạnh với những hình ảnh rắn chắc, đẹp, gần gũi vớingười dân miền núi Điều đó giúp các em dễ tiếp nhận với hình tượng văn học vàthấy nó gần gũi với cuộc sống đời thường
Khi khả năng nhìn nhận vạn vật xung quanh của học sinh tiểu học còn ởmức độ thấp, chưa có sự đánh giá hoàn chỉnh và sâu sắc thì biện pháp tu từ sosánh chính là biện pháp hữu hiệu giúp các em thỏa sức vận hành ngôn ngữ,phát triển khả năng quan sát, tư duy, khả năng liên tưởng và tưởng tượng khilàm văn tả người Nhờ các hình ảnh so sánh mà các em có thể diễn đạt nhữngđiều khó nói, khó viết một cách dễ dàng, ý tưởng của các em sẽ được cụ thểhóa để người đọc có thể cảm nhận được
“Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa
Trang 24sống Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó
tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.”
(Bà tôi – Theo Mác – xim Go – rơ – ki)Cũng như các biện pháp tu từ khác, biện pháp từ so sánh đem lại tácdụng cao khi vận dụng làm văn tả người, giúp học sinh nâng cao nhận thức vềthế giới xung quanh, bộc lộ những tâm tư, tình cảm của mình để từ đó các embiết yêu thương gia đình, thầy cô, bạn bè,…và lớn hơn hết đó là tình yêuthương con người Tình yêu thương của đứa con dành cho người mẹ của mìnhthật bao la và ấm áp đã được thể hiện rõ qua câu văn sinh động, gợi cảm có sửdụng biện pháp tu từ so sánh:
“Nhìn mẹ cặm cụi giữa đêm vá áo cho em, em thương mẹ quá Tình mẹ đối với em như trời cao biển rộng, thiêng liêng vô cùng Mẹ là cả bầu trời yêu thương che chở cho đời em khôn lớn mà từ bấy lâu nay em nào có biết.
Những ai không có mẹ chắc là khổ lắm”
(Bài làm của học sinh)
Bên cạnh việc lôi cuốn, hấp dẫn người đọc cùng tưởng tượng ra những gì
mà người viết muốn nhắc đến, biện pháp tu từ so sánh còn mang lại tác dụng caokhi làm văn tả người, nó làm cho câu văn, bài văn trở nên sinh động, gợi cảm vàhấp dẫn bạn đọc
“Tường là một thằng nhóc rất đẹp trai Nó đẹp ngay từ khi còn bé Tường mang khuôn mặt thanh mảnh của mẹ tôi và đôi mắt to với cặp lông mi
dài của ba tôi Tóc nó dày, mịn như tơ, da trắng hồng, miệng rộng với hàm răng trắng và đều tăm tắp như những viên đá cuội được mài dũa và sắp xếp cẩn thận Mỗi khi Tường cười có cảm giác gương mặt nó đang tỏa sáng Nụ cười đó, gương mặt đẹp như thiên thần đó luôn đem lại cho người đối diện
một niềm vui khó giải thích”
(Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn Nhật Ánh)Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn dắt bạn đọc khám phá và tưởng tượng ra nétđẹp của nhân vật qua những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh Hình
Trang 25tượng nhân vật Tường được tô đậm rõ nét và đưa đến cho bạn đọc cảm giácgần gũi, chân thực Có lẽ chính vì thế mà câu văn, bài văn của tác giả trở nênsinh động, gợi cảm và thu hút được bạn đọc nhỏ tuổi
1.1.2 Kiểu bài làm văn tả người
1.1.2.1 Một số lưu ý khi làm bài văn tả người
Một đề văn tả người trong chương trình tiểu học thường đề cập đến mộttrong ba nội dung: tả hình dáng, tính tình và hoạt động nhưng cũng có những
đề văn yêu cầu học sinh tả kết hợp ba nội dung trên Do đó, khi làm văn tảngười, ta cần hiểu rằng ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đềulàm nổi rõ tinh thần, tình cảm và tính cách của người được tả Đề bài văn tảngười có thể yêu cầu nhấn mạnh về mặt này hay mặt kia, song cách làm bàinói chung cần chú ý những điểm sau:
Tả hình dáng (ngoại hình) một người, ta thường chú ý đến tầm vóc,
khuôn mặt, mái tóc, làm da, cặp mắt,…, cách ăn mặc, dáng đi đứng, tiếng nóicười, v.v… nhưng cần biết lướt qua (hoặc lược bỏ) những nét không nổi bật
để tập trung vào những đặc điểm tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh cho người đọc,
có liên quan đến hoạt động, tính tình của người được tả Thông thường, dựavào tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống của mỗi người, ta có thể chọn tảnhững nét phù hợp và nổi bật Ví dụ, nhà văn Ê - min Đô – la đã tả bác thợ rèn
khỏe mạnh qua những hình ảnh: “vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa lò và bụi búa sắt”, “đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ to, xanh, trong ngời như ánh thép”, “quai hàm bạnh rung lên với
những tràng cười”… Ở những nét nổi bật về hình dáng nói trên, người đọc dễdàng nhận thấy cả tinh thần, tình cảm hay tính cách của bác thợ rèn: lạc quan vàyêu lao động
Tả hoạt động của người, cũng cần tập trung vào những biểu hiện chính
với từng dáng điệu, cử chỉ, lời nói, động tác,… sao cho rõ đặc điểm tính tìnhhay phẩm chất tư cách của người đó Ví dụ, nhà văn Mai Văn Kháng tả anh
Trang 26Hạng A Cháng – một thanh niên Hmông – đang cày ruộng với sự cần cù chăm
chỉ và lòng yêu thích, say mê công việc: “Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm Lại có lúc xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoảy dài hoặc băm những bước ngắn gấp gấp…” Nhà văn Nguyễn Nho tả vài nét về lời nói, cử chỉ của bác thợ xây
nhưng cho ta thấy tính nết vui vẻ cởi mở của người lao động:
“Trời vừa đứng bong, Hòe đang rảo bước trên vỉa hè Bỗng một tiếng gọi giật lại:
- Này Hòe, lại đây!
Hòe vội quay lại Bác thợ xây quen thuộc đang tươi cười hồ hởi Khuôn mặt rám nắng còn đọng mấy vệt mồ hôi khô.
- Đói chưa? Đây, ăn đi.
Bác thợ giúi vào tay Hòe một mẩu bánh xốp còn nóng hổi lẫn cả mùi nồng của vôi.
Hòe nhoẻn miệng cười hồn nhiên Bác vỗ vỗ vào vai Hòe cười:
- Cháu có thích cái nghề vôi vữa này không đấy?
- Cháu rất thích ạ.
Bác thợ vừa trò chuyện vừa xúc hồ trát thoăn thoắt Chiếc bay trong tay bác loang loáng Bức tường cao lên trông thấy…”
Tả tính tình của một người không phải chỉ là liệt kê tất cả các đặc điểm
về tính nết của người ấy Để làm rõ tính tình một người ta cần phải nêu đượcnhững dẫn chứng cụ thể hoặc thông qua các biểu hiện bên ngoài như lời nói,
cử chỉ, hàng động, việc làm, cách ăn mặc hay đi đứng… của người được tả.Những ví dụ về tả hoạt động, hình dáng nêu trên đã cho ta thấy rõ được điềuđó; hoặc như nhà văn Đào Vũ tả chị Chấm, một cô gái nông thôn mộc mạc,
Trang 27giàu tình cảm: “Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm chị Chấm khóc gần suốt buổi Đêm ấy về ngủ, trong giấc mơ Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt…”
Ở mức độ cao của văn tả người, thông qua các hành động, việc làm…người viết còn bộc lộ được những suy nghĩ, tình cảm hay tâm trạng của nhânvật Đó là những biểu hiện về nội tâm, cho thấy tính cách của người được tả rõnét và sâu sắc Ví dụ, nhà văn Thạch Lam miêu tả tâm trạng của Thanh khi về
quê thăm bà: “Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng Tuy vậy Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ… Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bong mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh Lần nào trở về với
bà, Thanh cũng thấy thong thả và bình yên như thế…”
Bố cục của bài văn tả người thường căn cứ vào yêu cầu do đề bài đặt ra(tùy theo yêu cầu tả kĩ mặt nào mà tập trung làm rõ mặt đó, bằng cách trìnhbày lần lượt hoặc kết hợp, xen kẽ các mặt); dàn bài chung như sau:
Mở bài: Giới thiệu người được tả
( Là ai? Gặp gỡ hay tiếp xúc ở đâu? Gặp trong hoàn cảnh nào? )
Thân bài: (nếu đủ 3 mặt)
- Hình dáng: Tả bao quát về tuổi tác, nghề nghiệp; tầm vóc, cách ăn mặc
(quần áo), dáng đi đứng… Tả kĩ những nét nổi bật, đáng chú ý về khuôn mặthay mái tóc, cặp mắt, nụ cười,…
- Tính tình: Nêu rõ lời nói, cử chỉ, thái độ cư xử hay việc làm của người
được tả nhằm bộc lộ phẩm chất đạo đức, tình cảm, thói quen của người đó(tránh liệt kê về tính nết một cách khô khan, rời rạc)
- Hoạt động: Tả kĩ và có thứ tự các cử chỉ, động tác, lời nói để thấy được
cách làm việc, thái độ và tính nết của người được tả (có thể kết hợp bộc lộ ýnghĩ, cảm xúc của người được tả, hoặc xen tả ngoại cảnh để bộc lộ tâm trạng,
Trang 28 Kết luận: Nêu cảm nghĩ, thái độ của bản thân đối với người được tả.(Có ấn tượng gì sâu sắc? Có ảnh hưởng gì tới bản thân?)
Lời văn tả người cần sử dụng ngôn ngữ miêu tả nói chung (dùng nhiều
động từ, tính từ, từ tượng hình, từ tượng thanh… để tả rõ hình dáng, hoạt động,
ý nghĩ, tình cảm của nhân vật và bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc riêng của ngườiviết) Song cần lưu ý thêm: ngoài lời văn tả của người viết, có thể có lời củanhân vật (người được tả) được thể hiện dưới hình thức đối thoại (trò chuyện vớingười khác) hay độc thoại (tự bộc lộ ý nghĩ, tình cảm, tâm tư) – như ví dụ ởđoạn văn của nhà văn Thạch Lam nói trên, do vậy người viết phải biết diễn tảsao cho phù hợp với tính cách nhân vật, đúng trọng tâm đề bài và đúng thể loạivăn miêu tả, tránh sa vào kể lể hay tường thuật dài dòng
Người tả có thể lựa chọn trình tự miêu tả thích hợp, có thể đi từ ngoại
hình đến tính tình, hoạt động của người được tả Bên cạnh đó, nên sử dụng
biện pháp tu từ so sánh để làm cho ngôn ngữ miêu tả trở nên giàu cảm xúc
hơn và thể hiện được tình yêu thương, sự quý trọng, gắn bó của người miêu tảđối với người được tả
1.1.2.2 Yêu cầu cơ bản đối với học sinh lớp 5 khi làm văn tả người a) Về kiến thức
Học sinh phải được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về văn tảngười qua những bài học lí thuyết, biết cấu tạo của một bài văn tả người, biếtcách quan sát và chọn lọc các chi tiết để miêu tả hình dáng, tính tình, hoạtđộng,… nắm được cách xây dựng đoạn mở bài và kết bài Bên cạnh đó, các
em cũng cần nắm được những nét chú ý đối với bài văn tả người để có một bàivăn tả người đạt kết quả cao
b) Về kĩ năng
Văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đặt ra yêu cầu đối vớihọc sinh tiểu học như sau:
Trang 29Nhóm kĩ năng giúp học sinh tiếp cận, chuẩn bị cho việc sản sinh văn bản: kĩnăng phân tích đề, kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng xây dựng dàn ý.
Nhóm kĩ năng viết văn bản: dùng từ từ, đặt câu để viết đọan, liên kếtđoạn văn thành bài văn
Nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả: kĩ năng phát hiện lỗi (lỗi về cách dùng
từ, lỗi chính tả, lỗi đặt câu, lỗi viết văn bản, lỗi nội dung, lỗi cảm xúc,…)được thể hiện rõ nét trong bài làm của học sinh
Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm văn, giáo viên cần chú ý rènluyện cho học sinh các kĩ năng khó là: kĩ năng viết câu văn sinh động, gợi tả,gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu; kĩ năng viết đoạn văn đảm bảo sự liênkết chặt chẽ về ý; kĩ năng viết bài văn có bố cục chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu
về kiểu bài văn miêu tả
Việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh có tác dụng lớn, giúp câu văn trởnên sinh động, giàu hình ảnh, nhạc điệu và thể hiện cảm xúc của người viếtmột cách gần gũi và chân thực, phát triển kĩ năng viết câu trong làm văn Đây
là một kĩ năng cần chú ý rèn luyện cho học sinh trong hệ thống các kĩ năngviết văn
1.1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 đối với hoạt động tạo lập văn bản
Trẻ em học văn khi nào? Trước khi bước vào lớp 1, các em đã được tiếpxúc với văn học qua lời ru, những câu ca dao, những chuyện kể,…hấp dẫn vàkích thích trí tưởng tượng trẻ thơ Hành trang ấy theo các em trong suốt quá trìnhhọc đọc, học viết, học làm văn ở mức cơ sở ban đầu Cho đến lớp cuối của bậctiểu học, các em đã có một vốn kinh nghiệm sống nhất định, các em biết phântích quan hệ giữa người với người trong môi trường khác nhau, khi các em có thểsáng tạo bằng ngôn từ một cái gì đó của mình để thể hiện những sự kiện của đờisống thì các em đã có khả năng tạo lập văn bản
Với lứa tuổi của học sinh lớp 5, các em đã bước vào giai đoạn học tập
Trang 30sâu Qua các năm học trước, các em đã có một số kiến thức, kinh nghiệm vềhọc tập và cuộc sống, cho nên nhận thức của các em cũng đã chuyển dần từcảm tính sang lí tính Ở giai đoạn này, các tố chất về tư duy của học sinh bắtđầu phát triển.
Tri giác của học sinh lớp 5 phát triển nhiều hơn so với học sinh lớp dưới.
Tri giác của các em đã bớt sự trực quan và đã phát triển ở mức độ cao Các em
có khả năng định hướng tốt với các hình dáng, màu sắc khác nhau và đã biếtkết hợp các giác quan để quan sát sự vật, hiện tượng Một số công trìnhnghiên cứu của L.X Zankov đã chứng minh rằng học sinh tiểu học đã biết tiếpnhận thông tin và tự mình diễn đạt các thông tin đó Các em cũng đã biết táchcác chi tiết nhỏ, dấu hiệu đặc trưng của đối tượng nào đó để đi sâu vào chi tiết
đó và nó mang tính chủ động Do đó, học sinh biết cách phân biệt chính xácđối tượng
Về đặc điểm trí nhớ, do sinh hoạt ở trường phổ thông đòi hỏi các em
phải ghi nhớ tài liệu một cách có chủ định và hiểu được nội dung Các em đãbiết nhắc đi nhắc lại nhiều lần tài liệu để nhớ được nội dung và dựa vào mốiquan hệ lô gic của nội dung để tìm ý và lập dàn ý Lúc đầu, việc lập dàn ý chỉ
là phân chia tài liệu thành những phần nhỏ, sau đó các em đã tiến tới hoạtđộng cao hơn là sắp xếp tài liệu thành những nhóm nhỏ có ý nghĩa
Thực tế cho thấy, nếu học sinh ghi nhớ tài liệu với việc biết trước nó sẽcần trong thời gian sắp tới thì tài liệu đó sẽ được ghi nhớ tốt hơn Do đó,nhiệm vụ của giáo viên là tạo cho học sinh tâm thế học tập tốt để học sinh ghinhớ tài liệu; hướng dẫn các em thủ thuật ghi nhớ tài liệu học tập; trong quátrình giảng dạy phải hướng dẫn cho các em biết đâu là điểm chính, điểm quantrọng của bài học để tránh các em học vẹt, ghi nhớ máy móc
Về đặc điểm chú ý, khả năng chú ý của học sinh lớp 5 phát triển cao hơn
so với học sinh lớp dưới Các em từ chú ý không chủ định bước đầu đãchuyển sang chú ý có chủ định nhưng vẫn còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý
Trang 31có chủ định chưa cao Tuy vậy, sự chú ý của các em có thể kéo dài hơn nhiều.
Do đó, tiết học của các em có thể kéo dài đến 40 phút trong khi thời gianchuẩn của học sinh lớp 1, 2, 3 chỉ có thể học nhiều nhất là 35 phút Cũng nhờ
sự phát triển chú ý mà học sinh có thể học tập những kiến thức khoa học trừutượng rất khó
Cùng với sự mở rộng tầm hiểu biết, kinh nghiệm sống thì khả năng tưởng tượng của học sinh lớp 5 cũng phát triển và trở nên phong phú hơn so
với lớp dưới Các em có thể tưởng tượng nhiều điều mà mình đã được thấy,được nghe, thậm chí là cả những điều chưa biết Chẳng hạn, các em có khảnăng miêu tả một cách sinh động những câu chuyện mà chúng đã được đọchoặc được nghe cô giáo kể Tưởng tượng tái tạo được phát triển trong tất cácgiờ học của học sinh là một trong những tiền đề quan trọng đối với sự pháttriển tưởng tượng sáng tạo
Với đối tượng là học sinh lớp 5, tư duy của các em đã chuyển từ tư duy
trừu tượng sang khái quát Các em đã dần chuyển từ các mặt bên ngoài của sựvật, hiện tượng đến nhận thức dấu hiệu và thuộc tính bên trong của nó Điềunày đã tạo khả năng khái quát đầu tiên, so sánh đầu tiên, xây dựng suy luận sơđẳng Trên cơ sở đó, học sinh dần dần học được cách miêu tả đối tượng
Nói đến đặc điểm ngôn ngữ, học sinh tiểu học có ngôn ngữ phát triển
mạnh về cả ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng Các em có vốn từ tăng lên một cáchđáng kể do được học tập nhiều môn và phạm vi tiếp xúc được mở rộng Khảnăng hiểu nghĩa của từ cũng phát triển: từ chỗ hiểu một cách cụ thể, cảm tínhđến hiểu khái quát và trừu tượng nghĩa của từ Tuy nhiên, các em thường hiểunghĩa của từ gắn với nội dung cụ thể của bài khóa Việc hiểu nghĩa bóng của
từ còn khó khăn đối với học sinh Các em đã nắm được quy tắc ngữ pháp cơbản nhưng việc vận dụng vào ngôn ngữ nói và viết chưa thuần thục nên cònphạm nhiều lỗi, nhất là khi viết
Trang 32Hình thức mới của ngôn ngữ - ngôn ngữ viết được hình thành và pháttriển mạnh Tuy vậy, theo nghiên cứu thì đặc điểm ngôn ngữ viết của các emcòn nghèo nàn hơn so với ngôn ngữ nói, bởi các em rất khó chuyển ngôn ngữbên trong vào hình thức viết Hay nói cách khác, học sinh chưa biết đặt mìnhvào vị trí của người đọc – người chưa biết sự kiện của các em đang viết Hơnnữa, do hiểu từ ngữ chưa chính xác, nắm ngữ pháp chưa chắc nên khi viết, các
em còn dùng từ sai, viết câu chưa đúng, không viết chấm câu,…
Trên đây là những đặc điểm trong quá trình nhận thức của học sinh lớp
5 Những đặc điểm này không có tính tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối và
có sự phát triển khi lên đến các lớp học kế tiếp Sự phát triển và biến đổi nàydẫn đến sự tổ chức một cách căn bản quá trình nhận thức Vì vậy mà nội dung
và phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh
bị, kĩ năng của các em dần được hình thành và có thể thể hiện tất cả nhữngcảm xúc chân thực của mình về đối tượng quan các trang văn miêu tả
Đối tượng được nhắc đến trong văn tả người thường là con người nóichung Ở trường tiểu học, đối tượng của bài văn tả người thường là nhữngngười thân trong gia đình; là thầy giáo, cô giáo, bạn bè; là những người tronglao động, những tấm gương tiêu biểu đã để lại nhiều tình cảm, ấn tượng và kỉniệm sâu sắc trong lòng học sinh
Nội dung tả người gồm: tả ngoại hình, tâm lí, tính cách và hoạt động.Tuy nhiên, đối với học sinh tiểu học, việc miêu tả tâm lí, tính cách – tức đời
Trang 33sống nội tâm của con người là một yêu cầu cao Vì vậy, nội dung miêu tả chủyếu là tả ngoại hình, tính tình và hoạt động
Các bài dạy văn tả người ở lớp 5 cụ thể được thống kê dưới đây:
12 Giữ lấy màu xanh Cấu tạo của bài văn tả người
Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết)
13 Giữ lấy màu xanh Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
Luyện tập tả người (tả ngoại hình) (tiết 2)
15 Vì hạnh phúc con người Luyện tập tả người (tả hoạt động)
Luyện tập tả người (tả hoạt động) (tiết 2)
16 Vì hạnh phúc con người Kiểm tra viết
17 Vì hạnh phúc con người Trả bài văn tả người
19 Người công dân Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài)
Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài)
20 Người công dân Tả người (Kiểm tra viết)
21 Người công dân Trả bài văn tả người
33 Những chủ nhân tương lai Ôn tập về tả người
Tả người (Kiểm tra viết)
34 Những chủ nhân tương lai Trả bài văn tả người
Bảng 1.1: Các bài dạy văn tả người trong chương trình Tiếng Việt 5
Qua bảng khảo sát, ta thấy rằng, xét về mặt thời lượng, chương trìnhTiếng Việt dành 15 tiết để dạy học nội dung này, trong đó có 2 tiết ôn tập vàkiểm tra Điều này phần nào cho ta thấy chương trình Tiếng Việt hiện hành đãchú trọng đến văn tả người, nhấn mạnh các yếu tố thực hành và rèn luyện các
kĩ năng
Nội dung dạy học văn tả người thuộc chương trình lớp 5 được truyền đạt
cho học sinh qua kiểu bài hình thành kiến thức mới và luyện tập thực hành để
giúp các em khắc sâu tri thức
Trang 34Ở kiểu bài hình thành kiến thức mới có cấu tạo ba phần: Nhận xét, ghi nhớ và luyện tập Riêng phần nhận xét và luyện tập được xây dựng dưới dạng
bài tập Phần ghi nhớ bao gồm vấn đề lí thuyết khái quát được rút ra từ phầnnhận xét và sẽ được củng cố thêm ở phần luyện tập
Đối với kiểu bài luyện tập thực hành thường bao gồm một tổ hợp bài tập, gồm hai loại: Bài tập nhận diện giúp học sinh củng cố các kiến thức lí thuyết
đã được hình thành trong bài và các kiến thức học sinh đã được học ở tiết
trước và bài tập vận dụng có mục đích giúp học sinh vận dụng lí thuyết để
thực hành viết văn tả người Điều đó cho thấy chương trình Tập làm văn rấtchú trọng đến kĩ năng viết văn và rèn kĩ năng này qua thực hành, luyện tập
1.2.2 Khảo sát thực trạng rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 5 qua kiểu bài làm văn tả người ở một số trường tiểu học thành phố Huế
Để có cơ sở chính xác về thực trạng rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ
so sánh cho học sinh lớp 5 khi học bài làm văn tả người, chúng tôi tiến hànhkhảo sát thực trạng thông qua quá trình quan sát, dự giờ và sử dụng phiếu điềutra ở trường Tiểu học Kim Long 2 và trường Tiểu học Dương Nổ (một trườnghọc thuộc vùng ven của thành phố Huế)
1.2.2.1 Về phía giáo viên
Đối tượng: Giáo viên trường tiểu học số 2 Kim Long và trường tiểu họcDương Nổ
Số lượng: 40 giáo viên
Nội dung khảo sát: Phiếu điều tra ở phần phụ lục
Phương pháp khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp
Để thuận lợi hơn trong quá trình xác lập kết quả, chúng tôi chia nội dungphiếu điều tra ra làm 3 nhóm: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn
kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh qua kiểu bài làm văn tảngười; hình thức và phương pháp tổ chức nhằm rèn kĩ năng sử dụng biện pháp
Trang 35tu từ so sánh trong bài văn tả người cho học sinh; sự quan tâm của giáo viên
về việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho các em trong bài văn
tả người
Qua quá trình khảo sát, điều tra, phỏng vấn, chúng tôi thu được kết quảnhư sau:
a Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu
từ so sánh cho học sinh qua kiểu bài làm văn tả người
Tỉ lệ (%)
1 Nắm được khái niệm biện pháp tu từ so
2
Nắm được tác dụng của việc rèn kĩ năng
sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho họcsinh trong bài văn tả người
Yếu tố được quan tâm hàng đầu khi ra một đề văn tả người:
- Phù hợp với năng lực của học sinh 0 0
- Gần gũi, thân thuộc với học sinh 5 12,5
- Đảm bảo mục tiêu dạy văn tả người 2 5,0
- Phải có khả năng quan sát, trí liên 0 0
Trang 36tưởng và tưởng tượng phong phú.
- Phải sử dụng đúng biện pháp tu từ so
Bảng 1.2: Bảng số liệu khảo sát nhận thức của giáo viên về về vai trò của việc rèn
kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh qua kiểu bài làm văn tả người
Nhận thức của giáo viên về việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ sosánh cho học sinh qua kiểu bài làm văn tả người là rất tốt Qua khảo sát,chúng tôi thấy hầu hết tất cả các giáo viên đã nắm được khái niệm so sánh vàtác dụng của việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh qua làm văn tảngười: Giúp người đọc hình dung được đối tượng cần tả; thể hiện được tìnhcảm, cảm xúc của người viết để làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn;phát triển tư duy, khả năng liên tưởng, tưởng tượng và ngôn ngữ ở trẻ Khiđược hỏi, các thầy cô đều khẳng định: Dạy học việc rèn kĩ năng sử dụng biệnpháp tu từ so sánh cho học sinh qua kiểu bài làm văn tả người là cần thiết,không thể thiếu trong quá trình dạy học Không những thế, thời gian dành choviệc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh qua kiểu bài làm văn tả ngườicho học sinh cần được chú trọng, bởi đây là kĩ năng mà các em cần luyện tập
để có những sản phẩm văn học có “hồn” và mang tính nghệ thuật cao CôN.T.T – một trong những giáo viên nòng cốt của đội ngũ giáo viên trườngTiểu học số 2 Kim Long đưa ra ý kiến: “Xen lẫn trong một bài văn tả người làtình cảm, cảm xúc của người viết đối với nhân vật được nhắc đến Nếu không
sử dụng biện pháp tu từ so sánh thì bài văn sẽ rất “khô”, chẳng có gì hấp dẫnbạn đọc Do đó, mỗi giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng này cho học sinh và ranhững đề văn hợp lí, gần gũi, thân thuộc và phù hợp với năng lực của họcsinh, tuy thế vẫn đảm bảo được mục tiêu dạy học văn tả người”
Trong quá trình khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy có tới 85% giáoviên có quan niệm rằng, để học sinh có một bài văn tả người thành công thìkhông những các em phải nắm bắt được cấu tạo của bài văn tả người mà cần
Trang 37có khả năng quan sát, trí liên tưởng, tưởng tượng phong phú và đặc biệt, phải
sử dụng đúng biện pháp tu từ so sánh đối với kiểu bài văn này Tuy nhiên, cònmột bộ phận nhỏ thầy cô giáo còn đưa ra yêu cầu thấp đối với học sinh Phảichăng vấn đề này nằm ở năng lực tiếp thu bài giảng và khả năng vận dụng ởhọc sinh?
b. Hình thức và phương pháp tổ chức nhằm rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài văn tả người cho học sinh
Tỉ lệ (%)
- Chỉ dạy trong các buổi học tiết 2 0 0
7
Khảo sát cách thức thường dùng để rèn kĩ năng sử dụng biện pháp
tu từ so sánh cho học sinh trong bài văn tả người:
- Thực hành trên hệ thống bài tập 12 30,0
- Hướng dẫn học sinh quan sát, liên
- Hình thành thói quen sử dụng đúngbiện pháp tu từ so sánh cho học sinh khiviết văn tả người
8 Khảo sát cách hướng dẫn học sinh quan sát, tưởng tượng thường
được vận dụng:
Trang 38- Phân tích, chỉ lỗi sai cho học sinh và
- Học sinh đổi chéo bài và sửa cho nhau 5 12,5
- Gọi học sinh khác giúp bạn sửa lại cho
Qua khảo sát, thực tiễn của việc sử dụng các hình thức và phương pháp tổchức dạy học hướng tới rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn
tả người cho học sinh chưa thật sự phong phú chưa phát huy được tính tích cựccho các em Mặc dù có đến 40% giáo viên lựa chọn kết hợp tất cả các phương
Trang 39án: Thực hành thông qua hệ thống bài tập (1); hướng dẫn học sinh quan sát, liêntưởng và tưởng tượng (2); hình thành thói quen sử dụng đúng biện pháp tu từ sosánh khi làm văn tả người (3), thế nhưng số lượng giáo viên lựa chọn các biệnpháp riêng lẻ để hướng dẫn cho học sinh cũng khá cao ((1): 30%; (2): 17,5%; (3):12,5%) Cách dạy như vậy nên học sinh dễ rơi vào thụ động, nhàm chán và khôngphát huy được tính sáng tạo Bên cạnh đó, khi khảo sát về phương thức hướng dẫncho học sinh quan sát, liên tưởng và tưởng tượng thì có đến 52,5% giáo viên lựachọn cách hướng dẫn học sinh sử dụng mắt để nhìn và chỉ có một bộ phận nhỏ biếthướng dẫn học sinh kết hợp các giác quan để quan sát, liên tưởng, tưởng tượng khiviết văn tả người Đây là chi tiết cần được nhấn mạnh và thay đổi để nâng cao chấtlượng dạy và học trong phân môn Tập làm văn.
Về cách thức sửa lỗi biện pháp tu từ so sánh cho học sinh khi viết văn tảngười, 55% giáo viên lựa chọn phương án phân tích, chỉ lỗi sai cho học sinh vàhướng dẫn các em sửa chữa Tuy nhiên, theo ý kiến của thầy giáo M.T.H – mộtgiáo viên có kinh nghiệm trong dạy học ở trường tiểu học số 2 Kim Long cho rằng,cần kết hợp hai phương án phân tích, chỉ lỗi sai cho học sinh và hướng dẫn các emsửa chữa, đồng thời kết hợp cho học sinh đổi chéo bài và sửa cho nhau bởi nhưvậy thì học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức hơn, biết được những chỗ đã sai và sẽ
cố gắng trong những bài làm sau
c Sự quan tâm của giáo viên về việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ
so sánh cho học sinh trong bài văn tả người
Tỉ lệ (%)
Trang 40Bảng 1.4: Bảng số liệu khảo sát sự quan tâm của giáo viên về việc rèn kĩ năng
sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh trong bài văn tả người
Qua thu thập số liệu, chúng tôi nhận thấy hầu hết tất cả các giáo viên đềuchú trọng đến việc tìm kiếm, tham khảo và sử dụng chúng thích hợp để rèn kĩnăng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh trong bài văn tả người Dùvậy nhưng chúng ta cần có phương pháp khai thác tài liệu phù hợp về cả kênhhình lẫn kênh chữ để truyền thụ mạch kiến thức cho học sinh một cách phùhợp và hiệu quả nhất
1.2.2.2 Về phía học sinh
Đối tượng: Học sinh trường tiểu học số 2 Kim Long và trường tiểu họcDương Nổ
Số lượng: 200 học sinh
Nội dung khảo sát: Xem phiếu điều tra ở phần phụ lục
Phương pháp khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra
Để thuận lợi hơn trong quá trình khảo sát, chúng tôi chia phiếu điều trathành bốn nhóm nhỏ: Nhận thức của học sinh về biện pháp tu từ so sánh vàkiểu bài làm văn tả người; năng lực của học sinh khi vận dụng biện pháp tu từ
so sánh; cách thức vận dụng của các em để có bài văn tả người đạt hiệu quảcao và đánh giá của cá nhân học sinh về kiểu bài làm văn tả người Kết quảkhảo sát thu được như sau: