Các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính Nhà nước...17 1.2.3.2.. Xuất phát từ thực trạng nói trên
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Tất cả các số liệu trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác
Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận vănnày và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Nguyễn Bá Vũ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xinchân thành cảm ơn Quý Thầy - Cô giáo trường Đại học Nông lâm Huế và Khoa Tàinguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, đã tận tình truyềnđạt cho tôi những kiến thức quí báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốtthời gian học tập tại trường và viết luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn Thầy giáo,TS Hồ Kiệt, người hướng dẫn khoahọc tận tình, chu đáo đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này.Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ các phòng ban thuộc Uỷ ban nhândân huyện, Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các
xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Linh; Cán bộ và nhân dân trong vùng nghiên cứu
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
Tôi xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡtôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành đề tài này
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng năm 2014
Nguyễn Bá Vũ
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
4 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1.1 Đất đai và vai trò của đất đai đối với con người 4
1.1.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai 6
1.1.3 Tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai 8
1.1.4 Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai 9
1.1.5 Các quan hệ về đất đai ở nước ta hiện nay 10
1.1.5.1 Quyền sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam 10
1.1.5.2 Quyền chiếm hữu đất đai 10
1.1.5.3 Quyền sử dụng đất đai 11
1.1.5.4 Quyền định đoạt đất đai 11
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
1.2.1 Tình hình pháp luật về đất đai và hướng giải quyết của một số nước trên thế giới 11
1.2.1.1 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 12
Trang 41.2.1.2 Hàn Quốc 12
1.2.1.3 Thụy Điển 12
1.2.1.4 Cộng hòa Pháp và Cộng hòa liên bang Đức 12
1.2.1.5 Hoa Kỳ 13
1.2.1.6 Đài Loan 13
1.2.2 Sơ lược về quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta qua các thời kỳ 14
1.2.2.1 Thời kỳ phong kiến 14
1.2.2.2 Thời Pháp thuộc 14
1.2.2.3 Giai đoạn 1954-1975 ở miền Nam 14
1.2.2.4 Hệ thống đăng ký đất đai từ 1945 tại miền Bắc và kể từ 1975 trên cả nước cho đến nay 15
1.2.3 Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất 17
đai hiện hành 17
1.2.3.1 Các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính Nhà nước 17
1.2.3.2 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai hiện nay 21
1.2.4 Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai hiện nay 26
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 29
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 29
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.3.1 Phương pháp thu thập thập số liệu thứ cấp 29
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 30
2.3.2.1 Xây dựng bảng hỏi điều tra phỏng vấn các đối tượng liên quan đến đề tài 30
2.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn 30
2.3.2.3 Phương pháp điều tra, khảo sát: 31
2.3.3 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia và các cơ quan liên quan 31
2.3.4 Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu 31
Trang 5Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH 32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
3.1.1.1 Vị trí địa lý 32
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo 33
3.1.1.3 Khí hậu 33
3.1.1.4 Thuỷ văn 34
3.1.2 Các nguồn tài nguyên 34
3.1.2.1 Tài nguyên đất 34
3.1.2.2 Tài nguyên nước 35
3.1.2.3 Tài nguyên rừng 36
3.1.2.4 Tài nguyên biển 36
3.1.2.5 Tài nguyên khoáng sản 37
3.1.2.6 Tài nguyên nhân văn 37
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội 37
3.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 37
3.1.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 39
3.1.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 42
3.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN VĨNH LINH 43
3.2.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 43
3.2.1.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện 43
3.2.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 44
3.2.1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 45
3.2.1.4 Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất 45
3.2.1.5 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 46
Trang 63.2.1.6 Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất 47
3.2.1.7 Thống kê, kiểm kê đất đai 48
3.2.1.8 Quản lý tài chính về đất đai và công tác điều tra xây dựng bảng giá đất, phân loại khu vực, vị trí đất 49
3.2.1.9 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai 50
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất 51
3.2.2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất 51
3.2.2.2 Cơ cấu sử dụng đất của các nhóm đất chính 54
3.2.3 Hiệu quả sử dụng đất 56
3.2.4 Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất 57
3.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH 57
3.3.1 Khái quát tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 57
3.3.2 Thống kê các nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 60
3.3.2.1 Về nội dung khiếu nại 60
3.3.2.2 Nội dung, đố tượng bị tố cáo 61
3.3.2.3 Về nội dung tranh chấp đất đai 61
3.3.3 Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai 62
3.3.3.1 Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 62
3.3.3.2 Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai và đặc biệt là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập 63
3.3.3.3 Sự bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 65
3.3.3.4 Sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức 66
3.3.3.5 Tồn tại trong ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân 66
3.3.4 Đánh giá hiện trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 67
Trang 73.3.5 Thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai
của UBND huyện Vĩnh Linh từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực đến nay 70
3.3.5.1 Việc thực hiện các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại 70
3.3.5.2 Việc thực hiện các quy định về tố cáo, giải quyết tố cáo 72
3.3.6 Kết quả cụ thể về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai 73
3.3.7 Những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và nguyên nhân 78
3.3.7.1 Những tồn tại, hạn chế: 78
3.3.7.2 Nguyên nhân của những tồn tại 80
3.3.8 Nghiên cứu về giải quyết một số vụ việc điển hình KN, TC, TCĐĐ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 81
3.3.8.1 Vụ khiếu nại của bà Nguyễn Thị Hà ở khóm 5, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh 81
3.3.8.2 Vụ ông Trương Quốc Tuân ở thị trấn Bến Quan: 90
3.3.8.3 Vụ các công dân tố cáo cán bộ xã vi phạm pháp luật về đất đai ở xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh 95
3.3.8.4 Vụ tranh chấp đòi lại đất của ông Dương Thanh Bình ở xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh 97
3.3.9 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai 99
3.4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 100
3.4.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng cường hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay 101
3.4.2 Chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo 101
3.4.3 Thường xuyên nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai 103
3.4.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật 105
3.4.5 Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân 105
Trang 83.4.6 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
1 Kết luận 107
2 Kiến Nghị 108
2.1 Đối với cấp Trung ương 108
2.2 Đối với chính quyền địa phương 108
2.3 Đối với người dân 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Danh mục các văn bản pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai 20
Bảng 3.1 Tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2000- 2010 38
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2000- 2005 38
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản (theo giá cố định 1994) giai đoạn 2000 – 2010: 39
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định 1994) giai đoạn 2000 – 2010: 40
Bảng 3.5 Dân số, mật độ dân số và tỷ lệ tăng dân số 42
Bảng 3.6 Kết quả công tác giao đất cho thuê đất để thực hiện các công trình, dự án 47
Bảng 3.7 Thống kê tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ đến 31/12/2010 48
Bảng 3.8 Tổng hợp các nguồn thu từ đất giai đoạn 2004 - 2013 49
Bảng 3.9 Hiện trạng diện tích tự nhiên các xã trong huyện 51
Bảng 3.10 Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Linh 52
Bảng 3.11 Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp chính năm 2010 55
Bảng 3.12: Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp năm 2010 55
Bảng 3.13 Tình hình tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến lĩnh vực đất đai giai đoạn 2004 - 2013 58
Bảng 3.14 Thực trạng cán bộ tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở cấp huyện năm 2013 68
Bảng 3.15 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách về lĩnh vực đất đai ở cấp xã năm 2013 69
Bảng 3.16 Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 74
Bảng 3.17 Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai giai đoạn 2004 - 2012 76
Bảng 3.18 Kết quả giải quyết đơn tố cáo trong lĩnh vực đất đai giai đoạn 2004 - 2012 .77
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Linh 32Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2000- 2005 39Hình 3.3 Cơ cấu sử dụng đất, diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng 53
Trang 12MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách đượcĐảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Chỉ thị,Nghị quyết về vấn đề này Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tácđộng tích cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo Nhờ vậy,nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tìnhhình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước Tuy nhiên, do nhiều nguyênnhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bìnhthường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả nước
Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn
ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thànhđiểm nóng Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dungthể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyềnđịa phương Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai.Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiệncác dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồithường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranhchấp đất đai, nhà ở Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chínhsách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán
bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tàichính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội, cổ phần hóa doanhnghiệp; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo,không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật
Xuất phát từ thực trạng nói trên, bản thân tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu mộtcách có hệ thống các quy định của pháp luật về đất đai, thẩm quyền giải quyết của cơquan có thẩm quyền thông qua việc giải quyết các vụ việc ở địa phương, để từ đó cócái nhìn thực tế hơn, đề xuất phương án giải quyết hợp lý đối với công tác khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp đất đai với tên đề tài cần nghiên cứu là: “Đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”.
Huyện Vĩnh Linh nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị, phía Bắc giáp huyện LệThủy- huyện Vĩnh Linh, phía Nam giáp huyện Gio Linh, phía Tây giáp huyện HướngHóa, phía Đông giáp biển Đông Vĩnh Linh nằm trên các trục giao thông quan trọngcủa quốc gia, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường biển Những đặc điểm về vịtrí địa lý là lợi thế rất lớn để có thể mở rộng hợp tác kinh tế, giao thương hàng hóa,phát triển thương mại và du lịch
Trang 13Tổng diện tích đất tự nhiên 61.716,55 ha, là huyện có diện tích đất tự nhiênđứng thứ ba toàn tỉnh điều kiện đất đai thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lúa, câyhàng năm khác, cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản.
Huyện Vĩnh Linh chưa phải là điểm nóng về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp tronglĩnh vực đất đai như một số địa phương khác Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn nềnkinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Người dân sống bằng canh tácnông, lâm, ngư nghiệp nên đất đai không những vừa là tư liệu sản xuất chính mà còn làtài sản có giá trị nhất của họ Những năm gần đây, các chính sách thu hút đầu tư mởrộng các cụm công nghiệp, các dự án sản xuất nuôi trồng thủy sản, trồng cây côngnghiệp lâu năm, các công trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng… được chính quyền địaphương đặc biệt quan tâm Đi liền với sự phát triển này, thì thách thức đặt ra đối vớiđịa phương là việc thu hồi đất, đền bù, giải toả, hỗ trợ tái định cư Sự gia tăng dân số,vấn đề giải quyết việc làm và cuộc sống cho người lao động gặp phải không ít khókhăn cùng với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường khiến cho giá đất tăng caogây nên tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện có xu hướng ngàycàng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung
Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo và tổ chứcthực hiện từng bước đổi mới công tác tiếp công dân, kiện toàn bộ máy và nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếunại, tố cáo về đất đai, giải quyết, xử lý kịp thời những đơn thư khiếu kiện của côngdân, không để xảy ra “điểm nóng”, không có tình trạng khiếu kiện đông người gópphần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Bêncạnh những mặt tích cực đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém như: Số lượngđơn thư khiếu nại tiếp tục tăng, tình trạng khiếu kiện vượt cấp vẫn còn xảy ra, công tácgiải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của Chủ tịchUBND huyện vẫn còn tồn đọng, kéo dài, phần lớn những vụ việc này thường có nộidung phức tạp, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, công tác phối hợp giải quyếtmột số nội dung liên quan giữa UBND huyện với UBND cấp tỉnh, UBND xã vớiUBND huyện và các ban ngành liên quan các cấp có lúc chưa kịp thời, thiếu thốngnhất dẫn đến chậm trễ trong giải quyết một số vụ việc
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa
bàn nghiên cứu
- Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai huyệnVĩnh Linh từ khi có Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành cho đến nay
Trang 14- Tìm ra những nguyên nhân chính gây nên tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranhchấp đất đai từ đó đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện.
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo cho công tác giải quyết cáctranh chấp và khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chínhnhà nước và đồng thời có giá trị tham khảo cho các công trình nghiên cứu liên quanđến vấn đề này
4 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn trong cơ chế giải quyết khiếu nại, tốcáo, tranh chấp đất đai ở huyện Vĩnh Linh
- Đánh giá thực trạng và những tồn tại, vướng mắc trong việc giải quyết khiếunại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên một địa bàn cụ thể từ đó đề ra các biện pháp giảiquyết phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh đất đai nóichung, ở huyện Vĩnh Linh nói riêng, tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật đất đai sửađổi đang được Quốc hội thảo luận và lấy ý kiến của nhân dân
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1 Đất đai và vai trò của đất đai đối với con người
Theo V.V Đôcutraiep (1846-1903): Đất là tầng ngoài cùng của đá bị biến đổimột cách tự nhiên dưới tác dụng của tổng hợp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình,khí hậu và tuổi địa phương Viện sĩ thổ nhưỡng nông hóa Liên Xô (cũ) V.R Viliam(1863-1939) thì cho rằng đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thểsản xuất ra những sản phẩm của cây trồng [ 4 ]
Theo quan điểm của C Mác: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiệncần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơbản trong nông lâm nghiệp [ 5 ]
Theo quan điểm của FAO thì đất được xem như là tổng thể của nhiều yếu tốgồm: Khí hậu, địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thực vật, động vật, những biến đổicủa đất do hoạt động con người [ 17 ]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì đất là lớp mỏng trên cùng của vỏ Trái Đấttương đối tơi xốp do các loại đá phong hoá ra, có độ phì nhiêu, trên đó cây cỏ có thểmọc được Đất hình thành do tác dụng tổng hợp của nước, không khí và sinh vật lên đá
mẹ [ 21 ]
Như vậy, tùy theo quan điểm trong từng lĩnh vực về chuyên môn, mà đất đaiđược các tác giả nhìn nhận trên các phương diện khác nhau và có nhiều định nghĩakhác nhau
Tuy nhiên hiện nay khi nói đến đất người ta thường dùng hai khái niệm là đất
(soil) và đất đai (land) Đất (soil) là lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là Thổ nhưỡng Thổ
nhưỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (khí quyển), nước (thủy quyển),sinh vật (sinh quyển) và đá mẹ (thạch quyển) qua thời gian lâu dài
Khái niệm đất theo nghĩa đất đai (land) có thể được hiểu theo nhiều cách khác
nhau, đất như là không gian, cộng đồng lãnh thổ, vị trí địa lý, nguồn vốn, môi trường,tài sản [ 16 ]
Trong quản lý Nhà nước về đất đai người ta thường đề cập đến đất theo nghĩa đấtđai Luật đất đai năm 1993 khẳng định: “Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùngquý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần hàng đầu của môi trường sống, làđịa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa xã hội, an
ninh, quốc phòng” [ 27 ].
Nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người
không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi
Trang 16giống đến ngày nay Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, con người chiếm hữu đấtđai, biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của mộtquốc gia.
- Trên phương diện kinh tế, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của đất đai đã được Các
Mác khái quát: “ Đất đai là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất” Điều này có nghĩa không thể có của cải nếu không có lao động và đất đai.
Đối với cá nhân, từ đất con người có thể tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụnhu cầu ăn; tạo ra không gian sống phục vụ nhu cầu ở; tạo ra hạ tầng phục vụ nhu cầu
đi lại, sinh hoạt, giải trí… Là những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của mình Từnhững lợi ích có thể đem lại cho con người, đất đai được xem như một tài sản có giátrị lớn của mỗi cá nhân Người ta có thể đem đất đai ra trao đổi, mua bán như là hànghóa để thu về nguồn vốn nhất định Và do đó, việc bảo vệ quyền sở hữu, hưởng lợi từđất đai trở thành vấn đề quan trọng được quan tâm
Đối với một quốc gia, khi ra đời và tồn tại, bao giờ cũng gắn liền với một vùnglãnh thổ xác định Theo đó, tài sản đầu tiên mà bất kỳ quốc gia nào cũng có đượcchính là đất đai và các tài nguyên trong lòng đất, cũng như các tài sản gắn liền trênđất Dù xã hội có phát triển đến đâu, khoa học kỹ thuật có tiến bộ thế nào đi chăngnữa, và dù con người có tạo ra được nhiều tài sản khác nhau để làm phong phú chocuộc sống của mình thì đất đai và những bất động sản trên nó vẫn là những tài sản cơbản nhất, là nền tảng cho sự hình thành các tài sản khác
Có thể khẳng định, trên phương diện kinh tế, đất đai là một nguồn lực cho sựthịnh vượng và phát triển bền vững
- Trên phương diện chính trị- xã hội, trong mối quan hệ giữa các quốc gia, đấtđai là một trong những yếu tố quan trọng tạo thành lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trờiphía trên và vùng đất phía dưới thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia.Lãnh thổ quốc gia là cơ sở vật chất để một quốc gia tồn tại và phát triển, duy trì mộtranh giới quyền lực nhà nước trong một cộng đồng dân cư nhất định, là nền tảng củamột trật tự pháp lý quốc tế nhất định Bảo vệ đất đai chính là bảo vệ lãnh thổ quốcgia, bảo vệ chủ quyền quốc gia Dù nó không gắn với giá trị kinh tế, nhưng ý nghĩachính trị- xã hội là rất lớn bởi đất đai là thứ mà nhân dân mỗi nước phải trải qua biếtbao thế hệ mới có thể tạo lập, bảo vệ và giữ gìn
- Trong nền kinh tế thị trường, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán,chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai Lúc này, đất đai được coi như làmột hàng hóa và là một hàng hóa đặc biệt Thị trường đất đai có liên quan đến nhiềuthị trường khác và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế
và đời sống dân cư
Trang 17Trong phạm vi nội bộ quốc gia, đất đai và các chính sách đất đai luôn là mốiquan tâm hàng đầu của nhà nước bởi nó có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị- xãhội và sự phát triển kinh tế Nếu chính sách đất đai phù hợp, không những đảm bảođược sự bình ổn về an ninh, chính trị mà còn tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển,
và ngược lại Với tầm quan trọng, ảnh hưởng rộng khắp của mình, vấn đề đất đailuôn là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhà nước trong từng thời kỳ phải có sự cân nhắc,lựa chọn hướng đi từng bước cho phù hợp Tầm quan trọng của đất đai còn thể hiệntrong đời sống văn hóa, tinh thần của con người Đất đai cùng nhiều yếu tố khác nhưkhí hậu, địa hình, điều kiện tự nhiên…v.v góp phần hình thành nên lối sống, tính cáchcon người Sự khác nhau về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán…v.v giữa cácchâu lục, giữa các quốc gia, thậm chí giữa từng địa phương trong một quốc gia là bằngchứng rõ ràng nhất
Tất cả cho thấy, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đếnvăn hóa, tinh thần, vai trò của đất đai là không thể phủ nhận và không thể thiếu Theo
đó, việc khai thác đất đai phải mang tính cộng đồng cao, không ai được sử dụng đấttheo ý thích riêng mình Điều này đòi hỏi Nhà nước phải thống nhất quản lý đất đai vàxây dựng một hệ thống quản lý đất đai có hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển bềnvững của nguồn tài nguyên quý giá này, cũng là nhằm đảm bảo cho sự phát triển bềnvững của xã hội hiện tại lẫn tương lai
1.1.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai
Luật khiếu nại năm 2011: “ Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặccán bộ, công chức theo thủ tục Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hànhchính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặcquyết định kỷ luật của cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành
vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [ 42 ]
Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại nhằm đảmbảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất và giữa những người sửdụng đất với nhau được thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật đất đai Phápluật hiện hành chưa quy định cụ thể thế nào là khiếu nại hành chính về đất đai.Tuy nhiên, từ các khái niệm chung về khiếu nại, có thể hiểu khái niệm khiếu nạihành chính về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, cá nhân cóthẩm quyền xem xét lại những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trongquá trình quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâmphạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Trong lĩnh vực quản lý đất đai, các quyết định hành chính hoặc hành vi hànhchính bị khiếu nại được quy định tại Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
Trang 1829/10/2004 về thi hành Luật đất đai QĐHC trong quản lý đất đai bị khiếu nại baogồm: (1) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phépchuyển mục đích sử dụng đất; (2) Quyết định bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định cư;(3) Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ; (4) Quyết định gia hạn thờihạn sử dụng đất [ 7 ]
Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộcông chức nhà nước khi thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến các quyết địnhhành chính về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích
sử dụng đất; cấp và thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vàhành vi gia hạn thời hạn sử dụng đất cho người sử dụng đất
Như vậy, các quyết định và hành vi hành chính nêu trên nếu bị khiếu nại sẽđược giải quyết theo quy định của Luật Đất đai Ngoài các trường hợp đã viện dẫn
ở trên, nếu các quyết định và hành vi hành chính trong quản lý đất đai mà bị khiếunại thì việc giải quyết tuân thủ theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại cũng là quyền dân chủ cơ bản của người sử dụng đất Ở nước ta, phápluật quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu, thay mặtnhân dân thực hiện hoạt động quản lý đất đai đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp
lý, phục vụ lợi ích chủ sở hữu cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụngđất Vì vậy, bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khi có đủ căn cứ đều có quyền khiếunại và được đảm bảo bằng nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giảiquyết khiếu nại Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật [ 34 ]
Như vậy, có thể hiểu, giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan HCNN làhoạt động kiểm tra, xác minh kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐHC,HVHC trong lĩnh vực đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơquan HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhànước và xã hội
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan HCNN là nhiệm vụ,quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan HCNN nhân danh nhà nước tiến hành xemxét, đánh giá, tính hợp pháp, hợp lý của các QĐHC, HVHC trong lĩnh vực quản lý và
sử dụng đất theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo về quyền, lợi íchhợp pháp của người sử dụng đất (công dân, cơ quan, tổ chức)
Trang 191.1.3 Tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai
Theo Khoản 1, điều 2, Luật Tố cáo năm 2011: Tố cáo là việc công dân theo thủtục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết vềhành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tổ chức [ 35 ]
Tố cáo về đất đai là sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nhữnghành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất của cơ quan nhà nước, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các đơn vị đó hoặc củanhững người khác, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, lợi íchtập thể và lợi ích của người sử dụng đất [ 35 ]
Mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợiích của người tố cáo mà cao hơn thế là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, góp phần xâydựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước vững về chính trị, giỏi về chuyên môn để
“chí công, vô tư” trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ Nhà nước
Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc
xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tốcáo Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo Người giải quyết
tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo [ 35 ]
Điều 139 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Cá nhân có quyền tố cáo vi phạmpháp luật về quản lý và sử dụng đất đai Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật vềquản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”[ 29 ] Đây là một quy định mang tính dẫn chiếu, theo đó thẩm quyền, trình tự thủtục giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai sẽ thực hiện theo các quy định của LuậtKhiếu nại, Luật Tố cáo
Như vậy, có thể hiểu, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nướctrong lĩnh vực đất đai là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đốivới việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai
Giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước làviệc kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo thuộc thẩmquyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theoquy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các hội, quyền và lợi íchhợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Trang 201.1.4 Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một thuật ngữ, một khái niệm đã trở nên rất phổ biếntrong đời sống xã hội Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn bản pháp luật
mà còn xuất hiện thường ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đờisống nhân dân
Trong thực tế, tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý,quyền sử dụng xung quanh một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phảiđược quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ Vì vậy, họ không thể cùng nhau tựgiải quyết các tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân xử (giảiquyết)
Theo khoản 26, điều 4, Luật đất đai 2003 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp vềquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đấtđai Tức là trong quá trình quản lý và sử dụng đất, người sử dụng đất sử dụng các
quyền và nghĩa vụ của mình làm phát sinh tranh chấp với người khác [ 29 ].
- Chủ thể của tranh chấp đất đai có thể là giữa các chủ thể sử dụng đất với nhauhoặc giữa người sử dụng đất với bất kỳ bên thứ ba nào khác trong quan hệ đất đai
- Khách thể của TCĐĐ là thửa đất cụ thể đang diễn ra TCĐĐ;
- Nội dung TCĐĐ là những mâu thuẫn, bất đồng trong việc xác định quyền quản
lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật đấtđai đối với thửa đất đang tranh chấp
Trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam mà Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu, người sử dụng đất chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng đất đai mà không cóquyền định đoạt đất đai, do đó, TCĐĐ thực chất là tranh chấp về QSDĐ
Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai làmột trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trongđời sống xã hội Thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước điều chỉnhcác quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội Đồng thời,giáo dục ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật cho mọi công dân, ngăn ngừa nhữngVPPL có thể xảy ra
Giải quyết tranh chấp đất đai, với ý nghĩa là một nội dung của chế độ quản lýnhà nước đối với đất đai, được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền, nhằm tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm giải quyết cácbất đồng, mâu thuẫn giữa các bên, khôi phục lại quyền lợi cho bên bị xâm hại Đồng thời
xử lý đối với các hành vi VPPL đất đai
Trang 21Theo Trần Quang Huy (2005): việc giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giảipháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trongnội bộ nhân dân Trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâmphạm đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành
vi của họ gây ra [20]
Như vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là việc vận dụng đúng đắn các quy địnhcủa pháp luật để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
1.1.5 Các quan hệ về đất đai ở nước ta hiện nay
1.1.5.1 Quyền sở hữu đất đai trong pháp luật Việt Nam
Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quyđịnh: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý ” [26]
Luật Đất đai 2003 cũng quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nướcđại diện chủ sở hữu Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai” [44ka] Điều này đã khẳngđịnh được tính chất quan trọng của đất đai Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nướcthống nhất quản lý đất đai nhằm đưa chính sách quản lý và sử dụng đất đúng đối tượng,đúng mục đích và có hiệu quả, bởi vì đây là quyền duy nhất và tuyệt đối Nhà nước vừa
là chủ sở hữu, vừa là người nắm quyền lực chính trị nên bằng pháp luật qui địnhnhững hình thức, những biện pháp để thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu
- Khách thể của quyền sở hữu đất đai: Khách thể của quyền sở hữu Nhà nướcđối với đất đai là toàn bộ vốn đất đai nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, bao gồmđất liền, hải đảo và lãnh hải
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân thành các nhóm: nhóm đấtnông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng
- Nội dung của quyền sở hữu đất đai: Bao gồm những quyền năng của một chủthể sở hữu đó là: Quyền chiếm hữu; quyền sử dụng; quyền định đoạt
1.1.5.2 Quyền chiếm hữu đất đai
Là quyền của Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước.Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai trên cơ sở là đại diện chủ sở hữu đối vớiđất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động vừa mang tính kĩ thuật, nghiệp vụ,vừa mang tính pháp lí như đo đạc, khảo sát, đánh giá và phân hạng đất để nắm đượchiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng địa phương; hệ thống hồ sơđịa chính, bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và các tài liệu về địa chính khác để nắmđược sự phân bố đất đai, kết cấu sử dụng đất ở các địa phương; hoạt động đăng kíquyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai…để nắm được biến động đất đai qua cácthời kỳ Tuy nhiên, quyền chiếm hữu đất đai của người sử dụng đất lại mang tính trực
Trang 22tiếp, cụ thể với từng mảnh đất nhất định được xác định rõ diện tích, thời hạn và mụcđích sử dụng Quyền chiếm hữu sử dụng đất đai của Nhà nước là vĩnh viễn, trọn vẹn
1.1.5.3 Quyền sử dụng đất đai
Là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất, màgián tiếp sử dụng thông các hành vi giao đất, cho thuê đất v.v., đánh thuế việc chuyểnquyền sử dụng đất Nhà nước không mất đi quyền sử dụng khi giao đất cho người sửdụng đất khai thác, sử dụng Cũng như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đất của NN làvĩnh viễn, trọn vẹn, trên phạm vi cả nước Quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân hạn chế bởi không gian, thời gian và mục đích sử dụng
1.1.5.4 Quyền định đoạt đất đai
Là khả năng của nhà nước quyết định số phận pháp lý của đất đai Trước đấy,quyền này không được thể hiện rõ ràng trong các luật đất đai, chỉ phần nào được thểhiện dưới dạng liệt kê một số nội dung của chế độ quản lý nhà nước về đất đai Thực
ra mọi nội dung quản lý nhà nước về đất đai không phải đều thể hiện quyền định đoạtcủa nhà nước mà chỉ có một số nội dung có tính chất quyết định mới thể hiện quyềnnày Khoản 2, điều 5, Luật đất đai năm 2003 xác định rõ quyền định đoạt đó như sau:Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sửdụng đất, kế hoạch sử dụng đất Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụngđất Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụngđất, định giá đất
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1 Tình hình pháp luật về đất đai và hướng giải quyết của một số nước trên thế giới.
Theo một số tài liệu nghiên cứu thì ở nhiều nước trên thế giới, mặc dù việc giảiquyết các khiếu kiện hành chính đã có từ lâu và hiện nay đã đi vào nề nếp, song ngoàiviệc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án thì nhiều nướcvẫn duy trì và coi trọng việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính Một số nướccòn coi việc giải quyết khiếu nại qua cấp hành chính là thủ tục bắt buộc trước khingười khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án hành chính hoặc tòa án tư pháp
Đa số các nước vẫn cho phép công dân có quyền lựa chọn khiếu nại đến cơ quan hànhchính - cơ quan đã ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC để thực hiện việc khiếu nại
Điểm đáng lưu ý là hầu hết các nước đều xác định khiếu nại hành chính dù đãđược giải quyết bởi cơ quan hành chính hoặc cơ quan chuyên trách giải quyết khiếunại hành chính thì đương sự vẫn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án Xemxét cách tổ chức thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính một số nước trênthế giới để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này
Trang 231.2.1.1 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nước thành lập hệ thống Tòa hành chính từ
những năm 1990 Luật tố tụng hành chính Trung Quốc có những điều khoản liên quanđến khiếu nại hành chính Khiếu nại hành chính không phải là một trình tự bắt buộc.Người khiếu nại không buộc phải khiếu nại tới cơ quan hành chính trước khi khởi kiện
ra toà án Tuy nhiên, nếu luật hoặc văn bản pháp quy có quy định thì nó trở thành điềukiện bắt buộc Cơ quan hành chính phải giải quyết khiếu nại trong thời gian hai tháng
kề từ ngày nhận được khiếu nại Trường hợp không có sự thống nhất quá trình khiếunại hành chính, người khiếu nại có thể kiện ra Toà án hành chính trong thời hạn 15ngày kể từ ngày nhận được thống báo trả lời của cơ quan hành chính [ 23 ]
1.2.1.2 Hàn Quốc
Hàn Quốc là nước theo chế độ nhất hệ tài phán - tức là chỉ có một hệ thống tòa
án mà không có Tòa án hành chính riêng biệt chuyên xét xử các khiếu kiện hànhchính Theo Luật tố tụng hành chính của Hàn Quốc thì đơn khiếu nại QĐHC trước tiên
do cơ quan đó giải quyết Nếu quá 02 tháng mà đơn khiếu nại không được giải quyếthoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiệntại Tòa án
1.2.1.3 Thụy Điển
Thụy Điển có Tòa hành chính thực hiện việc xét xử các vụ án hành chính Tòahành chính được thành lập từ năm 1909, song hiện nay pháp luật Thụy Điển vẫn quyđịnh các cơ quan hành chính và Tòa hành chính có thẩm quyền ngang nhau trong việcgiải quyết tranh chấp hành chính Khiếu nại của công dân có thể được giải quyết theothứ bậc hành chính mà không cần phải kiện ra Tòa hành chính và trong trường hợp nàypháp luật Thụy Điển có những quy định cụ thể nhằm tránh tình trạng cùng một vụ việcnhưng cả cơ quan hành chính và Tòa hành chính đều thụ lý giải quyết [ 22 ]
1.2.1.4 Cộng hòa Pháp và Cộng hòa liên bang Đức
Việc giải quyết khiếu nại hành chính ở Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Liên bangĐức được giao cho một cơ quan xét xử đặc biệt là các toà án hành chính độc lập hoàntoàn với các toà án tư pháp Cộng hòa Pháp là nước có lịch sử hơn 200 năm về tổchức, thực hiện hoạt động tài phán hành chính; Cộng hòa liên bang Đức có Tòa ánhành chính từ nửa sau thể kỷ 19 Đến nay, cả hai nước này đều có hệ thống cơ quan tàiphán hành chính được tổ chức và hoạt động rất chặt chẽ, song việc giải quyết khiếu nạihành chính vẫn được coi trọng Nguyên nhân là do các nước này quan niệm rằng Tòa
án hành chính chỉ giải quyết tính hợp pháp của các QĐHC mà không thể giải quyếtđược các vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành kinh tế xã hộinhư các cơ quan hành chính [ 25 ]
Trang 241.2.1.5 Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nhà nước liên bang, do vậy việc tổ chức thực hiện hoạt động giảiquyết khiếu nại hành chính cũng có những nét đặc thù so với các quốc gia khác Theobáo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát về giải quyết khiếu nại hành chính tại Hoa Kỳcủa Ủy ban pháp luật Quốc hội thì việc tổ chức các cơ quan giải quyết khiếu kiện hànhchính ở Hoa Kỳ chia làm ba loại:
Loại thứ nhất, là cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính độc lập và chúng tavẫn thường gọi là cơ quan Tài phán hành chính Hiện nay có 26 trên tổng số 53 bangcủa Hoa Kỳ có cơ quan này
Loại thứ hai, là cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính được tổ chức trongchính cơ quan hành chính, nhưng chuyên trách hóa- tức là những người trong cơ quannày chỉ có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với các QĐHC trong lĩnhvực quản lý của cơ quan mình Chẳng hạn như cơ quan giải quyết khiếu kiện về phátminh sáng chế và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (patent & trademark) nằm trong Ủy banphát minh sáng chế và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Trong trường hợp bị từ chối thìđương sự có thể gửi đơn đến Tòa án tư pháp để giải quyết khiếu kiện
Loại thứ ba, trong một số lĩnh vực quản lý không có cơ quan chuyên trách giảiquyết khiếu nại hành chính mà chỉ có một bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận và giảiquyết các khiếu nại trong ngành và lĩnh vực đó - điển hình là Hải quan Hoa Kỳ Tronglĩnh vực hải quan, pháp luật Hoa Kỳ cho phép đương sự có thể kiện ra Tòa án hoặckhiếu nại bằng con đường hành chính Trên thực tế 90% vụ việc đương sự chọn conđường khiếu nại hành chính vì vụ việc sẽ được giải quyết nhanh hơn, đồng thời đỡ tốnkém hơn nếu khiếu kiện ra Tòa án Ngoài ra, ở Hoa Kỳ còn có cơ quan độc lập chuyêngiải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức, có tên gọi là Merit systemsprotection board
Pháp luật Hoa Kỳ quy định trường hợp tranh chấp hành chính đã được cơ quanhành chính hoặc cơ quan tài phán hành chính giải quyết mà đương sự vẫn tiếp tụckhiếu kiện tới Tòa án thì Tòa án không xem xét lại nội dung sự việc mà chỉ xem xétviệc áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính hoặc cơ quan chuyên trách giải quyếtkhiếu nại hành chính trong quá trình giải quyết trước đó [ 24 ]
1.2.1.6 Đài Loan
Trang 25Đối với Đài Loan, theo Luật xét xử của Tòa hành chính ban hành năm 1932,được sửa đổi, bổ sung năm 1975 thì khi công dân cho rằng quyền lợi của mình bị xâmhại bởi một QĐHC của cơ quan nhà nước trung ương hoặc cơ quan hành chính địaphương, họ có quyền khởi kiện lên Tòa hành chính nếu không đồng ý với việc giảiquyết của cơ quan có thẩm quyền hoặc trong thời hạn 02 tháng mà họ không được giảiquyết Như vậy, muốn khởi kiện vụ án hành chính thì vụ việc phải được giải quyết quagiai đoạn tiền tố tụng hành chính.
1.2.2 Sơ lược về quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta qua các thời kỳ
1.2.2.1 Thời kỳ phong kiến
Sau khi thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, việc xây dựng đấtnước và bảo vệ nền độc lập của dân tộc là nhu cầu bức thiết được đặt ra đối với cáctriều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV trong giai đoạn này, làng xã
là đơn vị hành chính – kinh tế cơ bản của quốc gia Phần lớn ruộng đất công được nhànước trung ương giao cho các làng xã quản lý, lo việc phân chia cho dân đinh cày cấy,thu thuế và nộp đủ số cho nhà nước Tuy nhiên, nhà nước chưa trực tiếp can thiệp vàoviệc đo đạc ruộng đất Việc lập điền bạ không được đặt ra
Cuối thế kỷ XIV, khi lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sáchhạn điền (tháng 7 năm 1397) nhằm hạn chế ruộng đứng tên hay ruộng tư Để thựchiện chính sách này, năm 1398, Hồ Quý Ly ra lệnh những người có ruộng đất tư phảikhai diện tích thuộc sở hữu của mình và cắm thẻ ghi rõ tên họ trên bờ ruộng Nhà nướccũng giao cho các quan phủ, châu, huyện phải cùng nhau đi đo, khám và lập sổ sách
Dưới thời vua Lê Thánh Tông, lĩnh vực quản lý đất đai đã chính thức đượcđiều chỉnh cụ thể trong bộ luật đầu tiên của nước ta – Quốc triều Hình luật hay Bộ luậtHồng Đức Chế độ sở hữu đối với đất công và đất tư được bảo vệ nghiêm ngặt.Lần đầu tiên, hệ thống sổ ruộng đất – địa bạ Hồng Đức – được thành lập để quản lýđất đai và thu thuế cho lập sổ địa
Dưới triều Nguyễn, lĩnh vực quản lý đất đai được thể hiện qua hệ thống sổ địa
bạ thời Gia Long tại một số nơi ở Bắc và Trung bộ, và sổ địa bạ thời Minh Mạng tạiNam bộ
Trang 261.2.2.3 Giai đoạn 1954-1975 ở miền Nam
Sau năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt Miền Nam Việt Nam đặt dưới sựcai trị của chính quyền Việt Nam Công hòa do Mỹ ủng hộ Chính quyền Việt NamCộng hòa có thực hiện một số cải cách đối với hoạt động quản lý đất đai, nhưng chủyếu kế thừa các chế độ điền thổ của thực dân Pháp Năm 1962, chính quyền ban hànhSắc lệnh 124-CTNT triển khai công tác kiến điền và quản thủ điền địa tại những địaphương chưa thực hiện Sắc lệnh 1925 Theo đó, tại miền Nam, tồn tại song song haichế độ đăng ký đất đai: Chế độ quản thủ điền địa và tân chế độ điền thổ theo sắc lệnh1925
1.2.2.4 Hệ thống đăng ký đất đai từ 1945 tại miền Bắc và kể từ 1975 trên cả nước cho đến nay
- Trước năm 1980
Sau Cách mạng tháng 8/1945, vấn đề được chính quyền cách mạng quan tâmhàng đầu là vấn đề người cày có ruộng Tuy còn non trẻ, chính quyền cách mạng vẫnlần lượt ban hành nhiều chính sách và quy định để từng bước mang lại ruộng đất chongười nông dân
Phong trào cải cách ruộng đất được phát động năm 1953 và đặc biệt là Luật Cảicách ruộng đấ được ban hành đã thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân –phong kiến, trao trả quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân
- Từ năm 1980 đến năm 1988
Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của hội đồng Chính phủ “về việc thốngnhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước”, đâyđược coi là văn bản đầu tiên quy định chế độ quản lý đất đai thống nhất cả nước saukhi đất nước được thống nhất
Quản lý nhà nước ruộng đất bao gồm các nội dung sau:
+ Điều tra, khảo sát và phân bổ các loại đất,
+ Thống kê, đăng ký đất đai,
+ Quy hoạch sử dụng đất,
+ Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất,
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất,+ Giải quyết các tranh chấp về đất
+ Quy định các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức thực hiện cácchế độ, thể lệ đó
Trang 27- Từ 1988 đến nay:
+ Luật đất đai năm 1988: Nội dung của Luật gồm 6 chương, 57 điều, đượcQuốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/12/1987 vàđược Chủ tịch HĐBT công bố ngày 08/01/1988 Đây là bộ luật đầu tiên của nhà nước
ta quy định quyền sở hữu đất đai của nhà nước và quyền lợi, nghĩa vụ của người srwdụng đất Luật quy định nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sửdụng ổn định, lâu dài, có thời hạn và tạm thời người sử dụng đất hợp pháp được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quy định: Chế độ quản lý sử dụng các loại đất(5 loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đấtchưa sử dụng) lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất
- Luật đất đai 1993: Nội dung của Luật gồm 7 chương, 89 điều, được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/7/1993 Trong quá trìnhthi hành, Luật đất đai 1988 đã bộc lộ nhiều điều không phù hợp, Luật đất đai 1993khẳng định lại quyền sở hữu đất đai đồng thời quy định rõ nội dung quản lý nhà nước
về đất đai (7 nội dung) Phân định rõ đất đai thành 6 loại (đất nông nhiệp, đất lâmnghiệp, đất đo thị, đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng).Luật quy định quyền của UBND các cấp trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền của Chính phủ trong việc giao đấttheo hạng mức đất và loại đất
- Luật đất đai 2003: Nội dung của Luật gồm 7 chương, 146 điều được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từngày 01/7/2004 Luật này khắc phục tồn tại của Luật đất đai năm 1993 và các Luật sửađổi bổ sung năm 1998, 2001 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất phù hợp với tiếntrình hội nhập quốc tế
Luật đất đai 2003 khác cơ bản luật đất đai 1993 ở một số nội dung sau:
+ Phân định rõ 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp (bao gồm đất nôngnghiệp và đất lâm nghiệp quy định ở Luật đất đai 1993) Nhóm đất phi nông nghiệp(bao gồm đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng và một phần đất chưa sử dụng
ở Luật đất đai 1993) Luật quy định rõ đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao,đất sử dụng cho khu kinh tế, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh
+ Quy định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền củaUBND cấp huyện và cấp tỉnh (Chính phủ không làm chức năng này)
+ Quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở ViệtNam: được giao đất, được thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng,
Trang 28xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đượcquyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở.
Trang 291.2.3 Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện hành
1.2.3.1 Các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính Nhà nước
Để cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và tạo cơ sở pháp lý chocông tác giải quyết KNTC, TCĐĐ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định
về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan HCNN, trình tự, thủ tục giải quyết cácKNTC và TCĐĐ Các văn bản đã được ban hành qua các thời kỳ, thể hiện sự thay đổi
về cơ chế chính sách, theo hướng minh bạch, ngày càng có lợi hơn cho người dân,nhằm phù hợp với thực tiễn của từng giai đoạn và hướng đến sự thống nhất, khắc phục
sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này Tuynhiên, qua hệ thống các văn bản QPPL quy định về giải quyết KNTC, TCĐĐ đượcban hành trong giai đoạn từ 2004 đến nay tại Bảng 1.1 có thể thấy hệ thống pháp luậtquy định về giải quyết KNTC thiếu đồng bộ, còn nhiều điểm có xung đột trong toàn
hệ thống pháp luật nước ta trong việc giải quyết KNTC của công dân
Luật Khiếu nại, tố cáo trước đây (Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998, được sửa đổi và
bổ sung năm 2004, 2005 hiện nay đã hết hiệu lực thi hành) và Luật Đất đai năm 2003 cócác quy định không thống nhất Riêng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp,khiếu nại về đất đai cũng có nhiều điểm khác nhau giữa pháp luật về đất đai và pháp luật
về KNTC Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) là luật chung vàquy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại các QĐHC và HVHC cho tất cả các lĩnhvực thuộc quản lý hành chính [44], [45] Tuy nhiên, theo Luật Đất đai năm 2003, cáckhiếu nại về QĐHC và HVHC trong lĩnh vực đất đai được giải quyết theo một cơ chếriêng, không theo trình tự được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo Điều này có vẻ nhưnghịch lý, song đây là một thực tế bất cập tồn tại trong thời gian qua
Luật Đất đai năm 2003 ra đời vào thời điểm Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998chưa được sửa đổi, bổ sung [43] Ngay từ khi mới ra đời, dù có một số quy định vềgiải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai mâu thuẫn với quy định của Luật Khiếu nại,
tố cáo nhưng vẫn còn có thể “chấp nhận được” Tuy nhiên, sau khi sửa đổi Luật Khiếunại, tố cáo (vào các năm 2004 và 2005), nhiều quy định về trình tự, thủ tục giải quyếtkhiếu nại về đất đai trong Luật Đất đai đã trở thành lạc hậu, đòi hỏi phải được sửa đổi,
bổ sung Nội dung đầu tiên cần phải sửa đổi là quy định liên quan đến “quyết định giảiquyết khiếu nại cuối cùng” Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếunại, tố cáo ngày 29/11/2005 đã bãi bỏ Khoản 15 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo về việcgiải thích rằng: Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thihành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp Ở lần sửa đổi này, cụm từ
“quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng” tại đoạn 2 Điều 54 của
Trang 30Luật Khiếu nại, tố cáo cũng được thay bằng cụm từ “quyết định này là quyết định cóhiệu lực thi hành” [45] Như vậy, trong giải quyết khiếu nại hiện nay không còn tồn tạikhái niệm “giải quyết khiếu nại cuối cùng”.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo trước đây (2005) thì khikhông đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại dù là quyết định giải quyết lần nào,người khởi kiện đều được quyền khởi kiện ra Tòa Đây là quy định mới, rộng mở hơn
để người dân có thể yêu cầu cơ quan tư pháp đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình Trong khi đó, Điểm a Khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai lại quy định: “Trườnghợp khiếu nại QĐHC, HVHC về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyếtđịnh giải quyết thì có quyền khởi kiện tại TAND hoặc tiếp tục khiếu nại đến chủ tịchUBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Trong trường hợp khiếu nại đến Chủtịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của UBND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng” Quy định nàylàm hạn chế quyền khởi kiện của người khiếu nại
Một sự khác biệt lớn giữa hai luật này là sự khác nhau giữa các quy định về thờihiệu Theo Điều 31 Luật Khiếu nại, tố cáo, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngàynhận được QĐHC hoặc biết được có HVHC Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai,địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác màngười khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thờigian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại Tuy nhiên, Điểm b Khoản 2Điều 138 Luật Đất đai lại quy định thời hiệu khiếu nại QĐHC về quản lý đất đai là 30ngày, kể từ ngày nhận được QĐHC hoặc biết được có HVHC đó [24]
Trên đây là những mâu thuẫn lớn nhất giữa Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 vàLuật Đất đai năm 2003 đã xảy ra xung đột trong thời gian qua, gây khó khăn trongviệc áp dụng để giải quyết KNTC, TCĐĐ Luật Tố tụng hành chính năm 2010, LuậtKhiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 đã quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nạihành chính, HVHC về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại phầnnào đã khắc phục được mâu thuẫn trên
Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật đất đai về tranh chấp mà trong thực
tế rất khó áp dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả trong giải quyết TCĐĐ trong tình hìnhhiện nay, và giảm tính pháp chế trong thực thi pháp luật Ví dụ như:
+ Luật Đất đai năm 2003 quy định hòa giải TCĐĐ là trình tự thủ tục bắt buộc,quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp về QSDĐ Trong nhữngnăm qua, UBND cấp xã với trách nhiệm theo quy định đã chủ trì, phối hợp với Mặttrận Tổ quốc và các thành viên, các tổ chức xã hội khác đã thực hiện hòa giải thànhcông nhiều vụ việc TCĐĐ, chấm dứt vụ việc từ cơ sở Tuy nhiên, qui định của pháp
Trang 31luật về đất đai chưa chặt chẽ, nên phần nào giảm đi tính hiệu quả của công tác này Cụthể: Luật Đất đai năm 2003 không qui định biên bản hòa giải TCĐĐ được các bêntranh chấp thống nhất có hiệu lực pháp luật hay không? Thực tế diễn ra cho thấy,nhiều vụ việc TCĐĐ sau khi đã được chính quyền cơ sở sử dụng nhiều phương pháp
và thời gian hòa giải thành công, nhưng sau đó một trong các bên tranh chấp lại gửiđơn yêu cầu giải quyết và các cấp chính quyền phải tiếp tục hòa giải, giải quyết lại vụviệc (pháp luật không qui định thời hiệu đề nghị giải quyết TCĐĐ), ảnh hưởng đếnquản lý Nhà nước nói chung
+ Điều 161 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thihành Luật Đất đai đã qui định 6 căn cứ giải quyết TCĐĐ trong trường hợp các bên tranhchấp không có giấy tờ về QSDĐ Tuy nhiên, tranh chấp QSDĐ là một dạng tranh chấpđặc thù, liên quan đến các chính sách, pháp luật theo từng giai đoạn khác nhau và tínhchất, đặc điểm của từng vụ việc, quan hệ TCĐĐ tại các vùng, miền khác nhau Do đó,việc giải quyết tranh chấp về QSDĐ còn phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội vàluôn bảo đảm tính khả thi trong thực tế Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc tranh chấp
về QSDĐ cho thấy: Hầu như các căn cứ giải quyết thứ 3, 4, 5 qui định tại Điều 161Nghị định số 181/2004/NĐ-CP không được áp dụng trong quá trình giải quyết, vì nókhông chứa đựng tính pháp lý rõ ràng và không đủ tính định lượng để phục vụ cho việcxem xét, đánh giá khách quan, chính xác khi giải quyết các tranh chấp về QSDĐ [13].+ Khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai qui định: Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự
có Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ qui định tại các khoản 1,
2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất Tuy nhiên, nhiều
vụ việc tranh chấp QSDĐ nhưng các cơ quan Tòa án khi tiếp nhận vụ việc thuộc thẩmquyền đã hướng dẫn cho công dân khiếu nại đối với QĐHC, HVHC trong việc cấp Giấychứng nhận QSDĐ hoặc trong việc ban hành các giấy tờ qui định tại các khoản 1, 2 và 5Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 (vụ việc tranh chấp dân sự chuyển sang khiếu nạihành chính) Trong khi đó, các cơ quan hành chính khi tiếp nhận cho rằng: Vụ việc vềbản chất là tranh chấp và thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND Như vậy, qui địnhcủa pháp luật về thẩm quyền giải quyết tưởng rằng đã rõ ràng, nhưng trong thực tế ápdụng lại nảy sinh nhiều bất cập, còn nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau của các cơquan có thẩm quyền khi tiếp nhận xử lý đơn thư Từ đó công dân, tổ chức phải đi lạinhiều lần và ít nhiều gây bức xúc, giảm niềm tin của nhân dân và cơ quan Nhà nước
Cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về mối quan hệ trong giải quyết khiếunại, tranh chấp giữa cơ quan hành chính và toà án nhân dân, giữa Bộ quản lý chuyênngành và Thanh tra Chính phủ Thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và cơquan toà án chưa cụ thể, rõ ràng nên nhiều trường hợp người dân phải đi lại nhiều lần giữaToà án nhân dân và UBND nhưng vẫn không được tiếp nhận để giải quyết Đây cũngchính là một trong những nguyên nhân phát sinh khiếu nại kéo dài
Trang 32Hiện nay, Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai đang được hoàn chỉnh, dựkiến trình Quốc hội thông qua trong năm 2013 sẽ khắc phục được những mâu thuẫn,xung đột của pháp luật đối với việc giải quyết KNTC, TCĐĐ.
Bảng 1.1 Danh mục các văn bản pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo
Trích yếu nội dung
1 Luật số 09/1998/QH10 ngày
02/12/1998
Quốchội Luật Khiếu nại, tố cáo: quy định về khiếu nại, tốcáo và giải quyết KNTC Hết hiệu lực thi hành
2 Luật số 26/2004/QH11 ngày
15/6/2004
Quốchội
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếunại, tố cáo năm 1998 Hết hiệu lực thi hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếunại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sungnăm 2004)
Hết hiệu lực thi hành
4 Luật số 13/2003/QH11
ngày 26/11/2003
Quốchội
Luật Đất đai: quy định về quản lý và sử dụng đấtđai Trong đó Chương VI, mục 2 quy định về giảiquyết tranh chấp, KNTC về đất đai
5 Luật số: 64/2010/QH12
ngày 24/11/2010
Quốchội
Luật Tố tụng hành chính: quy định về hoạt động tố
tụng hành chính Trong đó, có các điều sửa đổi, bổsung một số điều của Luật đất đai năm 2003 vềthẩm quyền giải quyết TCĐĐ và khiếu nại, khởikiện đối với QĐHC, HVHC về quản lý đất đai6
Luật số:
56/2010/QH12
ngày 15/11/2010
Quốchội
Luật Thanh tra: quy định về tổ chức, hoạt độngthanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân, trong đó
có quy định về chức năng, nhiệm vụ giải quyếtkhiếu nại tố cáo của Thanh tra tỉnh, huyện vàThanh tra Sở [47]
7 Luật số 02/2011/QH13 ngày
11/11/2011
Quốchội
Luật Khiếu nại: quy định về khiếu nại và giải quyếtkhiếu nại đối với QĐHC, HVHC của cơ quanHCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quanHCNN
8 Luật số 03/2011/QH13 ngày
11/11/2011
Quốchội
Luật Tố cáo: quy định về tố cáo và giải quyết tốcáo đối với hành vi VPPL của cán bộ công chức,viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và đốivới hành vi VPPL của cơ quan, tổ chức, cá nhân vềquản lý nhà nước trong các lĩnh vực
Trang 33Về thi hành Luật Đất đai, trong đó Chương XII quyđịnh về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
10 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007
Chínhphủ
Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhậnQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự, thủtục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thuhồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Chương
VI bổ sung một số quy định đối với giải quyếtkhiếu nại về đất đai
11 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP
ngày 03/10/2012
Chínhphủ
Quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại:quy định cụ thể về nhiều người cùng khiếu nại vềmột nội dung, công khai và thi hành quyết định giảiquyết khiếu nại, quy định về tiếp công dân…[18]
12 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP
ngày 03/10/2012
Chínhphủ
Quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo: quyđịnh về trường hợp nhiều người cùng tố cáo về mộtnội dung, công khai kết luận nội dung tố cáo, quyếtđịnh xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, bảo vệ người
tố cáo và chế độ khen thưởng đối với người cóthành tích trong tố cáo [19]
1.2.3.2 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai hiện nay
Trong khuôn khổ của đề tài này, chỉ đề cập đến việc KNTC và giải quyếtKNTC trong lĩnh vực đất đai tại các cơ quan HCNN theo trình tự, thủ tục quy định củaLuật Đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Điều 264 của Luật Tố tụng hành chính vàcác văn bản hướng dẫn
Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trongviệc quản lý và sử dụng đất đai là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đấtđai được quy định tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 Mục 2 Chương VI Luật Đất đainăm 2003 quy định về giải quyết tranh chấp, KNTC về đất đai
- Về giải quyết khiếu nại
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một vụ việc khiếu nại có thể đượcgiải quyết hai lần ở cơ quan hành chính và người khiếu nại có quyền khởi kiện vụviệc ra toà án bất kể lần một hoặc lần hai khi không đồng ý với quyết định giảiquyết khiếu nại của người có thẩm quyền của cơ quan hành chính
- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, pháp luật hiện hành quy định thủ trưởngcác cơ quan HCNN có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (lần đầu) đối với QĐHC,HVHC của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; đồng thời giảiquyết khiếu nại (lần hai) đối với QĐHC, HVHC của thủ trưởng cơ quan HCNN cấp
Trang 34dưới trực tiếp đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hếtthời hạn nhưng chưa được giải quyết [ 34 ]
Từ những quy định trên đây cho thấy thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầuthuộc về người có QĐHC, HVHC; thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai do thủtrưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầugiải quyết Việc quy định thẩm quyền giải quyết lần đầu như vậy là phù hợp với cơ chếquản lý hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại được nhanhchóng, kịp thời hơn Bởi vì hơn ai hết, người có quyết định, HVHC bị khiếu nại làngười hiểu rõ sự việc bị khiếu nại, do vậy họ có thể giải quyết nhanh chóng sự việc màngười khiếu nại yêu cầu Đồng thời, việc quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho người
có QĐHC, HVHC có cơ hội tự sửa chữa những sai sót có thể có trong quá trình quản
lý của mình, tránh gây mất thời gian, công sức của các cơ quan khác Việc quy địnhThủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người có QĐHC, HVHC giải quyết lần haiđối với QĐHC đã được người có QĐHC, HVHC giải quyết lần đầu còn khiếu nại làphù hợp, tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại được chính xác, khách quan vàminh bạch hơn
Trong lĩnh vực đất đai, theo Điều 63 và Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CPngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thuhồi đất thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nạiđối với các QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số181/2004/NĐ-CP thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh Ngoài hai trườnghợp nêu trên, Việc giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC trong lĩnh vực đất đaiđược thực hiện theo quy định của pháp luật về KNTC [ 10 ]
Đối với việc giải quyết khiếu nại về giá đất bồi thường, quyết định bồi thường, hỗtrợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều
138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và quy địnhgiải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tốcáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo [ 11 ]
Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án thì Toà án
có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của Luật Tố tụng hành chính
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại QĐHC, HVHC về đất đai thực hiện theoquy định của pháp luật về khiếu nại Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện QĐHC,HVHC về đất đai thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính [ 33 ]
Khi có căn cứ cho rằng QĐHC, HVHC là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếpđến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người
Trang 35đã ra QĐHC hoặc cơ quan có người có HVHC hoặc khởi kiện vụ án hành chính tạiTòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính [ 34 ].
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầuhoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nạilần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nạilần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụnghành chính
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nạilần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyềnkhởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính
Đối với QĐHC, HVHC của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặckhởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếunại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyếtthì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụnghành chính
Đối với QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND tỉnh, huyện trực thuộc Trung ươngthì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ
án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nạilần đầu của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại khôngđược giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vựchoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của
Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyềnkhởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính
Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp Việcgiải quyết khiếu nại bao gồm các bước thủ tục: (1) Thụ lý giải quyết khiếu nại; (2) Xácminh nội dung khiếu nại; (3) Tổ chức đối thoại; (4) Quyết định giải quyết khiếu nại
- Về giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL của cán bộ, công chức, viên chứctrong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác địnhtheo nguyên tắc: Tố cáo hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán
bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý
Trang 36cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết Tố cáo hành vi VPPL trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giảiquyết Tố cáo hành vi VPPL trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, côngchức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứngđầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợpvới các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết Tố cáo hành vi VPPL trong việc thựchiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơquan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự [ ]
Đối với hành vi VPPL về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì thẩm quyềngiải quyết tố cáo được quy định như sau:
+ Tố cáo hành vi VPPL của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quanđến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giảiquyết Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi VPPL thuộc phạm vi quản lý đượcgiao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
+ Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơquan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặcbáo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trìgiải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơquan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự: (1) Tiếp nhận, xử lý thôngtin tố cáo; (2) Xác minh nội dung tố cáo; (3) Kết luận nội dung tố cáo; (4) Xử lý tố cáocủa người giải quyết tố cáo; (5) Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lýhành vi vi phạm bị tố cáo
- Về giải quyết tranh chấp đất đai
Luật Đất đai 2003 ra đời đã mở rộng các quyền năng cho người SDĐ Ngoài cácQSDĐ theo quy định tại Luật Đất đai 1993, người SDĐ có quyền cho thuê lại, bảolãnh, góp vốn, tặng cho QSDĐ và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Khi cácquyền được mở rộng, TCĐĐ phát sinh ngày càng nhiều và càng phức tạp
Theo thống kê, từ khi Luật Đất đai năm 2003 ban hành đến nay đã có trên 300văn bản do Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan ban hành nhằm điềuchỉnh các quan hệ pháp luật đất đai Phần lớn các văn bản đều quy định việc khiếu nại
tố cáo, giải quyết TCĐĐ của người dân Tiêu biểu là Luật Đất đai năm 2003 (Điều 135đến Điều 137), Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai(Điều 159 đến Điều 161); Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ Quy định bổ sung
Trang 37về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;Nghị định 105/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực đất đai; Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạchSDĐ, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…
Như vậy, hệ thống pháp luật quy định công tác giải quyết TCĐĐ ở nước ta có sựthay đổi theo các thời kì khác nhau nhằm phù hợp với thực tiễn cuộc sống Văn bảnluật đất đai được ban hành qua các năm 1987, 1993 và 2003 là văn bản luật chuyênngành có tính pháp lý cao, điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trìnhdiễn ra TCĐĐ có sự thay đổi theo các thời kì khác nhau nhằm phù hợp với thực tiễncuộc sống
Khi có tranh chấp xảy ra, Nhà nước khuyến khích các bên TCĐĐ tự hoà giảihoặc giải quyết TCĐĐ thông qua hoà giải ở cơ sở TCĐĐ mà các bên tranh chấpkhông hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải TCĐĐ.Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấnnhận được đơn Kết quả hoà giải TCĐĐ phải được lập thành biên bản có chữ ký củacác bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất Trường hợpkết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn chuyểnkết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định vềquản lý đất đai [ 29 ]
TCĐĐ đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc cácbên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm
2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặckhông có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của LuậtĐất đai năm 2003 thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giảiquyết Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, huyện thuộc tỉnh giải quyết đối với TCĐĐgiữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau Trường hợp Chủ tịch UBNDcấp huyện giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết địnhgiải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, huyện trực thuộc trungương giải quyết hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính
Chủ tịch UBND tỉnh, huyện trực thuộc trung ương giải quyết đối với TCĐĐgiữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước
Trang 38ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cánhân, cộng đồng dân cư Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, huyện trực thuộc trungương giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giảiquyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởikiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính [ 7 ].
Tại đề tài này chỉ nghiên cứu các trường hợp tranh chấp về QSDĐ mà đương sựkhông có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tạicác khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa cơ quan HCNN các cấp Việc giải quyết TCĐĐ trong trường hợp các bên tranh chấpkhông có giấy tờ về QSDĐ được thực hiện dựa theo các căn cứ: (1) Chứng cứ về nguồngốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra; (2) Ý kiến của Hội đồng tưvấn giải quyết TCĐĐ của xã, phường, thị trấn do UBND xã, phường, thị trấn thành lập;(3) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang cótranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; (4) Sự phù hợpcủa hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đãđược xét duyệt; (5) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước; (6 ) Quy định củapháp luật về giao đất, cho thuê đất [ 7 ]
Đối với việc giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính thì giảiquyết theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai Theo đó, TCĐĐ liên quan đến địa giớihành chính giữa các đơn vị hành chính do UBND của đơn vị hành chính đó cùng phốihợp giải quyết Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làmthay đổi địa giới hành chính thì tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyệntrực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, huyện trực thuộc tỉnh có trách nhiệm cungcấp các tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyếtTCĐĐ liên quan đến địa giới hành chính Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản
lý đất đai của tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, huyện trực thuộctỉnh có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền để giải quyết TCĐĐ liên quan đến địa giới hành chính [ 29 ]
1.2.4 Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai hiện nay
Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai Nhiềutrường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự
án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăngtiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà
ở Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luậtcủa cán bộ, công chức Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làmsai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng
cơ bản, thực hiện chính sách xã hội, cổ phần hóa doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm
Trang 39trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo, không xử lý nghiêm cáctrường hợp vi phạm pháp luật.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay thì có nhiều nhưngchủ yếu là do cơ chế, chính sách, pháp luật còn có những bất cập, chưa phù hợp thựctế; công tác quản lý nhà nước còn có những yếu kém, sai phạm, nhất là trong lĩnh vựcđất đai Trong nhiều trường hợp khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng, đòi lạiđất nhưng thiếu cơ chế, chính sách để giải quyết thỏa đáng Công tác quản lý nhà nước
về đất đai ở một số địa phương còn buông lỏng, để xảy ra sai phạm Quá trình thựchiện thu hồi đất của dân chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu công khai, minh bạch, dânchủ, công bằng và trong một số trường hợp số tiền bồi thường, hỗ trợ chưa đủ đểngười dân tạo lập chỗ ở mới tốt hơn Có một số dự án thu hồi đất sản xuất của dânnhưng không được sử dụng hợp lý, đất đai bỏ hoang, lãng phí, trong khi nông dânthiếu đất sản xuất, dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu nại Khi phát sinh khiếu nại, tốcáo, một số chính quyền địa phương chưa làm tròn trách nhiệm của mình, thiếu quantâm giải quyết từ cơ sở, có nhiều vụ việc giải quyết chậm, thẩm tra, xác minh sơ sài,thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác, áp dụng pháp luật cứngnhắc, phương án giải quyết thiếu thuyết phục, dân không đồng tình, tiếp tục khiếu nại,
tố cáo Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để giải quyết khiếu nại,
tố cáo có lúc chưa tốt, còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng,trả lời thiếu thống nhất Việc tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, hướng dẫnngười khiếu nại, tố cáo và công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quan tâm thực hiệnđúng mức nên có những vụ việc đơn giản vẫn phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo vượtcấp Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bọn phản động và phần tử cơ hội lợi dụng,kích động những người đi khiếu nại, tố cáo; tổ chức, lôi kéo khiếu kiện đông người,biến các vụ việc khiếu nại thuần túy trở thành vấn đề chính trị - xã hội, dẫn đến tìnhhình khiếu nại, tố cáo thời gian qua có những diễn biến phức tạp
Từ thực trạng trên, nhận định tình hình khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới tiếptục có những diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn.Chủ trương hiện nay của Chính phủ là các cấp, các ngành phải nỗ lực hơn nữa trongcông tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quan tâm giải quyết dứt điểm các vụviệc tồn đọng và kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh, không để công dân bứcxúc kéo đi khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để kẻ xấu xen vào lợi dụngkích động gây rối Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp báchnhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh - trật tự xã hội, tạo điều kiện để phát triểnkinh tế - xã hội cũng là thước đo chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗingành Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, cần triển khai thựchiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trước hết là nhờ vai trò lãnh đạocủa các cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền Các cấp ủy có nghị quyết lãnh đạocông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Các cấp chính quyền có kế hoạch thực hiệnnhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể
để giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo Thủ trưởng cơ quan quản
lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giảiquyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Trong quá trình giải quyết, các cơ quan nhà
Trang 40nước phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ khách quan, làm rõ nguyên nhân phát sinhkhiếu nại, tố cáo, kết luận rõ đúng, sai, đề ra phương án giải quyết phù hợp, có lý, cótình.
Thứ hai, các cơ quan nhà nước phải củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp công
dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, kinhnghiệm, phẩm chất đảm nhiệm công tác tiếp dân Những vụ việc phức tạp các đồng chílãnh đạo phải đích thân tiếp dân, đối thoại với công dân và trực tiếp chỉ đạo giải quyếtvới tinh thần "giải quyết để bảo đảm yên dân chứ không giải quyết xong việc" Khixảy ra khiếu kiện đông người thì các cơ quan nhà nước phải tăng cường sự phối hợp
để tiếp dân và vận động công dân trở về địa phương, đồng thời, có biện pháp giảiquyết kịp thời, dứt điểm, không để kéo dài, tái khiếu kiện
Thứ ba, các cơ quan thanh tra Nhà nước tăng cường thanh tra trách nhiệm giải
quyết khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng và cán bộ, công chức có trách nhiệm của các
cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới, tập trung vào những nơi có nhiều vụ việckhiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp; chất lượng, hiệu quả giảiquyết khiếu nại, tố cáo thấp; không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên đểlàm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém,
xử lý công khai, nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạmpháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, tăngcường hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật
của cán bộ, nhân dân; tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật
và các quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Đối với các trườnghợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối thì phải tiến hành làm rõ, xử lýnghiêm minh theo pháp luật
Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính
khả thi, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật; chấn chỉnh, tăng cường công tácquản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, tàichính, ngân sách, chính sách xã hội; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạođiều kiện thuận lợi để công dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và thực hiệntốt quyền, nghĩa vụ công dân; đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
và phòng, chống tham nhũng nhằm tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, hài hòa, tạođộng lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo